You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ


***

Báo cáo nghiên cứu khoa học Xã hội


TÊN ĐỀ TÀI:
Phát triển chương trình giáo dục xanh
trong những năm tới

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Luynh


Học sinh thực hiện:
1) Đàm Tiến Vũ - lớp 11A10
2) Nguyễn Nhật Trang - lớp 11A10
3) Lê Hiếu Nghĩa - lớp 11A10

Tuy Hòa, tháng 12 năm 2023


Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp luận, phương
pháp chuyên gia và phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết để: (1) phân
tích và so sánh Giáo dục xanh ở Việt Nam với các nước châu Âu, ý kiến của
chuyên gia về hướng đi mới trong việc giáo dục; (2) đề xuất một số giải pháp
phát triển Giáo dục xanh ở Việt Nam. Bài nghiên cứu này được thực hiện thông
qua các nguồn thông tin chính thống.

Từ khóa: Giáo dục xanh, Triết lý giáo dục xanh, Việt Nam, EU.
1. MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, biểu
hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến băng tan xảy ra ở hai cực và
đó là nguyên nhân chính của việc mực nước biển đang ngày càng tăng cao.
Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với một số mối đe dọa:
một số phát sinh từ biến đổi khí hậu đang diễn ra và một số khác từ các hoạt
động của con người ở vùng đồng bằng hoặc thượng nguồn, tại các thành phố
lớn như Hà Nội và TP.HCM, hoặc các vùng cao, vùng ven biển,… hiện tượng
mực nước biển dâng cao có thể gây ra nguy cơ ngập úng và sạt lở, sụt lún đất
đai và tại thủ đô Hà Nội là nơi ô nhiễm nằm trong top thế giới và đây cũng
chính là ảnh hưởng một phần nặng nề của biến đổi khí hậu do con người tạo
nên. Chính vậy từ đầu năm 2019, Genesis School ra đời ở Việt Nam với sứ
mệnh nuôi dưỡng những thế hệ học sinh có đầy đủ kỹ năng học tập, có lòng
yêu thương trắc ẩn, cư xử nhân văn, ứng xử có trách nhiệm không chỉ với mọi
người mà còn với thế giới tự nhiên và sự phát triển bền vững của xã hội. Genesis
chính là ngôi trường tiên phong về Giáo dục xanh tại Việt Nam. Để góp phần
lan rộng Giáo dục xanh ra khắp đất nước Việt Nam, để cho ai cũng biết đến nó
và những gì mà nó đã mang lại, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này nhằm
mục đích tìm những câu trả lời cho các câu hỏi sau: Thực trạng Giáo dục xanh
ở Việt Nam như thế nào? Những giải pháp phát triển giáo dục xanh ở Việt
Nam?
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: (1) sử dụng các thông
tin nghiên cứu để chọn lọc tổng hợp các phương pháp nhằm chỉ ra con đường
ngắn nhất đến mục tiêu giáo dục xanh. (2) thu thập ý kiến của các chuyên gia
có chuyên môn trong ngành để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. (3) phân tích lý
thuyết, báo cáo thực tế từ các nguồn có uy tín liên quan đến chủ thể nghiên cứu
giáo dục xanh để từ đó phát hiện ra phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm
chung của của các thành phần nghiên cứu có liên quan, giúp thu gọn và khoanh
vùng đối với ý nghĩa và thực trạng chung của chương trình giáo dục xanh.

1
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên một số tài liệu như: Council Resolution on
a strategic framework for European cooperation in education and training
towards the European Education Area and beyond (2021-2030), ILO (2019) :
Skills for Greener Future: A Global View, Green education initiatives,…

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm giáo dục xanh


Giáo dục Xanh là nền giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững – Education
for Sustainable Development (ESD).

Đây cũng là nền giáo dục toàn diện và chuyển đổi xác định được nội dung
và kết quả học tập, phương pháp sư phạm và môi trường học tập. ESD không
chỉ lồng ghép các nội dung như biến đổi khí hậu, nghèo đói và tiêu dùng bền
vững vào chương trình giảng dạy mà còn tạo ra các bối cảnh dạy và học tương
tác, lấy người học làm trung tâm.

