You are on page 1of 10

UBND TỈNH BẮC GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 233 /BC-SGDĐT Bắc Giang, ngày 15 tháng 6 năm 2022

BÁO CÁO
Tổng kết thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin
và thống kê giáo dục năm học 2021-2022

Kính gửi: Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện Công văn số 333/CNTT ngày 30/5/2022 của Cục Công nghệ thông
tin (CNTT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về tổng kết, báo cáo triển khai
nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT
báo cáo cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Năm học 2021-2022 là năm học thứ năm ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang
triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh dạy Tin học và ứng dụng CNTT trong các
trường phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 20251, là năm học đầu
tiên ngành triển khai thực hiện Kế hoạch2 chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030. Trước những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư3, đặc biệt chủ trương thực hiện chuyển đổi số của Trung ương4, của tỉnh5,
việc đẩy mạnh và ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học được ngành Giáo dục
Bắc Giang tập trung, chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, thực chất
và vững chắc.
Kết thúc năm học, toàn tỉnh có 760 cơ sở giáo dục (CSGD)gồm 251 trường
mầm non (chưa tính 307 cơ sở mầm non độc lập tư thục), 500 trường phổ thông6, 09
trung tâm GDTX-GDNN và GDTX-NNTH. Tỉ lệ tuyển sinh vào các lớp đầu cấp
hằng năm của tỉnh đạt cao. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập THCS được duy trì vững chắc tại 100% xã, phường, thị trấn. Tỉ lệ huy động trẻ
ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đạt cao7. Tỉ lệ kiên cố hóa toàn tỉnh đạt
93,8% (tăng 2,6% so với cùng kỳ); tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 93,7% (tăng 0,5%

1
Quyết định 550/QĐ-UBND ngày 06/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang.
2
Kế hoạch số 72/KH-SGDĐT ngày 29/9/2021
3
Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.
4
Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
5
Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 và Kế hoạch số 324/KH-UBND ngày 13/7/2021
6
Bao gồm: 220 trường tiểu học, 209 trường THCS, 23 trường TH&THCS, 48 trường THPT (34 trường THPT
công lập, 11 trường tư thục, 03 trường PTDTNT).
7
Mầm non: Số trẻ nhà trẻ ra lớp 14.479 trẻ, đạt 20,9%; số trẻ mẫu giáo ra lớp 105.625 trẻ, đạt 99,5%; Lớp
1: Có 38.943 trẻ 5 tuổi vào lớp 1, đạt 100%; Lớp 6: Tuyển 30.100 HS hoàn thành chương trình lớp 5, đạt 99,57%;
Lớp 10: Tuyển 21.246 HS (đạt 87,86%), 1900 HS theo học tại các trường nghề.
2
so với cùng kỳ) qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
Toàn ngành Giáo dục có 29.648 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV),
nhân viên, trong đó 2.037 CBQL, 25.341 GV; 2.270 NV. Tỷ lệ GV/lớp ở mầm non
đạt 1,94; tiểu học đạt 1,39; THCS 2,0; THPT đạt 2,25; các trung tâm GDNN-GDTX
cấp huyện đều được bố trí đủ 8 GV văn hoá các môn cơ bản, 01 GV tin học và từ 5
đến 6 GV dạy nghề, hướng nghiệp. 100% CBQL các trường học có trình độ đảm
bảo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tỉ lệ CBQL, GV có trình độ đào tạo
cao hơn so với quy định ngày càng cao.
Số cán bộ, GV có kỹ năng ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học ngày một
nâng lên, đi vào thực tế bằng việc trực tiếp sử dụng, khai thác các hệ thống CNTT,
nền tảng hỗ trợ đang triển khai tại các nhà trường (như phần mềm quản lý trường
học, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các nền tảng hỗ trợ dạy học trực tuyến,
khả năng xây dựng học liệu, thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử...). Đội ngũ GV Tin
học trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản được bổ sung bảo đảm nhu cầu dạy học Tin học
trong nhà trường theo chương trình hiện hành.
Cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT và tổ
chức dạy học Tin học được duy trì thường xuyên, toàn tỉnh có trên 14 nghìn máy
tính8 phục vụ dạy học, trên 04 nghìn máy tính phục vụ công tác quản lý và ứng
dụng CNTT. Hệ thống mạng Internet duy trì bảo đảm nhu cầu sử dụng tại các nhà
trường với công nghệ FTTH, 100% các CSGD được kết nối mạng Internet, nhiều
đơn vị đã và đang nâng cấp hạ tầng mạng để đáp ứng ngày một tốt hơn các hoạt
động trực tuyến diễn ra thường xuyên.
Đây là năm học thứ hai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018,
năm thứ ba chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, ngành Giáo dục nói
riêng, toàn tỉnh Bắc Giang triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp vừa bảo đảm
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an toàn, phòng chống dịch
bệnh. Chính vì vậy, dù trực tiếp chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhưng
cũng từ thực tiễn đã gián tiếp thúc đẩy quá trình tự chuyển đổi để chuyển đổi số
một cách sâu sắc, thực chất. Ngành Giáo dục nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung
cũng là một trong những địa phương sớm ban hành Nghị quyết, Kế hoạch về chuyển
đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022
1. Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn

8
Tiểu học có 281 phòng Tin học, 6.095/7.463 máy tính phục vụ dạy Tin học; THCS có 266 phòng Tin học,
5.628/7.128 máy tính phục vụ dạy Tin học; THPT có 90 phòng Tin học, 2.532/3.094 máy tính phục vụ dạy Tin học
3
biến phức tạp, ngành Giáo dục Bắc Giang tiếp tục phải phát huy cao độ sự chủ
động, linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở áp dụng hiệu quả các nền tảng CNTT và
chuyển đổi số nhằm hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học.
Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT tạm dừng đến trường nhưng không
dừng việc học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và nâng cao
kỹ năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy
học; đa dạng hóa các hình thức dạy học trong các CSGD9; khảo sát đối tượng để
xác định học sinh có hoặc không có thiết bị kết nối được Internet; phân loại đối
tượng học sinh thành các nhóm khác nhau10... để ngay đầu năm học 2021-2022, tiếp
tục điều chỉnh nội dung chỉ đạo toàn ngành tổ chức dạy học trực tuyến tại Kế hoạch
số 82/KH-SGDĐT ngày 09/11/2021 về việc dạy học trực tuyến và các hình thức tổ
chức dạy học khác hỗ trợ, thay thế dạy học trực tiếp các cấp trung học cơ sở, trung
học phổ thông và CSGD dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
phổ thông trong thời gian học sinh, học viên, sinh viên tạm dừng đến trường để học
tập vì lý do bất khả kháng từ năm học 2021-2022.
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT đã
xác định rõ có các phương án dưới đây để phù hợp với tình hình phòng, chống dịch
COVID-19 (đối với các lý do bất khả kháng khác thực hiện tương tự): Phương án
1: Tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt; Phương
án 2: Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến khi có đa số học sinh ở vùng an
toàn đi học trực tiếp và một bộ phận học sinh ở vùng dịch COVID-19 có nguy cơ
cao không thể đến trường học; Phương án 3: Tổ chức dạy học trực tuyến khi học
sinh phải nghỉ học ở trường vì COVID-19. Các cơ sở chủ động lựa chọn một hoặc
nhiều phương án để triển khai.
Yêu cầu mỗi CSGD trung học trang bị 01 phòng học trực tuyến trên mỗi khối
lớp (đảm bảo tổ chức dạy học kết hợp: dạy trực tiếp với những học sinh trong lớp
đến trường được và những học sinh diện các F học ở nhà trực tuyến).
Trong tháng 9, 10 và tháng 11/2021 đã tiến hành tập huấn tổ chức dạy học
trực tuyến đến tất cả GV từ mầm non đến trung học trên địa bàn tỉnh11.
Bên cạnh việc vận dụng linh hoạt, tối đa các hình thức, nền tảng hỗ trợ ứng
dụng CNTT, chuyển đổi số, nhằm hoàn thiện các nền tảng có tính đồng bộ, hiệu
9 Kế hoạch số 31/KH-SGDĐT ngày 17/4/2020 về dạy học trên internet, qua truyền hình và các hình thức dạy học khác

trong thời gian HS nghỉ học ở trường vì COVID-19.


