You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHOA DU LỊCH
---------------

BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN


ĐI TOUR 2
( VŨNG TÀU – BAN MÊ ĐẠI NGÀN 3 NGÀY 3 ĐÊM )

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Nguyễn Bá Cường – DH20LH - 20035048
2. Đinh Nguyễn Quỳnh Như - DH20LH - 20035594
3. Lý Nguyễn Ngọc Thúy – DH20LH – 20035253
4. Trần Thị Hồng Đào - DH20LH – 19034513

Thành phố Vũng Tàu, tháng 4/2023


LỜI MỞ ĐẦU

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu đã đưa bộ môn Đi
tour 2 vào chương trình giảng dạy. Cũng như em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Quang Thái. Trong thời gian đi tour môn của thầy,
em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập,
làm việc sau này của em do thầy đã truyền tải với cả sự tâm huyết. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Du Lịch – Trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em suốt thời gian học tập vừa qua. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Đi tour là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích giúp chúng em hiểu biết thêm
rất nhiều về các tuyến đường du lịch. Tuy nhiên, những kiến thức là vô hạn mà sự tiếp
nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó,
trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những sai sót.
Kính mong thầy cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BUÔN MA THUỘT....................................1-10
1. Tổng quan về Thành Phố Buôn Ma Thuột......................................................1
1.1. Vị trí địa lí:...................................................................................................2
1.2. Khí hậu :.......................................................................................................5
1.3. Dân cư và văn hóa:.......................................................................................8
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO HÀNH TRÌNH TOUR BAN MÊ ĐẠI NGÀN 3 NGÀY –
3 ĐÊM............................................................................................................... 11-29
1. Lộ trình tham quan ngày thứ nhất:..............................................................11
1.1. Các điểm tham quan trong ngày:.........................................................12
1.2. Thời gian tự..........................................................................................18
2. Lộ trình tham quan ngày thứ hai:................................................................19
2.1. Các điểm tham quan trong ngày:.........................................................19
2.2. Thời gian tự do:....................................................................................24
3. Lộ trình tham quan ngày cuối và lời chào tạm biệt:....................................25
3.1.Địa điểm trong ngày:.............................................................................26
CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT................................29-32
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BUÔN MA THUỘT
1. Tổng quan về Thành Phố Buôn Ma Thuột
1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao
trung bình 500 m, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh
350 km, cách Đà Nẵng khoảng 647 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Krông Pắc
Phía đông nam giáp huyện Cư Kuin
Phía tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
Phía nam giáp huyện Krông Ana
Phía bắc giáp các huyện Cư M'gar và Buôn Đôn.
Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích 377,18 km², dân số năm 2019 là
375.590 người, mật độ dân số đạt 996 người/km².

1
1.2. Khí hậu
Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía
Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng,
chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Thành phố
Buôn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm
khoảng 87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa
lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.
Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng
với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng
13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối
mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường
<10mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng.
Với những đặc điểm của khí hậu như trên, thuận lợi để du lịch thành phố Buôn
Ma Thuột khai thác thị trường du khách quốc tế (inbound). Đây được xem là
giai đoạn cao điểm vì rơi vào giai đoạn thu đông, đặc biệt là khoảng tháng 10 trở
đi đến khoảng tháng 11 vùng đất cao nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê, tổ
chức các dịch vụ du lịch liên quan đến cà phê.
1.3. Dân cư và văn hóa
Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa
bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc,
trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác.
Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân
tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,…
Các dân tộc bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột thờ thần linh, những vị thần
được cho là bảo vệ họ. Một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa, Tin lành, Phật
giáo,… Sự có mặt của đông đảo người Kinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thành
phố Buôn Ma Thuột góp phần tạo nên một bộ mặt văn hóa mới trong những nét
văn hóa truyền thống, tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền
văn hóa hiện đại đã làm cho nét đặc trưng văn hóa nhà dài tại các buôn làng mai
một dần.
1.4. Điều kiện về tài nguyên du lịch
1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên
Thiên nhiên ưu đãi cho thành phố Buôn Ma Thuột cùng với bàn tay con người
qua thời gian đã hình thành mạng lưới hồ thiên nhiên, nhân tạo gắn với những
khu rừng, đồn điền cà phê, cao su, các buôn dân tộc tạo nên các không gian
thoáng đãng, trong lành, là nơi khai thác du lịch rất hấp dẫn và sinh động như hồ
Ea Kao (di tích danh thắng cấp tỉnh), hồ Ea Chư Cáp, hồ Ea Nao, hồ Đạt Lý,…
Sản vật nông nghiệp rất phong phú, đa dạng như cà phê, tiêu, ca cao, bơ, ngô,
các loại đậu tương,… nổi bật nhất là cà phê, từ lâu đã nổi tiếng toàn thế giới,
thành phố Buôn Ma Thuột được coi là “Thủ phủ cà phê” của Việt Nam. Cà phê
Buôn Ma Thuột với hương vị và chất lượng độc đáo đã vượt ra ngoài biên giới
2
quốc gia, nổi tiếng thế giới. Từ cà phê có khả năng phát triển các sản phẩm du
lịch hấp dẫn khách du lịch như tham quan các trang trại cà phê; Tham quan quá
trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê;... Từ cà phê cũng có thể chế
tác các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch như tranh bằng hạt cà phê, các
sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê,...
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, là cơ hội
để Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng xúc tiến quảng bá những giá
trị văn hóa đặc sắc của mình phục vụ phát triển du lịch. Đây là lễ hội thường
niên vô cùng quan trọng trong việc phát triển thương hiệu Tây Nguyên nói
chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, là tiền đề tốt thúc đẩy phát triển du
lịch.

