You are on page 1of 21

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................................3


1. Khái niệm.......................................................................................................3
2. Sơ lược về Tây Nguyên................................................................................3
2.1.    Điều kiện tự nhiên.................................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.............................................................3
2.1.2. Địa hình...............................................................................................3
2.1.3. Khí hậu và thủy văn.............................................................................4
2.1.4. Thổ nhưỡng.........................................................................................4
2.2.        Điều kiện dân cư xã hội.....................................................................5
2.2.1. Dân cư.................................................................................................5
2.2.2. Xã hội..................................................................................................5
II. NỘI DUNG.......................................................................................................7
1.   Văn hóa sinh hoạt........................................................................................7
1.1.  Trang phục...............................................................................................7
1.2.   Nhà ở........................................................................................................8
1.2.1. Nhà Sàn...............................................................................................9
1.2.2. Nhà Rông...........................................................................................10
1.3. Ẩm thực...................................................................................................11
1.4. Phong tục tập quán, lễ hội....................................................................12
1.5. Nghệ thuật dân gian...............................................................................14
1.5.1. Sử thi Tây Nguyên.............................................................................14
1.5.2. Dân ca Tây Nguyên...........................................................................15
1.5.3. Cồng, chiêng Tây Nguyên.................................................................15
1.5.4. Một số loại nhạc cụ đặc trưng các dân tộc........................................16
a. Đinh Năm của người Ê đê...................................................................16
b. Kèn Rlet của người Mnông..................................................................16
c. Đàn tingning của người Bana.............................................................16
d. Đàn t’rưng của người Bana................................................................16
2.  Văn hóa sản xuất - Nghề thủ công.........................................................16
2.1. Nghề dệt thổ cẩm..................................................................................16
2.2. Nghề đan lát............................................................................................17
2.3. Nghề nấu rượu cần...............................................................................17
2.4. Nghề rèn...............................................................................................17
III. KẾT LUẬN................................................................................................17
IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.....................................................................17

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 5


1. Hình thức:
- Slide: Nguyễn Ngọc Minh Châu (phần I, phần II đến hết mục 1.3)
Đinh Thị Ngọc Huế (còn lại)
2. Nội dung
Nội dung thực hiện Tên thành viên
I/ 1. Khái niệm và III. Kết luận 1. Nguyễn Ngọc Minh Châu
I/ 2. Sơ lược về Tây Nguyên 2. Nguyễn Hà Anh
II/ 1/ 1.1. Trang phục 3. Trần Thị Huyền
1.2. Nhà ở
II/ 1/ 1.3. Ẩm thực 4. Dương Thu Hà
1.4. Phong tục tập quán lễ hội
II/ 1/ 1.5. Nghệ thuật dân gian 5. Đinh Thị Ngọc Huế
2/ Nghề thủ công
IV. Câu hỏi trắc nghiệm Mỗi thành viên tìm 2 câu hỏi thuộc phần
nội dung mình đảm nhận.

3. Thuyết trình
- Mỗi thành viên sẽ thuyết trình phần nội dung mình thực hiện.
- Điều khiển trò chơi: Nguyễn Ngọc Minh Châu
I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Khái niệm
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người tự
nhiên với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội (Trần Ngọc Thêm)
VD: Quan họ Bắc Ninh, thờ cúng tổ tiên, Vịnh Hạ Long...

Môi trường tự nhiên là tất cả những yếu tố tự nhiên, tồn tại xung quanh và
có tác động tới cuộc sống của con người. (Trong đó, tự nhiên là những cái đương
nhiên tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người)
VD: sinh vật, đất đai, không khí, biển cả...

Môi trường xã hội là tổ chức các quan hệ giữa con người với con người.
VD: các bạn sinh viên trong lớp NNA.63B, người dân Việt Nam, …

2. Sơ lược về Tây Nguyên

2.1.    Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

-   Trong tác phẩm Les jungles Mois (NXB Tri Thức dịch với tên là Rừng
người Thượng), cho đến nay vẫn được coi là công trình khảo sát cơ bản nhất về
Tây Nguyên, tác giả Henri Maitre cho rằng Tây Nguyên không phải là một dãy
núi – như vẫn được gọi trước nay – mà là một bình nguyên nằm trên cao.
Trong một kỷ địa chất xa xôi nào đó, vùng đất này do chấn động của vỏ trái đất
đã được nâng cao lên đột ngột so với chung quanh, tạo thành một cao nguyên
lớn.

-   Tây Nguyên nằm ở phía tây và tây nam nước ta, phần lớn lãnh thổ nằm ở
phía tây dãy Trường Sơn Nam và hoàn toàn không giáp biển. Phía bắc và phía
đông được bao bọc bởi vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp với
vùng Đông Nam Bộ. Phía tây giáp với tỉnh Attapeu thuộc miền nam nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và hai tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri thuộc
vùng đông bắc của Vương quốc Campuchia.

-   Tây Nguyên được hợp thành bởi 5 tỉnh xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam là:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

2.1.2. Địa hình

-   Tây Nguyên là bộ phận rộng lớn nhất của hệ thống núi có địa hình phức tạp.
Nét nổi bật của địa hình là tính phân bậc rõ ràng, nghiêng dần từ đông sang tây.
Cụ thể, những mạch núi cao nhất nằm ở phía đông tạo nên một gờ hình cánh
cung lồi và có sườn dốc về phía biển, ôm trọn các cao nguyên về phía tây, sườn
thoải dần xuống đến thung lũng sông Mê Kông. Có thể khái quát địa hình của
vùng thành 3 dạng chính:

-   Địa hình vùng núi: Địa hình núi cao bao bọc cả 3 mặt bắc, đông và nam của
vùng. Phía bắc được khống chế bởi dãy núi Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở
bắc Tây Nguyên, phía đông được án ngữ bởi những dãy núi nối tiếp nhau và
phía nam được bao bọc bởi những dãy của Trường Sơn Nam với dãy Brai An,
Bơ Nam So Rlung.

-   Địa hình cao nguyên: Cao nguyên là nét đặc trưng của địa hình Tây
Nguyên, tạo nên bề mặt chủ yếu của vùng. Các cao nguyên và bình sơn nguyên
của Tây Nguyên phân bố ở những độ cao khác nhau, rộng khắp từ bắc vào nam
tạo nên các loại địa hình tương đối đa dạng.

-   Địa hình thung lũng: Thung lũng là dạng địa hình chiếm diện tích nhỏ nhất
ở Tây Nguyên (khoảng 10% diện tích toàn vùng). Đa phần các thung lũng trải
qua các quá trình ngoại lực đều được san bằng, mở rộng và biến thành các cánh
đồng, hồ, đầm.

