You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ


----------------------------

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM


ĐỀ TÀI: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA KHÔNG GIAN VĂN
HOÁ TÂY NGUYÊN

LỚP: ĐCVHVN.01
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………...4
B. NỘI DUNG…………………………………………………………...……5
1. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên………………………………….
…..5
1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………
5
1.2. Điều kiện tự
nhiên……………………………………………….5
1.3. Điều kiện xã hội…………………………………………………
6
2. Không gian văn hóa Tây Nguyên………………………………………7
2.1. Văn
hoá………………………………………………………….7
2.2. Không gian văn hóa và thời gian văn
hóa……………………….7
2.2.1. Khái niệm chung…………………………………………….7
2.2.2. Định vị không gian văn hóa Tây Nguyên……………………
8
2.2.3. Xác định thời gian văn hóa Tây
Nguyên…………………….8
3. Nét đặc sắc không gian văn hóa Tây
Nguyên…………………………..8
3.1. Văn hóa vật
thể………………………………………………….8
3.1.1. Nhà ở…………………………………………………...……
8
3.1.2. Trang phục…………………………………………………..9
3.1.3. Đàn đá Tây Nguyên………………………………………..10
3.1.4. Tượng nhà mồ……………………………………………...11
3.2. Văn hóa phi vật
thể…………………………………………….11
3.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng…………………….…………………
11
3.2.2. Lễ hội truyền
thống………………………………………...12
3.2.3. Trường ca, sử thi Tây Nguyên……………………………..12
3.2.4. Điệu múa Tây Nguyên……………………………………..13
3.2.5. Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên…………………………
15
C. KẾT
LUẬN……………………………………………………………….17
1. Không gian văn hoá và thời gian văn hoá Tây
Nguyên……………….17
2. Những nét đặc sắc của không gian văn hoá Tây Nguyên ...……….....17
2.1. Văn hóa vật
thể………………………………………………...17
2.2. Văn hóa phi vật
thể…………………………………………….17
3. Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hoá Tây Nguyên ..………18
D. PHỤ LỤC………………………………………………………………...19

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TÊN THÀNH
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
VIÊN
Chuẩn bị nội dung “Văn hoá vật thể” + Làm slide & tổng hợp,
Vũ Lê Hường
chỉnh sửa lại file word + Thuyết trình
Nguyễn Quốc Chuẩn bị nội dung “Không gian văn hoá Tây nguyên” + Làm
Khánh slide & tổng hợp, chỉnh sửa lại file word
Nguyễn Thảo Chuẩn bị nội dung “Văn hoá phi vật thể” + Làm slide & tổng
Chi hợp, chỉnh sửa lại file word
Trần Phương Chuẩn bị nội dung “Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên” + Thuyết
Thảo trình
Chuẩn bị nội dung "Lời mở đầu”, “Không gian văn hoá Tây
Đỗ Hương
nguyên”, “Tóm tắt/ Kết luận” + Làm minigame & quizlet + Tổng
Giang
hợp, chỉnh sửa lại file word

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN


THAM HOÀN CHẤT THÁI ĐỘ
TÊN THÀNH
GIA HỌP THÀNH LƯỢNG LÀM ĐIỂM
VIÊN
ĐẦY ĐỦ ĐÚNG HẠN ĐẦU RA VIỆC
Vũ Lê Hường 10 9,5 9,5 9,5 9,6
Nguyễn Quốc
0 0 0 0 0
Khánh
Nguyễn Thảo
9 9,5 9,5 9,5 9,4
Chi
Trần Phương
9,5 9,5 9 9,5 9,4
Thảo
Đỗ Hương
10 9,5 9,5 9,5 9,6
Giang

A. LỜI MỞ ĐẦU

Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, là nơi sinh sống của các
bộ tộc thiểu số, chưa tập hợp lại để phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Trải
qua hàng nghìn năm chịu sự tác động và biến đổi của tự nhiên, cũng như chứng kiến
nhiều sự thay đổi về lịch sử: thời kỳ nguyên thuỷ các bộ tộc thiểu số ở đây trở thành
nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ;
triều đình nhà Nguyễn thiết lập quyền lực nhằm loại trừ các ảnh hưởng còn lại của
vương quốc Champa; chịu sự cai trị của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ; cuối cùng sự
đoàn kết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cùng đứng lên giành lại độc lập dân
tộc. Tất cả điều đó đã góp phần hình thành thành nên một Tây Nguyên hiện nay
thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, là mái nhà chung của 47 dân tộc anh em,
mỗi dân tộc đều lưu giữ lại được những nét đặc trưng, sắc thái riêng mà đậm đà bản
sắc của riêng mình.

Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, là cốt hồn của
một dân tộc, không chỉ vậy, trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ
cùng với những đòi hỏi của tăng trưởng kinh tế trong thời đại mới, văn hóa Tây
Nguyên đang không ngừng biến đổi và có những chuyển biến rõ rệt. Bài tiểu luận
của chúng em sẽ với chủ đề “Những nét đặc sắc của không gian văn hoá Tây
Nguyên” sẽ mang tới một cái nhìn rõ nét hơn về những nét đặc trưng nhất trong
không gian văn hoá của vùng đất Tây Nguyên hoang sơ, hùng vĩ.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không tránh khỏi mắc phải những
hạn chế và sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong muốn nhận được những góp ý, nhận
xét từ phía cô để đề tài nghiên cứu của chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa.

Chúng em em xin chân thành cảm ơn!


