You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO
MÔN HỌC KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO

TÊN ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẠN ĐANG SỐNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HÀ


SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HUỲNH DƯƠNG
LỚP : 73DCTT11

VĨNH YÊN 2023


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH VĨNH PHÚC.........................2
1.1 Diện tích và dân số................................................................................2
1.1.1 Diện tích.............................................................................................2
1.1.2 Dân số (tính đến tháng 2 năm 2022)..................................................2
1.2.Kinh tế và giáo dục.................................................................................2
1.2.1.Kinh tế................................................................................................2
1.2.2.Về giáo dục........................................................................................3
1.3. Di tích và di sản.....................................................................................4
1.3.1. Di tích................................................................................................4
1.3.2. Di sản................................................................................................4
PHẦN 2 : GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ ĐẶC SẢN........................................5
2.1. Chè kho tứ yên.......................................................................................5
2.2. Cá thính lập thạch.................................................................................6
2.3. Bánh gio Tây Đình................................................................................7
2.4. Rượu Tiên tửu Ngọc Hoa......................................................................8
PHẦN 3 : MỘT SỐ LỄ HỘI........................................................................10
3.1. Lễ hội kéo Song....................................................................................10
3.2. Lễ hội Tây Thiên................................................................................11
3.3. Lễ hội trọi trâu....................................................................................13
PHẦN 4 : MỘT SỐ KHU DU LỊCH...........................................................15
4.1. Tam Đảo...............................................................................................15
4.2. Vườn Cò Hải Lựu Vĩnh Phúc.............................................................16
4.3. Hồ Xạ Hương.......................................................................................17
4.4. Hồ Đại Lải............................................................................................18
1
LỜI NÓI ĐẦU
Em xin tự giới thiệu em tên là Trần Huỳnh Dương, hiện tại đang sinh sống
và học tập tại Vĩnh phúc, hiện tại đang học tại trường Đại học Công nghệ Giao
Thông Vận Tải khoa CNTT lớp 73DCTT11.
Đề tài Em làm là giới thiệu về tỉnh bạn đang sống, Em xin giới thiệu về tỉnh
mình đang sống là tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh phúc là một tỉnh phía bắc thuộc đồng bằng
sông Hồng, Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh
Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập
Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 136 xã, phường, thị trấn.
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của
Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc
với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, vì vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và quốc gia.
Những nội dung chính trong bài báo cáo.
Phần 1 : Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc.
Phần 2 : Giới thiệu về một số đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc.
Phần 3 : Giới thiệu một số lễ hội của tỉnh vĩnh Phúc.
Phần 4 : Giới thiệu về một số khu du lịch của Vĩnh Phúc.
Bài báo cáo lần đầu em làm cũng như sự hiểu biết hạn chế của em không thể
tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp, giúp đỡ từ
các quý thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, ngày … tháng … năm 2023
Sinh viên thực hiện