Hồ EaKao, Thành phố Buôn Ma Thuột


1.4.2. Tài nguyên nhân văn
Di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng giữ vai trò
chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Thành
phố Buôn Ma Thuột có 05 di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp quốc gia
và cấp tỉnh, trong đó có 04 di tích cấp quốc gia, gồm Nhà đày Buôn Ma Thuột,
Đình Lạc Giao, Biệt Điện Bảo Đại số 04 Nguyễn Du, Bia tưởng niệm 100 chiến
sỹ Nam tiến và 01 di tích cấp tỉnh là di tích Tượng đài Mậu thân 1968,… Đây là
những chứng tích hào hùng của truyền thống lịch sử lập nước, giữ nước của các
dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Các di
tích văn hoá lịch sử của thành phố Buôn Ma Thuột đều có giá trị phục vụ du lịch
cao. Những di tích lịch sử văn hoá nêu trên, tuy chưa phải là tất cả, song cũng đủ
để chứng minh rằng, giá trị nhân văn được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch
sử, văn hoá và có thể khai thác một cách có hiệu quả trong việc phục vụ du lịch
của thành phố Buôn Ma Thuột.
3
Các Lễ hội truyền thống mang nét văn hoá đặc trưng riêng biệt đang có xu
hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở khắp các địa phương trên cả
nước đều khuyến khích, đầu tư tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ
hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo
dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh
hoạt văn hoá cổ truyền. Lễ hội trở thành một phần quan trọng của du lịch, có sự
thu hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều lễ hội lớn trở thành
ngày hội của du lịch đối với vùng, miền địa phương đó. Thành phố Buôn Ma
Thuột có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Hàng năm,
thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức long trọng và trang nghiêm các lễ hội đặc
trưng của địa phương đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người
dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch như Lễ giỗ tổ Hùng
Vương; Lễ tưởng niệm 100 chiến sỹ Nam tiến; Lễ tế Đình Lạc Giao; Lễ cúng
bến nước, Lễ cúng sức khỏe, Lễ cưới của đồng bào dân tộc Ê đê; Tết của người
Thái ở xã Hòa Phú …
Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các
làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Đây là một
hướng đi đúng được triển khai tích cực ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, thu hút du khách đến tham quan và mua sản
phẩm. Các nghề được tập trung đầu tư như nghề dệt thổ cẩm, nghề điêu khắc,
nghề mộc,…
Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, thành phố Buôn Ma Thuột còn
có Bảo tàng tỉnh với trên 10.000 đơn vị hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý
giá như: Đồ gốm, đồ đá, đồ đồng của người tiền sử và các hiện vật lịch sử cách
mạng, hiện vật văn hóa dân tộc là nơi thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu văn
hóa về tỉnh Đắk Lắk; bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ
du lịch như văn hoá phi vật thể với các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của
các dân tộc khá độc đáo, như: hát Kuưt, Ay ray, Kông tuôr (trao vòng), múa mời
rượu, múa khiêng,... hướng về ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu lứa đôi, giáo
dục cuộc sống gia đình - xã hội. Đặc biệt, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi
vật thể của nhân loại" ngày 25/11/2005.