2.1.3. Khí hậu và thủy văn

-   Cùng với yếu tố địa chất, địa hình thì khí hậu cũng là yếu tố thành tạo cảnh
quan của vùng. Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của
miền khí hậu phía nam, khí hậu Tây Nguyên nổi lên một số yếu tố riêng biệt là
khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với những nét tiêu biểu như chế độ nhiệt
có xu thế hạ thấp có tính quy luật nhiệt độ không khí theo độ cao địa hình và
chế độ mưa rất không đồng đều theo không gian và thời gian.

-   Chế độ thuỷ văn của các sông, suối Tây Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp
của chế độ mưa hàng năm. Phần lớn sông suối của vùng là phần thượng lưu
của những hệ thống sông chính chảy xuống các đồng bằng ven biển Nam
Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sang Campuchia. Ở Tây Nguyên còn có hàng loạt
hồ tự nhiên và nhân tạo có khả năng tích trữ hàng tỷ m3 nước, có tác dụng điều
tiết dòng chảy, phục vụ các yêu cầu phát triển thủy lợi, thủy điện, cung cấp
nước, cải thiện môi trường. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho
việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

2.1.4. Thổ nhưỡng

-   Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng của vùng khá phong phú và đa dạng do chịu
tác động tương hỗ giữa nhiều nhân tố tự nhiên khác cũng rất phức tạp, hình
thành nên 9 nhóm đất chính gồm: Đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất xám, đất
đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên
núi, đất thung lũng, đất xói mòn trơ xỏi đá. Trong các nhóm kể trên phổ biến
nhất là đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất đỏ vàng (đất feralit hay
“đất đỏ”) là loại đất tiêu biểu của vùng có diện phân bố rộng (khoảng 66% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn vùng) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
nông nghiệp ở Tây Nguyên. Đất mùn vàng đỏ phát triển trên các đá macma
axit chiếm diện tích rất rộng (trên 38% diện tích tự nhiên của Tây Nguyên).
Các loại đất khác chỉ phân bố trên từng vùng hẹp nên ít có ý nghĩa đối với nông
nghiệp.

2.2.        Điều kiện dân cư xã hội

2.2.1. Dân cư

-   Tây Nguyên là một không gian văn hóa mang bề dày lịch sử ẩn chứa nhiều giá
trị trước những thách thức của thời gian. Nơi đây thực sự là vùng đất đa dân tộc,
đa văn hóa, nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái
của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ.

-   Đồng thời, Tây Nguyên cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động về cơ
cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Nguyên nhân chính là do cùng với quá trình di
cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, các làn sóng di cư tự do bắt đầu hình
thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữa thập kỷ 80 (thế kỷ XX) cho đến
những năm gần đây. Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phần
dân tộc ở Tây Nguyên biến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là 1.225.000
người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm
69,7% (853.820 người). Nhưng hiện nay, dân số toàn vùng đã lên đến 5.107.437
người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ còn chiếm 25,5% (1.302.396 người);
đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), còn lại các nơi khác đến chiếm
7,6% (388.166 người).

2.2.2. Xã hội

-   Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các
dân tộc Tây Nguyên là buôn làng (buôn, bon, plây...) mang dấu ấn của công xã
thị tộc. Các buôn, làng của đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể
rất cao; đất đai, núi rừng, nguồn nước là sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất
và xã hội đều tuân thủ luật lệ, phong tục của buôn làng. Thành tổ hợp thành buôn
làng của đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có uy tín
nhất cai quản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một vợ một chồng, con
gái cưới chồng và con mang họ mẹ.

-   Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trú
thành những khu vực tương đối biệt lập, tập trung theo dân tộc nhưng hiện nay,
các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên đã sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có
sự giao lưu về văn hóa với người Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung,
miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy
và khai thác đất theo chế độ luân canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên
nhiên; cây lương thực chính là lúa tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương
thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu... Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò,
heo, gà chủ yếu dùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các nghề thủ công
truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độc mộc, đan
lát các dụng cụ gia đình bằng mây, tre, ...

-   Về vấn đề tôn giáo, trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính
đang hoạt động bình thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng
số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành.
Những năm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số.
Ngoài ra, có một số tôn giáo khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít,
như Bahai, Phật giáo hòa hảo.
II. NỘI DUNG 

1.   Văn hóa sinh hoạt 


1.1.  Trang phục

Trang phục dân tộc của người dân Tây Nguyên rất đa dạng và nhiều màu
sắc. Mỗi dân tộc thường có một màu sắc trang phục khác nhau. Tuy nhiên, điểm
chung của trang phục truyền thống giữa các dân tộc ở Tây Nguyên là trang phục
của người đàn ông thường là áo chui đầu hoặc áo choàng quấn và đóng khố, còn
trang phục phụ nữ là váy kết hợp cùng áo và khăn đóng. Những bộ trang phục này
đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên.

+) Đặc điểm môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa về trang phục của
người dân Tây Nguyên:

-         Môi trường rừng núi Tây Nguyên nhiều cây cỏ, rừng rậm, thiên nhiên
hoang sơ và đa dạng nên người dân nơi đây sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy
trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giản dị với những
gam mààu tinh tế, đường nét khỏe khoắn không kém phần độc đáo, mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc ở mỗi vùng miền đất nước và đặc biệt là được các chị em phụ
nữ Tây Nguyên thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên
như bông hoa, con chim, con ba ba, chiêng, ché, ngà voi…để tạo nên nét đặc sắc
cho trang phục của mình.

-         Rừng núi Tây Nguyên nhiều những loại cây như cây sui, khung, kđôn,
kpông hay cây tơ nung… có vỏ có độ bền cao nên được đồng bào dân tộc thiểu số
nơi đây sử dụng làm trang phục để mặc hay chăn để đắp và vì thế trang phục đầu
tiên của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được kể đến đó là bộ đồ vỏ cây. Về
sau, khi nền văn minh của con người tiến bộ thì người dân nơi đây đã biết trồng
bông và áp dụng công nghệ dệt truyền thống để tạo nên vải thổ cẩm- loại vải đặc
trưng được dùng làm trang phục Tây Nguyên.

-         Môi trường rừng núi lạnh và nhiều sương mù, khắc nghiệt nên chất
liệu vải thổ cẩm dày dặn và có độ bền cao, không dễ bị nhăn rất phù hợp làm chất
liệu cho trang phục truyền thống nơi đây.