Như vậy, Giáo dục Xanh hay còn có thể hiểu là Giáo dục vì mục tiêu phát
triển bền vững.

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất.

2.2.1 Giáo dục xanh hiện nay tại châu Âu (EU).


A) Tình hình xanh hóa giáo dục tại Châu Âu:
Việc áp dụng giáo dục xanh trên thế giới hiện nay đang phát triển mạnh mẽ
hơn bao giờ hết. Trên thế giới, Liên minh châu Âu EU cũng đã và đang thi hành
nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo hành động
vì một tương lai xanh hơn, bền vững hơn và xây dựng năng lực bền vững cho
người học. Điều này cũng được đề cập như là một trong 5 mục tiêu phát triển
chính trong văn kiện “Hợp tác chính sách của EU trong giáo dục năm 2021-
2030”.

Trong trang website của mình, tổ chức Liên minh châu Âu cũng đã đề cập
tính quan trọng của của việc xanh hóa trong giáo dục. Việc trở thành một
EU không gây biến đổi khí hậu sẽ có tác động tích cực đáng kể đến nhiều mặt
như xã hội, kinh tế và việc làm. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi này thì
việc có một xã hội mà người dân có kiến thức, kỹ năng và thái độ để định hình
và đối phó với những thay đổi này là điều cần thiết. Và trong mục tiêu phát
triển này thì hệ thống Các hệ thống và tổ chức giáo dục và đào tạo có thể đóng
vai trò là chất xúc tác và hỗ trợ sự chuyển đổi sang một xã hội bền vững hơn.

B) Các chương trình dự án đã triển khai thành công:

2
Trong quá trình xanh hóa nền giáo dục tại châu Âu, EU cũng đã có những
thành tựu nhất định trong việc chuyển đổi mô hình giáo dục. Một vài dự án lớn
và đáng kể như :

1) Education for Climate Collition: một dự án đang phát triển từ năm 2021
hướng đến việc xây dựng một cộng đồng gồm học sinh, giáo viên và các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và phát triển môi trường bền
vững.

2) Council recommendation on learning for the green transition and


sustainable development: một hội đồng có nhiệm vụ hỗ trợ các Quốc gia Thành
viên trong việc đưa tính bền vững vào giáo dục và đào tạo.

3) Erasmus plus programme: một dự án hỗ trợ do European commission tổ


chức nhằm hỗ trợ nhiều sáng kiến liên quan đến tính bền vững trong giáo dục
và đào tạo, bao gồm trao đổi sinh viên và nhân viên, nghiên cứu, hoạt động tình
nguyện.

4) Erasmus plus DiscoverEu Green route: dự án truyền cảm hứng những


người trẻ trong việc lên kế hoạch và khám phá - du lịch châu Âu theo một cách
bền vững.
5) EU Learning corner: kho học liệu và tài liệu dạy học online được phân
hóa theo nhiều độ tuổi do tổ chức EU commission đề xướng và quản lý.

Thực tế, mô hình giáo dục xanh đã được áp dụng rất mạnh và rộng rãi tại
trường học. Mô hình giáo dục xanh trong trường học tại châu Âu có thể gọi là
phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Không chỉ tập trung tại tiểu học, cấp trung học
của châu Âu cũng áp dụng rất tốt mô hình này. Trường trung học Heimdal (Na
Uy) là một ví dụ tiêu biểu với không gian chung để học sinh học tập bên ngoài
lớp học. Trường có thiết kế để tiêu thụ năng lượng ít hơn 75% so với một tòa
nhà, và không phát thải khí nhà kính khi hoạt động. Trong đó, 71% năng lượng
cần thiết được sản xuất tại chỗ thông qua một máy bơm địa nhiệt, pin mặt trời
và một trạm điện chạy bằng khí sinh học. Bất kỳ nhiệt lượng dư thừa nào cũng
được sử dụng để làm ấm một bể bơi liền kề và nguồn điện phụ sẽ được nhập
vào lưới điện. Ngoài ra, Trường Heimdal còn là một trong những dự án thí điểm
của Trung tâm Nghiên cứu về các tòa nhà không phát thải (ZEB) ở Na Uy.