Trần Huỳnh Dương


2
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH VĨNH PHÚC
1.1 Diện tích và dân số
1.1.1 Diện tích
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh: Vĩnh
Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ
ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 01 tháng 8
năm 2008, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.
Diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.236 km2 (theo niên giám
thống kê năm 2021), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn
và Đông Anh - Hà Nội, dân số 1.171.232 người (theo niên giám thống kê 2021).
Vĩnh Phúc có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các dân
tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.
1.1.2 Dân số (tính đến tháng 2 năm 2022)
Theo website World Population Review dân số tỉnh Vĩnh Phúc đạt khoảng
1.231.000 người. Trong đó, dân số ở thành thị có chiếm khoảng 40,2% và dân số ở
nông thôn chiếm 59,8%.
Vĩnh phúc Là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, nhiều địa
danh và con người ở Vĩnh Phúc đã in đậm với những chiến công được cả nước biết
đến, tiêu biểu như chiến thắng Khoan Bộ, Xuân Trạch, Núi Đinh,...
1.2.Kinh tế và giáo dục
1.2.1.Kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc luôn nhất quán trong tư duy,
tầm nhìn đổi mới, trong đó xác định tập trung phát triển công nghiệp, coi công
nghiệp là nền tảng, động lực để phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư; huy
động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân.
Đến nay Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh
tế luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%. Bình quân giai đoạn 1997 – 2021 tăng
13,42%/năm; chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động đạt 212
triệu đồng/lao động/năm, tăng 20,5 lần so với năm 1997 (10,3 triệu đồng/lao động).
Quy mô kinh tế ngày càng lớn, đến năm 2021 đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gấp 69,6
lần so với năm 1997 (năm 1997: 1,96 nghìn tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp và xây
3
dựng đạt mức tăng trưởng khá cao, giữ vai trò đầu tàu, động lực cho phát triển kinh
tế và giữ tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GRDP của tỉnh (năm 2021, chiếm đến
63,74%; dịch vụ chiếm 28,43%; nông, lâm thủy sản chiếm 7,83%).
GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5
triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ
10/63 tỉnh/thành phố trong cả nước; năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người (khoảng
4.800 USD), cao gấp 52,5 lần so với năm 1997 (năm 1997: 2,18 triệu đồng/người).
Thu ngân sách nhà nước đạt cao, luôn vượt mục tiêu đề ra, với nhiều dấu
mốc quan trọng và luôn nằm trong tốp các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất của cả
nước. Năm 1997, thu ngân sách chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng, đến năm 2002 vượt mốc
1.000 tỷ đồng, từ năm 2004 Vĩnh Phúc đã tự cân đối được chi ngân sách và đóng
góp, điều tiết về ngân sách Trung ương; năm 2009 vượt mốc 10.000 tỷ đồng, năm
2014 vượt mốc 20.000 tỷ đồng và đến năm 2016 vượt mốc 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt
năm 2019 đạt trên 35.000 tỷ đồng, là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước
và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, năm 2020 và năm 2021 mặc dù tác động
của đại dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt trên 32.000 tỷ
đồng (trong đó thu nội địa đạt gần 28 nghìn tỷ đồng), gấp 282 lần so với số thu ngân
sách của năm 1997. Số thu ngân sách tăng cao đã tạo điều kiện tăng nguồn lực đầu
tư cho hạ tầng kinh tế xã hội và thực hiện các chính sách xã hội.
1.2.2.Về giáo dục
Lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo luôn được đánh giá là một trong những tỉnh,
thành có chất lượng giáo dục tốt nhất cả nước. Hệ thống mạng lưới trường lớp các
cấp được quy hoạch và quan tâm đầu tư. Đến năm 2019 đã có 100% trường công
lập đạt chuẩn quốc gia. Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 của toàn quốc được công nhận đạt
4
chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2 năm
2014. Dưới đây là hình ảnh về trường chuyên Vĩnh Phúc.
Các chỉ số chung về giáo dục của toàn tỉnh đều vượt các tiêu chí do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia ổn định ở
mức cao so với các tỉnh, thành trong cả nước.
Tính từ năm 1998 đến nay, tỉnh có 1.405 giải học sinh giỏi cấp quốc gia; 33
huy chương cấp khu vực và quốc tế, trong đó có 3 huy chương vàng, 7 huy chương
bạc, 15 huy chương đồng các môn Toán học, Vật Lý, Sinh học,... Các khu di tích
lịch sử Nhiều giá trị văn hóa dân tộc, di tích, di sản được bảo tồn và phát huy; đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm; đến nay toàn tỉnh có 91,84%
gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 93,85% thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn
hóa.
1.3. Di tích và di sản
1.3.1. Di tích
Toàn tỉnh 1300 di tích lịch sử, văn hóa các trong đó có 4 di tích xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Tây Thiên -
Tam Đảo, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn và di tích kiến trúc nghệ thuật
đình Thổ Tang, di tích kiến trúc nghệ thuật cụm đình Hương Canh) có 62 di tích
được xếp hạng cấp quốc gia và 452 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
1.3.2. Di sản
Vĩnh Phúc có 3 loại hình di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào danh
sách của UNESCO (Hát ca trù, di sản Kéo song Hương Canh, Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam Phủ của người Việt) và 5 di sản được đưa vào danh mục si sản văn hóa phi vật
thể quốc gia (Lễ hội đền Ngự Dội, hát Soọng cô của người Sán Dìu, hát trống quân
Đức Bác, tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên và Lễ hội xã Đại Đồng).
5
PHẦN 2 : GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ ĐẶC SẢN
2.1. Chè kho tứ yên.
Chè kho là món ăn bình dân và rất dễ làm, nó là một trong những món ăn đặc
sản của quê hương Vĩnh Phúc. Chè kho đã rất nổi tiếng từ thế kỷ thứ 6 và cho đến
nay, món ăn này vẫn rất được lòng thực khách. Đặt chân đến Vĩnh Phúc, du khách
không chỉ nhớ đến Tam Đảo mờ sương mà còn nhớ đến món ăn bình dân này.