+) Đặc điểm môi trường xã hội tác động đến văn hóa về trang phục của
người dân Tây Nguyên:

-         Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, nền vải thổ cẩm màu
đen đặc trưng cho đất đai; màu đỏ biểu tượng sự đam mê, sự vươn lên, cho khát
vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh
sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy, trang phục của
họ mang 2 gam màu chủ đạo là đỏ và đen và mỗi dân tộc khác nhau lại có cách ăn
mặc và màu sắc khác nhau trên trang phục: Trang phục của người Xơ Đăng chủ
đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn màu trắng, đỏ. Trang phục của
đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của
người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ.
Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm. Trang
phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu…

-         Nghề dệt thổ cẩm truyền thống và trở thành nét đặc trưng, công việc
của người dân nơi đây và từ sự sáng tạo của chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo ra
những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét bản sắc dân tộc, còn rất tiện dụng
ở chỗ không hiện ra vết dơ, không cần phải ủi thẳng và khi giặt cũng không cần xà
phòng với chất liệu vải thổ cẩm bền đẹp.

-         Người dân Tây Nguyên mơ ước về một cuộc sống thanh bình, ấm no
và hạnh phúc nên trên trang phục chứa rất nhiều các họa tiết, hoa văn chứa rất
nhiều hình ảnh về những sự vật, hiện tượng mà đồng bào vẫn thường tiếp xúc qua
lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày.

-         Trang phục nam và nữ Tây Nguyên không thể không gắn với nhiều
món trang sức quý giá như vòng cổ, vòng tay... bằng nhiều chất liệu khác nhau như
mã não, đá, đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa... Chúng làm đẹp, làm sang
cho người sử dụng, nhất là nữ giới.

-         Người Tây Nguyên rất chú trọng đến lễ hội và tín ngưỡng. Lễ hội của
đồng bào dân tộc Tây Nguyên thường diễn ra theo chu kỳ vòng đời con người (lễ
thổi tai, lễ mừng sức khỏe, lễ cưới, lễ tang…), theo chu kỳ vòng đời cây trồng (lễ
phát rẫy, lễ xuống hạt giống, lễ thúc lúa, lễ cho lúa lên chòi, lễ cho lúa xuống
chòi…). Nên trang phục của người Tây Nguyên sẽ khác nhau ở từng lễ hội về màu
sắc và kiểu dáng. Ví dụ như trong ngày hội mùa, bộ lễ phục nữ kèm theo những tua
vải ngũ sắc sặc sỡ, được kết từ vai xuống quá lưng, tung bay trong điệu múa
Tămple vui nhộn, xoắn xít bên các chàng trai lưng trần quấn khố, mạnh mẽ, điệu
nghệ đánh trống, khua chiêng; ngày cưới thì cô dâu chú rể ăn mặc kín đáo, áo dài
tay với hoa văn sặc sỡ và phức tạp; lễ tang thì người thân mặc màu đen tuyền u ám,
không thiết kế hoa văn thể hiện sự đau buồn…

Trang phục truyền thống đã chứa đựng những giá trị độc đáo và đa dạng, tạo
nên bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên và chất liệu thổ cẩm của trang phục Tây
Nguyên đã được các nhà thiết kế thời trang trong nước và quốc tế đặc biệt quan
tâm đến. Dựa trên chất liệu truyền thống, các nhà thiết kế đã sáng tạo ra những mốt
thời trang mới, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Sản phẩm thổ cẩm
không chỉ làm đẹp cho nữ giới mà còn góp phần làm giữ gìn di sản văn hóa dân
tộc.

1.2.   Nhà ở

Nhà là một trong những thành tố thiết yếu đánh dấu quá trình sáng tạo, tư
duy để vượt qua khắc nghiệt của thiên cho công cuộc đấu tranh sinh tồn, chúng ta
có thể nhìn rõ ràng và bao quát những nét đặc trưng trong văn hóa các đồng bào
dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Nguyên qua kiến trúc nhà ở của họ. Vùng núi Tây
Nguyên là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số như: người Ê đê, người Xơ
Đăng, người Bhanar, người Jarai... và họ đều có chung một tư tưởng kiến trúc xây
dưng nhà sàn để “an cư lập nghiệp”, và nhà rông như một nơi tụ hợp các buôn làng
Tây Nguyên - được biết như nơi giao lưu văn hóa giữa cư dân trong bản.
1.2.1. Nhà Sàn

Khái niệm:
Nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất
hoặc mặt nước, trên những khu đất vùng cao để tránh thú dữ, là nơi cư trú, che
mưa, che nắng, ngăn thú dữ và cũng là nơi sum họp gia đình của đại bộ phận dân
tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nhà sàn thường được xây dựng trên các cột gỗ và bằng các vật liệu gỗ, tre
(tre luồng, tre hóp đá) hoặc cây song, mây…; thường được thiết kế từ 3-7 gian, tùy
theo số lượng gia đình; có hai cầu thang gỗ đi lên và mái nhà được lợp cỏ tranh
hình ovan. Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho hình sừng trâu- Mỗi dân
tộc khác nhau có kiểu thiết kế nhà sàn khác nhau tùy theo điều kiện sống của họ.

Đặc điểm môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa nhà sàn của người dân Tây
Nguyên:
 Với địa thế dốc và nền đất còn lầy lội, cũng như phù hợp để ngăn chặn thú
dữ đột ngột xông vào nhà (vì vị trí sinh sống của đồng bào thiểu số chủ yếu
ở nơi núi rừng cheo leo hiểm trở, thường xảy ra sụt, lún, “gió lắm mưa
nhiều”, nên kiến trúc nhà đô thị là bất khả thi, và nhà sàn là lựa chọn tối ưu
nhất)
 Điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nguyên là rừng nhiệt đới, có dồi dào
các loại vật liệu như gỗ, song, mây, tre, bương, vầu,... có độ bền tốt, vững
chãi và phù hợp cho việc xây dựng nhà sàn. Thường mái của nhà sàn được
thiết kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi,
tránh hay ngói âm dương
 Với đặc điểm khí hậu vùng núi Tây Nguyên nên nhà sàn thường dựng trên
bãi đất rộng theo hướng Bắc - Nam, mát mẻ vào mùa khô, ấm áp vào mùa
mưa, tránh được cái nắng nóng gay gắt của cao nguyên từ hướng Tây. Gầm
sàn cao để có thế làm nơi nuôi nhốt trâu bò, tránh được thú dữ vì cư trú giữa
rừng

Đặc điểm môi trường xã hội tác động đến văn hóa nhà Sàn của người dân Tây
Nguyên:

 Người dân Tây Nguyên sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc
sống ấm no, hạnh phúc nên trên những thân cột, xà ngang luôn được khắc
đẽo những tạo hình nghệ thuật.
 Một ngôi nhà ở Êđê là nơi cư trú của cả một đại gia đình nhiều thế hệ cùng
chung sống, và đặc biệt là người Êđê theo chế độ mẫu hệ. Chính điều này
cũng ảnh hưởng một phần đến chiều dài của ngôi nhà, bởi khi một người con
gái trong nhà thành gia lập thất, ngôi nhà sẽ được nối dài thêm, càng đông
người nhà càng dài. Nhiều nhà dài tới hơn 100m. Nhà có hai cầu thang dành
riêng cho nam giới và nữ giới. Một là cầu thang Cái - dành riêng cho phụ nữ
và khách quý lên xuống. Đỉnh của cầu thang được đẽo giống như mũi con
thuyền, phía dưới có một vầng trăng khuyết và bộ ngực phụ nữ tượng trưng
cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang Đực thường nhỏ hơn rất nhiều và được đặt
cách xa phía bên trái (cũng có nhà được thiết kế có nhiều cầu thang Đực)
dành cho những người đàn ông trong gia đình lên xuống. Thường bậc của 2
loại cầu thang trên có số lẻ: 3, 5, 7 (người Ê Đê thích nhất con số 7). Điều
thú vị là nếu bạn muốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái, hãy nhìn vào
cửa sổ. Nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu con gái, cửa sổ nào
đóng kín nghĩa là cô gái ấy chưa bắt chồng, còn cửa sổ nào mở rộng có
nghĩa là cô gái ấy đã bắt chồng. 
 Người Ê Đê tại Tây Nguyên có tín ngưỡng phồn (tín ngưỡng thờ cơ quan
sinh dục của nam và nữ hoặc thờ hành vi giao phối để nói về ước vọng phồn
sinh. ở Việt Nam Tín Ngưỡng Phồn Thực là một trong những tín ngưỡng lâu
đời, xuất hiện trong nền kinh tế nông nghiệp lúa nước luôn đề cao sự sinh
sôi, nảy nở của vạn vật) thực nên cầu thang nhà của người Ê Đê luôn được
đẽo bằng tay và thường được trang trí bằng hình hai nhũ hoa và hình trăng
khuyết Các cột, kèo thường đẽo gọt, trang trí bằng hình ảnh các con vật như
voi, ba ba, kì đà...( Vầng trăng khuyết là điểm bắt đầu, đi qua ngày tháng
dần tròn đầy và sáng rực rỡ, như con người có thể đạt được điều mình
mong ước, càng ngày càng khấm khá, giàu có, đủ đầy hơn. Hai họa tiết này
cũng là biểu tượng của sự giàu có và quyền quý. Xưa kia, chỉ những gia
đình, dòng họ giàu có, quyền quý và có tiếng trong buôn mới làm cầu thang
có khắc họa tiết này. Và ở mỗi buôn làng cũng chỉ vài gia đình sở hữu
những chiếc cầu thang như thế) 

1.2.2. Nhà Rông

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, không dùng để ở mà được biết đến
như ngôi nhà cộng đồng – nơi diễn ra các buổi tụ hợp, trao đổi và thảo luận của các
buôn làng, tương tự như “đình làng” của người Kinh

Đặc điểm môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa nhà Rông của người Tây
Nguyên:

 Vì nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng nên các đặc điểm tự nhiên của
Tây Nguyên tác động đến kiến trúc nhà Rông giống như nhà Sàn)
 Núi rừng Tây Nguyên nhiều các loại vật liệu như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô…
nên Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu này, không dùng
đến sắt thép (Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây,
lạt tre để buộc. Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau)
Đặc điểm môi trường xã hội tác động đến văn hóa nhà Rông của người Tây
Nguyên:

 Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, con
người nơi đây đề cao những yếu tố tâm linh và thiên nhiên hùng vĩ, đề cao
văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên và cũng coi
trọng tinh thần đoàn kết , muốn biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng,
thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và
thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng nên nhà Rông được
xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn
làng, là nơi sinh hoạt chung diễn ra các buổi tụ hợp, trao đổi và thảo luận
của các buôn làng,
tương tự như “đình làng” của người Kinh.
Nhà Rông: Biểu tượng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây
Nguyên, thể hiện giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống đồng bào
nơi đây
 Người dân Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng
của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có
một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn
đá, chiếc sừng trâu…Nóc nhà được trang trí với các họa tiết đặc trưng của
từng làng.
 Ngoài ra người dân Tây Nguyên quan niệm nhà Rông càng cao và rộng thì
càng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng, sung túc, hùng mạnh của làng nên
nhà Rông được xây dựng có mái cao vút như chiếc rìu khổng lồ tạc vào nền
trời lồng lộng hùng vĩ của cao nguyên. Nhà có thể cao tới 30 m, nhưng
thường ở khoảng 15-20 m.
 Người Tây Nguyên có tín ngưỡng đa thần giáo, họ cho rằng mọi vật luôn có
Yàng (Trời) chế ngự, trong những ngôi nhà rông cũng có Yàng chú ngụ, nên
họ chăm sóc nhà rông như nhà ở của mình

Hiện nay, một phần do không còn nguyên vật liệu và một phần ảnh hưởng bởi
sự thuận tiện của kiến trúc đô thị. Người dân tự xây, cất nhà của mình theo hướng
“bê tông hóa”, “ngói hóa” nhưng chưa được quy hoạch, định hướng cụ thể, dẫn
đến nhiều buôn làng hiện nay không còn ngôi nhà sàn cổ nào, nhất là ở những nơi
tái định cư, khu kinh tế phát triển … Do đó, việc gìn giữ, bảo tồn một số loại hình
kiến trúc cổ truyền cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, của các nhà chuyên
môn và sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền
thống của Tây Nguyên. 

1.3. Ẩm thực

Tây Nguyên nổi tiếng với văn hóa ẩm thực nhờ vào những nguyên liệu từ thiên
nhiên. Ẩm thực Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, bởi từng khu vực khác
nhau đều có các cách chế biến món ăn đơn giản, cầu kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có
một điểm chung chính là đều mang đến những hương vị đặc trưng của quê hương
vùng cao, nét tinh túy của núi rừng vừa hoang sơ, vừa hấp dẫn, khó cưỡng.

 Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực

-Món gỏi lá là món ăn được ví như tinh hoa của núi rừng Tây Nguyên. Nguyên
liệu chính để làm nên món gỏi lá là lá rừng được hái trong rừng từ rất sớm. Với
đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt
biển, chính là điều kiện thuận lợi cho các loại lá mà chỉ rừng Tây nguyên mới có
như: lá ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, lá trâm, từ đại bi,.... Món gỏi lá sẽ được
ăn kèm với thịt ba chỉ luộc chín thái mỏng, tôm đất được cắt đầu rang vàng, bì beo
và thêm đĩa tiêu nguyên hạt, muối hạt và ớt chỉ thiên, loại ớt xanh có mùi thơm đặc
trưng của đất đỏ bazan.

- Gỏi lá là món ăn có thể ăn quanh năm nhưng vẫn có sự khác biệt vào mùa mưa
hay mùa khô, bởi số lượng lá nhiều hay ít bị phụ thuộc vào chính thời tiết, khí hậu.
Vào mùa khô, mâm gỏi lá chỉ giới hạn trong 30-40 loại lá rừng, vào mùa mưa khi
cây cối trong rừng xum xuê cũng là lúc món gỏi lá đa dạng lá ăn kèm nhất, lên đến
hơn 60-70 loại.
Tây Nguyên chủ yếu được bao quanh bởi rừng nên ở đây có rất nhiều cây tre, nứa.
người dân nơi đây đã biết tận dụng điều kiện thuận lợi này để sáng tạo ra món cơm
lam.

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên
liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm Lam có vị
bùi bùi của gạo nếp nương, có vị ngọt của gạo nếp nương hòa quyện cùng với vị
ngọt được tiết ra từ ống nứa và có mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng.

- Thổ Nhưỡng ở các vùng Tây Nguyên rất phong phú và màu mỡ. Các cây nông
nghiệp chủ yếu của người dân Tây Nguyên là lúa, ngô, sắn, mía. Do vậy người dân
đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để làm rượu cần. Chất gây men được
làm từ lá rừng và thường được giữ kín, không tiết lộ cho người ngoài sắc tộc. Men
và tinh bột được trộn đều, cho vào ché, bên trong phủ lớp trấu dùng để ủ. Sau đó,
thay vì mang đi chưng cất bằng nhiệt như các loại rượu thường, người ta đem chóe
chôn sâu xuống đất đúng 100 ngày.

 Môi trường xã hội ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực

- Do Tây nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của nhiều dân tộc
anh em nên tùy từng khu vực, dân tộc khác nhau đều có các cách chế biến món ăn
đơn giản, cầu kỳ khác nhau. Khi uống rượu cần Người Ba-na, Hrê dùng nhiều cần
cắm chung trong một choé. Người Êđê, Xê Đăng chỉ dùng một cần, khi nào đám
cưới mới sử dụng hai cần. 

- Trong hằng hà sa số những chiếc lá lạ lùng, được gọi bằng những cái tên kỳ quặc
như lá bứa, lá chùm bao, lá sống đời, lá trâm, lá ngành ngạch, lá mật gấu, lá đại từ
bi… là rất nhiều loại có dược tính. Vậy nên, khi ăn tươi, nuốt sống những loại
thuốc ở dạng nguyên liệu này, chắc chắn sức khỏe sẽ được bồi bổ, bách bệnh tiêu
tan, vạn tật tiêu trừ. 

- Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên, cơm lam là một món ăn truyền thống đậm
chất dân dã của dân tộc Jrai, Ba- na. Theo truyền thống của người Ba- na, Jrai, cơm
lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong
các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. 

- Uống rượu cần là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên từ xưa đến nay. Đối với người Tây Nguyên, Giàng là tối cao nhất và
họ có niềm tin rất lớn vào thần linh nên trong các ngày lễ Tết, rượu cần trước hết là
vật dâng lên cho Thần linh. Ngoài nghĩa vụ với các thần linh, nó còn biểu hiện đầy
đủ tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của gia chủ. Nếu chủ nhà đổ nước
đầy miệng chóe, đó là cách tỏ ý kính trọng khách. Nhưng nếu chỉ đổ lưng chừng,
thì khách được xem như chỉ ở mức bình thường. Khách không nên sơ ý vơ luôn
chiếc cần của chủ để uống. Bởi việc này biểu thị hành động không biết tôn trọng
chủ nhà. Khi uống rượu, nam nữ có thể múa hát, những người già kể chuyện cổ
tích, trường ca, sử thi bên đống lửa và những ché rượu Cần. Song cái biểu hiện để
nhận biết nhất ở rượu cần là sợi dây gắn kết từng cá nhân với cộng đồng. Thông
qua đó mọi người hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, đoàn kết vượt qua mọi thử
thách.

1.4. Phong tục tập quán, lễ hội


Nền văn hóa cổ truyền của các tộc người Tây Nguyên phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên. Tận sâu thẳm trong tâm thức của người bản địa, họ rất sợ các vị thần
linh nên có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp và nhiều nghi lễ, lễ hội. 

 Lễ cúng đất làng:


Được tổ chức vào cuối tháng 2 hay đầu tháng 3 Âm lịch, khi sắp bước vào
vụ sản xuất, nhằm thông báo với thần linh biết công việc dân làng sắp làm
trong năm mới và cầu xin thần linh cho mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận
hòa.
 Lễ mừng cơm mới:
Tết cơm mới (hay còn gọi Tết Hạ Nguyên). Người dân miền núi đã tổ chức
lễ này để bày tỏ lòng cảm tạ, biết ơn các vị thần linh, trời đất đã cho một vụ
mùa bội thu, đầy ắp gạo lúa. 
 Tục Ma lai rút ruột:
Khi một người bị bệnh ngày một gầy yếu, gia đình cho rằng bệnh nhân bị
ma lai rút ruột. Ma lai còn gọi là ma rừng ban ngày là người nhưng ban đêm
chỉ cái đầu lăn đi tìm phân người để ăn. ai đi tiêu không đề phòng, bị ma lai
ăn phân tức người đó bị ma lai rút ruột, lâu ngày cơ thể không còn gì là phải
chết. Nếu biết nhà con ma lai mà đến tạ lễ thì sẽ sống.
 Tục bắt chồng:
Người dân tộc Chu Ru ở Tây Nguyên sống theo chế độ mẫu hệ vì vậy khi
một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, không giống như các dân tộc khác, họ phải
mang lễ vật đi hỏi chồng.
Thường bắt đầu từ mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch là mùa "bắt
chồng" diễn ra rộn ràng ở Tây Nguyên. Theo phong tục, khi đã ưng ý một
chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo với gia đình. Vào ban đêm, khi mọi
người đã say giấc nồng, thiếu nữ cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến
nhà trai. Những đám "bắt chồng" đều thành công bởi ngày nay, nam nữ đã
có dịp tìm hiểu và yêu thương tha thiết.
 Tục sinh con đôi:
Ở thành phố việc sinh đôi hay sinh ba là chuyện thông thường (có người
sinh tư…). Nhưng với người H’Mông việc sinh đôi thuộc vào thế giới thần
bí, những đứa trẻ này bị xem là ma rừng, nếu cha mẹ chúng không đem vào
rừng sâu để bỏ, thì cả gia đình phải vào rừng mà sống với ma rừng, hay sống
trong nhà không được đi ra ngoài, dù người cha là lao động chính trong nhà,
không được đi làm thuê, không được uống chung dòng suối với bản làng,
cho đến khi những đứa trẻ này lớn lên cổ không cao ba ngấn mới được sống
chung với bản làng.
 Tục chôn con theo mẹ:
Nếu đứa trẻ còn bú sữa mẹ, nhưng chẳng may người mẹ qua đời thì đứa trẻ
đó người ta sẽ đem đi chôn theo người mẹ.
 Lễ bỏ mả:
Đây là một lễ hội Tây Nguyên có truyền thống lâu đời mang màu sắc tâm
linh, tín ngưỡng độc đáo. Những người dân tộc nơi đây tin rằng khi con
người chết đi sẽ không đi về thế giới bên kia mà quay lại dương thế nhập
vào cơ thể trẻ em. Vậy nên người dân cần làm lễ bỏ mã để tiễn đưa linh hồn
về với tổ tiên ông bà, được người dân tộc Ba Na và Jarai tiến hành vào mùa
khô, từ tháng Chạp đến tháng Tư năm sau. 