B. NỘI DUNG

1. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên

1.1. Vị trí địa lý


Tây Nguyên hay vùng cao nguyên Nam Trung Bộ là khu vực với địa hình cao
nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên có phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông
giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía tây giáp với Lào và
Campuchia. Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

1.2. Điều kiện tự nhiên

Đất: Có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn để trồng các loại cây công nghiệp, xây
dựng các vùng chuyên canh cây cà phê, tiêu, điều, cao su…Đất đỏ vàng diện tích
khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên
thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn
đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho
trồng cây lương thực

Khí hậu: Tây Nguyên nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, gồm nhiều tiểu vùng
nhưng khí hậu phổ biến là nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Khí hậu ở đây được chia
thành hai mùa rõ rệt :
- Mùa khô: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh,
độ ẩm thấp. Mùa khô thường kéo dài khiến thiếu nước tưới tiêu
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát. Trong suốt tháng
7 và đầu tháng 8, mưa dường như có thể kéo dài liên tục.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24 độ C trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng
nóng và khô nhất. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.900 mm - 2.000 mm, tập
trung chủ yếu vào mùa mưa.

Sông ngòi: Có hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm cung cấp cho việc
tưới tiêu Nơi đây là khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm:
- Hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông
- Hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai Hổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông
- Hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông
- Hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông
- Ngoài ra còn có sông Ê Xan , Xrê Pốc ... và nhiều thác ghềnh.
Khoáng sản: Có boxit với trữ lượng lớn, các sông có tiềm năng thủy điện.
khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk
Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.
Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia
Lai. Ngoài ra còn các loại đá quý, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chư Sê - Gia Lai
và Bản Đôn - Đắk Lắk, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ
- Gia Lai, Chư Đăng - Đắk Lắk.

Sinh thái: Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất
cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại. Trữ
lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước.

1.3. Điều kiện xã hội

Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người và đa dạng về mặt
văn hóa. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nếp sống đặc trưng của
riêng mình, tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong xã hội ở đây.

Xã hội truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên là xã hội mẫu hệ. Dòng họ
mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hôn nhân và
gia đình.

Người Tây Nguyên luôn khao khát một cuộc sống gia đình lâu bền, có sự tôn
trọng lẫn nhau. Họ rất lo sợ sự li tán, những điều xảy ra trái với quy luật tự nhiên
làm gián đoạn hay ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình của họ.

Người Tây Nguyên có niềm tin mãnh liệt vào thần linh, ma quỷ. Đối với
người dân Tây Nguyên, mối quan hệ giữa người với các thần linh khá bình đẳng,
phản ánh tinh thần dân chủ.

Canh tác nương rẫy là hình thức chủ yếu có vị trí quan trọng nhất trong việc
cung cấp lương thực và thực phẩm cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vì canh
tác ruộng nước chưa phổ biến, chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cư dân người Gia
Rai, Bahnar,… sống ở những điều kiện thuận lợi, thích hợp với sản xuất lúa nước.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê cũng như một
số loại cây công nghiệp khác.

Cơ sở hạ tầng bắt đầu được đầu tư phát triển, tuy còn thiếu thốn nhiều, trước
hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kỹ
thuật. Trình độ lao động thấp kém, thiếu lao động lành nghề và lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
2. Không gian văn hóa Tây Nguyên

2.1. Văn hoá

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.

Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người tự nhiên với môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội.”

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là
chìa khóa của sự phát triển.

2.2. Không gian văn hóa và thời gian văn hóa

Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa được xác
định bởi một hệ tọa độ. Hệ tọa độ của một nền văn hóa bao gồm ba chiều: Không
gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa.

2.2.1. Khái niệm chung

a. Thời gian văn hóa


Thời gian văn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến
khi tàn lụi.
Nói chung, thời gian văn hóa không thể xác định được một cách rạch ròi, nó
được hiểu là một khái niệm mở. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa được quy
định bởi thời điểm hình thành dân tộc (hay còn gọi là chủ thể văn hóa).

b. Không gian văn hóa


Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử, cho
nên trong văn hóa đã bao hàm yếu tố thời gian. Vì có tính thời gian nên không gian
văn hóa có liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ.
Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó các dân tộc đã tồn tại qua từng
thời kì lịch sử. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh
thổ.
Để xác định đầy đủ thông tin và hình dung cụ thể về không gian văn hóa của
một dân tộc, phải tìm hiểu được yếu tố nguồn gốc và quá trình hình thành của dân
tộc đó. Suy cho cùng, cả thời gian văn hóa và không gian văn hóa đều phụ thuộc
vào chủ thể văn hóa.

2.2.2. Định vị không gian văn hóa Tây Nguyên

Không gian văn hóa Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa Tây Nguyên này là cư
dân các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...

2.2.3. Xác định thời gian văn hóa Tây Nguyên

Các nhà khoa học đã tiến hành khai quật các di khảo cổ Lung Leng (Kon
Tum), Cát Tiên (Lâm Đồng) và các di tích văn hóa – lịch sử - khảo cổ thời tiền sử
tại Đăk Lăk, từ đó đưa ra những cứ liệu vô cùng quan trọng về lịch sử và văn hóa
các dân tộc Tây Nguyên, chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa Tây Nguyên tương
đương về trình độ và niên đại với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung
Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ.

