You are on page 1of 3

Những dấu ấn ảnh hưởng đến tính cách của con người Việt Nam xưa và nay

- Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc
Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn
toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện
khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ
nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những
tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với
vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong tiến trình phát
triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
đất nước. 
- Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất
Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của
người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng,
sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất
cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành
dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức
tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con
người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm
trong lao động sản xuất của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi
đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền
kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ
coi trọng việc học và người có học, tôn trọng thầy cô, kính trọng họ như cha mẹ của mình
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử
dân tộc, dòng chảy của truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!”
đã được các thế hệ người Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên
Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống lao động cần cù, vượt khó vươn lên
càng được củng cố và phát huy. Năm 1945, chính quyền cách mạng vừa mới được thành
lập phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thực hiện Chỉ thị của Trung ương và Lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản
xuất nữa!”.

Yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam vô cùng thuận lợi để trở thành một xứ
sở phát triển nông nghiệp. Việt Nam nằm trong một khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa: nắng nóng, nhiệt độ cao, có hai mùa gió, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Điều kiện tự
nhiên này quy định loại hình văn hóa Việt Nam gắn với nông nghiệp với những đặc
điểm: trồng lúa nước, sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên, đề cao vai trò người phụ
nữ, sùng bái mùa màng, sinh nở.
Trải qua hàng ngàn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu
thổ các con sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long,… và dọc
theo duyên hải. Chính vì vậy người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. “Cho đến
nay ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, sã hội nông
thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam.
Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh
hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam”.
Yếu tố lịch sử cũng là một yếu tố để hình thành lên phẩm chất của con người Việt Nam.
Nước Việt Nam ta nằm ở một vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược nên luôn là mục tiêu xâm
lược của các nước lớn trên thế giới. Vì vậy mà nước ta luôn luôn phải chống lại mưu đồ
xâm lược của các nước lớn trên thế giới. Từ đó đã hình thành nên lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết dân tộc, đối phó linh hoạt với mọi tình thế.
Trong tâm thức của người Việt, quê hương, đất nước luôn bao hàm khái niệm “Nước”.
Nước không chỉ là nguồn gốc của sự sống mà còn là cảm thức của người Việt về cội
nguồn. “Hồn nước” luôn linh thiêng, là tâm thức cố kết, dẫn dắt sự kết tụ cộng đồng,
được thể hiện sâu sắc trong lịch sử, văn hóa dân tộc.
Du nhập vào Việt Nam, sau hàng nghìn năm, Phật giáo đã vừa đồng hành, vừa góp phần
làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Hòa nhập vào với đời sống xã hội, Phật giáo
không chỉ là lời răn dạy mà còn là sự thực hành. Khát vọng về một cuộc sống an bằng,
bình ổn, phản đối chiến tranh... đã làm cho Phật giáo trở nên gần gũi với dân chúng,
nhiều tín điều Phật giáo đi vào đời sống xã hội Việt Nam truyền thống, gắn kết với văn
hóa dân tộc để trở thành một số tiêu chí đạo đức mà mọi người đều muốn hướng tới.
Cho đến nay, nhiều bài học đạo đức thường vẫn được truyền dạy trong gia đình, trong xã
hội chúng ta là có nguồn gốc từ quan niệm của Phật giáo hoặc theo tinh thần Phật giáo,
như: "Ở hiền gặp lành", "Cứu một người phúc đẳng hà sa", "Ác giả ác báo", "Tu nhân
tích đức", "Nhân nào quả nấy", "Dù xây chín bậc phù đồ - Không bằng làm phúc cứu cho
một người", "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha kính mẹ mới là chân tu"...

You might also like