2.2.2. Giáo dục xanh ở Việt Nam.

A) Tình hình xanh hóa giáo dục tại Việt Nam:


Tại cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Chương trình quốc gia về sử

3
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong giai đoạn 2019-2030 trong đó xác
định các nhiệm vụ kỹ năng lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu mới của tăng
trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Tại đây, để đảm bảo nhân lực có kỹ năng
xanh để phục vụ tăng trưởng bền vững, việc Xanh hóa giáo dục hay Xanh hóa
giáo nghề nghiệp đã được chính phủ coi như là một trong những mục tiêu hàng
đầu. Tại đây, giáo dục tại Việt Nam đã được xác định phát triển theo bền vững
cho tương lai.

Tại cấp cơ sở, chương trình học các cấp đã có nhiều thay đổi, tích hợp trong
bài giảng của giáo viên các chủ đề liên kết với môi trường trong các môn học,
đã xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết môn học riêng liên kết các vấn đề môi
trường, xã hội, con người tại từng địa phương.

Tại quy mô các trường học, đã có 22 trường theo mô hình giáo dục xanh tại
Hà Nội và Đà Nẵng. Các trường học trên đều đạt được điểm số tối thiểu 100/200
theo 4 tiêu chí trường học xanh của quốc gia bao gồm : Chính sách quản lý, cơ
sở vật chất, giáo dục truyền thông và thực hành xanh.

B) Các chương trình dự án đã thành công:


Nhằm để phát triển nền giáo dục xanh tại Việt Nam, nhiều dự án mang tính
giáo dục cao đã được đề ra và được thực hiện suốt các cấp từ tiểu học đến đến
bậc đại học, một số đề án lớn đã và đang thực hiện như là:

 Tiếng nói xanh.


 Gửi tương lai xanh 2050.
 Ngôi trường xanh.
 Cùng em xây dựng ngôi trường xanh..
 Thí điểm trường học xanh giảm thiểu rác thải.
 Slingshot changlegne Vietnam.

Ảnh tập thể đại biểu trong lễ kí kết thỏa thuận hợp tác thể thao xanh và giáo dục xanh (Báo tuổi trẻ)

4
2.2.3. Nhận xét của chuyên gia:
Khi Việt Nam phát triển theo con đường tăng trưởng xanh hóa thì việc đề
cao giáo dục là hết sức cần thiết. Trong bài phỏng vấn của mình với phóng viên
Lý Lý Cao của tòa báo Việt Nam News - The National English Daily, Giáo sư
Alan Barrett (Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI)
- trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội định hướng chính sách hàng đầu của
Ireland) có chia sẻ về những ngành lĩnh vực mà Việt Nam nên hướng tới phát
triển thì giáo dục xanh được ông cho là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Theo ông Alan Barrett chia sẻ: “Đầu tư vào giáo dục rất tốt xét về mặt đầu tư
trực tiếp nước ngoài và những thứ khác.Nói chung, dân số có trình độ học vấn
càng cao thì dân số đó sẽ càng có năng suất cao hơn.Tôi nghĩ đối với nhiều
quốc gia, giá trị của số tiền chi cho giáo dục có lẽ cao hơn số tiền chi cho các
lĩnh vực khác. Từ quan điểm của tôi, tôi nghĩ đó là một lĩnh vực đầu tư rất quan
trọng. Nhưng nó cần được duy trì trong một thời gian rất dài.”.

Bàn về triết lý giáo dục xanh hiện tại ở Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh
cho rằng khi con người phát triển hài hòa cả về trí tuệ, nhân cách và nghị lực
trong một thế giới văn minh, có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn thì đó được
gọi là triết lí giáo dục xanh. Giải thích rõ hơn, theo ông : “Sứ mệnh của giáo
dục thời nay phải làm sao để giúp con người phát triển hài hòa cả trí tuệ, nhân
cách lẫn nghị lực để con người có thể sống trong một thế giới văn minh với
công nghệ hiện đại, vật chất phong phú nhưng không làm mất đi chính mình,
ngược lại phải không ngừng phát triển những giá trị cốt lõi như trên để đạt được
hạnh phúc thật sự. Lúc đó con người sẽ có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn,
“hành xử” với Mẹ Trái đất đúng mực hơn.”Triết lý giáo dục như vậy được gọi
là Triết lý giáo dục "Xanh".

