You are on page 1of 2

- Luận điểm 3: Việc tăng học phí đại học không đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất

ất một
cách hợp lí: Đại đa số sinh viên Việt Nam đều đánh giá rằng việc học quá thiên về lí
thuyết mà không nhiều thực hành. Việc tăng học phí không chắc chắn sẽ đáp ứng cung
cấp cho giảng viên cơ sở vật chất đấy đủ để nâng cao khả năng truyền đạt, đặc biệt đối
với nhiều ngành học đặc thù yêu cầu cao về cơ sở vật chất.

+Hiện nay, học phí đại học đang tăng lên rất cao. Theo Nghị định 81, các trường sẽ
được tự quyết học phí nếu kiểm định chương trình đào tạo. Từ đó, tạo nên làn sóng
đua nhau thực hiện kiểm định để tăng học phí. Trên thực tế, có nhiều trường đã tăng
lên rất cao, có những trường không mở ngành học bình thường nhưng lại mở ngành
chất lượng cao. nhiều trường có những ngành học tăng học phí từ khoảng 20, 30 triệu
lên 60 triệu.

+ Trường hợp gần đây, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM công bố
bắt đầu chuyển qua loại hình tự chủ áp dụng với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo
chi thường xuyên. HP của trường này sẽ bắt đầu tăng với sinh viên khóa mới từ năm
học 2022 - 2023. Trong đó, chương trình chuẩn bậc ĐH HP sẽ có 2 mức thu theo
nhóm ngành: khoa học xã hội từ 16 - 20 triệu đồng/năm, nhóm ngành ngôn ngữ và du
lịch 21 - 24 triệu đồng/năm. So với mức HP năm học 2021 - 2022, HP mới gấp khoảng
1,6 - 2 lần tùy ngành. Tuy nhiên, với chương trình chất lượng cao, HP cao gấp 3 lần
chương trình chuẩn, dự kiến 60 triệu đồng/năm.

+ Theo Nghị định 81 của chính phủ, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026,
mức trần HP ĐH sẽ tăng đều mỗi năm.

Cụ thể, năm học 2022 - 2023 HP chương trình đại trà trường chưa tự chủ khối ngành y
dược có mức tăng cao nhất so với năm trước đó (tới trên 71%); sẽ từ 14,3 triệu đồng/năm nay
lên 24,5 triệu đồng/năm. Các khối ngành còn lại hầu hết tăng từ 20 - 30% so với năm học
trước đó (trừ khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên mức tăng trên 15%).

Đáng chú ý, theo nghị định này, trường tự chủ được xác định HP tối đa bằng 2 - 2,5 lần so
với mức trần các trường chưa tự chủ. Như vậy, năm học 2022 - 2023 các trường tự chủ HP
khối ngành y dược HP sẽ từ 49 đến hơn 60 triệu đồng/năm. Khối ngành thấp nhất như nghệ
thuật cũng từ 24 - 30 triệu đồng/năm.

- Thực trạng chi tiêu của các trường Đại học cho cơ sở vật chất:

Khi một khảo sát tương đối chi tiết của Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi
trẻ em (Bộ Giáo dục - đào tạo) về cơ sở vật chất các trường ĐH, CĐ công lập được công
bố với 50% trường ở mức dưới chuẩn, nhiều người đã gọi đó là “thảm cảnh” của nền
giáo dục ĐH. Song đó là một thực tế đã nhiều năm, khi các trường ĐH tồn tại, phát triển
không theo một kế hoạch và quy chuẩn chung nào về cơ sở vật chất.

Theo Bộ GD-ĐT, khảo sát trong số 5.572 phòng thí nghiệm của các trường ĐH, CĐ,
chỉ có 22,5% phòng thí nghiệm có thiết bị tốt, 19% phòng thí nghiệm có công nghệ
hiện đại, chủ yếu của các trường ĐH đầu ngành. Nhiều phòng thí nghiệm, xưởng thực
hành của các trường ĐH, CĐ hiện nay mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của
sinh viên.

You might also like