4
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO HÀNH TRÌNH TOUR THAM QUAN VŨNG TÀU – BAN
MÊ ĐẠI NGÀN 3 NGÀY – 2 ĐÊM

Trước khi bắt đầu chuyến hành trình khám phá tour Buôn Ma Thuột thì tất cả sinh viên
đã tự chuẩn bị cho bản thân mình những tư trang cá nhân cho chuyến khám phá đầy
thú vị này. Mọi người phải có mặt ở trường đúng giờ và lên xe với tâm trạng đầy phấn
khởi, háo hức để đến với thành phố Ban Mê Đại Ngàn. Trên cung đường đến với Buôn
Ma Thuột xe có dừng lại nghỉ chân và hầu như mọi người đều chìm vào giấc ngủ để có
cho mình một sức khỏe thật tốt cũng như là tinh thần thật sảng khoái để đủ năng lượng
cho một ngày dài tiếp theo khám phá.

1. Lộ trình tham quan ngày một:

5
6
1.1. Các điểm tham quan trong ngày
1.1.1. THÁC DRAY NUR

Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km theo hướng về Thành
phố Hồ Chí Minh, thác Dray Nur có chiều dài 250m, nối liền địa bàn
hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Vẻ đẹp thơ mộng và bí ẩn của ngọn
thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên – thác Dray Nur – đã khiến bao du
khách yêu thích khám phá thiên nhiên không khỏi ngỡ ngàng khi đến
với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Băng qua những con đường uốn lượn quanh co, theo sườn núi ghé
ngang thủy điện Buôn Kuôp đến chân thác Dray Nur. Quang cảnh bạt
ngàn bao la trên đường đến chinh phục Dray Nur, một bên là núi, bên
là thảm rừng xanh mướt vô cùng thích hợp cho những ai ham thích
ngao du thưởng ngoạn. Ngay từ xa bạn đã có thể nghe thấy tiếng thác
đổ ầm ầm như lời chào mừng rỡ.

Tới chân thác Dray Nur, chứng kiến dòng nước xô nhau gieo mình
xuống đá làm bọt tung trắng xóa. Âm thanh như xé tan mọi sự tĩnh
mịch của núi rừng. Xung quanh thác Dray Nur là những con suối nhỏ
chảy róc rách uốn lượn qua những mỏm đá lô nhô. Thấp thoáng là
những bông hoa lục bình tím rung rinh đưa mình theo gió. Một khung
cảnh hoàn hảo không thừa không thiếu một chi tiết nào.

Thác "Draynur" mang nghĩa là thác Cái. Do vậy, danh thắng này còn
được gọi là thác Vợ. Theo sự tích từ dòng sông Serepok thì trước đó
tại bờ sông này có một đôi nam nữ sinh sống trong bản làng và đem
lòng thương yêu nhau. Thế nhưng họ lại phải chịu sự ngăn cấm khốc
liệt từ phía gia đình bởi những mâu thuẫn từ xa xưa. Vì quá đau khổ
khi tình yêu không được cho phép, vào một buổi đêm lạnh lẽo, cặp
tình nhân đáng thương ấy đã cùng nhau gieo mình xuống lòng sông
Serepok với nguyện ước được ở bên nhau tại một thế giới khác. Để rồi
chính vào giây phút đáng buồn ấy, sóng to dưới sông bắt đầu nổi lên,
chia cắt dòng sông Serepok hiền dịu hàng ngày thành hai nhánh. Hai
nhánh sông này đã tạo nên hai con thác hùng vĩ của Đăk Lăk ngày nay,
chính là thác Dray Nur và thác Dray Sap. Còn theo một sự tích khác có
liên quan đến hang đá sau thác, thì từ ngàn xưa, chàng hoàng tử của
vua thủy tề là chàng Nur có đem lòng yêu thương hai nàng công chúa
của trần gian. Vì thương hoàn cảnh nghèo khó của hai nàng công chúa
xinh đẹp nên chàng đã giúp đỡ họ và cùng chung sống với nhau. Dù
cuộc sống ở trần gian rất tốt đẹp nhưng chàng hoàng tử vẫn canh cánh
trong lòng nỗi nhớ vua cha của mình nên quyết định trở về hang đá để
thăm cha. Chàng hóa thân thành con dũi vàng, vượt qua nước để trở về
trước sự mong đợi, nuối tiếc của nàng công chúa. Từ đó, thác nước
7
này được người dân nơi đây gọi là thác Dray Nur – mang ý nghĩa là
con dũi vàng, gắn liền với chàng hoàng tử Nur ngày nào.

