You are on page 1of 2

2.

1, Tiềm năng và lợi thế của địa phương


Huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn
La. Huyện có Quốc lộ 6, 43 đi qua, có 40.6 km đường biên giới với nước CHDCND Lào và có
15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu và
13 xã. Mộc Châu có vị trí quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng; là
vùng trọng điểm phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch của tỉnh.
Cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng
1.050 m so với mặt nước biển, diện tích rộng, đất đai màu mỡ, khí hậu cao nguyên ôn
hòa, mát mẻ quanh năm. Hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng
cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh
Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại
chăn nuôi bò sữa... Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa các dân tộc đa dạng và đặc sắc
như: Lễ hội của người Mông, nét văn hóa người Mường và nếp sống của đồng bào Thái
rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là ngày Hội văn hóa các dân tộc được tổ chức từ ngày 30/8
đến ngày 02/9 hàng năm,…
Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư khá đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, trường
học, bệnh viện; hiện nay 13/15 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, 15/15 xã, thị
trấn có nhà văn hoá, trong đó 4 xã có trụ sở làm việc đạt chuẩn. Trụ sở huyện được xây
dựng mới khang trang, hiện đại, diện mạo đô thị du lịch ngày càng rõ nét, bộ mặt nông
thôn mới ngày một khởi sắc. Toàn huyện hiện có 21/72 trường đạt chuẩn quốc gia, trong
đó có trường đã đạt mức độ 2,3; xóa được 108 phòng học tạm ở các xã có điều kiện khó
khăn; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp học tăng. Toàn huyện có 09/15 trạm y tế xã đạt chuẩn;
bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu được công nhận là bệnh viện hạng hai. Tỷ lệ hộ
nghèo còn 11,51%. Vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong phát
triển kinh tế xã hội, với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ làm đường giao thông nông
thôn, làm nhà Đại đoàn kết, các hoạt động an sinh xã hội...
Phát triển các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu
Khu du lịch Mộc Châu (tổng diện tích 1.933 ha), với định hướng phát triển không gian du
lịch theo hướng: Khu trung tâm du lịch có diện tích 1.502 ha (thuộc địa bàn huyện Mộc
Châu 920 ha và huyện Vân Hồ 582 ha) và các khu, điểm du lịch vệ tinh (431 ha), bao gồm
khu trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí cao cấp, khu nghỉ dưỡng cao cấp; các
khu, điểm du lịch vệ tinh; các khu bản văn hóa cộng đồng, gắn với việc gìn giữ và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, đón trên 1,5 triệu
lượt khách, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.800 tỷ đồng (tương đương khoảng
85 triệu USD). Đến năm 2030, đón trên 3 triệu lượt khách, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng
(tương đương khoảng 270 triệu USD).
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cụm tương hỗ nông sản chất
lượng cao với các sản phẩm chủ lực như chè quy mô 2.000 ha; đàn bò sữa 36.000 con và
các loại sản phẩm từ sữa; rau, hoa chất lượng cao 500 ha; quả các loại quy mô 3.000 ha...
Xây dựng Mộc Châu trở thành trung tâm chế biến hàng hóa nông sản chất lượng cao, động
lực là phát triển Cụm tương hỗ nông sản chất lượng cao và sản phẩm công nghiệp chế biến
như: Sữa và các sản phẩm từ sữa, chè các loại; bảo quản hoa quả và sản xuất rượu, nước
hoa quả. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản Mộc Châu.

2.2, Các giá trị cốt lõi để phát triển nông nghiệp nông
thôn của địa phương trong nền kinh tế thị trường

You might also like