Cách nấu chè kho khá đơn giản nên bạn cũng có thể tự làm. Chè được nấu
hoàn toàn từ đậu xanh nên khâu chọn đậu xanh rất quan trọng, quyết định một phần
đến hương vị của chè. Đậu xanh phải là loại hạt nhỏ, lòng vàng, được xay vỡ đôi.
Sau khi mua về, bạn phải nhặt hết những hạt sâu, lép, nhọn đít bởi những hạt đó dù
nấu bao lâu cũng không thể chín được, khi đồ đậu lên sẽ không thể giã nhuyễn, chè
sẽ không được mịn.
Tiếp đến là khâu pha chế nước đường. Để món chè có vị ngọt thanh, thơm,
không ngán thì bạn phải pha đường và nước ấm theo một tỷ lệ nhất định, thêm chút
nước gừng tạo vị cay cay đỡ ngán. Sau đó, trộn hỗn hợp nước đường với đậu và đun
nhỏ lửa. Đây là công đoạn rất quan trọng, quyết định hương vị của miếng chè. Khi
đun, bạn phải dùng hai chiếc đũa cả thật to, khuấy đều tay để chè không bị khê,
cháy dưới đáy nồi. Nếu bị khê thì coi như nồi chè hỏng. Khi chè vừa chín tới, bạn
cho thêm chút nước hoa bưởi để dậy mùi rồi múc chè ra bát miệng lớn. Rắc lên trên
chút vừng trắng vừa thơm vừa đẹp mắt.
Tại Vĩnh Phúc có làng Tứ Yên với món chè kho gắn liền với những câu
chuyện lịch sử vào thế kỷ thứ 6, khi Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương, nhân
dân thường nấu món chè khô để tiếp tế cho quân lính của Lý Nam Đế.
Món chè kho đã trở thành đặc sản Vĩnh Phúc và là món ăn không thể thiếu
trong mâm cỗ cúng tưởng niệm Lý Nam Đế vào ngày 24 - 27 tháng 5 (âm lịch).
6

