You are on page 1of 28

I. Khái quát Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đặc trưng cơ bản vừa thể hiện tính phổ biến vừa thể hiện tính đặc thù của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
a/ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân

b/ Quyền con người, quyền công dân là giá trị cao cả của xã hội, được công nhận,
tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật

c/ Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật

d/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và
kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp

e/ Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, hiện đại, đầy đủ, kịp thời, đồng
bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện
nghiêm minh, nhất quán và hiệu quả

f/ Bảo đảm độc lập tư pháp

g/ Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tuân thủ pháp luật quốc tế và thực hiện các
cam kết quốc tế của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc

h/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo
1. Đặc điểm tự nhiên:
a/ Vị trị địa lý:
Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á trên
các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế. Việt Nam nằm trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương, đây là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế
giới.
Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở múi giờ số 7.
b/ Phạm vi lãnh thổ:
Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận:
- Phần đất liền: Việt Nam có diện tích đất liền là 331.212 km 2 (2006- số liệu của TCTK).
Hệ toạ độ: 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Phía Bắc tiếp giáp với Trung
Quốc, Phía Tây tiếp giáp Lào và Cam-pu-chia, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông
và vịnh Thái Lan.
- Phần biển: Biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km 2 gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh
hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Đường bờ biển nước
ta dài 3.260 km không kể các đảo. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ
tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ
Việt Nam.
c/ Khí hậu:
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta có mùa đông lạnh
khô với gió Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. Lượng mưa của năm lớn
từ 1500 – 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí trên 80.
Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường
d/ Đặc điểm địa hình:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền Việt Nam. Tuy nhiên, chủ yếu là
đồi núi thấp. Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền nước ta, đồng bằng chỉ chiếm ¼. Dãy núi
cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fansipan cao 3143m.
Đặc điểm chung của địa hình nước ta là có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo
làm trẻ hóa, tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao. Địa hình nước ta thấp dần từ hướng
Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
Cấu trúc địa hình nước ta bao gồm 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Hướng vòng cung

2. Đặc điểm quốc gia

Có nhiều điểm đặc biệt khi nhắc đến đất nước Việt Nam và con người Việt Nam:
- Vẻ đẹp tự nhiên: Việt Nam có diện tích đất rộng lớn, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp như những bãi biển trắng, những dãy núi non hùng vĩ, những cánh rừng rậm
phong phú và những thảo nguyên bát ngát màu xanh.
- Vị trí địa lý tốt: Nằm ở trung tâm Đông Dương, Việt Nam là điểm giao thoa của nhiều
nền văn hóa và là một nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của nhân loại.
- Con người thân thiện, hòa đồng: Người Việt Nam được biết đến với tính tình thân
thiện, hòa đồng và luôn hoan nghênh du khách đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
- Ẩm thực phong phú: Với bản sắc văn hóa độc đáo, ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với
nhiều món ăn ngon và phong phú, làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
- Lịch sử hào hùng: Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử phong phú với nhiều thế
kỷ nằm dưới sự cai trị của các triều đại và đế quốc lớn trên thế giới.
- Nền kinh tế phát triển: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh
tế rất nhanh trong thập kỷ gần đây, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

3. Triết lý giáo dục của Việt Nam

Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để xây
dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

II. Các giai đoạn giáo dục của xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 THỜI KÌ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU
TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 - 1975).
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc chín năm kháng chiến
trường kì gian khổ của dân tộc ta. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng cách mạng
nước ta lại đứng trước một thời kì mới, đất nước ta lại bị tạm chia làm hai miền.
Từ đầu năm 1972, phong trào cách mạng ở miền Nam dâng lên mạnh mẽ. Để đối phó
với tình hình, Mỹ đã ném bom trở lại miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ hai với quy mô lớn, mức độ ác liệt và thủ đoạn hết sức tàn bạo. Cuộc chiến đấu 12
ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân ta, tiêu biểu là quân dân Hà Nội được coi là “trận
Điện Biên Phủ trên không” đã đập tan uy thế của không lực Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào
bàn hội nghị ngoại giao tại Paris, kí kết Hiệp định Paris tháng 01/1973, chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Chính quyền bù nhìn và quân đội Sài Gòn vẫn còn tồn tại. Nhân dân cả nước tiếp tục ra
sức chuẩn bị lực lượng mọi mặt để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tháng
03/1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại đã diễn ra với ba chiến dịch lớn: chiến
dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử (trong 55 ngày đêm) đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.

2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956).


a/ Lí do tiến hành cuộc cải cách giáo dục
Lúc đó, ở miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông song song tồn tại: hệ thống
giáo dục 9 năm và hệ thống giáo dục 12 năm.
 Việc đòi hỏi gấp rút thống nhất hai hệ thống giáo dục là một đòi hỏi khách quan cấp
thiết.

b/ Mục tiêu cải cách giáo dục


Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần này được xác định rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng
thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công
dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà,
có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta...”
Phương châm giáo dục là lí luận liên hệ với thực tiễn, gắn chặt nhà trường với đời
sống xã hội.
Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện gồm bốn mặt: đức, trí, thể, mĩ, trong đó coi
trí dục là cơ sở, đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đức trên cơ sở
coi trọng giảng dạy tri thức có hệ thống.
Hệ thống tổ chức giáo dục: Hai hệ thống giáo dục cũ được sáp nhập thành một hệ
thống giáo dục mới 10 năm, gồm 3 cấp: cấp I: 4 năm, cấp II: 3 năm, cấp III: 3 năm.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai là một bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong
quá trình xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục đã được cải tạo và
xây dựng theo mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là của Liên Xô.

3. Cuộc vận động xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ năm 1958.
Nhà trường xã hội chủ nghĩa có đặc trưng bởi bốn yếu tố sau:
+ Tư tưởng của giai cấp công nhân, tức chủ nghĩa Mác – Lênin phải chiếm địa vị chủ
đạo và duy nhất trong nhà trường.
+ Lao động sản xuất phải trở thành yếu tố cơ bản trong mục đích, phương châm,
phương pháp giáo dục của nhà trường.
+ Giáo viên có giác ngộ xã hội chủ nghĩa mới xây dựng thành công nhà trường xã hội
chủ nghĩa.
+ Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường.
Để xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa theo các yêu cầu trên, từ năm học 1958 –
1959, các trường tổ chức cho học sinh tham gia lao động sản xuất trong dịp hè. Học sinh
sôi nổi tỏa về các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã... Công tác giáo dục tư tưởng chính trị
cũng rất được chú trọng, Đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động này.
Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 09/1960) đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục trong thời kì
này là: “Công tác giáo dục văn hóa phải được phát triển theo quy mô lớn và phải phục
vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải
nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, có văn hóa và kĩ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện để xây
dựng xã hội mới, đồng thời phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh
tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa và việc nâng cao không ngừng trình độ văn hóa của nhân
dân lao động.”
Trong phong trào xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những điển hình
tiên tiến, tiêu biểu là lá cờ đầu Bắc Lý với phong trào thi đua “Hai tốt” (dạy thật tốt, học
thật tốt).
Bốn bài học lớn được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển giáo dục của Bắc Lý
là:
+ Trường học phải có tính Đảng cao
+ Giáo viên phải đoàn kết nhất trí thành một khối vững chắc, giác ngộ xã hội chủ nghĩa,
yêu nghề, yêu trẻ, làm chủ nhà trường.
+ Trường học phải luôn có ý thức dựa vào quần chúng
+ Trường học phải luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh
Trong giai đoạn này, bên cạnh trường công lập giữ vị trí chủ đạo, nhiều loại hình nhà
trường như dân lập, trường phổ thông nông nghiệp, trường phổ thông công nghiệp,
trường thanh niên dân tộc ở miền núi... ra đời, góp phần mở rộng quy mô giáo dục phổ
thông các cấp. Điển hình cho trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm là Trường
Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa thị xã Hòa Bình, thành lập vào tháng 04/1958.