3. Nét đặc sắc không gian văn hóa Tây Nguyên


3.1. Văn hóa vật thể
3.1.1. Nhà ở
Nhà sàn là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Mỗi một
ngôi nhà được xây dựng là cần sự chung tay của cả cộng đồng với những nguyên
vật liệu hết sức thân thuộc với đồng bào nơi đây như tre, nứa, đanh, dây mây…Do
điều kiện môi trường khắc nghiệt lắm mưa nhiều gió ở Tây Nguyên, nhà sàn của
đồng bào thường được tạo ra theo hướng Bắc – Nam để không đón gió mát và bị
nắng chiều hắt vào. Gầm sàn cao để có thế làm nơi nuôi nhốt trâu bò, tránh được
thú dữ vì cư trú giữa rừng. Ngoài ra, các gian nhà thường được sử dụng để phục vụ
các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng chung của đồng bào. Thêm vào đó, các lễ hội, họp
bàn đều được tổ chức tại gian nhà sàn Tây Nguyên. Người dân cũng có thể sử dụng
các gian để chứa lương thực, thực phẩm khô sau khi thu hoạch.

Đặc biệt, mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có cho riêng mình những đặc điểm
độc đáo trong kiến trúc nhà sàn thể hiện nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Điều đó
được minh chứng rõ ràng qua các đặc điểm kiến trúc nhà dài, nhà rông ở Tây
Nguyên.

Nhà dài
Là kiểu nhà truyền thống của người Ê-đê. Ngôi nhà dài là nơi sinh sống của
nhiều thế hệ và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê- đê. Nhà dài của
người Ê Đê được mở rộng khi con gái của gia đình kết hôn và người nhà sẽ dựng
thêm một đoạn riêng cho cặp đôi. Nhiều nhà dài có thể kéo dài tới hơn 100 m. Nhà
có hai cầu thang dành riêng cho nam giới và nữ giới. Một là cầu thang Cái - dành
riêng cho phụ nữ và khách quý lên xuống. Đỉnh của cầu thang được đẽo giống như
mũi con thuyền, phía dưới có một vầng trăng khuyết và bộ ngực phụ nữ tượng trưng
cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang Đực thường nhỏ hơn rất nhiều và được đặt cách xa
phía bên trái (cũng có nhà được thiết kế có nhiều cầu thang Đực) dành cho những
người đàn ông trong gia đình lên xuống. Thường bậc của 2 loại cầu thang trên có số
lẻ: 3, 5, 7 (người Ê Đê thích nhất con số 7). Trong trường ca Đăm Săn có câu:" Nhà
dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim" chính là để
miêu tả loại nhà này.

Nhà rông
Loại hình nhà văn hóa này thường được bắt gặp tại các buôn làng người dân
tộc Ba Na, Gia Rai ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là ở tỉnh Kon Tum và
Gia Lai. Nhà rông thường có chiều dài khoảng 10m, rộng 4 – 6 m, cao 15 – 16m,
bởi người dân quan niệm rằng nhà rông càng cao thì càng thể hiện sự thịnh vượng,
sung túc, giàu có. Nóc nhà có 2 mái được lợp bằng cỏ tranh hay lá. Sàn nhà được
ghép bằng những tấm ván gỗ hay lồ ô, 2 đầu nhà đặt 2 bếp lửa để sưởi ấm vào
những ngày đông và để tổ chức lễ hội. Hai bên vách được đan bằng tre, nứa, lồ ô,
tạo nên một dải hoa văn rất độc đáo và lạ mắt. Cửa chính được mở ở giữa một vách
chính, cửa phụ được mở ở hông bên phải của cửa chính. Phần cầu thang lên xuống
được đẽo bằng những cây gỗ lớn, thường sẽ đẽo 7 hoặc 9 bậc.

Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay
các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập
làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ
kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý
đến buôn làng thăm chơi.

3.1.2. Trang phục


Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng và gắn liền với những
nét văn hóa riêng các dân tộc. Nhưng nhìn chung, một kiểu trang phục khá phổ biến
và điểm chung ở Tây Nguyên đó là kiểu áo chui đầu, váy nhuộm đen hoặc chàm,
dải khố… Trong khi nữ giới thường mặc váy và áo dệt thổ cẩm cùng hoa văn độc
đáo thì nam giới lại khoe cơ bắp với đóng khố và để người trần, hoặc mặc áo chui
đầu và áo choàng quấn.

Màu sắc chủ đạo là đỏ đen, ngoài ra thì các dân tộc Bắc Tây Nguyên còn kết
hợp thêm các màu sắc khắc như xanh đậm và trắng, còn các dân tộc Nam Tây
Nguyên thì kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn thể hiện sự gần gũi với núi rừng.
Trang phục của người Xơ Đăng chủ yếu là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa
văn màu trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí
nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí
bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ yếu là màu
trắng hoặc màu chàm. Trong khi đó, trang phục của đồng bào M'nông lại là sự kết
hợp hài hòa giữa các màu đen, đỏ, vàng, tím, trắng, xanh.

Trang phục của người Ê đê:


Trang phục người Ê đê có bốn màu cơ bản là: đen, đỏ, vàng, xanh. Phụ nữ Ê
đê mặc miếng (váy tấm) bằng thao tác choàng quấn quanh eo, che nửa thân dưới.
Áo nữ (Ao mniê) là loại áo chui đầu (xẻ ngang bờ vai trái sang vai phải), ôm sát vào
thân (không rộng thùng thình, cũng không may bó), buông xuôi tới thắt lưng, vạt
trước và sau bằng nhau, không hở tà, có loại dài tay, ngắn tay và cộc tay. Váy và áo
đều bằng vải sợi bông xe xăn, nhuộm màu xanh chàm ngả đen. Trên nền váy và áo
bao giờ cũng có vài dải hoa văn dệt, bố cục nằm ngang (vòng ngang trục thân). Màu
chủ đạo của hình họa và những đường diềm trang trí là đỏ, trắng, vàng.