2.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu:


So sánh với thế giới: Sau khi phân tích các bài đánh giá, bình luận, các văn
bản công văn tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời xem xét thực trạng tổ
chức chương trình giáo dục xanh hiện nay, Chúng tôi nhận xét rằng nền giáo
dục xanh hiện nay tại Việt Nam tuy có phát triển và nhiều hứa hẹn nhưng vẫn
chưa thể tối ưu hóa và sánh bằng các quốc gia trên thế giới và vẫn còn gặp
nhiều bất cập, khó khăn nhất định.

Phân tích hạn chế, thách thức :

(1) Về công tác tổ chức tuyên truyền, tổ chức các hoạt động giáo dục
xanh: Các cuộc thi về chủ đề giáo dục xanh hay việc tuyên truyền về giáo dục
xanh hiện nay tuy có thực hiện ở một mức độ nhất định nhưng mật độ các cuộc

5
thi còn thưa và chưa có cơ cấu hệ thống chặt chẽ như trên thế giới. Ngoài ra,
tuy các cuộc thi được tổ chức nhưng đa phần là các cuộc thi do các tổ chức tư
nhân lớn như Vingroup, quỹ thiện nghiện từ cộng động hay tổ chức phi lợi
nhuận lớn National Geographic. Điều này cho thấy sự thiếu hỗ trợ rõ rệt từ
chính phủ, thậm chí khi so sánh với các nước thuộc EU thì điều này càng hiện
rõ hơn.

(2) Về công tác áp dụng giáo dục xanh vào chương trình học: Chương
học phổ thông 2018 được bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều giải pháp
mới và có lồng ghép các chủ đề giáo dục xanh vào trong bài học tại các môn.
Sự lồng ghép này không còn bị giới hạn trong chương trình học các môn tự
nhiên hay xã hội mà nay đã bao quát tất cả. Ngoài ra, bộ còn quy định tại các
sở ban ngành tại địa phương xây dựng môn học mới tùy vào tình hình tại từng
địa phương - môn giáo dục địa phương. Tuy có cải cách lớn và nhiều thay đổi
là thế nhưng tất cả những gì học sinh thực sự tiếp cận chỉ là lý thuyết và không
phải thực hành nên chỉ đáp ứng một phần chủ trương của phương pháp giáo
dục xanh. Ngoài ra, môn học giáo dục địa phương thì chưa thật sự được nhà
trường và sở chú trọng. Việc xuất bản sách liên tục bị trì trệ và chưa có giáo án
mẫu tổng hợp rõ ràng như các nước khác cũng khiến giáo viên khó khăn hơn
trong việc tìm tư liệu, cũng như khiến học sinh khó khăn hơn trong việc tiếp
cận phương pháp giáo dục mới.

(3) Công tác xây dựng môi trường trường học theo chủ trương giáo dục
xanh: Nhìn chúng, do sự khác nhau về từng vùng lãnh thổ của Việt Nam nên
việc đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trường học xanh vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Các trường đạt được tiêu chuẩn thì chỉ mới dừng lại ở mức vừa đủ
và chưa phát triển mạnh do còn thiếu nhiều kinh phí. Điều này gây cản trở cho
công tác xây dựng môi trường trường học theo chủ trương giáo dục xanh cho
học sinh hiện nay.

2.2.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục xanh ở Việt Nam:
Trên cơ sở các phân tích trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho công
tác xây dựng nền “Giáo dục xanh” hiện nay tại Việt Nam:

 Tăng cường các ngân sách tại các trường tại địa phương.
 Xây dựng thể chế, chính sách phù hợp.
 Xây dựng ban cố vấn chuyên môn tại các Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa
phương để quản lý, đảm bảo thực hiện giáo dục xanh.
 Tăng cường quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ban ngành
có liên quan.
 Tăng cường hợp tác với các nước có nền Giáo dục xanh hiện đang phát
triển.

6
 Tổ chức xây dựng kho thư viện giáo án về giáo dục xanh cho giáo viên.
 Triển khai các dự án cuộc thi nâng cao hiểu biết giáo dục xanh tại thanh
thiếu niên.
 Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường.

3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.


3.1. Các quốc gia trên toàn địa cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang
gặp khủng hoảng nặng nề về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và
TP.HCM đang lọt top đầu về ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Đe dọa trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mọi người.