4. Chuyển hướng giáo dục phổ thông trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ ở miền Bắc (1965 – 1975).
Từ tháng 08/1964, đế quốc Mỹ gây chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc.
Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận giáo dục”, ngành giáo dục đã có
những chủ trương, biện pháp tổ chức kịp thời để chuyển hướng giáo dục.
Thứ nhất, tổ chức công tác phòng không, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thầy và trò.
Thứ hai, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với tình hình
thời chiến và yêu cầu bảo đảm chất lượng.
Thứ ba, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức trong nhà trường.
Thứ tư, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước.
Thứ năm, giáo dục năng khiếu được chú trọng để đào tạo và chuẩn bị nhân tài cho đất
nước.
Tháng 04/1972, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai,
trường học trở thành một trong những mục tiêu đánh phá hủy diệt của chúng.
5. Miền Bắc tích cực chi viện cho sự nghiệp giáo dục giải phóng ở miền Nam.
Trong suốt thời kì chống Mỹ cứu nước, ngành Giáo dục miền Bắc đã không ngừng chi
viện cho miền Nam về mọi mặt: tăng cường chi viện cán bộ quản lí giáo dục, đội ngũ
giáo viên, tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Tháng 10/1962, Tiểu ban giáo dục miền Nam trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương
cục thành lập. Ngày 20/11/1963, Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam ra đời.
Tháng 04/1964, Đại hội giáo dục toàn miền Nam lần thứ nhất khai mạc để thống nhất
đường lối giáo dục, phương hướng, biện pháp xây dựng giáo dục trong kháng chiến
chống Mỹ.
Trung ương cục và Tiểu ban giáo dục miền Nam đã có những chỉ thị về nhiệm vụ và
phương hướng công tác giáo dục, nội dung tập trung vào những điểm sau:
+ Ra sức xây dựng, phát triển mạnh mẽ một nền giáo dục cách mạng ở vùng giải
phóng, gồm đầy đủ các ngành học
+ Ra sức tuyên truyền vận động, giáo dục, tập hợp giáo chức trong vùng tạm chiến,
xây dựng cơ sở cách mạng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, hình thành một mặt trận đấu
tranh chống nền giáo dục nô dịch của địch, góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng
chung của nhân dân vùng tạm chiến.
6. Giáo dục đại học
a. Ổn định và củng cố một bước các trường đại học (1954 – 1955)
Nhiệm vụ đầu tiên của ngành giáo dục đại học sau giải phóng là tiếp quản các
trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội do Pháp xây dựng trong thời kì Hà Nội bị tạm
chiến. Đó là các trường Y dược, Luật khoa, Khoa học, Văn khoa, Sư phạm.
Năm học 1954 – 1955, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng, chúng ta có các
trường Đại học Y dược Việt Bắc; Dự bị đại học; Trường Sư phạm cao cấp ở Khu 4
cũ; Trường Sư phạm cao cấp ở Khu học xá Trung ương.
Thực hiện chủ trương củng cố các trường, Bộ Giáo dục đã cho sắp xếp lại các
trường đại học hiện có. Năm học 1955 – 1956 chỉ còn ba trường: Đại học Y dược,
Đại học Sư phạm Văn khoa, Đại học Sư phạm khoa học.
b. Xây dựng những trường đại học đầu tiên theo mô hình mới.
Đầu năm 1956, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Bộ giáo dục đã nghiên
cứu và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đại học và chuyên nghiệp để trình
Chính phủ. Trên cơ sở các trường đại học hiện có, sắp xếp lại để xây dựng các trường
đại học theo mô hình mới và xây dựng thêm một số trường đại học.
Kết quả là, đến tháng 10/1956, có 5 trường đại học được xây dựng theo mô hình
mới của các nước xã hội chủ nghĩa ra đời:
+ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (được xây dựng trên cơ sở của hai trường
Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học).
+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (cũng được xây dựng trên cơ sở của hai
trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học).
+ Trường Đại học Bách khoa (có 9 khoa với khoảng 30 – 40 ngành học).
+ Trường Đại học Nông – Lâm (đào tạo kĩ sư cho các ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp với khoảng 9 - 10 ngành học).
+ Trường Đại học Y dược (củng cố và cải tiến lại).

c. Phát triển quy mô giáo dục đại học, tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên
và cơ sở vật chất. Xác lập quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa trong các
trường đại học (1958 – 1965).
Từ kinh nghiệm xây dựng 5 trường đại học đầu tiên, qua ba năm xây dựng nhà
trường xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp giáo dục đại học của nước ta đã có bước phát
triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Đến năm học 1959 – 1960, đã có 9 trường
đại học với 46 ngành học (thêm Trường Đại học Giao thông vận tải, Cao đẳng Mỹ
thuật, Kinh tế - Tài chính Trung ương, Đại học Sư phạm Vinh, Học viện Thủy lợi).
Đặc biệt trong thời kì 1958 – 1960 (giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và xây dựng nhà trường xã hội chủ nghịa), trong các trường đại học đã diễn ra cuộc
đấu tranh gay gắt chống lại nhóm “Nhân văn giai phẩm” (có những nội dung mang
tính đả kích sự lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang trong dư luận). Cuộc đấu tranh
ấy nhằm đảm bảo sự đoàn kết trong nhà trường, ngăn chặn những âm mưu chống lại
đường lối lãnh đạo của Đảng bởi những phần tử quá khích và khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng trong trường đại học
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), do yêu cầu tăng cường đội ngũ
cán bộ khoa học – kĩ thuật có trình độ cao đẳng, đại học, giáo dục đại học phải tiếp
tục mở rộng quy mô đào tạo, mở thêm trường lớp, tăng số lượng tuyển sinh hằng
năm, phát triển các ngành học, mở rộng các hình thức đào tạo tại chức, chuyên tu.
Cho đến năm học 1964 – 1965, số trường đại học đã tăng lên thành 17 trường, số
ngành học đã tăng lên 97 ngành. Ngoài ra, các ngành đã xúc tiến nhanh việc cử cán
bộ đi đào tạo và bồi dưỡng nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở các nước xã hội chủ
nghĩa, nhất là ở Liên Xô. Đến năm 1950, đã cử trên 500 cán bộ giảng dạy ra nước
ngoài học tập (trong đó gần 50% là nghiên cứu sinh). Phong trào thi đua “Hai tốt”
cũng được phát động trong các trường đại học, có nhiều điển hình tốt đã được Nhà
nước tặng Huân chương Lao động và phong danh hiệu “Đơn vị tiên tiến xuất sắc”
(Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế - Tài
chính, Cao đẳng Mỹ thuật).