Cách ăn chè bạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng, xếp vào đĩa và thưởng
thức. Bạn sẽ cảm thấy thực sự bất ngờ khi ăn thử, miếng chè mịn như nhung, khô
ráo, vị ngọt thanh vừa phải, thơm mùi đậu xanh, có chút cay cay của gừng, phảng
phất mùi thơm mát của hương bưởi.
2.2. Cá thính lập thạch
Ngon lạ là thế, ít ai biết món cá thính xuất nguồn từ đời sống nông dân bần
hàn. Mùa cấy lúa chiêm, khi đầm hồ cạn nước, cá xuất hiện nhiều nên không thể ăn
hết ngay. Ngày ấy đến điện còn hiếm, làm sao có tủ lạnh để bảo quản cá. Từ khó
khăn ấy, người dân nghĩ cách muối chua cá để ăn lâu dài qua mùa vụ mới. Chẳng ai
ngờ cá muối lên vừa chua ngọt vừa béo ngậy, thơm ngon lạ kỳ. Thật chẳng ngoa khi
nói cá thính là kết tinh của thiên nhiên trù phú và công sức lao động vất vả mà nên.
7
Cá thính Lập Thạch là món ăn đặc sản của vùng chiêm trũng Lập Thạch, Vĩnh
Phúc bởi cách chế biến vô cùng đặc biệt. Cá thính, hay còn gọi “cá muối chua” - là
đặc sản của vùng chiêm trũng Lập Thạch, Vĩnh Phúc bởi cách chế biến vô cùng đặc
biệt. Để làm món cá thính, người ta sử dụng cá nước ngọt, có vảy, ưu tiên cá mè, cá
trắm và cá chép bởi thịt thơm ngon, hương vị đậm đà. Cá được rửa sạch, bỏ ruột,
làm sạch phần bụng, không đánh vảy.
Lâu dần, món cá thính Lập Thạch đã trở thành món ăn đặc sản Vĩnh Phúc nổi
tiếng trứ danh. Sau khi rửa sạch cá thì mổ bỏ ruột, bỏ hết phần màng đen trong bụng
cá rồi chặt vây, ướp cùng muối trắng và xếp vào lọ, nén chặt.
2.3. Bánh gio Tây Đình
Bánh gio Tây Đình (Bình Xuyên) còn có một tên gọi khác là bánh nắng, có màu
vàng nâu, vị thanh mắt vô cùng dễ ăn. Để có thể chế biến ra món này, cần cẩn thận
trong khâu chọn nguyên liệu, cách ngâm gạo và có công thức gói bánh, luộc bánh,...
đặc biệt để bánh đúng với hương vị đặc trưng.
Gạo nếp thật ngon đem sàng sảy kỹ, chọn bỏ các hạt xấu và gạo tẻ lẫn vào. Vo
gạo thật kỹ, thay nước nhiều lần, bao giờ thấy nước gạo thật trong mới thôi. Để gạo
thật ráo nước rồi đem ngâm vào nước vôi trong chừng 2 giờ đồng hồ. Lại vớt ra đợi
hạt gạo thật khô tơi mới đem ngâm vào nước nắng qua một đêm.

Bánh gio Tây Đình được gói bằng lá chít đã bị luộc phai màu. Muốn có màu
đẹp người Tây Đình ngâm bánh cùng nước gio. Theo các cụ lớn tuổi khi gói bánh
gio phải kiêng kỵ dầu mỡ nếu không bánh sẽ rời rạc, không ngon.
Cách làm nước gio ở đây cũng giống như các nơi khác nhưng nguyên liệu chỉ
dùng gio than của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây
sương song (cây gai nhể ốc). Lá chít đem luộc thật kỹ và thay nước nhiều lần cho
phai hết chất diệp lục. Mỗi chiếc bánh gio chỉ cần dùng 2 hoặc 3 chiếc lá chít. Gạo
nếp đã ngâm nước nắng lên màu hổ phách được vớt lên cho ráo nước. Dùng muôi
xúc gạo đó cho vào giữa lá chít đã rửa sạch lau khô, dàn gạo đều và dài ra, gói lại
8
lăn tròn vấn bẻ hai đầu lá kín lại dùng lạt mềm buộc chặt. Mỗi cái bánh gio chỉ dài
chừng hơn gang tay đường kính nhỉnh hơn ruột quả chuối tiêu nên chỉ cần luộc ba
giờ đồng hồ bánh đã rền. Bánh để nguội bóc cắt ra từng khoanh, nhìn thấu qua trong
suốt màu sáp ong đã thấy ngon, đem chấm cùng mật giọt càng hấp dẫn.