10 Nhóm 1: HS có thiết bị kết nối internet, được khai thác và sử dụng; nhóm 2: HS không có thiết bị như nhóm 1 nhưng

có thể đến nhà HS thuộc nhóm 1 thành lập nhóm học tập gồm 2 HS; Nhóm 3: HS không có thiết bị và không thể theo nhóm học
tập.
11 Công văn số 1161/SGDĐT-GDTH ngày 14/9/2021 về tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình

cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học; Công văn số 1202/SGDĐT-GDTrH&GDTX ngày 20/9/2021 về triệu tập cán bộ,
giáo viên tham gia tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến cho giáo viên trung học; Công văn số 1442/SGDĐT-GDTrH&GDTX
ngày 04/11/2021 của Sở GD&ĐT về việc tập huấn tập huấn cho cán bộ, giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến; Công văn số
1493/SGDĐT-VP ngày 13/11/2021 về phổ biến tài liệu hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến;
Công văn số 1508/SGDĐT-GDMN ngày 16/11/2021 về tập huấn hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu trực
tuyến hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em mầm non
4
quả, phù hợp thực tiễn địa phương, căn cứ các văn bản của Trung ương, Nghị quyết
của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã cụ thể hóa tại Kế hoạch số
72/KH-SGDĐT ngày 29/9/2021 về thực hiện chuyển đổi số ngành Giáo dục tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời cụ thể hóa
thành kế hoạch cụ thể đối với từng năm, riêng năm 202212 tập trung 04 nhóm nhiệm
vụ trọng tâm như sau:
- Triển khai CSDL ngành giáo dục phục vụ thống kê báo cáo đến 100%
CSGD từ mầm non, phổ thông;
- Xây dựng trường học số;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), bài giảng điện tử và cung cấp dịch vụ khóa
học trực tuyến chuẩn hoá phục vụ đổi mới hoạt động dạy và học;
- Xây dựng công cụ chuyển đổi số toàn diện công tác kiểm tra đánh giá ở cấp
phổ thông.
Một số thông tin, số liệu cụ thể như sau:
1.1. Sở GD&ĐT đã tổ chức lựa chọn, triển khai đồng bộ giải pháp phần mềm
dạy học trực tuyến, cụ thể:
o Tên phần mềm: Microsoft Office 365 (trên 500 nghìn tài khoản, áp dụng
trong phạm vi toàn ngành); Google Education (trên 17 nghìn tài khoản, áp dụng
trong phạm vi toàn ngành); Zoom; Zavi; K12 Online....
o Hình thức triển khai: Tự xây dựng trên cơ sở hợp tác từ các chương trình,
dự án hỗ trợ của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án Hệ tri thức Việt
số hóa; các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google, Viettel, VNPT...
o Phần mềm đã kết nối trao đổi dữ liệu theo mã định danh với CSDL ngành
Giáo dục? Có  Không .
1.2. Sở GD&ĐT đã triển khai tổ chức nhiều đợt tập huấn cho GV cốt cán,
CBQL giáo dục kỹ năng quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến.
Số lượng GV, cán bộ được tập huấn trong năm học: 24.348 CBGV.
1.3. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo toàn ngành chủ động phát triển nguồn học liệu
số đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kịp thời cho GV, học sinh, phụ huynh triển khai các
hoạt động dạy học trực tuyến, cụ thể:
Số lượng học liệu số được thẩm định chuyên môn bổ sung năm học 2021-
2022 là: 9.120 học liệu.
1.4. Sở GD&ĐT đang triển khai đầu tư hệ thống thư viện điện tử (bao gồm
phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài liệu phục vụ dạy