d. Chuyển hướng giáo dục đại học trong thời kì cả nước có chiến tranh
(1965 – 1975).
Trong giai đoạn này, đế quốc Mỹ đã hai lần mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền
Bắc, đặt cả nước vào trong tình trạng có chiến tranh. Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc bị đảo lộn, giáo dục đại học Việt Nam bước vào giai đoạn thử
thách mới và chuyển hướng để phù hợp với tình hình mới.
Từ những năm 1964 – 1965, đế quốc Mỹ đã đưa vào miền Nam một lực lượng
quân viễn chinh lớn và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
Trong tình hình khó khăn và phức tạp, công tác tư tưởng chính trị phải đi trước một
bước. Ngày 05/08/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 88 TTg-VG về chuyển
hướng công tác giáo dục trước tình hình và nhiệm vụ mới.
- Các trường đại học ở các thành phố tổ chức tốt việc phòng không, sơ tán về các
vùng nông thôn hoặc vùng trung du, miền núi để tiếp tục sự nghiệp đào tạo.
- Trong điều kiện chiến tranh, Bộ Giáo dục vẫn chủ trương mở thêm một số trường
mới. Từ các khoa tách ra xây dựng thêm một số trường, tăng quy mô đào tạo, tăng
thêm chỉ tiêu tuyển sinh, cải tiến cách thi tuyển sinh đại học.
- Tổ chức huấn luyện quân sự trong các trường đại học, củng cố các đội tự vệ, sẵn
sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu (như tham gia công tác cứu thương, cứu sập
hầm, bắt sống giặc lái, bắn máy bay Mỹ...), tích cực tham gia chống lũ lụt và khắc
phục hậu quả lũ lụt năm 1971. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ lần thứ hai, tỉ lệ giáo viên, sinh viên các trường đại học tham gia phục vụ sản
xuất chiến đấu lên tới 50 – 60%, có trường lên tới 95 – 100%.
- Sau Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam (tháng 01/1973) các trường đại
học từ phân tán chuyển về tập trung, bắt tay vào khôi phục và xây dựng cơ sở vật
chất.
- Mở rộng đào tạo tại chức.

7. Giáo dục bổ túc văn hóa


Do nhiều nguyên nhân khách quan, phong trào bình dân học vụ có chiều hướng suy
giảm trong những năm đầu sau ngày hòa bình lập lại. Từ năm 1956, Bộ Giáo dục đã thực
hiện một kế hoạch 3 năm thanh toán nạn mù chữ (1956 – 1958), thành lập Ban lãnh đạo
Trung ương thanh toán nạn mù chữ, phát động cuộc Đại vận động thi đua diệt dốt (lấy tên
là Chiến dịch Điện Biên Phủ diệt dốt).
Phong trào bổ túc văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ: Các trường bổ túc văn hóa tại
chức, trường bổ túc văn hóa tập trung, bán tập trung, trường vừa học vừa làm... được mở
ra ở khắp các địa phương và trung ương.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, phong trào thi đua tiên tiến được phát động
rộng khắp ở các tỉnh và đã xuất hiện nhiều đơn vị xuất sắc, điển hình là phong trào giáo
dục ở xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh).
8. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
Phát triển giáo dục phục vụ cho sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà đặt ra yêu cầu phải
nhanh chóng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.
Các biện pháp phát triển giáo dục sư phạm trong giai đoạn này được tập trung vào một
số vấn đề sau:
- Các lớp sư phạm cấp tốc được mở ra nhằm trang bị những nội dung kiến thức cơ
bản, thiết thực, trang bị những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm tối thiểu và cần thiết để
giáo viên có thể triển khai được hoạt động dạy học mà họ đảm nhiệm.
- Thành lập trường Đại học Sư phạm Hà Nội trên cơ sở trường sư phạm cao cấp từ
Khu Học xá Trung ương chuyển về và cơ sở cao đẳng sư phạm thuộc các trường đại
học Văn Khoa và Khoa học cũ.
- Khôi phục lại hoạt động và mở rộng quy mô đào tạo của các trường sư phạm trung
cấp Trung ương, sư phạm sơ cấp Trung ương và các trường sư phạm vẫn có ở các
Liên khu và các tỉnh.
- Đồng thời với việc đào tạo giáo viên trên quy mô ngày càng mở rộng, việc bồi
dưỡng giáo viên được coi trọng.
Đến năm 1960, số giáo viên đã lên tới trên 40.000 người, tăng gấp 3 lần so với năm
1954. Đặc biệt, số lượng giáo viên cấp III tăng nhanh; đội ngũ giáo viên mẫu giáo bắt
đầu được hình thành.
Nhiều hình thức bồi dưỡng đã được thực hiện như tổ chức giờ dạy mẫu, nghiên cứu
chuyên đề về phương pháp dạy học và giáo dục, thi chọn giáo viên khá và giỏi được các
địa phương coi trọng và tổ chức một cách thường xuyên.
Cũng trong thời gian đó, ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam ở nhiều vùng giải phóng, việc chăm lo đào tạo giáo viên bằng nhiều
hình thức khác nhau, thu hút giáo viên yêu nước vốn được đào tạo ở các trường sư phạm
vùng Mỹ - Ngụy. Trường sư phạm đào tạo giáo viên cấp I và giáo viên cấp II đã được mở
tại khu căn cứ; khóa sư phạm đầu tiên với tên gọi là “Khoá Tháng Tám” khai giảng nhân
dịp kỷ niệm 18 năm Cách mạng tháng Tám. Nhờ đó cho đến năm 1965 đã có đủ giáo
viên cho hơn 1 triệu học sinh ở các vùng giải phóng.
Từ khi đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc đến khi giải phóng
miền Nam (1965 – 1975) nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ thể hiện quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận giáo dục, thực hiện nhiệm vụ của hậu phương lớn
đối với tiền tuyến lớn, mà còn để chuẩn bị lực lượng giáo viên cho miền Nam sẽ được
giải phóng và cho miền Bắc sau chiến tranh.
Do phải tiến hành đào tạo đội ngũ giáo viên gấp rút nên đội ngũ giáo viên cũng bộc lộ
nhiều bất cập về trình độ. Số giáo viên được đào tạo cấp tốc chiếm 30% (năm 1965), số
giáo viên có trình độ đầu vào thấp (cấp II) tại các trường sư phạm chiếm hơn 85%. Do đó
vấn đề bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho giáo viên trở thành một vấn
đề bức thiết. Cơ quan bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục được hình thành vào năm
1968.
Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành liên tục.
Nội dung bồi dưỡng tập trung vào công tác giáo dục chính trị và tư tưởng, sinh hoạt chính
trị, nâng cao ý chí chiến đấu, tinh thần trách nhiệm trong dạy học của giáo viên, học tập
các vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng một cách có hệ thống. Công tác bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ được coi trọng. Các sở giáo dục, các trường đã kiên trì thực hiện
công thức: dạy học 8 tháng, nghỉ 1 tháng, tham gia bồi dưỡng 3 tháng trong 1 năm. Hằng
tuần một buổi, hằng năm 1 đợt trong hè, giáo viên lần lượt được tham gia học tập thêm về
các vấn đề hiện đại của khoa học, về phương pháp dạy học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng những yêu cầu xây dựng một đội
ngũ giáo viên hoàn chỉnh về trình độ, đồng bộ về cơ cấu, ngành Giáo dục đã tăng cường
chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường sư phạm.
Có thể nói giai đoạn 10 năm 1965 - 1975 là một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của giáo
dục sư phạm đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên. Các phương thức, các loại
hình đào tạo và bồi dưỡng đa dạng, phong phú hơn và những điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo bồi dưỡng được nâng lên rõ rệt.