Trong xã hội hiện đại, những tập tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ, còn những mĩ
tục truyền thống có ý nghĩa và tác dụng tích cực được bà con vẫn được gìn giữ và
phát huy. Những kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, phù hợp với
phong tục, tập quán của địa phương; đặc biệt, nhiều thôn, bản ở các xã vùng núi đã
đưa vào hương ước, quy ước những nội dung về bảo vệ và phát triển rừng, chống
các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan. 

Những chủ trương chính sách nhằm bảo tồn, phát huy có chọn lọc các giá trị
văn hoá truyền thống của các dân tộc được ban hành và triển khai thực hiện trong
thời gian qua đã từng bước khôi phục lại môi trường văn hoá, những lễ nghi truyền
thống như lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc ở Tây nguyên.

 Lễ cúng bến nước:


Đây là lễ hội của người đồng bào Ê Đê được tổ chức vào tháng 3 dương lịch
hàng năm. Sau khi thu hoạch vụ mùa, trưởng làng tìm đến người chủ bến
nước để bàn bạc với nhau về việc tổ chức lễ cúng bến nước. Lễ hội cúng bến
nước cầu cho một năm mưa thuận gió hòa mong cho một năm mùa màng bội
thu. 
 Lễ tạ ơn cha mẹ:
Đây là lễ hội truyền thống của người Bana và Jrai, nhằm bày tỏ lòng hiếu
thảo và biết ơn đối với cha mẹ. Những người con đã lập gia đình và sống
riêng sẽ chọn ngày lành rồi mang những vật cúng như trâu, bò, lợn, gà...
quay về nhà và tổ chức lễ tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Sau
đó, mọi người quây quần bên nhau ăn uống tưng bừng trong 2 ngày. Lễ diễn
ra cả bên nhà cha mẹ ruột và cha mẹ của chồng/ vợ.

 Lễ hội đua voi:


Đây là một trong những lễ hội hấp dẫn thu hút nhất ở Bản Đôn với một số
tiết mục tiêu biểu như: lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước,
voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk. Lễ hội được diễn ra
vào khoảng tháng 3 âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày, thời điểm mà
người dân nơi đây khởi đầu trước khi vào rừng phát rẫy làm nương.

 Lễ hội Cồng Chiêng:


Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2005 được tổ chức UNESCO chính
thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là lễ hội
thể hiện đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên rất
chân chất, mộc mạc, thật thà.

1.5. Nghệ thuật dân gian

1.5.1. Sử thi Tây Nguyên:

Nguồn gốc:
Sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI - khi xã hội Tây
Nguyên có những thay đổi to lớn do các cuộc chiến tranh của các buôn làng…
Sử Thi hình thành trong hoàn cảnh xã hội ban đầu là từng plei (plei: đơn vị tự
quản) chật hẹp sau đó trong quá trình phát triển xã hội, hình thức plei ít còn phù
hợp nữa mà tự bản thân nó cần mở rộng, phát triển bằng cách tập hợp các plei lại
với nhau để hình thành liên minh, nhằm thu gom dân cư, lao động và của cải cho
các thủ lĩnh. Diễn biến quá trình lịch sử như vậy không thể tránh khỏi những mâu
thuẫn gay gắt, dẫn đến những hình thức tranh chấp giữa các plei và giữa các thủ
lĩnh. Đó có thể là điều kiện lịch sử xã hội để Sử Thi ra đời nhằm phản ánh cuộc
sống và ước mơ chinh phục tự nhiên của con người và phản ánh những cuộc chiến
tranh của những người anh hùng.
Mỗi dân tộc sẽ có một tên gọi khác nhau cho sử thi: Khan (đồng bào Ê đê), Hom
(đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai), Ot Mrông (đồng bào Mnông) …

Thời gian tổ chức:


Sử thi được kể tại nhà, ở chòi rẫy trên nương, được kể vào những đêm nông
nhàn sau mùa làm rẫy và vào những dịp lễ hội trong năm, được hát kể trong lúc
nghỉ ngơi lên rẫy sau những ngày lao động vất vả
Nội dung: 
Sử Thi thường được chia thành nhiều khúc, đoạn, mỗi khúc đoạn như vậy
mô tả về một sự kiện, thậm chí một nhân vật, một hiện tượng văn hóa. Chúng hợp
lại thành một sử thi hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể tách rời, giữ vị trí tương đối
độc lập. Nội dung cơ bản xuyên suốt trong mỗi tác phẩm Sử Thi bao gồm 3 nhiệm
vụ của người anh hùng là lấy vợ, lao động và đánh giặc, trong đó đánh giặc là
nhiệm vụ trung tâm. Sử Thi phản ánh những kinh nghiệm của cộng đồng tộc người
Tây Nguyên về văn hóa xã hội như thiết chế và quan hệ xã hội, dòng họ, hôn nhân,
gia đình, phong tục tập quán trong chu kỳ đời người. Sử Thi phản ánh một cách
trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh vì những ý
tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh những anh hùng thần
thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ, bao đời
nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyôn…

Sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên, có ảnh hưởng đến lời ăn tiếng
nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Nó là
tủ sách “bách khoa toàn thư” chứa đựng những tri thức và kinh nghiệm sống cũng
những vốn liếng văn hóa được sáng tạo và tích lũy lâu đời. Sử thi, trường ca chính
là cuộc sống, phản ánh mọi khía cạnh của xã hội cổ truyền, từ việc tạo lập buôn
làng đến việc sản xuất nương rẫy, từ những cuộc chiến tranh bộ tộc giành đất đai,
tài sản, người đẹp đến việc thực hành các nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục,
luật tục…

1.5.2. Dân ca Tây Nguyên

Thể loại: loại hát nói (thường không có nhạc cụ đệm) & loại hát có nhịp điệu
(thường được đệm bằng ting ning, t’rưng, đinh năm…)
Nội dung: đa dạng, bất cứ một điều gì trong cuộc sống cũng có mặt trong lời hát:
lao động sản xuất, cầu cúng, giao duyên...