Mặc dù kể theo sự tích nào đi nữa, thì con thác Dray Nur vẫn ngày
ngày đổ dòng nước thẳng đứng, từng bọt nước tung bọt trắng xóa tựa
như những giọt nước mắt tiếc thương cho câu chuyện tình yêu đầy tiếc
nuối thời xa xưa.

2. Lộ trình tham quan ngày hai:

8
9
3. Lộ trình tham quan ngày ba:

10
11
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

Chuyến đi tour Vũng Tàu- Ban Mê đại ngàn, 3 ngày 3 đêm, từ ngày 7-10/4 vừa qua là
một chuyến đi rất bổ ích và đầy thú vị. Qua chuyến đi này em không những bổ sung
thêm nhiều kiến thức mà còn giúp em trưởng thành hơn, hiểu biết thêm nhiều địa điểm
du lịch, văn hóa ở Việt Nam. Đồng thời, còn giúp cho em làm quen với công việc mà
sau này em sẽ làm, giúp em có thêm tự tin, sự bình tĩnh khi giải quyết vấn đề, sự cố
gắng nỗ lực howntrong công việc và đặc biệt là giúp em có thêm động lực để theo đuổi
ngành Lữ Hành này.

Khi được tham quan nhiều địa điểm thì em rất thích thú và tò mò, em đã lắng nghe
và đi theo chị hướng dẫn trong bảo tàng Đắk Lắk và cũng vì vậy em đã có thêm nhiều
kiến thức về văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mình, các lễ hội cưới xin, ma
chay, lễ tạ ơn, lễ bỏ mã,..vô cùng phong phú và độc đáo. Đặc biệt là lễ hội Cồng
Chiêng đã được UNESCO công nhận là phi vật thể nhân loại. Em còn được đi coi voi
ở Buôn Đôn, và đi qua cầu treo, được tham quan nhà đày và ngôi chùa do Hoàng Hậu
Nam Phương xây dựng, và còn được tìm hiểu về các loại cafe nhất là cafe chồn, em
còn được tham quan các cảnh đẹp thơ mộng như ở KoTam. Quả thật chuyến đi đã
mang cho em rất nhiều kiến thức thực tế mới và lạ mà trước đây em chỉ tìm hiểu qua
trên mạng, và bây giờ thì em đã được tiếp xúc qua thực tế, được nhìn tận mắt.

Chuyến đi không dài, nhưng cũng đủ để những con người thích khám phá như em
tìm tòi, học hỏi bản sắc của dân tộc ta. Em cũng đã check in được rất nhiều địa điểm
để có thể sống ảo, và tự tin khoe với mọi người em đã tới những nơi đẹp và hùng vỹ
như thế nào và cùng kể lại cho mọi người nghe. Tuy chỉ 3 ngày nhưng cũng đã đủ làm
cho em thấm mệt và ngủ li bì cả ngày hôm sau khi về tới nhà, tuy vậy nhưng em lại rất
vui vì có thêm nhiều trải nghiệm mới để em có thêm kinh nghiệm hơn khi làm trong
lĩnh vực Lữ Hành này.

12
Kết Luận
Trong thời gian đi tour chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn cũng như là sự
giúp đỡ của thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tế
này.Trong thời gian học tập và hoàn thành bài báo cáo này, nhóm chúng em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên của gia đình, quý thầy
cô và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám Hiệu, khoa Du Lịch của Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo. Mọi người đã
hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt chuyến
đi.
Xin chân thành cảm ơn.
Mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô!

13

You might also like