 THỜI KÌ ĐẦU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN PHẠM VI


CẢ NƯỚC (1975 – 1986).
1. Hoàn cảnh lịch sử
Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước vĩ đại, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỉ
nguyên độc lập, thống nhất đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng những năm
đầu sau giải phóng, chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục hậu quả của chiến
tranh, ổn định và khôi phục kinh tế, văn hóa, xây dựng chính quyền nhà nước thống
nhất.
Tháng 09/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã đề
ra nhiệm vụ mới của ngành Giáo dục: “Miền Bắc có nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào
thi đua “Hai tốt” nâng cao giáo dục toàn diện, tích cực ủng hộ giáo dục miền Nam.
Miền Nam cần mau chóng xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục
mới, nâng cao giác ngộ chính trị cho giáo viên và học sinh, xây dựng tổ chức quản lí
ngành.”
2. Giáo dục phổ thông
2.1. Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng miền Nam
Năm học 1975 – 1976, cả nước đã tiến hành khai giảng trong không khí tưng bừng,
phấn khởi trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc và trong niềm vui kỉ niệm 30 năm thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 19/10/1975, các trường phổ thông khắp các tỉnh miền Nam đã tưng bừng khai
giảng năm học mới.
Bộ Giáo dục đã kịp thời ban hành chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản
sách giáo khoa phổ thông các cấp gửi vào miền Nam thay cho sách cũ. Mạng lưới các
trường phổ thông ở miền Nam đã phân bố đều hơn.
Dưới chế độ cũ, miền Nam có khoảng 2500 trường tư thục, một nửa là trường tôn
giáo. Sau giải phóng, Nhà nước đã công lập hóa các trường tư thục, tách nhà trường
ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, chủ trương đưa dần toàn bộ trường tư vào sự quản lí
của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc miễn học phí trong các trường phổ thông các
cấp.
2.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba
Trước ngày miền Nam giải phóng, nước ta có hai hệ thống giáo dục khác nhau. Ở
miền Bắc, giáo dục được tổ chức chủ yếu theo mô hình của Liên Xô (hệ thống giáo
dục 10 năm). Ở miền Nam, giáo dục được tổ chức theo mô hình phương Tây (chủ
yếu theo mô hình của Pháp và một phần được cải tiến theo mô hình của Mỹ).
 Nhiệm vụ cấp bách đề ra cho giáo dục lúc đó là phải xây dựng một hệ thống giáo
dục thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
Mục tiêu cơ bản của cuộc cải cách giáo dục lần này là:
- Coi giáo dục là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, là nhân tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.
- Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành.
- Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân.
- Thực hiện tốt hơn nữa nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất gắn với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.”
- Cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục.
Từ năm 1979 đến năm 1982, sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc,
những khó khăn về kinh tế xã hội đã tác động trực tiếp tới nền giáo dục của nước ta.
=> Tình hình trên buộc ngành Giáo dục phải đổi mới cùng sự đổi mới của đất nước
nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển.
3. Giáo dục đại học
3.1. Xây dựng hệ thống các trường đại học thống nhất trong cả nước theo mô hình
nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Trước ngày giải phóng, miền Nam có 18 viện đại học (trong đó có 7 viện đại học
công, 11 viện đại học tư) với tổng số sinh viên là 166.475 người (8 viện đại học và
trường công chiếm tới 80%), tiêu biểu là Viện Đại học Sài Gòn (là lớn nhất) gồm 8
trường đại học; Viện Đại học Huế; Viện Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Thủ
Đức; Viện Đại học Vạn Hạnh; Viện Đại học Đà Lạt, mỗi viện có 5 trường; các viện
khác nhỏ hơn có 2 - 3 trường với khoảng 500 sinh viên.
Phần lớn các trường đại học ở miền Nam được thành lập trong những năm cuối
thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Tổ chức nhà trường, quy trình đào tạo,
giảng dạy, học tập, hệ thống văn bằng... theo mô hình các trường đại học, cao đẳng
của Pháp. Những năm đầu thập kỉ 70, một số trường đã sửa đổi mô hình đào tạo
theo
mô hình đại học của Mỹ (như đào tạo theo tín chỉ ở Viện Đại học Cần Thơ, Viện
Đại học Huế...)
Chế độ tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng ở miền Nam cũng theo
cách làm như các nước phương Tây. Có trường tổ chức thi tuyển, có trường, có
ngành tiếp nhận sinh viên theo chế độ ghi danh. Khi ta tiếp quản, các trường đại
học, cao đẳng có số sinh viên ghi danh rất lớn, có khoảng 130.000 sinh viên, trong
đó nhiều nhất là sinh viên ngành Luật và Văn học.
Sau khi tiếp quản, chính quyền cách mạng đã tiến hành giải thể các trường đại
học tư thục và đại học cộng đồng, tổ chức lại các trường đại học theo mô hình nhà
trường xã hội chủ nghĩa.
Các trường đại học ở miền Nam trong những năm đầu sau giải phóng nhận được
sự chi viện lớn và có hiệu quả của các trường đại học ở miền Bắc. Miền Bắc đã kịp
thời cử các cán bộ quản lí và bổ sung đội ngũ giáo viên, tổ chức chuyển giáo trình,
sách giáo khoa, tài liệu học tập vào miền Nam.
Tính đến năm 1977 – 1978, cả nước ta có 50 trường đại học và 20 trường cao
đẳng. Từ 1976 – 1986, các trường đại học được xác định có vai trò quan trọng trong
ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, khoa học – kĩ thuật, thông tin văn
hóa) nhất là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Mô hình quản lí giáo dục đại học theo mô hình quản lí tập trung cao ở Chính phủ
(Trung ương) và Bộ Giáo dục. Quy mô đào tạo của các trường theo chỉ tiêu kế
hoạch của Nhà nước phân giao. Tổ chức quá trình đào tạo (kế hoạch học tập, tuyển
sinh, chế độ học bổng, phân công tác) đều theo kế hoạch của Nhà nước và cho biên
chế của hai thành phần kinh tế chủ yếu là: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
Việc tổ chức thi tuyển sinh cũng được tiến hành theo kế hoạch thống nhất: Ngày
thi được quy định chung trong toàn quốc, mỗi học sinh được thi một trường đại học
và có ba khối thi (A, B, C) để học sinh lựa chọn. Bộ Giáo dục quản lí thống nhất các
khâu: ra đề thi, chỉ đạo chấm thi, thông báo kết quả.
3.2. Đẩy mạnh việc tổ chức các trường, khoa, lớp dự bị đại học.
Sau công cuộc trường kì kháng chiến chống Mỹ, số người thuộc diện chính sách
tăng rất nhiều (thương binh, con liệt sĩ, con em gia đình có công với cách mạng,
những người có thành tích trong chiến đấu, sản xuất...) được ưu tiên đào tạo có trình
độ đại học. Do đó, các trường đại học đều mở các khoa, lớp dự bị đại học nhằm ưu
tiên đào tạo cán bộ đối với nững người thuộc diện chính sách để thực hiện chính
sách của Đảng và Nhà nước.
3.3. Hình thức đào tạo tại chức vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển.