3.2. Công tác cải cách giáo dục xanh ở Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều
khó khăn và không hiệu quả so với thế giới như: công tác tổ chức tuyên truyền;
tổ chức các hoạt động giáo dục xanh; công tác áp dụng giáo dục xanh vào
chương trình học; Công tác xây dựng môi trường trường học theo chủ trương
giáo dục xanh;...

3.3. Để triển khai giáo dục xanh hiệu quả, cần tăng cường các ngân sách tại
các trường tại địa phương, quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ban
ngành có liên quan, hợp tác với các nước có nền Giáo dục xanh hiện đang phát
triển, công tác truyền thông, giáo dục môi trường. Xây dựng thể chế, chính sách
phù hợp, ban cố vấn chuyên môn tại các Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương
để quản lý, đảm bảo thực hiện giáo dục xanh, tổ chức xây dựng kho thư viện
giáo án về giáo dục xanh cho giáo viên. Triển khai các dự án cuộc thi nâng cao
hiểu biết giáo dục xanh tại thanh thiếu niên.

Tài liệu tham khảo:


1. Genersisschool. Truy xuất từ https://genesishanoi.edu.vn/giao-duc-xanh-la-
gi/

2. Green education initiatives. Truy xuất từ


https://education.ec.europa.eu/focus-topics/green-education/about-green-
education

3. Mô hình trường học xanh trên thế giới. Truy xuất từ


https://giaoducthoidai.vn/mo-hinh-truong-hoc-xanh-tren-the-gioi-
post514086.html

4. Council Resolution on a strategic framework for European cooperation in


education and training towards the European Education Area and beyond
(2021-2030) . Truy xuất từ https://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/TXT/?uri=celex%3A32021G0226%2801%29

7
5. ILO (2019). Skills for Greener Future: A Global View. Truy xuất từ
https://www.ilo.org/skills/pubs/WCMS_732214/lang--en/index.htm

6. Viện khoa học và giáo dục đào tạo Việt Nam. Truy xuất từ
http://vnies.edu.vn/tin-tuc/tin-giao-duc-trong-nuoc/15417/triet-ly-giao-duc-
xanh

7. Báo tài nguyên và môi trường. Truy suất từ


https://baotainguyenmoitruong.vn/da-nang-20-truong-tham-gia-mo-hinh-
truong-hoc-xanh-giam-thieu-rac-thai-365587.html

8. Báo VnExpress. Truy suất từ https://vnexpress.net/them-truong-hoc-xanh-


tai-ha-noi-4603031.html

9. Tổng cục giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Truy suất từ
http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/39744/seo/Day-
manh-xanh-hoa-giao-duc-nghe-nghiep--Thuc-trang-va-mot-so-khuyen-
nghi/Default.aspx

10. Trung tâm truyền thông và sự kiện thuộc bộ Giáo dục và Đào tạo. Trích
xuất từ https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8789

11. Báo tuổi trẻ. Truy xuất từ https://tuoitre.vn/trien-khai-chuong-trinh-giao-


duc-xanh-va-the-thao-xanh-202310.

12. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia – phương pháp thu thập số liệu tiết
kiệm chi phí? Truy xuất từ https://dtmconsulting.vn/phuong-phap-chuyen-
gia/#:~:text=Phương%20pháp%20chuyên%20gia%20là%20phương%20pháp
%20thu%20thập%20ý,hơn%20về%20một%20vấn%20đề.

13. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học: Lý thuyết và thực tế. Truy
xuất từ https://luatduonggia.vn/phan-loai-cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-
hoc-ly-thuyet-va-thuc-te/#:~:text=2.2.-
,Phương%20pháp%20phân%20tích%20và%20tổng%20kết%20kinh%20nghiệ
m%3A,được%20vận%20dụng%20trước%20đó.

14. Thạc sĩ Trần Thiên Tú. Phương pháp, phương pháp nghiên cứu luận và
vai trò phương pháp nghiên cứu luận Triết học Mác Lênin. Truy xuất từ
https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao-
doi/phuong-phap-phuong-phap-luan-va-vai-tro-cua-phuong-phap-luan-triet-
hoc-mac-lenin-162.html.

You might also like