12
Kế hoạch số 85/KH-SGDĐT ngày 15/11/2021 về chuyển đổi số ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang năm 2022
5
học), dự kiến hoàn thành đầu tư trong năm 2022.
2. Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới phương thức quản
trị CSGD và quản lý nhà nước về giáo dục
Sở GD&ĐT đã hoàn thành đầu tư, triển khai hệ thống CSDL cung cấp phần
mềm quản lý trường học tới 100% các CSGD từ mầm non đến THPT và GDTX tại
địa chỉ http://csdl.bacgiang.edu.vn. Hệ thống chính thức áp dụng trong phạm vi toàn
ngành từ ngày 18/01/202113, đáp ứng Quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống
CSDL ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết
định số 4998/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đến thời
điểm hiện tại, công tác hỗ trợ, duy trì triển khai đã được Sở GD&ĐT chỉ đạo thống
nhất14 nhằm kịp thời hỗ trợ các CSGD. Sau thời gian thí điểm15 cho phép 12 CSGD
áp dụng một số hồ sơ sổ sách quản lý giáo dục điện tử tích hợp trên hệ thống, từ
năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT chính thức triển khai áp dụng hồ sơ, sổ sách quản
lý tại các CSGD dưới hình thức điện tử, Sở GD&ĐT đã cụ thể hóa thông qua văn
bản hướng dẫn16 làm cơ sở cho các đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện. Tới thời
điểm kết thúc năm học, việc cập nhật, quản lý đã được các đơn vị triển khai thuận
lợi, giảm tối đa thời gian làm việc thủ công cho cán bộ, GV trong việc cập nhật hồ
sơ, sổ sách cuối năm học.
Hàng năm Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch riêng về nội dung kiểm soát thủ
tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông, theo đó nhiệm vụ này được
chỉ đạo xuyên suốt, đồng bộ với kế hoạch của UBND tỉnh và định hướng của Chính
phủ. Hiện tại 100% các dịch vụ công của tỉnh đều được cung cấp tối thiểu từ mức độ
3 trở lên. Danh mục các dịch vụ công được công khai trên Cổng thông tin điện tử Sở
GD&ĐT17, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh18 và Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Sở GD&ĐT đã thực hiện gửi và nhận văn bản với Bộ GD&ĐT chủ yếu qua
trục liên thông dữ liệu quốc gia LGSP thông qua nền tảng dùng chung của tỉnh; tuy
nhiên, về cơ bản mới đạt được 100% chiều nhận, quá trình gửi, đa số các đơn vị
thuộc Bộ vẫn yêu cầu gửi qua phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-Office) của
Bộ GD&ĐT, do đó, việc liên thông chưa đạt 100% như mong muốn. Đối với nội
bộ cơ quan Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT đang sử dụng phần mềm quản lý văn bản và
điều hành công việc kết nối liên thông đối với các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh
Bắc Giang. Hệ thống áp dụng cho 100% các phòng thuộc Sở, cán bộ, công chức,

13
Công văn số 249/SGDĐT-VP ngày 11/3/2021.
14
Công văn số 713/SGDĐT-VP ngày 01/6/2021.
15
Công văn số 470/SGDĐT-VP ngày 20/4/2021.
16
Hướng dẫn số 06/HD-SGDĐT ngày 10/9/2021 về quản lí, sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh, Học
bạ học sinh trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang năm học 2021-2022; Hướng dẫn
số 08/HD-SGDĐT ngày 07/10/2021 về Quản lý, sử dụng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, học bạ học sinh
tiểu học tỉnh Bắc Giang trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2021-2022
17
https://sgd.bacgiang.gov.vn/dich-vu-cong.
18
http://dichvucong.bacgiang.gov.vn/#/dichvucong?madonvi=000.00.14.H02.
6
viên chức cơ quan. Đặc biệt, hệ thống đã liên thông đối với 100% phòng GD&ĐT
các huyện, thành phố trong tỉnh, các CSGD (hiện đã liên thông tới 100% các trường
THPT, trung tâm trực thuộc Sở).
Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT đã chủ động đề xuất, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh để mở rộng phần mềm ra phạm vi toàn tỉnh. Hệ
thống góp phần bảo đảm nâng cao an toàn, an ninh thông tin, đáp ứng yêu cầu theo
quy định của Chính phủ về văn thư, lưu trữ cũng như Quyết định 28/2018/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong
hệ thống hành chính nhà nước cũng như các văn bản quy định có liên quan. Đặc
biệt, Sở GD&ĐT đã đề xuất Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chứng thư số cho 100%
các CSGD, lãnh đạo các CSGD. Quy định thống nhất19 phương thức gửi/nhận văn
bản trong nội bộ ngành theo quy định của tỉnh.
Một số đơn vị đã triển khai các nền tảng trực tuyến để đổi mới công tác quản
trị trong nội bộ đơn vị như ứng dụng giải pháp One Note trên nền tảng Office 365
để triển khai duyệt giáo án; Sharepoint, Sway, Google Class... để hỗ trợ làm việc
nhóm theo tổ chuyên môn hoặc toàn trường.
Cùng với đó, nền tảng thư điện tử của ngành hỗ trợ cho các đơn vị đổi mới
hình thức quản lý tài nguyên, học liệu, chia sẻ, thống kê, báo cáo như Google Drive,
Microsoft Form, QR-Code, Google Sheet...
Một số thông tin, số liệu cụ thể như sau:
2.1. Sở GD&ĐT đã triển khai đồng bộ nền tảng quản trị nhà trường, cụ thể:
- Nền tảng quản lý trường học đồng bộ với CSDL toàn ngành;
- Nền tảng Office 365;
- Nền tảng Google Suite.
2.2. Sở GD&ĐT đã triển khai áp dụng hồ sơ, sổ sách điện tử (gồm: sổ điểm
điện tử, học bạ điện tử) đối với 100% các CSGD từ tiểu học đến THPT và giáo dục
thường xuyên. Hệ thống có khả năng tích hợp chữ ký số.
2.3. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các CSGD triển khai thanh toán các
loại phí giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt, cụ thể:
Hiện tại, số CSGD triển khai đạt 100%, số cơ sở đã áp dụng và phát sinh giao
dịch đạt: 380/760 CSGD.
2.4. Sở GD&ĐT đã triển khai dịch vụ trực tuyến về xét tuyển học sinh đầu
cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại việc triển khai