Trong quá trình làm bánh gio, việc kiêng kỵ nhất là tất cả từ nguyên liệu đến
dụng cụ đều không để dính chút dầu mỡ nào. Vì vậy bánh gio ở đây thường được
làm xong từ trước lễ tết vài ba ngày, trước khi mổ lợn, mổ gà... Chỉ bị dính "tí" dầu
mỡ là ruột bánh sẽ không rền và liên kết để tạo nên độ dai và các hạt gạo sẽ không
trong suốt nên chất lượng bánh giảm hẳn.
Người Tây Đình ít ai làm bánh gio đem bán mà chỉ làm để ăn Tết và biếu
tặng họ hàng, bè bạn xa gần. Ai đã được ăn bánh gio Tây Đình đều nhớ mãi vì ngon
hơn hẳn bánh ở các nơi về cả màu sắc và hương vị.
2.4. Rượu Tiên tửu Ngọc Hoa
Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa là đặc sản của Yên Lạc- Vĩnh Phúc. Dừa sau
khi chọn được trái ngon, sẽ được gọt sạch bong phần xơ vỏ. Sau đó, người ta tiêm
vào dừa một hỗn hợp nếp cái đã trộn men và đem hàn thật kín. Cứ thế, rượu được ủ
cho tới khi toả hương thơm mát sẽ được mang ra dùng. Rượu có vị cay nồng xen lẫn
vị ngọt thanh của dừa nên rất lạ miệng.
Nguyên tắc chế biến rượu dừa của anh Nguyễn Văn Hoa là sử dụng 100%
nguyên liệu tự nhiên, phương pháp lên men cổ truyền, bảo quản ngay trong trái dừa
còn nguyên vẹn, không cho bất kỳ độc tố có hại nào có cơ hội xuất hiện trong sản
phẩm của mình.
9

Quả dừa tươi được sơ chế phần vỏ, sau đó bơm vào một hỗn hợp gồm nếp cái
và men theo tỷ lệ bí truyền, hàn kín và mang ủ cho đến khi thoảng ra mùi rượu cay
nồng đậm hương ngọt thơm của nước dừa.
Đặc biệt, uống rượu dừa sẽ không biết đến cái cảm giác chóng mặt, đau đầu
như những loại rượu khác. Ngược lại sẽ thấy mát trong người như thể một thức
uống giải khát đặc biệt. Rượu rót ra ly có màu trắng ngà nhiều chấm xác dừa lơ
lửng. Sản phẩm phù hợp cho mọi người, có thể dùng trong các bữa ăn hàng ngày
hoặc các buổi tiệc.
10

