You are on page 1of 2

c.

Nền văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN

Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự
phát triển độc ập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trịnh và bản sắc
đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam.

Các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn
bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong
tục, tập quán... thì đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các
dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, nhưng mỗi dân tộc đều có
văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quá, lễ hội, trang phục,… tạo nên bản sắc đặc
trưng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhát. Trong quá
trình giao lưu, hội nhập chung của đất nước, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo
tồn và phát triển.

Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó
khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người,
do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát
triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp,
tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

d. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ
trí thức giữ vai trò quan trọng.

Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia sự
nghiệp xây dưng và phát triển nền văn hóa nước nhà.

Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta đã khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công
nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Đại hội VI và Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12-1996) khẳng định.

Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh
tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Khoa học và công ghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân
tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh.
Để thực hiện quốc sách này, Đảng đề ra chủ trương:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống
học tập suốt đời, đào tạo liên tục
- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
- Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp
- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển
đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao
- Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
- Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
- Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng
dụng, đặc biệt là các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh
- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

You might also like