19
Công văn số 1300/SGDĐT-VP ngày 30/10/2020; Công văn số 1302/SGDĐT-VP ngày 31/10/2020; Công
văn số 1433/SGDĐT-VP ngày 16/11/2020
7
còn chưa đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực và nền tảng tích hợp dữ liệu.
2.5. Sở GD&ĐT đã20 triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử liên
thông trao đổi văn bản điện tử với tất cả các CSGD và phòng GD&ĐT các huyện,
thành phố.
2.6. Số cuộc họp, hội nghị, hội thảo, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn
được tổ chức theo hình thức trực tuyến: 6.835 cuộc.
3. Việc tổ chức triển khai công tác báo cáo thống kê giáo dục
Hệ thống CSDL ngành đã được đầu tư, triển khai và vận hành trên nền tảng
riêng, hoạt động tại địa chỉ http://csdl.bacgiang.edu.vn. Hệ thống đã được tích hợp,
đồng bộ với Hệ thống CSDL của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ https://csdl.moet.gov.vn.
Thực tế, do diễn biến của dịch bệnh, từ việc cập nhật thông tin tình hình Covid-19
trong các CSGD, triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”,... cho đến
các chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ đều được triển khai nhanh, thuận lợi ngay từ
nền tảng của tỉnh.
Công tác chỉ đạo, duy trì, đôn đốc các đơn vị, CSGD thực hiện cập nhật, báo
cáo trên hệ thống CSDL ngành của tỉnh được duy trì, triển khai thường xuyên, trong
năm học Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều21 văn bản chỉ đạo nội dung này, xem đây
là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT và chuyển
đổi số của các đơn vị.
Hệ thống được triển khai từ năm học 2020-2021, mặc dù có một số kỳ báo
cáo số liệu còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về tính mở, tính tùy biến, song về cơ
bản, từ nền tảng CSDL của tỉnh, gắn với việc triển khai áp dụng hồ sơ, sổ sách điện
tử, công tác cập nhật, “làm giàu” dữ liệu được ngành quan tâm, triển khai bảo đảm
cập nhật kịp thời những biến động trong cả năm học.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số phục vụ chuyển đổi số và làm
công tác thống kê trong ngành giáo dục
Sở GD&ĐT bố trí 01 cán bộ chuyên trách CNTT tại Văn phòng Sở làm đầu
mối tham mưu, triển khai các nội dung ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của cơ quan
Sở GD&ĐT và ngành Giáo dục, mỗi phòng thuộc Sở giao 01 cán bộ phụ trách triển
khai ứng dụng CNTT theo phạm vi, chức năng nhiệm vụ của phòng, để nâng cao
hơn nữa chất lượng tham mưu, chỉ đạo, triển khai chuyển đổi số, ngành Giáo dục
đã kiện toàn Ban Chỉ đạo22 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển

20
Công văn số 1300/SGDĐT-VP ngày 30/10/2020 về triển khai chính thức phần mềm quản lý văn bản và
điều hành tác nghiệp; Công văn số 1433/SGDĐT ngày 16/11/2020 về chuyển đổi hình thức giao dịch văn bản trên
hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp
21
Hướng dẫn số 06/HD-SGDĐT ngày 10/9/2021; 1300/SGDĐT-VP ngày 08/10/2021; Công văn số
1450/SGDĐT-VP ngày 05/11/2021; Công văn số 1749/SGDĐT-VP ngày 31/12/2021; Công văn số 495/SGDĐT-
VP ngày 22/4/2022; Công văn số 696/SGDĐT-VP ngày 27/5/2022
22
Quyết định số 27/QĐ-SGDĐT ngày 18/01/2022; Quyết định số 180/QĐ-SGDĐT ngày 07/3/2022
8
đổi số để thống nhất trong công tác chỉ đạo của ngành; các phòng GD&ĐT đa số
không bố trí được cán bộ chuyên trách CNTT do định mức biên chế; hầu hết các
CSGD toàn tỉnh chưa có nhân viên CNTT theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT
ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn về danh mục khung vị trí
việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các CSGD phổ thông công lập
để ưu tiên cho các vị trí khác. Trong giai đoạn 2018-2021, toàn tỉnh đã tuyển dụng
mới được 112 GV tin học, trong đó cấp Tiểu học là 65 GV, THCS 43 GV và 04
THPT GV, nâng tổng số GV chuyên về tin học lên 613 GV. Đây là đội ngũ có vai
trò hỗ trợ quan trọng trong việc thực hiện ứng dụng CNTT tại các đơn vị nói riêng,
hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số nói chung.
Dịch bệnh Covid-19 bên cạnh những tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời
sống xã hội, song cũng là cơ hội để toàn ngành Giáo dục, cho tới mỗi nhà giáo,
CBQL, người lao động trong ngành rút ngắn quá trình đào tạo, cập nhật kiến thức,
kỹ năng số hóa để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Trong năm học, ngành Giáo dục đã triển khai trên 1.594 đợt bồi dưỡng, tập
huấn về kỹ năng xây dựng học liệu, khai thác các nguồn học liệu và tìm kiếm thông
tin trên Internet cho trên 24 nghìn cán bộ, GV và nhân viên trong ngành; ngoài ra,
căn cứ Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GD&ĐT
cử cán bộ tham dự theo đúng thành phần và nội dung bồi dưỡng. Đặc biệt, phối hợp
với Học viện trực tuyến Việt Nam, Sở GD&ĐT triển khai23 các khóa đào tạo nhận
thức về chuyển đổi số cho 100% CBQL, GV và học sinh các trường THCS24, THPT
và trung tâm GDTX trong tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển
nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,
UBND tỉnh đã cụ thể hóa các nhiệm vụ của tỉnh tại Kế hoạch số 1879/KH-UBND
ngày 29/4/2022, ngành Giáo dục đã kịp thời quán triệt, giao25 nhiệm vụ cho các
phòng, ban đơn vị liên quan triển khai, tổ chức thực hiện.
5. Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng
dụng CNTT và chuyển đổi số trong GDĐT
Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT được quan tâm, đầu tư, cụ thể: Năm 2018:
Sở GD&ĐT trang bị lắp đặt phòng họp trực tuyến ở 21 điểm cầu với số tiền 2.287
triệu đồng; Trang bị cho 46 trường thiết bị màn hình tương tác, thiết bị trợ giảng,
bảng trượt, máy tính xách tay phục vụ dạy và học 7.376 triệu đồng; Năm 2019: Sở