Tấm áo cổ truyền (Ao êkei) của nam giới Ê đê là một loại áo chui đầu, nhưng
rộng, dài hơn áo nữ, cổ khoét tròn nghiêng về phía trước rồi xẻ xuống một đoạn
giữa ngực. Ao êkei cũng có cái dài tay, ngắn tay và áo cộc tay (ao kok). Áo lễ phục
luôn có tay dài, vạt sau dài hơn vạt trước. Chỗ xẻ dọc ở phần ngực áo, người ta đính
một mảng chỉ đỏ (đã được bện thành lọn) có hình thang cân, đáy dài ở trên gọi là
kiêr nuh. Mảng trang trí ấy được hiểu là “cánh chim đại bàng”. Gấu áo cũng được
đính một dải hoa văn nằm ngang thêu rất bắt mắt bằng kỹ thuật kteh. Những ngày
giá lạnh, một số người già thường khoác thêm trên mình một tấm mền.

Trang phục của người Bana


Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống dân tộc Ba Na chính là những hoa
văn được thêu dệt trên váy, áo. Nam giới người Ba Na thường mặc áo chui đầu, cổ
xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu
trắng. Đằng sau áo được thêu những cây nêu, còn vạt áo được trang trí hoa cúc.
Nam giới đóng khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi
che một phần mông, ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Trên đầu nam giới người
Ba Na chít khăn theo kiểu đầu rìu.

Phụ nữ dân tộc Ba Na mặc áo chui đầu, không xẻ cổ kết hợp với váy. Trong
các ngày lễ, trang phục truyền thống của người Ba Na có phần sặc sỡ hơn. Váy của
phụ nữ Ba Na không được may lại mà nó chỉ là một tấm thổ cẩm được quấn quanh
thân dưới, có tua tua hạt cườm. Về tạo hình áo váy cho phụ nữ, người Ba Na trang
trí theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang. Những họa tiết băng trắng
nằm chủ yếu phần giữa thân áo và váy. Hai ống tay bộ váy, áo đều được trang trí
hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và buông thõng dài
hai đầu sang hai bên hông.

3.1.3. Đàn đá Tây Nguyên


Đàn đá (các dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam gọi là goong lu, đọc là goòng lú,
tức "đá kêu như tiếng cồng") là một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất ở
Việt Nam. Năm 2005, UNESCO đã xếp Đàn đá vào danh sách các nhạc cụ trong
“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Đàn đá được làm bằng các phiến
đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Phiến đá dài, to, dày có âm vực
trầm trong khi phiến đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng sẽ thanh và trong.

Người xưa sử dụng những loại đá có sẵn ở địa phương để chế tạo đàn đá,
trong đó chủ yếu là đá núi lửa hoặc đá phiến biến chất. Đá dùng làm đàn không quá
mềm cũng không quá cứng, thuận lợi cho việc ghè đẽo nhưng cũng đạt tiêu chí về
âm vang (không như đá thông thường khi gõ vào chỉ phát ra tạp âm).

Đối với một số dân tộc ở Tây Nguyên, các phiến đá rất linh thiêng và chúng
được gìn giữ như một bảo vật của gia đình. Họ chỉ chơi nhạc cụ này trong các buổi
lễ lớn, chẳng hạn như lễ cúng thần linh, lễ mừng lúa mới, mừng được mùa,....Người
M’nông xưa quan niệm rằng, thanh âm của đàn đá là sợi dây linh thiêng, là phương
tiện để kết nối giữa con người với trời đất và thần linh, giữa quá khứ với hiện tại và
hướng con người đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Qua hàng ngàn năm, dù đã chuyển sang sử dụng nhạc cụ đồng như cồng và
chiêng, nhưng người Tây nguyên nói chung và người M’Nông nói riêng vẫn lưu giữ
được những bộ đàn đá cổ. Tập quán chơi đàn đá phổ biến của đồng bào M’nông cổ
xưa vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ như tiếp nối truyền thống văn hóa dân tộc.

3.1.4. Tượng nhà mồ

Tượng nhà mồ (hay còn gọi là tượng gỗ dân gian) của đồng bào các dân tộc
bản địa. Theo truyền thống, sau khi người khuất được chôn cất từ 1 - 7 năm, thì gia
đình sẽ làm lễ bỏ mả - tức quan niệm sau nghi lễ này, người chết sẽ thực sự về với
xứ sở của các thần, người sống không làm đám giỗ nữa. Trước khi làm lễ bỏ mả, gia
đình sẽ phân công một số người vào rừng lấy gỗ về tạc tượng để đặt trên mộ phần
gọi là tượng nhà mồ. Các tượng nhà mồ được tạc ra đều gắn liền với cuộc sống
hằng ngày trước đây của người nằm dưới mộ. Qua đó, đồng bào Tây Nguyên thể
hiện sự thương tiếc của mình đối với những người đã khuất một cách độc đáo, với
các tượng nhà mồ sẽ trở thành “người bạn” đồng hành cùng những người đã khuất ở
thế giới bên kia.

3.2. Văn hoá phi vật thể


3.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng

Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo đã được công n
hận về mặt tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và
Cao Đài. Hiện nay, đạo Tin Lành là tôn giáo có tỷ lệ tín đồ là đồng bào dân tộc
thiểu số cao nhất trong các tôn giáo ở Tây Nguyên. Theo số liệu, các tỉnh Tây Nguy
ên có tới 47 hệ phái Tin Lành, trong số đó nhiều hệ phái chưa được công nhận về m
ặt tổ chức tôn giáo. Tây Nguyên là nơi tập trung đông tín đồ Công giáo là đồng bào
dân tộc thiểu số, chiếm 30,9% tổng số người theo Công giáo của toàn vùng. Phật gi
áo ở Tây Nguyên phát triển tín đồ phật tử chủ yếu trong đồng bào Kinh (khoảng trê
n 600.000 phật tử), tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Phật rất ít so với sự phát
triển và hoằng pháp chung của Phật giáo ở các vùng miền cả nước. Đạo Cao Đài bắt
đầu được truyền bá lên Tây Nguyên từ năm 1938 cùng với chính sách khai thác Tây
Nguyên của thực dân Pháp. Cũng như Phật giáo, đạo Cao Đài truyền lên TâyNguyê
n chủ yếu phát triển trong đồng bào dân tộc Kinh với khoảng 22.000 tín đồ, số tín h
ữu Cao Đài là người dân tộc thiểu số rất ít.

Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của hầu hết các tộc người ở Tây Nguyên,
tín ngưỡng về Linh hồn là loại hình tín ngưỡng được bảo lưu một cách rõ nét nhất,
nổi trội nhất, đan xen, pha trộn với các tín ngưỡng Vật linh, Ma thuật, trở thành thứ
tín ngưỡng cơ bản của người Tây Nguyên. Có thể thấy rằng, đặc trưng tâm thức tín
ngưỡng của họ mang nặng tính huyền ảo, lối tham chiếu nhân tính trong quan hệ
người - vật (người Tây Nguyên quan niệm, mọi vật đều có linh hồn như người), nên
họ thờ rất nhiều thần linh. Chính vì vậy, đối tượng thờ cúng trong các loại hình tín
ngưỡng dân gian của Tây Nguyên là đa thần.

3.2.2. Lễ hội truyền thống

a. Lễ bỏ mả
Đây là một lễ hội Tây Nguyên có truyền thống lâu đời mang màu sắc tâm linh,
tín ngưỡng độc đáo. Những người dân tộc nơi đây tin rằng khi con người chết đi sẽ
không đi về thế giới bên kia mà quay lại dương thế nhập vào cơ thể trẻ em. Vậy nên
người dân cần làm lễ bỏ mã để tiễn đưa linh hồn về với tổ tiên ông bà. Dân tộc
Bahnar sẽ tổ chức lễ vào tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm còn dân tộc Jrai thường
làm lễ vào khoảng tháng 1 – 2 âm lịch.
Lễ thường được tổ chức ở các ngôi nhà mồ có đặt những tượng gỗ điêu khắc
tinh xảo bên trong. Những bức tượng này mô phỏng cuộc sống sinh hoạt đời thường
để người đã khuất không còn buồn bã, vương vấn dương thế. Sau khi lễ hội kết
thúc, người dân sẽ không lui tới nơi này nữa để linh hồn hoàn toàn cắt đứt với nhân
gian.

b. Tết giọt nước của người Xơ – đăng


Một năm, người Xơ Đăng chỉ đón 2 lễ tết quan trọng nhất là Tết giọt nước và
Tết lửa diễn ra khá gần nhau. Nếu Tết Lửa là để chào đón một vụ mùa mới thì Tết
giọt nước lại được tổ chức khi một vụ mùa kết thúc. Tết giọt nước diễn ra vào tháng
3 Dương Lịch, thường là vào ngày trăng tròn nhất trong tháng.
Tết giọt nước của người Xơ Đăng là để cầu mong thần Nước (Yang Dak) ban
phát cho dân làng năm mới được mùa, nguồn nước dồi dào và một cuộc sống đủ
đầy, sung túc. Trong tín ngưỡng dân gian của người Xơ Đăng, thần Nước là một
trong những vị thần thiên nhiên quan trọng nhất, bên cạnh thần Lửa, thần Sấm Sét,
thần Lúa,...

c. Lễ hội đâm trâu


Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như:
Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét
văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng
đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền
thống xa xưa của người Tây Nguyên.
Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động
văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc.

3.2.3. Trường ca, sử thi Tây Nguyên

Là sản phẩm đích thực của nền văn minh nương rẫy, trường ca thường là
những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc
minh họa bằng động tác, bằng hành động. Sử thi là tấm gương phản ánh một cách
toàn diện đời sống của một dân tộc ở một thời kỳ đã qua, đồng thời nói lên khát
vọng của dân tộc ấy về một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng; ngợi ca tình yêu,
lòng cao thượng, trí dũng con người trước thử thách của thiên nhiên và trong đấu
tranh với cái ác… Độ dài ngắn của trường ca cũng khác nhau. Có tác phẩm chỉ kể
một hai đêm, nhưng có tác phẩm kể bốn, năm ngày chưa hết (tùy theo sức tưởng
tượng phong phú hoặc trạng thái thăng hoa của người kể). Trường ca thường chỉ kết
thúc khi người anh hùng hoặc nhân vật trung tâm đã đạt mục đích nào đó. Đặc biệt
các trường ca của tộc người Mnông (ot n’trong) thường có độ dài gấp đôi trường ca
của các tộc người khác. Nếu so sánh với những truyện thơ dài như : Đẻ đất đẻ nước,
Hùy Nga – Hai Mối của người Mường, Xống chụ xôn xao của người Thái… hoặc
so với cả các trường ca Ramayana của Ấn Độ, hay Iliat – Ôđixê của Hy Lạp thì các
trường ca, sử thi có bản hơn gấp mấy lần cả về số lượng, độ dài hơi của tác phẩm
lẫn số lượng nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Có lẽ trong văn học dân gian thế
giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn nhất. Theo tư liệu đã
công bố của các nhà sưu tầm, ở Tây Nguyên hiện đã có các sử thi, trường ca sau
đây được biết đến :

Khan của người Êđê ở Đăk Lăk:


Dam San (ba bản của Sabachie, Ywang Mlô Duôn Du & Đỗ Hồng Kỳ sưu
tầm)/ Dam San thời thơ ấu / Chàng M’hiêng/ M’Drong Dăm / Dăm Di đi săn /
Khinh Du / Dăm Ktek Mlan / Nàng H’Bia Jâo, Dăm băng Mlan,…

Hri của người Giarai ở tỉnh Gia Lai:


Xinh Nhã / Dăm Phu / Gi Dông / Jing Chơ Ngă/ H’Bia Drang,…

H’amon của người Bana ở Gia Lai:


Gyông Gyơ/ Gyông Dư/ Dăm Noi / Gyông nghèo tám vợ / Gyo Doi,…

H’amon của người Bana Rngao ở Kon Tum:


Dăm Dư lưu lạc/ Hai anh em mồ côi / Hrit cứu nàng Bia Rang Hu / Gyông
Gyơ đánh đại bàng,…

H’amon của người Bana Chăm ở Phú Yên:


Xing Chion / Anh em Chi Blơng / Tiếng cồng nàng H’Bia Lơ Đá /Xing Chơ
Nhiếp,…

Ot N’trong của người Mnông ở Đăk Lăk:


Cây nêu thần / Mùa rẫy bon Tiăng. / Truyền thuyết núi Nâm Nung/ Bông –
Rông và Tiăng / Ndu thăm Tiăng/ Chàng Lêng,…

3.2.4. Điệu múa Tây Nguyên

a. Vũ điệu Xoang của người Ba Na

Trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên nói chung, và của tỉnh Kon Tum nói
riêng, điệu múa Xoang đã trở thành huyền thoại, gắn liền với những sinh hoạt cộng
đồng Tây Nguyên. Ở đâu có lễ hội và có tiếng cồng chiêng Tây Nguyên vang lên, là
ở đó có điệu múa Xoang. Xoang là cách gọi những hình thức múa phổ cập, tập thể
có từ lâu đời của người Ba Na. Vũ điệu Xoang mang tính cộng đồng, ai cũng có thể
tham gia trong những dịp lễ hội. Múa Xoang gắn bó và theo suốt cả vòng đời, từng
mùa lúa rẫy. Nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại. Trong múa Xoang truyền thống
của người Ba Na, không thể thiếu những chiếc trống Chơ gút. Mặt trống được làm
bằng da dê hoặc da bò. Trống không đánh bằng dùi, mà vỗ bằng tay, do một người
mang trống trước ngực dẫn đầu (chỉ huy) dàn cồng chiêng. Âm thanh của nó rộn rã,
đầm ấm. Đánh trống Chơ gút là cả một nghệ thuật, vì trống chỉ huy cả đội hình
cồng chiêng. Và dù được diễn ra trong những dịp khác nhau, nhưng mỗi một động
tác đều trực tiếp hay gián tiếp mô phỏng diễn tả, tái hiện đời sống sinh hoạt sản xuất
hàng ngày của bà con.Từ các hoạt động đi, đứng, bắt, đốt, phát, chặt, tỉa hàng ngày,
cho đến sắc thái tình cảm yêu thương, giận hờn đều được đưa vào điệu múa Xoang
trong những cuộc vui.
b. Tung tung da dá của người Cơ Tu

Người Cơ Tu bao đời nay múa Tung tung da dá như một cách để kết nối giữa
thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà. Tung tung da dá là điệu múa tập thể
dành cho cả nam và nữ của dân tộc Cơ Tu, hay còn gọi là “Vũ điệu dâng trời”.

Vũ điệu Tung tung da dá gắn bó với cộng đồng, xuất hiện trong nhiều sinh
hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn của người Cơ Tu như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng
lúa mới, lễ hội dựng làng, dựng nhà Gươl,... Tung tung là điệu múa của đàn ông,
con trai; da dá là điệu múa của đàn bà con gái. Tâng tung theo nghĩa của tiếng Cơ
Tu là vươn lên cao, sôi động hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa và vững chãi hơn nữa,…
Đó là biểu hiện của khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới trong
không gian thoáng đãng, hằng mong cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa như
vậy, điệu múa này thể hiện rất nhộn nhịp, rất mạnh mẽ và hùng dũng, mang đậm
bản sắc của tộc người Cơ Tu. Tâng tung theo nghĩa của tiếng Cơ Tu là vươn lên
cao, sôi động hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa và vững chãi hơn nữa,… Đó là biểu hiện
của khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới trong không gian
thoáng đãng, hằng mong cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa như vậy, điệu múa
này thể hiện rất nhộn nhịp, rất mạnh mẽ và hùng dũng, mang đậm bản sắc của tộc
người Cơ Tu. Tâng tung theo nghĩa của tiếng Cơ Tu là vươn lên cao, sôi động hơn
nữa, mạnh mẽ hơn nữa và vững chãi hơn nữa,… Đó là biểu hiện của khát vọng
chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới trong không gian thoáng đãng, hằng
mong cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa như vậy, điệu múa này thể hiện rất
nhộn nhịp, rất mạnh mẽ và hùng dũng, mang đậm bản sắc của tộc người Cơ Tu.

c. Vũ điệu Tamya của người chu ru

Nói đến nghệ thuật dân gian của người Chu Ru, không thể không nói đến
những điệu múa (Tamya): Arya, T’rumpô, Păhgơnăngvà Đămtơra,... Đó là những
vũ điệu cổ xưa, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng của
người Chu Ru. Người Chu-ru có các vũ điệu khác nhau như vũ điệu mời khách, Vũ
điệu chúc tụng và tiễn đưa khách, vũ điệu lễ thức trong các lễ hội, Vũ điệu giao
duyên.