Xây dựng riêng hai trường đại học tại ở Hà Nội và Hải Phòng, có 35 trường đại
học ở các khoa tại chức và nhiều tỉnh có trạm đại học tại chức.
Trước nhu cầu học tập của một bộ phận đông đảo cán bộ, công nhân không có
điều kiện theo học các trường lớp chính quy tập trung thì việc mở rộng đào tạo tại
chức ở các địa phương là một phương thức linh hoạt và sáng tạo, nhằm bảo đảm cho
cán bộ công nhân viên có thể học lên trình độ đại học mà vẫn bảo đảm công tác.
3.4. Hình thành và chủ trương phát triển đào tạo sau đại học.
Trước yêu cầu nâng cao trình độ đào tạo cán bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Quyết định số 224/TTg ngày 24/05/1976 để giải quyết một cách chủ động việc đào
tạo một đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật có trình độ sau đại học, tiến tới hình
thành hệ thống đào tạo sau đại học trong nước. Năm 1976, lần đầu tiên một luận án
Phó tiến sĩ đã được bảo vệ thành công trong nước, đấu dấu một sự phát triển mới về
chất của giáo dục đại học Việt Nam. Hệ đào tạo sau đại học, đào tạo Phó tiến sĩ theo
mô hình của Liên Xô cũ chính thức được hình thành trong hệ thống giáo dục quốc
dân từ đó.
Cũng từ năm 1976, Nhà nước ra quyết định phong học hàm Giáo sư, Phó Giáo
sư cho các nhà khoa học công tác ở các trường đại học và các viện nghiên cứu. Đợt
phong học hàm đầu tiên được thực hiện vào năm 1980. Đến tháng 12/1980, nước ta
đã có 42 trường đại học và viện nghiên cứu khoa học được quy định là cơ sở đào tạo
sau đại học (đào tạo nghiên cứu sinh lấy văn bằng Phó tiến sĩ).
4. Giáo dục sư phạm
Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đặt ra
cho sự nghiệp giáo dục nói chung, cho công việc xây dựng đội ngũ giáo viên nói riêng
những nhiệm vụ mới, nặng nề hơn nhưng đầy triển vọng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội
ngũ giáo viên được tiến hành trong bối cảnh đất nước đang có nhiều khó khăn việc hàn
gắn những vết thương của cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, lại phải đương đầu với các
cuộc chiến tranh ngắn hạn ở biên giới phía Bắc và Tây Nam. Mặt khác, Nghị quyết về cải
cách giáo dục của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1979 cũng đã
chỉ ra những nhiệm vụ to lớn của việc xây dựng đội ngũ giáo viên và tạo ra những thuận
lợi mới.
Ở miền Bắc, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên trong những năm trước vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng. Ở các thành phố, thị xã và vùng đồng bằng và đặc
biệt là ở các tỉnh miền núi, tình trạng thiếu giáo viên vẫn rất nghiêm trọng.
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, hàng vạn giáo viên do chế độ cũ để lại đã bày tỏ
nguyện vọng tiếp tục được dạy học. Những giáo viên này được tham gia các lớp học
chính trị, học tập, nghiên cứu về bản chất chế độ mới, về mục đích và nội dung giáo dục,
về chương trình và sách giáo khoa mới. Yêu cầu đào tạo mới đội ngũ giáo viên là một
vấn đề quan trọng bậc nhất của giáo dục sư phạm ở miền Nam sau giải phóng nhưng hệ
thống trường sư phạm do chế độ cũ để lại còn mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phát
triển giáo dục theo quy mô lớn, nhất là đối với giáo viên tiểu học. Vì vậy cần phải có
những giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trước mắt và đảm bảo xây dựng đội
ngũ cho các kế hoạch phát triển dài hạn.
Tiếp nối truyền thống được hình thành trong những năm chống Mỹ cứu nước (miền
Bắc chi viện cho miền Nam) các trường sư phạm miền Bắc đã chia sẻ lực lượng giáo
viên, cán bộ giảng dạy cho các tỉnh phía Nam, đồng thời thực hiện chế độ thỉnh giảng,
nhất là đối với Đại học Sư phạm. Chỉ sau hơn nửa năm khi miền Nam được giải phóng,
hầu hết các tỉnh phía Nam đã có các trường sư phạm đào tạo giáo viên, hoạt động với
nhiều hình thức và góp phần đáng kể tạo nên bộ mặt mới của nền giáo dục miền Nam.
Bên cạnh yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên về đổi số lượng, việc nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng phải giải
quyết. Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cao
về phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Mô hình đào tạo giáo viên kết hợp giữa hình thức tập trung với hình thức tại chức vẫn
tiếp tục được áp dụng. Mô hình này đã tỏ ra có hiệu quả và được vận dụng để đào tạo tiếp
tục cho những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn về đào tạo sư phạm.
Sang đầu những năm 1980, chức năng của các trường sư phạm được xác định rõ hơn.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trường sư phạm còn có nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học, nhất là nghiên cứu khoa học giáo dục, gắn nhà trường với thực tiễn cải
cách giáo dục phổ thông.
Do điều kiện thiếu giáo viên nên một số giáo viên được đưa vào kế hoạch bồi dưỡng
để dạy một số môn kiêm nhiệm như Giáo dục công dân, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật
công nghiệp. Việc bồi dưỡng dạy thêm môn đã tạo điều kiện để các trường học có thể
thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình đào tạo ở phổ thông, nhất là trong điều kiện
quy mô của nhiều trường ở nông thôn còn nhỏ.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý giáo dục của cán bộ quản lý giáo dục cấp
tỉnh, cấp huyện, các hiệu trưởng trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở và tiểu học
cũng được quan tâm thực hiện. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương ở Thành phố
Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ với trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
đào tạo lên trình độ chuyên tu đại học cho không ít cán bộ giáo dục ở các tỉnh phía Nam.
Đội ngũ giáo viên trong các trường sư phạm thông qua các khóa đào tạo cao học và
nghiên cứu sinh trong nước đã nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ cao cho các trường sư
phạm. Việc đào tạo cao học không chỉ giới hạn cho giáo viên đại học và các trường sư
phạm mà còn mở rộng đến giáo dục trung học, tiểu học và mầm non.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện hoạt động và kinh phí nhưng công tác
nghiên cứu khoa học được quan tâm và đẩy mạnh trong các trường sư phạm, nhất là từ
năm 1980 trở đi. Các đề tài nghiên cứu của các trường sư phạm bao quát nhiều lĩnh vực.
Đến năm 1986, trước khi bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Giáo dục đã đạt được một
số thành tựu quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Số lượng giáo
viên các cấp học, các ngành học tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên trong bối cảnh đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên đã không thể
bảo đảm mức sống với đồng lương quá thấp. Tình hình này buộc giáo viên phải làm thêm
các công việc khác ngoài việc dạy học ở trường, do đó họ đã không thể toàn tâm toàn ý
để làm tròn nhiệm vụ của mình, nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực và bỏ nghề trong đội
ngũ giáo viên đương nhiệm thời kỳ này.