PHẦN 3 : MỘT SỐ LỄ HỘI


3.1. Lễ hội kéo Song
Kéo song là một trò chơi cổ truyền, biểu dương tinh thần thượng võ của cư
dân nông nghiệp, khi tham gia trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có sự đoàn kết
mang tính tập thể cao và mưu trí mới có thể giành được thắng lợi. Trò chơi kéo
song trước đây được nhiều làng thuộc huyện Bình Xuyên tổ chức trong các lễ hội
11
đầu xuân như: Ngoại Trạch, Quất Lưu, Sơn Lôi, Thanh Lãng, nhưng nay thì chỉ còn
lại ở thị trấn Hương Canh.
Trò chơi kéo song ở thị trấn Hương Canh là trò mô phỏng lại trận đánh thủy
chiến lẫy lừng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, đánh tan quân Nam Hán.Trò
chơi Kéo song đã trở thành lễ hội truyền thống hàng năm của người dân Hương
Canh (Bình Xuyên). Năm 2014, Hội Kéo song Hương Canh được Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội kéo song ở Hương Canh được tổ chức chính thức vào ngày mùng 3
tháng Giêng hàng năm và là trò diễn trong hội làng Cánh vào dịp rằm tháng Hai
(Âm lịch) với ý nghĩa tưởng nhớ các vị Thành hoàng làng, cầu một năm mưa thuận
gió hòa. Mặc dù trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, nhưng cách thức thực
hành và những nghi thức của trò diễn vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, thể hiện
tính cộng đồng, rèn luyện sức mạnh bền bỉ và sự khéo léo của người cầm quân.
Trong thời gian tới, huyện Bình Xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tìm
hiểu, nhận dạng, tiếp tục làm rõ những nét văn hóa còn tiềm ẩn của trò kéo song
trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn phục dựng đầy đủ
và lập cơ sở dữ liệu, tư liệu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, làm cơ sở
cho công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá.
12
Huyện cũng sẽ tổ chức truyền dạy kỹ thật kéo song cho thanh thiếu nhi trong
thị trấn Hương Canh, có kế hoạch đưa trò chơi vào giáo dục tại các trường phổ
thông để bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của di sản, rèn luyện sức
khỏe cho học sinh.
3.2. Lễ hội Tây Thiên
Di tích danh thắng Tây Thiên với hệ thống đền thờ có từ hàng nghìn năm nay
tại tỉnh Vĩnh Phúc được lập để tưởng nhớ công ơn Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị
Tiêu - người trang Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Quốc Mẫu khi còn tại thế là vợ của vua Hùng Vương thứ bảy (Hùng Chiêu
Vương - Lang Liêu), người có công cầm quân chống giặc giữ yên bờ cõi, thống
nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây
dựng đất nước thái bình thịnh trị.
Để tưởng nhớ Quốc mẫu Tây Thiên, hằng năm vào ngày 15.2 âm lịch (ngày
mất của Quốc mẫu), dân trong vùng lại mở hội để cùng khách thập phương tưởng
nhớ công đức, tỏ lòng biết ơn và cầu xin Quốc mẫu phù hộ cho bình an, may mắn.
Quốc mẫu Tây Thiên và được thờ tự chính tại đền Thượng trên đỉnh núi
Thạch Bàn. Bà còn được suy tôn danh hiệu Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh Đại
vương - Đệ nhất thượng đẳng Phúc Thần (vị thần tối cao bảo trợ cho dãy Tam Đảo),
là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh Mẫu Tứ Phủ chuyên trách cai
quản, sáng tạo vũ trụ).
Tây Thiên trước hết gắn với cửa Phật, ngay từ chính tên gọi địa danh. Phật
đến núi Thạch Bàn từ tế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, lấy nơi ấy làm nơi trụ trì, từ
đó núi mang tên Tây Thiên, là nơi các vị thiền sư đã xây thành Nê Lê và dựng tháp
A Dục.
13

Tên gọi Tây Thiên, tức “bầu trời Tây”, là gốc của từ Hán Việt. Bầu trời của
Phật vì ý thức hệ Việt Nam theo Phật gọi Tây Thiên là thế giới của cực lạc, quan
niệm đó là nơi thế giới của Phật ở. Chữ Tây Thiên được dùng chỉ ngọn núi Thạch
Bàn của dãy Tam Đảo. Ngoài ra cái tên còn mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây
Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên từ Ấn Độ vào Việt
Nam truyền đạo, được coi là một trong những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam
và là nơi thờ tự chính Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong hai vị Quốc Mẫu được sắc
phong từ thời Hùng Vương dựng nước.
Mẫu xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương từ đời Hùng Chiêu Vương, đến
nay đã trên 3641 năm. Sau khi Bà uy hóa, nhiều đền thờ cúng bà đã xuất hiện, ngay
tại địa phương nơi bà sinh ra, nơi liên quan đến những sự tích của về Bà. Trong đó,
điểm thờ quan trọng nhất là ngôi đền Thượng trên lưng chừng núi Thạch Bàn, nơi
ấy trong tâm thức người Việt là nơi đất Mẹ – đất Mẫu, nơi “nước trong nguồn chảy