Mỗi vũ điệu của người Chu Ru đều mang một sắc thái riêng. Đó là sự giao
thoa giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Là
phương tiện giao tiếp, là niềm khát vọng sống mãnh liệt, lạc quan yêu đời của tộc
người Chu Ru,… nó vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa thể hiện tính nghệ thuật
trong từng bước đi, điệu nhảy. Chính vì lẽ đó, những vũ điệu Tamya luôn tạo cho
người xem một ấn tượng độc đáo. Trải qua bao năm tháng, những điệu Tamya đã
trở thành nét văn hóa quý báu, không những thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt văn
hóa tinh thần trong cộng đồng, mà còn là niềm kiêu hãnh, tự hào của của người Chu
Ru và đang ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

3.2.5. Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Tây Nguyên được biết đến là xứ sở của những thiên sử thi đẫm chất huyền
thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, của không gian văn hóa cồng chiêng đậm
đà bản sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này
là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơđăng, Jrai, M’nông, Cơ ho,…

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao
giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, cồng chiêng có từ thời cổ đại, bắt
nguồn từ nền văn minh Đông Sơn có cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, với hai
nhạc cụ điển hình là trống đồng và cồng chiêng.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp
hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài
sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đông.

Cồng, chiêng được làm từ hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.
Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ
20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90-120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ
hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc.

Trong một bộ chiêng, chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Cồng chiêng
có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có dân tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn
tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng,...

Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức
quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu
lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng,
đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.

Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống
vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai
như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say
lòng người.
Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một
sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào
đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.

Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến
những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới hay tang lễ,… đều không
thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như
thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,… của con
người Tây Nguyên.

Các kỳ lễ hội quốc tế cồng chiêng, lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở
cấp khu vực và cấp tỉnh cũng được tổ chức định kỳ hàng năm tại các tỉnh Tây
Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên cũng được vinh danh qua nhiều lễ hội, sự kiện mang
tầm quốc gia và khu vực, như: Liên hoan cồng chiêng tại các kỳ lễ hội cà phê Buôn
Ma Thuột, Tuần Văn hóa-Du lịch Kon Tum,…

Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút
rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây. Không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt về văn hóa,
du lịch, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên đầy
nắng và gió.

C. KẾT LUẬN

1. Không gian văn hoá và thời gian văn hoá Tây Nguyên

Không gian văn hóa Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa Tây Nguyên này là cư
dân các dân tộc: Bana, Xê đăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...