 THỜI KÌ ĐỔI MỚI (năm 1986 cho đến nay).


1.1. Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thời kì đổi mới
Đại hội VII đề ra mục tiêu giáo dục đào tạo như sau: “Mục tiêu giáo dục đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ
lao động có tri thức và có tay nghề, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có
năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần.”
Nghị quyết Trung ương II đã đề ra mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện: đức
dục, trí dục, thể dục, mĩ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính
trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành. Và nghị
quyết Trung ương II cũng đã đề ra giải pháp để thực hiện mục tiêu trên, bao gồm:
+ Giải pháp tăng cường các nguồn lực cho giáo dục – đào tạo
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo và tăng cường cơ sở
vật chất các trường học
+ Đổi mới công tác quản lí giáo dục
*Giáo dục phổ thông
Vào những năm đầu khi tiến hành công cuộc đổi mới, ngành Giáo dục nước ta
nói chung vẫn ở trong tình trạng yếu kém về nhiều mặt.
So với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nền giáo dục của nước ta vẫn còn
chậm phát triển và ở trong tình trạng yếu kém. Song, đã có những chuyển biến tích
cực và rõ nét ỡ những mặt cơ bản trong tất cả các ngành học, bậc học, đặc biệt là
một số nhân tố mới sau:
- Xã hội và các ngành, các cấp đã nhận rõ hơn tầm quan trọng của sự nghiệp
giáo dục
- Quy mô giáo dục phổ thông bắt đầu phát triển.
- Cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân được thể chế hóa.

*Giáo dục đại học


Đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng lần thứ VI đã làm
xuất hiện những tiền đề đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam. Bốn tiền đề đó là:
+ Giáo dục Đại học không chỉ đáp ứng những nhu cầu của biên chế Nhà nước và kinh tế
quốc doanh mà còn phải đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế khác và đáp ứng
nhu cầu học tập của nhân dân.
+ Giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà còn dựa vào các nguồn
lực kinh phí khác có thể huy động được.
+ Giáo dục đại học không chỉ theo kế hoạch tập trung như một bộ phận của kế hoạch Nhà
nước mà còn phải làm theo những xu thế dự báo, những yêu cầu học tập từ nhiều phía
trong xã hội.
+ Giáo dục đại học không cần phải gắn chặt với việc phân công công tác cho người tốt
nghiệp theo cơ chế hành chính bao cấp.
Thực hiện đường lối đổi mới, ngành Giáo dục đại học đã đề ra ba chương trình hành
động trong giai đoạn 1987-1990 nhằm tạo bước chuyển khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới
toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam. Ba chương trình đó là:
+ Chương trình 1: Chương trình đào tạo, thực hiện những đổi mới ban đầu về cơ cấu hệ
thống, mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, tạo điều kiện để mở rộng
quy mô, ổn định và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, phù hợp với những yêu cầu
kinh tế - xã hội.
+ Chương trình 2: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, cải thiện điều kiện
vật chất - kỹ thuật của đào tạo nhằm mở rộng liên kết giữa giáo dục - đào tạo với khoa
học - kỹ thuật và sản xuất - kinh doanh; phát huy tính tích cực của nhà trường ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào thực tiễn để tạo vốn tự có cho trường, cải
thiện những điều kiện của đào tạo và cải thiện một phần đời sống của giáo viên và sinh
viên.
+ Chương trình 3: Đổi mới tổ chức và quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán
bộ quản lý, thực hiện dân chủ hóa nhà trường.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước
chuyển biến rất căn bản.
- Tháng 04/1990, Chính phủ quyết định thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý
thống nhất hệ thống giáo dục từ mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. Chính
phủ ban hành Nghị định 90/CP về cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân và hệ
thống văn bằng, chứng chỉ. Bậc giáo dục đại học có 4 cấp: Cao đẳng, đại học, cao
học và nghiên cứu sinh.
- Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 ngành Giáo dục đại học thực hiện 5 chương trình
mục tiêu:
+ Chương trình 1: Cung cấp mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.
+ Chương trình 2: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - lao động sản xuất gắn nhà
trường với xã hội.
+ Chương trình 3: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý giáo dục đại học.
+ Chương trình 4: Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản
lý giáo dục đại học.
+ Chương trình 5: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ cho một số ngành mũi nhọn.
Cả 5 chương trình nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trên cơ sở đảm bảo chất lượng, quy mô đào tạo tiếp
tục được mở rộng.
Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng công lập được sắp xếp lại với việc hình thành
hai đại học quốc gia và ba đại học khu vực (đại học đa ngành).
+ Các trường đại học bao gồm: đại học đa ngành, đại học chuyên ngành và đại học
cộng đồng.
+ Chính phủ quyết định cho thành lập một số trường dân lập: Ba trường đại học
dân lập ở Hà Nội (Thăng Long, Phương Đông, Đông Đô), một ở Đà Nẵng (Duy
Tân), hai ở Thành phố Hồ Chí Minh (Văn Lang, Ngoại ngữ - Tin học), một trường
ở Bình Dương.
+ Các trường đại học thực hiện triệt để quy trình đào tạo hai giai đoạn và theo chế độ
học phần.
*Giáo dục sau đại học
Từ năm 1976, Chính phủ đã có chủ trương đào tạo Nghiên cứu sinh trong nước theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 224/TTg ngày 24/05/1976.
Từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, chúng ta phải tự phấn
đấu đào tạo Sau đại học trong nước là chính. Nghị quyết IV của Bộ Chính trị ngày
14/01/1993 đã quyết định chủ trương dần dần đưa việc đào tạo Sau đại học trong nước
trở thành chủ yếu, tiến tới hình thành hệ thống đào tạo Sau đại học tương đối hoàn chỉnh,
có thể đảm nhiệm được đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học theo một kế hoạch chủ
động về ngành nghề và đảm bảo về chất lượng.
Về hình thức tổ chức đào tạo, Quyết định 224/TTg quy định có hai chế độ đào tạo:
chính quy (tập trung và tại chức) và ngắn hạn. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tiễn
đào tạo sau đại học, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ra văn bản số
2/SĐH-QĐ, ngày 01/08/1983 về chế độ đào tạo nghiên cứu sinh trong nước, trong đó quy
định tất cả Nghiên cứu sinh ngắn hạn phải hoàn thành và bảo vệ luận án.
Ngày 09/03/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký
Quyết định 55/HĐBTvề việc mở hệ đào tạo Cao học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị định 90/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/11/1993 quy định đào tạo sau đại
học gồm 2 cấp là đào tạo cao học và đào tạo tiến sĩ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học theo quyết định số 47/GD-ĐT ngày
14/02/1996. Quy chế mới về đào tạo bồi dưỡng sau đại học ra đời là tiền đề tốt cho việc
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sau đại học và sự liên tục giữa hai cấp đào tạo
sau đại học.
Ngày 24/11/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/CP, trong đó khẳng định thay
thế đào tạo hai bậc phó tiến sĩ và tiến sĩ bằng đào tạo một bậc tiến sĩ. Chủ trương này đã
được thể chế hóa bằng Quyết định số 647/GD-ĐT ngày 14/02/1996 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học.
Từ năm 2000, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Quyết định số 14/2000/QĐ-BGDĐT về việc thống nhất tên gọi học vị “tiến
sĩ” và “phó tiến sĩ”.
Về quan hệ quốc tế, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ,
quan hệ quốc tế trong đào tạo những năm đầu bị thu hẹp lại. Song với tinh thần “Việt
Nam là bạn của tất cả các nước, thực hiện đường lối đa phương hóa” ta vẫn tiếp tục duy
trì hợp tác ở mức tốc độ cần thiết với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô
trước đây, quan hệ tốt với Lào, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực
Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đang phát
triển và phát triển như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Nhật, Úc, Ấn Độ... Chúng ta cũng
đã có quan hệ với hàng chục tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, với nhiều nước để
vay vốn và tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác nhiều mặt: đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao
đổi chuyên gia, cán bộ giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, thiết bị kỹ thuật.
* Giáo dục sư phạm
Trong những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, việc xây dựng đội ngũ giáo viên đã
phải đương đầu với những khó khăn sau đây:
+ Sự bỏ nghề hàng loạt của nhiều giáo viên, sự giảm nhanh của học sinh mầm non,
học sinh cấp II và cấp III phổ thông đã làm cho đội ngũ giáo viên suy giảm về số lượng.
+ Kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên quá hạn hẹp.
Những khó khăn, thử thách của những năm đầu tiên thực hiện sự nghiệp đổi mới đặt
ra những yêu cầu phải nhận thức lại một cách đúng đắn sự nghiệp phát triển giáo dục sư
phạm, xây dựng đội ngũ giáo viên. Mặt khác, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới lại
có tác động rõ rệt, có tính chất quyết định đối với việc xây dựng đội ngũ. Giáo dục sư
phạm đã có những chuyển biến mạnh trong thời kỳ này:
+ Mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên được sắp xếp lại.
+ Từng bước khắc phục hiện tượng khép kín trong việc đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên
+ Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, lấy đào tạo theo địa chỉ,
theo nhu cầu của cơ sở làm căn cứ để quy định chỉ tiêu tuyển sinh, lựa chọn người đi học.
+ Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chu kỳ 3 năm
một lần.
Kết quả là, đến giữa những năm 1990, sự giảm sút số lượng đội ngũ giáo viên đã
chấm dứt. Số lượng giáo viên tính đến đầu năm học 1994-1995 đã đăng lên một cách rõ
rệt và vững chắc. Các trường sư phạm bước đầu được củng cố. Một số trường sư phạm đã
có điều kiện thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho giáo viên.
1.2. Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI.
a/ Bối cảnh lịch sử
Việt Nam từ nền giáo dục chịu ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, quan liêu chuyển sang xây dựng một nền giáo dục đáp ứng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, chuyển từ “mô hình kế hoạch hóa” với đặc trưng là
giáo dục đơn nhất, tập quyền cao từ trên xuống sang “mô hình kinh tế thị trường”
 Điều này càng đòi hỏi phát triển giáo dục phải tiến hành một cách có cơ sở khoa
học vững vàng, đồng bộ, sâu sắc và toàn diện.

