You are on page 1of 63

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC



Môn học: ASEAN và quan hệ Việt Nam - ASEAN

Tiểu luận thuyết trình

Đề tài:

INDONESIA VÀ QUAN HỆ
VIỆT NAM - INDONESIA

Lớp học phần: 1910VNH00101

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Cảnh Huệ

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Minh Giang: 1656110037 (phần nội dung)

Trịnh Lê Quỳnh Giao: 1656110039 (thuyết minh 1)

Trần Thị Cẩm Tú: 1656110109 (thuyết minh 2)

Hoàng Hiển Khánh: 1656110224 (phần kỹ thuật)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ INDONESIA........................................................................................................4

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-xã hội của Indonesia............................................................................... 4

1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................................4

1.1.2. Khí hậu............................................................................................................................................ 5

1.1.3. Dân cư............................................................................................................................................. 6

1.1.4. Kinh tế - chính trị............................................................................................................................ 8

1.2. Những quan hệ bước đầu giữa Việt Nam - Indonesia trước năm 1955................................................... 10

CHƯƠNG 2. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1955 - 1975).................................................................... 18

2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1955 - 1975)............................................................................................. 18

2.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia............................................................................................................ 19

2.2.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 19

2.2.2. Tình hình Indonesia.......................................................................................................................20

2.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1955 - 1975)..........................................................................................23

2.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 23

2.3.3. Quan hệ an ninh - quân sự - quốc phòng...................................................................................... 24

CHƯƠNG 3. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1975 - 1991).................................................................... 26

3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1975 - 1991)............................................................................................. 26

3.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia............................................................................................................ 27

3.2.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 27

3.2.2. Tình hình Indonesia.......................................................................................................................29

3.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1975 - 1991)..........................................................................................29

3.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 29

3.3.2. Quan hệ kinh tế............................................................................................................................. 30

CHƯƠNG 4. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1991 - 2019).................................................................... 31

4.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1991 - 2019)............................................................................................. 31

4.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia............................................................................................................ 32

4.2.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 32

4.2.2. Tình hình Indonesia.......................................................................................................................33

4.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1991 - 2019)..........................................................................................34

4.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 34

4.3.2. Quan hệ kinh tế............................................................................................................................. 37

4.3.3. Quan hệ an ninh - quân sự - quốc phòng...................................................................................... 45

4.3.3. Quan hệ văn hóa - giáo dục và các vấn đề khác...........................................................................47


3

CHƯƠNG 5. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG, VỊ THẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM -
INDONESIA........................................................................................................................................................... 53

5.1. Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Indonesia................................................................................................. 53

5.2. Tác động trong quan hệ Việt Nam - Indonesia........................................................................................ 53

5.3. Các cơ chế hợp tác................................................................................................................................... 54

5.4. Triển vọng quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Indonesia.................................................................. 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 57

PHỤ LỤC................................................................................................................................................................59
4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ INDONESIA

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-xã hội của Indonesia

1.1.1. Vị trí địa lý

Indonesia là một đất nước quần đảo lớn nhất thế giới, bao gồm 5 đảo lớn và hơn
30 quần đảo nhỏ với tổng cộng 17508 hòn đảo (6000 đảo có người sinh sống). Diện
tích của Indonesia là 1,913 triệu km2 (Lớn thứ 15 thế giới). Diện tích biển gấp 4 lần,
vào khoảng 7,9 triệu km2 (bao gồm vùng đặc quyền kinh tế).

Indonesia có 5 đảo lớn:

Lớn nhất, màu mỡ nhất và có mật độ dân số cao nhất là Sumatra với diện tích
473606 km2

Đảo Irian Jaia có diện tích 421981 km2, nằm trên phần đảo lớn nhất thế giới là
New Guinea.

Nhìn chung, quần đảo Indonesia được chia làm 3 nhóm đảo chính: nhóm đảo
Java (132600 km2), nhóm đảo Sumatra-Kalimantan (1013060 km2) cùng nằm trên
thềm lục địa Sundal nối liền với Đông Nam Á (Trong thời kỳ kỷ Băng hà, do mực
nước biển rút xuống 200m nên các đảo này được nối liền với nhau và với đất liền) và
nhóm đảo nằm giữa 2 nhóm đảo trên (phân bố rải rác từ bờ biển Malaysia tới bán đảo
Đông Dương, và cùng nằm trên vùng biển sâu khoảng 4500m)1.

Với diện tích 1,913,000 km2, Indonesia là quốc gia rộng nhất Đông Nam Á với
những đảo rất rộng như Sulavedia, Tây Irian, và cả những đảo nhỏ đến nỗi không có
mặt trên bản đồ. Phía Tây Bắc Indonesia ngăn cách với Liên bang Malaysia và
Singapore qua biển Malacca, phía Đông Nam ngăn cách với Australia và Timor Leste
qua biển Timor và Araphura, và phía Đông Bắc Indonesia ngăn cách với Philippines
qua biển Susu. Trên đất liền, Indonesia có biên giới với Liên bang Malaysia ở đảo
Kalimantan, và với Papua New Guinea ở vùng Tây Irian.2

Quần đảo chạy dài 2 bên đường xích đạo, từ điểm cực Bắc (6 độ vĩ Bắc) đến
điểm cực Nam (11 độ vĩ Nam) dài khoảng 1888 km, chiều rộng từ điểm cực Tây (95

1
Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.33
2
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Ngoại thương, tr.7
5

độ kinh Đông) đến điểm cực Đông (111 độ kinh Đông) dài khoảng 5110 km. Khu vực
đảo New Guinea và các đảo nhỏ lân cận biển Arafura nằm trên thềm lục địa Sahul nối
liền với lục địa Australia (sau khi các vận động sụt lở, đứt gãy của vỏ trái đất diễn ra,
phần đất New Guinea đã tách rời ra hẳn lục địa Australia).3

Nguồn: https://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/id.htm

1.1.2. Khí hậu

Khí hậu Indonesia mang tính nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa chính Tây
và gió mùa chính Đông tạo thành mùa mưa (từ tháng 6 tới tháng 9), mùa chuyển tiếp
(từ tháng 9 tới tháng 12 và từ tháng 3 tới tháng 6), và mùa khô (từ tháng 12 tới tháng
3). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quanh năm đều có thể
có mưa.