1.5.3. Cồng, chiêng Tây Nguyên

Nguồn gốc: ra đời ít nhất vào thời đại đồng thau; cồng chiêng và nghệ thuật cồng
chiêng ở Việt Nam thuộc dòng dõi văn hóa Đông Sơn, giữ được khá nguyên vẹn
vai trò xã hội và âm nhạc vốn có từ thời cổ.
Đặc điểm:  là nhạc cụ thuộc bộ gõ, làm bằng đồng thau, đường kính 20-60cm.
Loại không có núm gọi là cồng, loại có núm gọi là chiêng. (từ điển Tiếng việt,
Hoàng Phê). Âm thanh tiếng cồng chiêng đầy đặn và có chiều sâu.
Cồng chiêng là nhạc cụ quan trọng, tiêu biểu cho vùng Tây Nguyên, thông qua nội
dung và hình thức sinh hoạt cồng chiêng, người ta có thể tìm thấy một số dữ liệu
về lịch sử âm nhạc, lịch sử văn hóa, lịch sử dân tộc… của các dân tộc ở Tây
Nguyên từ thời kỳ đồ đồng, thời kỳ Đông Sơn, cách đây khoảng 3.500 năm.
Chế độ mẫu hệ là chế độ có sớm nhất trong lịch sử quan hệ của loài người. Điều đó
được biểu hiện rõ nét qua nhiều nhạc cụ của người Tây Nguyên, điển hình là trong
biên chế dàn cồng chiêng. Những chiếc chiêng to, có vị trí trọng yếu được gọi là
chiêng bà, chiêng mẹ. Cồng chiêng Tây Nguyên mang chức năng xã hội, thể hiện
rõ dấu ấn của tín ngưỡng bái vật giáo. Trong mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng đều có
thần; theo tiếng Bahnar gọi là yang chinh, yang chêng (thần chiêng, thần cồng).
Ngoài vai trò là một nhạc cụ, cồng chiêng còn có ý nghĩa là vật thiêng. Các hình
thức trình diễn cồng chiêng hầu hết là trình diễn tập thể, do vậy mang tính cộng
đồng rất cao; thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Đó là truyền thống
quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời phản ánh rất rõ tư duy và
nhân sinh quan của người Á Đông.
Mục đích: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là
phương tiện giao tiếp với thần linh, tổ tiên, siêu nhiên. qua các lễ thổi tai, bỏ mả
v.v., 

1.5.4. Một số loại nhạc cụ đặc trưng các dân tộc

a. Đinh Năm của người Ê đê


 Đặc điểm: gồm 6 ống trúc dài ngắn khác nhau được xếp thành hai bè, mỗi
bè 3 ống. Tất cả đều được cắm một đầu vào trái bầu khô. Trên lưng mỗi ống
trúc được khoát một lỗ ở những vị trí khác nhau để tạo thành nhạc. Người cử
nhạc thổi vào phần cuống của trái bầu khô đã được khoát thủng. Âm thanh
trầm bổng, cao vút, vọng vang khác nhau
 Mục đích: Thời xưa, đing năm thường được sử dụng trong tang lễ, lễ bỏ mã.
Hiện nay không còn kiêng kị nhiều như trước nữa, họ có thể dùng đing năm
thổi đệm cho các điệu hát Eirei...

b. Kèn Rlet của người Mnông


 Đặc điểm: là loại nhạc cụ hơi, gồm một ống sáo ba lỗ, cắm vào một quả bầu
khô. Phần ống nằm trong thân bầu, có trổ một lưỡi gà, là bộ phận phát ra âm
thanh. 
 Mục đích: thổi trong các dịp cúng bái, đuổi tà ma, ăn trâu, công cụ đuổi
thần ác và gọi hồn thần lúa

c. Đàn tingning của người Bana


 Đặc điểm: đều làm từ ống cây lồ ô. Thân đàn là ống nứa to bằng cổ tay, dài
chừng 70-80cm, trên đó được tạo lỗ để gắn vào những thanh tre, gỗ, hoặc
dây mây làm cần đàn. Mỗi chiếc đàn ting ning thường có từ 9 đến 13 cần
đàn, tương đương với số dây đàn được nối vào.
 Mục đích: đàn tingning dành cho nam giới sử dụng, hay được gọi là cây đàn
tình. Người thanh niên dùng để bày tỏ tình cảm với bạn gái, người chồng
truyền tải tình cảm với người vợ. 

d. Đàn t’rưng của người Bana


Cái tên "t'rưng" xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với
mọi người. Đàn t'rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác
nhau. Đàn t'rưng chuyên nghiệp có khoảng 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên giá
đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn (loại
đàn t'rưng dân gian chỉ có 5 ống với cách xếp ngược lại, ống trên cao lớn rồi đi dần
xuống là những ống nhỏ hơn). Nhìn chung, ống có đường kính từ 3 đến 4 cm, dài
từ 40 đến 70 cm. Âm sắc của đàn t'rưng hơi đục, tiếng không vang to, vang xa
nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn t'rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách,
tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.
Theo truyền thống, t'rưng là nhạc cụ do nam giới sử dụng, chỉ được chơi trên
nương rẫy, kiêng cữ đánh trong nhà và trong làng. Vì người dân tộc tin rằng trong
mỗi ống đàn có một vị thần cư trú, giúp con người bảo vệ cây trồng trên rẫy. Ngày
xưa, người ta dùng tiếng đàn t'rưng để xua đuổi chim, thú trong lúc canh lúa, nếu
đánh trong nhà thì t'rưng sẽ đuổi hồn gia súc, gia cầm khiến chúng sợ mà không
lớn lên hoặc không sinh sản được. Song hiện nay, ta thấy trên các sân khấu chuyên
nghiệp, người chơi đàn t'rưng thường là nữ giới.