23
Công văn số 995/SGDĐT-VP ngày 12/8/2021 về việc đăng ký tham gia chương trình Quốc gia chuyển
đổi số để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
24
Chỉ dành cho học sinh khối 9
25
Kế hoạch số 47/KH-SGDĐT ngày 10/5/2022 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số năm
2022
9
GD&ĐT mua thiết bị trang bị cho các trường, máy vi tính 149 chiếc, máy in 8 chiếc
với số tiền 2.000 triệu đồng; Năm 2020: Sở GD&ĐT mua thiết bị trang bị cho các
trường, mua máy vi tính xách tay 154 chiếc số tiền 1.968 triệu đồng; Trang bị cho
trường THPT Lục Nam thiết bị trường học thông minh 1.210 triệu đồng; Hàng năm,
các CSGD đều xây dựng kế hoạch bổ sung máy tính, thiết bị tương tác, ti vi để phục
vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học (Giai đoạn 2018-2021,
các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đã trang bị 1.022 chiếc máy vi tính với số tiền
11,4 tỷ đồng (năm 2018: 454 chiếc, số tiền 4,1 tỷ đồng; năm 2019: 184 chiếc, số
tiền 2,4 tỷ đồng; năm 2020: 162 chiếc, số tiền 2 tỷ đồng; năm 2021: 222 chiếc, số
tiền 2,9 tỷ đồng). Đặc biệt, năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các CSGD
bổ sung trang bị thiết bị cho mỗi khối lớp một phòng học để có thể dạy học trực
tuyến cho những em thuộc diện cách ly nhưng vẫn tham gia học, toàn ngành đã
trang bị được trên 1.200 phòng học có thể sử dụng để dạy học trực tuyến. Việc trang
bị các thiết bị CNTT tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác dạy và học nhằm hiện đại
hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, đồng thời phục vụ công cuộc xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi
số hiện tại và tương lai.
III. DỰ KIẾN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH VỀ
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT NĂM HỌC 2022-2023
1. Nhiệm vụ trọng tâm
Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Sở, Ban Chỉ đạo
chuyển đổi số các phòng GD&ĐT (nếu có); nâng cao hiệu quả tham mưu của Tổ
Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo, kịp thời đề xuất những giải pháp nhằm từng bước
tháo gỡ khó khăn đối với cơ sở.
Tập trung rà soát, triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ, dự án đầu tư về ứng
dụng CNTT, chuyển đổi số đã xây dựng trong giai đoạn 2021-2025, định hướng
đến năm 2030, cụ thể:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng nhận thức về
chuyển đổi số;
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ thúc đẩy chuyển
đổi số;
- Rà soát, nâng cao chất lượng hệ thống CSDL ngành, hệ thống Cổng thông
tin điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số;
- Về hạ tầng, chỉ đạo các đơn vị, CSGD rà soát, nâng cấp hạ tầng phục vụ
chuyển đổi số như: Hạ tầng mạng, hệ thống thiết bị hỗ trợ dạy học và điều hành
thông minh, trang thiết bị tương tác, phòng học đa chức năng vừa hỗ trợ dạy Tin
học vừa hỗ trợ công tác chuyển đổi số, bổ sung hạ tầng số để xây dựng học liệu.
10
- Chuyển giao, chính thức áp dụng nền tảng chuyển đổi số dùng chung của
ngành gồm:Hệ thống quản lý bài giảng điện tử và cung cấp dịch vụ khóa học trực
tuyến chuẩn hóa phục vụ đổi mới hoạt động dạy và học; Hệ thống chuyển đổi số toàn
diện công tác kiểm tra đánh giá ở bậc phổ thông; Hệ thống phần mềm trường học số.
2. Giải pháp chủ yếu
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đặc biệt ngành Thông tin và Truyền
thông để triển khai các hoạt động về chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục tỉnh.
Duy trì công tác phối hợp với các tập đoàn, đối tác cung cấp giải pháp CNTT
và chuyển đổi số như Viettel, VNPT, các tập đoàn đa quốc gia như Microsoft,
Google để tư vấn, hỗ trợ chuyển giao các nền tảng, giải pháp tiên tiến phù hợp với
định hướng mà ngành Giáo dục đã xác định.
Tranh thủ các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh để triển khai đào
tạo cán bộ chuyển đổi số về các công nghệ số áp dụng trong GD&ĐT gồm các tiêu
chuẩn CNTT giáo dục, các công nghệ số về dữ liệu lớn, di động... làm nòng cốt
trong chuyển đổi số giáo dục.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI BỘ GDĐT
Đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ chuyển đổi số của
ngành Giáo dục các địa phương.
Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ chuyên
trách CNTT các Sở GD&ĐT phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nghiên cứu, triển khai một số nền tảng chuyển đổi số chung để mở rộng
trong phạm vi cả nước.
Sớm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc mô hình chuyển đổi số hoặc bộ chỉ
số đánh giá ứng dụng CNTT và chuyển đổi số làm cơ sở hoàn hiện mô hình lớp học
số, trường học số áp dụng trong toàn ngành.
Sở GD&ĐT trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC
- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Sở Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT;
- Các phòng thuộc Sở GD&ĐT;
- Phòng GD&ĐT các huyện, TP;
- Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT;
- Lưu: VT, VP.

Nguyễn Văn Thêm

You might also like