ra”
3.3. Lễ hội trọi trâu
Vào 17/1 âm lịch hằng năm tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô cùng lễ hội chọi
trâu sẽ là điểm hẹn chẳng thể nào bỏ qua dành cho du khách bốn phương. Lễ hội
14
chọi trâu Hải Lựu bắt nguồn từ tục hiến tế thần linh của cư dân Vĩnh Phúc xa xưa có
từ thế kỉ thứ hai trước công nguyên gắn liền với truyền thống giữ nước cùng với tên
tuổi Thừa tướng Lữ Gia. Tương truyền, cứ sau mỗi trận thắng, tướng Lữ Gia lại cho
tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, những con trâu khỏe sau khi chọn được giết
để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng của làng và lễ
hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Đây được xem như là một trong những lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất ở Việt
Nam với 2 phần lễ tế Thành Hoàng làng và hội chọi trâu đặc sắc. Nét văn hóa độc
đáo của chọi trâu Hải Lựu là các “ông trâu” được các tập thể cùng tham gia nuôi
dưỡng, huấn luyện. Trâu được mua thường được những người có kinh nghiệm trong
làng trực tiếp đi tuyển chọn và có chế độ ăn đặc biệt, hàng ngày được huấn luyện
các miếng võ để thi đấu, cũng như tăng độ lì lợm. Trâu chọi bao giờ cũng đấu nhau
bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù
thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía sau lưng hay mạng sườn,
điều này thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Sau gần nửa năm được chăm sóc rèn luyện, trâu được đưa vào trận chiến.
Khi thắng được giải, trâu được mổ “khao quân” như thời Lữ Gia, du khách có thể
mua về làm quà may mắn. Nếu có dịp đi du lịch Vĩnh Phúc vào mùa du lịch lễ hội,
bạn nhớ ghé qua xã Hải Lựu để được hòa mình vào không khí lễ hội chọi trâu sôi
động này nhé. Khi ra về lòng dặn lòng.
“Dù ai đi đâu ở đâu…
Nhớ ngày 17 chọi trâu thì về…”
15
PHẦN 4 : MỘT SỐ KHU DU LỊCH
4.1. Tam Đảo
Tam Đảo là một quần thể núi non đá vôi tọa lạc tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc, miền Bắc Việt Nam. Nằm cách Hà Nội khoảng 80km về phía tây bắc,
đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng và được yêu thích của người dân
địa phương và du khách trong nước cũng như quốc tế. Ngọn cao nhất có độ cao hơn
1.500 m so với mực nước biển, diện tích vườn quốc gia này lên đến 34.995 ha, chủ
yếu là rừng nguyên sinh tự nhiên.

Vườn quốc gia Tam Đảo là một trong 34 vườn quốc gia trên cả nước. Nơi đây
nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng, thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa chủng loài. Cùng
với khí hậu quanh năm mát mẻ, vườn quốc gia này đã trở thành điểm du lịch, dã ngoại.
16
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba
tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba
ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Tam
Đảo với khí hậu
thoáng mát,
phong cảnh hữu
tình từ

lâu đã là một địa điểm du lịch được không ít người ưa thích và lựa chọn cho kì nghỉ
của mình. Tam Đảo được ví như là Đà Lạt của phía Bắc.

Cùng với các địa điểm tham quan, khám phá. Vườn quốc gia Tam Đảo còn
có cả khu vực nhà hàng phục vụ khách du lịch. Đến đây, bạn có thể thưởng thức các
món ăn nổi tiếng của Tam Đảo, đó là: mán lợn và su su. Đây đều là những món ăn
dân dã, dễ chế biến nhưng lại cực kỳ ngon miệng. Bạn có thể gọi cho mình, món
thịt mán lợn nướng, hấp hay xào lăn đều ngon. Bởi vì thịt ở đây là thịt lợn rừng săn
chắc, thơm ngon đủ để bạn hài lòng.
17
4.2. Vườn Cò Hải Lựu Vĩnh Phúc
Vườn cò Hải Lựu Vĩnh Phúc tọa lạc ở thôn Dừa Lễ, Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh
Phúc. Phương thức thành phố thành phố Hà Nội khoảng 110km. Vườn đã đạt được
con sông Lô hiền hòa, êm ả bảo phủ bao vây. Đây cũng đây là vườn cò còn sớt lại
của rừng Hải Lựu. Khu vườn có diện tích lên đến 15ha, trong số đó 7ha là địa điểm
sinh sống của không ít loài chim cò hội tụ. Nhiệt độ bình quân năm ở vườn cò Hải
Lựu biến thiên theo mùa, xấp xỉ từ 26 – 28 độ C, cơn mưa bình quân trong năm là
1.650m. Vườn cò Hải Lựu.
18
Chắc chắn rằng khi được cảm nhận các đàn cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò xanh,
… dang rộng đôi cánh uốn lượn trên nền trời xanh các bạn sẽ rất chi là đam mê.
Tưởng như cảnh tượng ấy sẽ chỉ có trong phim hình ảnh nhưng lúc đến vườn cò Hải
Lựu thì khách tham quan để được tận mắt nhìn cảm nhận bức họa thiên nhiên ấy
đẹp đến nhường nào.