“Nhiệm vụ cấp bách là tiến hành ngay một cuộc cách mạng toàn diện trong giáo
dục: cải cách triệt để, sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hệ
thống giáo dục, phương thức tổ chức quản lí giáo dục – đào tạo.”
b/ Quan điểm chỉ đạo và giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo.
Tháng 12/2001, Thủ tướng chính phủ kí Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê
duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”. Chiến lược này đã chỉ rõ các
quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước nhà, đó là:
(1) Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
(2) Xây dưng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng.
(3) Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ
khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.
(4) Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội
học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học
thường xuyên, học suốt đời.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” xác định mục tiêu chung phát triển
giáo dục đến năm 2010
- Một là, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận
với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết
thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa
phương; hướng tới một xã hội học tập.
- Hai là, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực
khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lí, kinh doanh giỏi và công nhân
kĩ thuật lành nghề.
- Ba là, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp
bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng
quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháo dạy – học;
đổi mới quản lí giáo dục tạo cơ sở pháp lí và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Trong đó, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các
giải pháp trọng tạm; đổi mới quản lí giáo dục là khâu đột phá.
Tháng 04/2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ: “Về giáo
dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ
thực sự là quốc sách hàng đầu thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.”
Những biện pháp cụ thể để phát triển giáo dục nước nhà trong giai đoạn 2006 –
2011 là:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
- Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học.
- Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã
hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các
bậc học, ngành học.
c/ Tình hình giáo dục phổ thông trong thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, quy mô học sinh ở bậc trung học tiếp
tục tăng, ở bậc tiểu học giảm dần và đi vào ổn định.
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm học 2002 – 2003, Bộ Giáo dục và Đào
tạo cho triển khai đại trà chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu
học và trung học cơ sở.
Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước
khắc phục một phần bất hợp lí về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và
phát triển giáo dục phổ thông.
d/ Tình hình giáo dục đại học và sau đại học trong thập niên đầu của
thế kỉ XXI.
Quy mô giáo dục đại học và sau đại học những năm đầu của thế kỷ XXI đã tăng
đáng kể. Chính phủ đã thông qua quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng làm
cơ sở để phát triển thêm một số trường công lập và ngoài công lập ở Tây Bắc, miền
Trung và đồng bằng sông Cửu Long nên đã khắc phục được một bước sự bất hợp lý trong
việc phân bố các cơ sở giáo dục đại học giữa các vùng, miền.
Đa số sinh viên có ý thức chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia
các hoạt động xã hội như phong trào thanh niên tự nguyện, an toàn giao thông... số sinh
viên được kết nạp vào Đảng ngày càng nhiều. Ở một số ngành nghề trong một số trường
trọng điểm có truyền thống như hai đại học quốc gia( trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh), trình độ của sinh viên tốt nghiệp đã
tiếp cận trình độ của các trường đại học trong khu vực.
Mặc dù có chuyển biến nhưng cơ cấu đào tạo giữa giáo dục đại học với giáo dục
nghề nghiệp vẫn chưa hợp lí, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của thị trường
lao động. Số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng quá nhanh, trong khi chưa đủ điều
kiện bảo đảm chất lượng. Tình trạng đáng lo ngại là còn nhiều sinh viên thiếu trung thực
trong học tập và thi cử; một bộ phận chưa có hoài bão, lí tưởng; một số vi phạm nội quy,
quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi. Tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, cờ
bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong sinh viên tuy ít nhưng chưa ngăn chặn được, gây
nhiều lo lắng trong xã hội.
Việc xây dựng chương trình khung và công tác biên soạn chương trình, giáo trình
của các trường đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Giáo trình đại học còn
thiếu, nội dung còn lạc hậu, tài liệu tham khảo còn nghèo nàn. Chương trình chưa được
thiết kế liên thông giữa các cấp, bậc, trình độ đào tạo.
Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp. Hầu hết các
trường đại học, cao đẳng đều thiếu giảng viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các
trường đại học chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng
dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, tình trạng chung là cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường đại học, cao
đẳng còn thiếu và lạc hậu; diện tích sử dụng của các trường chỉ mới đáp ứng khoảng 1/3
chuẩn quy định, đây là bất cập lớn của giáo dục đại học nước ta. Tiến độ triển khai xây
dựng cơ sở vật chất của hai đại học quốc gia, hai trường Đại học Sư Phạm trọng điểm còn
rất chậm.
e/ Tình hình giáo dục nghề nghiệp trong thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Dạy nghề đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Hầu hết các tỉnh đều có
trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế
mũi nhọn. Kiến thức, kỹ năng của học sinh ở một số trường được đầu tư, trang bị tốt như
Trường Cao đẳng Công Nghiệp 4 và một số trường thuộc ngành dầu khí, bưu chính viễn
thông... tương đương trình độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng
đại trà của giáo dục nghề nghiệp còn thấp . Ngoài ra, xã hội chưa thực sự coi trọng giáo
dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề, trường trung học chuyên
nghiệp là nơi trú chân để chờ thi vào đại học, cao đẳng.
Đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp tăng chậm. Đa
số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng thực hành, khả năng tiếp cận với công nghệ mới và
phương pháp dạy học tiên tiến.
f/ Tình hình giáo dục không chính quy trong thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Giáo dục không chính quy phát triển mạnh, thể hiện trước hết ở quy mô: mạng
lưới cơ sở giáo dục không chính quy đã phủ khắp các địa phương . Các chương trình bổ
túc văn hóa, phổ cập kiến thức, kỹ năng các ngành nghề đơn giản về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu. Mặc dù vậy, giáo dục không chính quy trong giai đoạn này đứng trước
nhiều bất cập và khó khăn. Công tác quản lý giáo dục không chính quy còn yếu kém và
điều kiện bảo đảm chất lượng còn rất thấp. Việc quản lý lỏng lẻo đối với các hệ liên kết
đào tạo có cấp văn bằng (từ xa, tại chức...) đã dẫn đến tình trạng “học giả, bằng thật”. Có
thể nói đây là khâu yếu nghiêm trọng của giáo dục không chính quy ở nước ta. Bên cạnh
đó, các chương trình giáo dục từ xa vẫn đang trong quá trình xây dựng, tiến độ còn chậm,
chất lượng còn thấp. Đội ngũ giáo viên không chính quy nhìn chung còn thiếu và trình độ
thấp; cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều kiện để tổ chức thực hành, thực nghiệm còn rất
hạn chế.
1.3. Giáo dục Việt Nam thời kì đổi mới căn bản, toàn diện (từ năm 2011
đến nay).
a/ Bối cảnh đổi mới
Sau hơn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI thực hiện các định hướng chiến lược phát
triển giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo
dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước sang thời kì mới, nền giáo dục
Việt Nam bước vào quỹ đạo được định danh là “đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục.”
b/ Quan điểm và nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tháng 01/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã diễn ra. Nghị
quyết Đại hội đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt.”