Sự tồn tại của nền văn hóa Tây Nguyên đã được chứng minh tương đương về
trình độ và niên đại với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và
Đồng Nai ở Nam Bộ.
2. Những nét đặc sắc của không gian văn hoá Tây Nguyên
2.1. Văn hoá vật thể
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có cho riêng mình những đặc điểm độc đáo
trong kiến trúc nhà sàn, thể hiện nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Đây là không
gian được sử dụng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng như sinh hoạt
cộng đồng chung của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên tuy đa dạng nhưng vẫn thể hiện
những nét văn hóa riêng mỗi dân tộc. Nữ giới thường mặc váy và áo dệt thổ cẩm
cùng hoa văn độc đáo thì nam giới lại khoe cơ bắp với đóng khố và để người trần,
hoặc mặc áo chui đầu và áo choàng quấn.
Đàn đá là nhạc cụ mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng đối với đồng bào các dân
tộc ở Tây Nguyên, là phương tiện để kết nối giữa con người với trời đất và thần
linh, giữa quá khứ với hiện tại và được sử dụng trong các buổi lễ lớn.
Tượng nhà mồ được tạc ra để thể hiện sự thương tiếc của đồng bào Tây
Nguyên đối với những người đã khuất một cách độc đáo, với các tượng nhà mồ sẽ
trở thành “người bạn” đồng hành cùng những người đã khuất ở thế giới bên kia.
2.2. Văn hoá phi vật thể
Đặc trưng tâm thức tín ngưỡng của các dân tộc Tây Nguyên mang nặng tính
huyền ảo, lối tham chiếu nhân tính trong quan hệ người - vật, chính vì vậy, đối
tượng thờ cúng trong các loại hình tín ngưỡng dân gian của Tây Nguyên là đa thần.
Các lễ hội ở Tây Nguyên diễn ra sôi động, hấp dẫn mang màu sắc tâm linh, tín
ngưỡng độc đáo, lưu trữ trọn vẹn và tôn vinh những giá trị truyền thống quý báu
của người dân miền núi từ bao đời nay: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội
đua voi ở Tây Nguyên, Lễ mừng cơm mới,...
Trường ca và sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn nhất, là
một bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại, phản ánh một cách trung thực, sinh
động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh vì những ý tưởng nhân văn cao
cả…
Không gian văn hóa cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức
quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên, nơi xứ sở của những thiên sử thi
đẫm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm. Tiếng cồng chiêng âm
vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm
rẫy, không gian lễ hội… của con người Tây Nguyên. Những âm thanh ấy khi ngân
nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với
tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.
3. Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hoá Tây Nguyên
Đời sống kinh tế mới đã phá vỡ kết cấu cộng đồng xưa, các sinh hoạt truyền
thống ngày càng ít đi khiến cho các nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên
không còn vị trí như trước. Người Tây Nguyên bây giờ cũng không còn quá tin
tưởng vào thần linh, tính linh thiêng của các tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục xưa vì
thế cũng giảm dần. Thanh niên Tây Nguyên ngày càng biết ít đến những giá trị của
cồng chiêng, ít gắn bó với những sinh hoạt của cộng đồng như xưa. Cồng chiêng vì
thế đã trở thành chuyện của người già, nó đang nằm bên bờ vực của sự mai một.
Ngay cả các nghệ nhân nắm giữ những giá trị nghệ thuật cồng chiêng cũng đã mất
hoặc còn rất ít. Họ đã ở vào độ tuổi “xưa nay hiếm.” Trước nguy cơ mai một những
nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, việc phục
hồi và phát huy những nét đẹp văn hoá ấy là vô cùng cần thiết. Để bảo tồn và phát
huy không gian văn hóa Tây Nguyên, các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp tổ
chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, cấp chiêng và trang phục truyền thống, phục
dựng các nghi lễ, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng.
Bên cạnh đó, các địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ngoại giao,
giao lưu văn hóa cồng chiêng, xét tặng danh hiệu và vinh danh nghệ nhân dân gian.
Đồng thời, tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị văn hóa cồng chiêng của
dân tộc mình để cùng gìn giữ, bảo vệ phát huy nó trong nền văn hóa cộng đồng.
D. PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Vượng. Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
Việt Nam.
2. Wikipedia. Tây Nguyên. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Nguy
%C3%AAn#:~:text=T%C3%A2y%20Nguy%C3%AAn%20l
%C3%A0%20v%C3%B9ng%20cao,Ratanakiri%20v
%C3%A0%20Mondulkiri%20(Campuchia).
3. Thông tin nông thôn. Tây Nguyên vài nét tổng quan.
https://dantocmiennui.vn/tay-nguyen-vai-net-tong-quan/130717.html
4. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Tây
Nguyên.https://dinhnghia.vn/vung-tay-nguyen.html
5. Tây Nguyên: Vùng đất đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo
https://vietnamnet.vn/tay-nguyen-vung-dat-da-dang-ve-van-hoa-tin-
nguong-va-ton-giao-756462.html
6. Những lễ hội Tây Nguyên đặc sắc núi rừng 2023
https://www.vietnambooking.com/du-lich/blog-du-lich/nhung-le-hoi-tay-
nguyen.html
7. Đinh Ngọc (2021), Tượng nhà mồ Tây Nguyên, Báo Pháp luật Dân tộc và
Tôn giáo
8. Khánh Ngọc (2022), Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây
Nguyên, Tạp chí Điện tử Người đưa tin
9. Nét đẹp của trang phục các dân tộc Tây Nguyên (2015), Trang tin điện tử
Đảng bộ Tỉnh Gia Lai
10. Phạm Diệu (2019), Muôn màu vẻ đẹp các trang phục Tây Nguyên, An
Tam Tour
11. Quang Vinh (2023), Nhà rông Tây Nguyên – nơi sinh hoạt cộng đồng, Báo
Kon Tum điện tử
12. Hồng Tâm (2021), BẢO TỒN NHỮNG NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN, Đắk Lắk Museum
13. Quốc Hùng, Đàn đá: Nhạc cụ gõ cổ xưa của Việt Nam, hcmussh.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Tây Nguyên tiếp giáp với tỉnh nào dưới đây?


0. Tỉnh Quảng Nam
A. Tỉnh Quảng Ninh
B. Tỉnh Quảng Bình
C. Tỉnh Quảng Trị

2. Vì sao Tây Nguyên được gọi là “Mái nhà của bán đảo Đông Dương”?
A. Vì địa hình đặc trưng của Tây Nguyên là địa hình núi
B. Vì phía Đông của Tây Nguyên được bao bọc bởi hệ thống dãy núi và khối
núi, gờ núi cao của dãy Trường Sơn Nam
C. Vì Tây Nguyên có khí hậu phổ biến là nhiệt đới gió mùa cao nguyên
D. Vì Tây Nguyên là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng liền
kề

3. Nhà rông là không gian sinh hoạt chung cho hoạt động nào dưới đây:
A. Nơi sinh sống của các gia đình
B. Nơi chứa lương thực, thực phẩm khô sau khi thu hoạch
C. Nơi nuôi nhốt trâu bò, tránh được thú dữ
D. Nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng

4. UNESCO đã xếp Đàn đá vào danh sách các nhạc cụ trong “Không gian văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên” vào năm:
A. 2005
B. 2006
C. 2007
D. 2008

5. Tượng nhà mồ được đồng bào Tây Nguyên tạc ra nhằm phục vụ cho hoạt
động nào dưới đây?
A. Cưới hỏi
B. Lễ bỏ mả
C. Lễ tết
D. Cúng tế

6. Tôn giáo nào có tỷ lệ tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất trong các
tôn giáo ở Tây Nguyên?
A. Đạo Tin Lành
B. Công giáo
C. Phật giáo
D. Đạo Cao Đài

7. Lễ mừng cơm mới hay lễ mừng lúa mới được tổ chức ở đâu?
A. Bản Đôn
B. Thành phố Buôn Ma Thuột
C. Các bản làng của người dân tộc Bahnar và Jrai
D. Khắp các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên
8. Đâu là tên một tác phẩm trường ca của đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên?
A. Trường ca Ramayana
B. Trường ca Iliat – Ôđixê
C. Tiếng cồng nàng H’Bia Lơ Đá
D. Trường ca Sông Lô

9. Đâu không phải tên một tác phẩm sử thi của đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên?
A. Sử thi Đăm San
B. Sử thi Khinh Dú
C. Sử thi Ramayana
D. Sử thi Ốt Drông

10. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được
UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại vào năm:
A. 2004
B. 2005
C. 2006
D. 2007

You might also like