2.  Văn hóa sản xuất - Nghề thủ công

2.1. Nghề dệt thổ cẩm


 Đặc điểm:
Màu sắc: có màu đen và đỏ là chủ đạo. Tuy nhiên mỗi dân tộc thì sẽ có
cách dệt, hoa văn và kết hợp màu sắc khác nhau. Ví dụ: các họa tiết hoa văn
thổ cẩm của người Jrai sẽ được sắp thếp theo chiều ngang cơ thể, còn của
người Bahnar đi theo chiều dọc cơ thể. Trang phục thổ cẩm của người Mạ
chủ yếu là màu trắng và đỏ, người Ê đê là màu đen và xen đỏ, chàm, vàng,
xanh, còn M’nông là màu đen và xanh.
Họa tiết thường gắn liền với những hình tượng sinh hoạt cộng đồng gắn liền
với cuộc sống thường ngày như cây lá, hoa, con vật, đồ dùng

2.2. Nghề đan lát

 Đặc điểm: nếu dệt vải được cho là nhiệm vụ của phụ nữ thì đan lát là công
việc của đàn ông Tây Nguyên. Nguyên liệu chủ yếu từ tre, nứa, mây, song,
lồ ô…Công đoạn mất nhiều thời gian nhất là chẻ và vót thành nan. 
 Sản phẩm: gùi, rổ, rá (phục vụ sinh hoạt hàng ngày, lên nương, lên rẫy)

2.3. Nghề nấu rượu cần


 Nguyên liệu: vỏ cây (lấy từ rừng) làm men rượu đắng, gạo tẻ/ gạo lứt
 Mục đích: là thức uống không thể thiếu trong dịp lễ hội, đám cưới, mừng
nhà mới, mừng cơm mới…cũng thể hiện văn hóa ứng xử của cư dân với
cộng đồng, mối quan hệ gắn kết cộng đồng.

2.4. Nghề rèn 


 Nguyên liệu: sắt, thép, song… từ mảnh bom, đạn còn sót từ phế phẩm của
chiến tranh còn sót ở núi rừng.
- Mục đích: cho ra đời các công cụ sản xuất, phục vụ sinh hoạt của bà con
Tây Nguyên.

III. KẾT LUẬN


Những đặc trưng văn hóa kể trên của vùng Tây Nguyên là những vẻ đẹp có
sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài. Từ đó làm
cầu nối giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như góp
phần phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc Việt.
Tuy nhiên, việc quản lý cũng như khai thác di sản chưa có sự thống nhất đã
làm mai một dần những loại hình di sản phi vật thể và vật thể này. Nếu mỗi người
dân Việt Nam không nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò và nghĩa vụ bảo tồn của
mình, nếu không có một biện pháp đúng đắn, triệt để và phải có sự kết hợp giữa
chính quyền, các dân tộc địa phương, khách tham quan – du lịch và tổ chức
UNESCO… sẽ dần mất đi những kiệt tác văn hóa của nhân loại. Chúng ta hãy
cùng nhau để cho giá trị văn hóa này, để cho linh hồn vùng đất Tây Nguyên này
sống mãi với thời gian.
IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn hóa là gì?


A. Là cách thức sống, sinh hoạt, ứng xử của con người, của cộng đồng, được
lặp đi lặp lại nhiều lần, được chọn lọc và lắng đọng và tồn tại trong tiềm
thức nhân dân.
B. Là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người tự
nhiên với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
C. Là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách
thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc
xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi
phối.
D. Là một loại xã hội phức tạp được đặc trưng bởi sự phát triển đô thị, sự phân
tầng xã hội, một hình thức của chính phủ và các hệ thống giao tiếp mang
tính biểu tượng như chữ viết.

Câu 2: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm: 


A. Địa hình cao nguyên xếp tầng 
B. Địa hình núi cao cắt xẻ mạnh 
C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng 
D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về các dân tộc ở Tây nguyên 
A. Mật độ dân số thấp nhất cả nước 
B. Văn hóa có nhiều nét phong phú, đặc thù cho mảnh đất nơi đây
C. Người kinh sống ở đô thị, nông lâm trường 
D. Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu thành phần dân tộc ở vùng 

Câu 4: Điểm chung trong văn hóa trang phục các dân tộc Tây Nguyên là:

A. Phụ nữ: áo tứ thân, khăn mỏ quạ và nón quai thao; đàn ông: áo tứ thân, quần ta
ống đứng
B. Đàn ông và phụ nữ đều mặc áo dài
C. Phụ nữ: áo bà ba và chiếc khăn rằn; đàn ông: áo bà ba và quần tá lọa
D. Phụ nữ: váy kết hợp cùng áo và khăn đóng; đàn ông: áo chui đầu hoặc áo
choàng quấn và đóng khố

Câu 5: Nhà sàn (nhà Dài) của người Ê-Đê thường có hai cầu thang: cầu thang
Cái - dành riêng cho phụ nữ và khách quý lên xuống và cầu thang Đực dành
cho những người đàn ông trong gia đình lên xuống. Đỉnh của cầu thang Cái
được đẽo giống như mũi con thuyền, phía dưới có một vầng trăng khuyết và
bộ ngực phụ nữ tượng trưng cho:
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Chế độ mẫu hệ
C. Chế độ phụ hệ
D. Tín ngưỡng đa thần giáo

Câu 6: Đâu là lễ hội ở Tây Nguyên được UNESCO công nhận là văn hóa phi
vật thể?
A. Lễ hội đua voi
B. Lễ hội Cồng Chiêng 
C. Lễ bỏ mả
D. Lễ tạ ơn cha mẹ 
Câu 7: Món ăn nào được cho là không thể thiếu vào những ngày Tết của
người dân Tây Nguyên?
A. Cơm tẻ
B. Gỏi lá
C. Cá lăng 
D. Rượu cần 

Câu 8: Đâu là nhạc cụ thường được sử dụng trong tang lễ, lễ bỏ mả?
A. Đinh Năm
B. Kèn R’let
C. Đàn Tingning
D. Đàn T’rưng

Câu 9: Đâu không phải là tên một người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên?
A. Xinh Nhã 
B. Đăm Săn 
C. Rama 
D. Mbông

Câu 10: Đâu là tên một loại nhạc cụ được ví như “cây đàn tình” của người
Bana?
A. Đàn Tingning 
B. Đinh Năm 
C. Kèn R’let 
D. Đàn T’rưng

Đáp án:
1. B 2. A 3. D 4. B 5. C
6. B 7. D 8. A 9. C 10. A

You might also like