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88
ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nội
dung đổi mới của Nghị quyết thể hiện các vấn đề sau:
a) Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh.
b) Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ
bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục
định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).
c) Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực,
phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp
học...
d) Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ
giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh.
e) Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất của người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng
tư duy độc lập, đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập...
f) Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
g) Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về
nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh.

Như vậy, ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Nghị quyết 88 quy định cả
nước thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo,
linh hoạt; chương trình là gốc, sách giáo khoa chỉ có vai trò là tài liệu dạy – học và có
nhiều sách cho mỗi môn học. Nghị quyết 88 có mục tiêu rất rõ, đó là chuyển đổi cơ
bản, phương thức, mục tiêu từ dạy kiến thức sang phát triển năng lực của học sinh, từ
dạy chữ sang dạy người.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm hình
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực:
+ Những năng lực chung bao gồm năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực đặc thù bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực
khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Nhìn một cách tổng thể, những điểm mới cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông
2018 là:

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển
năng lực.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế thành hai giai đoạn (giáo
dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp); tích hợp cao ở các lớp học dưới,
phân hóa dần ở các lớp học trên.
- Phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua các phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục nhằm phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.
- Thực hiện một chương trình thống nhất, linh hoạt, mở, nhiều sách giáo khoa.
- Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng
tạo của các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lí, giáo viên thông qua phát triển chương
trình giáo dục phổ thông (xây dựng kế hoạch giáo dục).

Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có nhiều kết quả
tích cực, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo
dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã được khẳng
định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.
Thứ hai, các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản trị trường học theo
hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo
của tổ chuyên môn, giáo viên.
Thứ ba, việc khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị giáo
dục hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá.

Nhìn một cách tổng quát, những lần đổi mới và cải cách giáo dục trước đây dù đã đưa
nền giáo dục nước ta có nhiều tiến bộ hơn so với trước đó nhưng đối chiếu với những yêu
cầu của thời đại và của nhân loại thì nền giáo dục nước ta vẫn chậm bước. Công cuộc đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay đã hướng tới mục tiêu lớn lao: Phát triển giáo
dục không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, nâng cao khả năng lựa chọn cho
con người và mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người với mục tiêu nhất quán: Hạnh phúc
của người học, phồn vinh của cộng đồng, tiến bộ của đất nước

*Nhận diện và khai thông các “điểm nghẽn” để giáo dục và đào tạo trở thành động
lực quan trọng cho sự phát triển bền vững.

 Nhận diện:

Thứ nhất, là vấn đề thể chế, chính sách.

Thứ hai, chất lượng giáo dục không đều giữa các vùng miền; việc thực hiện
quan điểm phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và những tiến bộ khoa học – công nghệ chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, vấn để đa dạng hóa các loại hình trường lớp và hiệu quả quản lí các
loại hình trường lớp và hình thức đào tạo.

Thứ tư, nguồn lực và cơ chế tài chính cho giáo dục và đạo tạo vẫn đang là
“điểm nghẽn” lớn nhất.

 Khai thông và chuyển hóa “điểm nghẽn” thành động lực của sự phát triển
bền vững giáo dục và đào tạo.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Một là, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực
hiện có hiệu quả nền giáo dục phát triển năng lực.
- Hai là, huy động tổng lực các nguồn lực để đầu tư có trọng điểm, tạo bước đột
phá cho phát triển giáo dục và đào tạo.
- Ba là, có giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo gắn kết
chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

You might also like