Ngoài cái nụ cười ngắn chim thì vườn cò Hải Lựu còn là chốn thư giãn tuyệt
đối hoàn hảo. Đặc thù lúc đến đây vào trong ngày xuân các bạn sẽ có cơ hội được
đăng ký một lễ hội rất chi là độc đóa đó đây là lễ hội “Chọi trâu Hải Lựu”.
4.3. Hồ Xạ Hương
Hồ Xạ Hương rộng 80ha nằm ẩn mình giữa thung lũng Con Trâu mang vẻ
đẹp hoang sơ, đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới và là địa điểm lý tưởng cắm trại,
vui chơi cuối tuần. Bầu không khí mát mẻ, trong lành cùng với khung cảnh tươi mát
tách biệt với phố xá đầy khói bụi.
19
Là hồ nước nhân tạo được đào vào năm 1984 và đặt theo tên của thôn Xạ
Hương, xã Minh Quang, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Diện tích mặt nước khoảng 84ha và
sức chứa khoảng 12 triệu m3 nước. Ban đầu hồ Xạ Hương được xây dựng nhằm
mục đích tích trữ nước ngọt phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp vào mùa khô nhưng
vẻ huyền bí và ma mị của hồ đã biến nơi đây trở thành điểm dã ngoại cuối tuần hấp
dẫn.
Ven hồ có nhiều bãi cỏ lớn bằng phẳng là địa điểm lý tưởng để mọi người tổ
chức cắm trại, sau khi dựng trại mọi người cũng có thể khám phá những con suối
nhỏ len giữa rừng già hoặc đơn giản là nằm dài nghỉ ngơi giữa không gian yên
bình, chốn khỏi thành phố ồn ào tấp nập đầy khói bụi hòa mình với thiên nhiên và
không khi trong lành cùng với những hoạt động như câu cá và trèo thuyền.

4.4. Hồ Đại Lải


Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh và xã
Cao Minh thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, hồ được khởi công đào từ
năm 1959 với mục đích lấy nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, đến năm 1963 cơ
bản hoàn thành, hồ Đại Lải rộng tới 5,25 km² và các vùng phụ cận đồi núi, rừng cây
có tổng diện tích khoảng 30 km². Giữa hồ có đảo chim rộng 3 ha.
20

Với tổng dung tích 34,5 triệu m³ ở mức cốt tràn của đập là 23m, năm 1964,
rừng được trồng ở khu vực Đại Lải nhưng sau đó đã bị phá sạch. Mãi đến năm
1984, rừng mới được trồng lại và đến năm 1987, khu vực hồ được đưa vào khai thác
du lịch. Hiện nay khu vực hồ là khu nghỉ dưỡng và du lịch xanh với hàng loạt khách
sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí bao quanh vùng hồ.
+ Đảo Chim
- Nằm trong khu Đại Lải và là một hòn đảo trên hồ Đại Lải, đảo có diện tích
khoảng 3 hecta.
- Khu đảo tự nhiên có thiên nhiên hoang sơ, cây cối xanh tươi.
- Trên đảo có nhiều loài chim trú ngụ và là điểm thăm quan khám phá thú vị.
+ Núi Thằn Lằn:
- Nằm bên bờ hồ Đại Lải, men theo những con đường rừng.
- Du khách có thể leo lên núi Thằn Lằn khám phá những lô cốt được xây
dựng từ thời Pháp.
- Và ngắm nhìn cả một vùng đất trời hồ nước cây cối bát ngát phía dưới.

You might also like