Do địa hình đa dạng, phong phú nên vùng đồng bằng của Indonesia có nhiệt độ
trung bình là 28 độ Celcius, vùng trung du nhiệt đới là 26 độ Celcius, và vùng núi cao
là 23 độ Celcius. Độ ẩm dao động từ 70 đến 90%.4

Đối với các đảo nằm trong khu vực xích đạo ẩm, sự kết hợp giữa ánh nắng và đại
dương bao quanh đã tạo nên độ ẩm cao ở hầu khắp, cùng tác động của các loại gió địa

3
Thái Thị Ngọc Dư (1993), Dịa lý các nước vùng Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khai trí, Hồ Chí Minh, tr.103
4
Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.33
6

phương làm cho hầu như không tháng nào là không có mưa (Tại Kalimantan, lượng
mưa hàng năm có thể lên tới 40000 mm). Tuy nhiên, lượng mưa nhận được trong mùa
gió mùa Tây Bắc (từ tháng 12 đến tháng 3, gió mùa Đông Bắc thổi qua biển Đông
mang theo hơi nước qua đường xích đạo đổi thành gió mùa Tây Bắc gây mưa ở
Indonesia) tương đối ổn định hơn, lượng mưa trung bình trong mùa gió mùa Đông Bắc
này đạt khoảng 2000 mm, có nơi lên đến 6000 mm và có nơi chỉ khoảng 540 mm.5

Nguồn: https://geoportal.esdm.go.id/indonesia-overview/

1.1.3. Dân cư

Indonesia có số dân đông thứ tư trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ).
Năm 1989, dân số Indonesia là 179,3 triệu người, tốc độ tăng trưởng dân số đạt 1,9%
và có tỷ lệ người trẻ đạt 40% dân số.

Dân cư phân bố không đồng đều, đảo Java/Madura chiếm 7% diện tích đất đai,
nhưng dân số chiếm đến 70% dân số cả nước (mật độ dân số tại Java năm 1990 đạt
750 người/km2); trong khi đó, đảo Kalimantan và Irian Jaia chiếm 50% diện tích đất
đai nhưng dân số chỉ chiếm 5% dân số cả nước.

Có hơn 580 ngôn ngữ, và thổ ngữ được sử dụng tại Indonesia. Ngôn ngữ quốc
gia là Bahasa Indonesia có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai vùng Riau được phát triển và
làm giàu thêm, vay mượn nhiều từ tiếng Hà Lan, Trung Quốc, Sankrit, Arab, Bồ Đào
Nha, v.v.

5
Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước vùng Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khai Trí, Hồ Chí Minh, tr.105
7

Đại bộ phận dân số Indonesia theo Islam giáo. Tuy nhiên, Phật giáo cũng rất
thịnh hành, Indonesia là quốc gia có số lượng chùa chiền lớn nhất thế giới. Ngoài ra
còn Ki-tô giáo và Ấn Độ giáo.6

Islam giáo chiếm 86,1% (mặc dù không được chính thức công nhận là quốc giáo),
Tin Lành chiếm 5,7%, Ki-tô giáo chiếm 3%, Ấn Độ giáo chiếm 1,8%, và Phật giáo
chiếm 1%.7

Dân cư Indonesia gia tăng nhanh chóng từ 96,3 triệu người (1961) lên 151 triệu
người (1981) và 184,28 triệu người (1991). Giữa thành thị và nông thôn cũng có sự
chênh lệch lớn, trong đó dân đô thị là 26,2% và dân nông thôn là 73,8%. Các thành
phố lớn: Subraya: 2,3 triệu dân, Medan: 2,1 triệu dân, Bandung: 1,6 triệu dân,
Semarang: 1,0 triệu dân.

Hiến pháp Indonesia bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tuy nhiên, chính phủ hỗ
trợ các trường học Islam giáo và các cuộc hành hương thường niên đến La Mecque.
Trước thế kỷ XV, Phật giáo là tôn giáo truyền thống ở Java, nhưng khi Islam giáo xâm
nhập vào Indonesia thì Phật giáo rút về đảo Bali. Hiện Islam giáo ảnh hưởng mạnh
nhất tại Tây Sumatra, Tây Java, Đông Nam Kalimantan, Lombok, Timor, v.v. Phần
lớn người Hoa kiều theo Phật giáo, một số ít theo Ki-tô giáo.8

Tín ngưỡng đa thần giáo kết hợp với sự du nhập của các nền văn minh lớn trên
thế giới như văn minh Ấn Độ, văn minh Ả Rập đã tạo nên tâm lý tự kiềm chế; trong
khi đó, tính đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước và lối sống theo làng xã
cổ truyền đã tạo nên tâm lý hòa đồng; bên cạnh đó, đặc điểm địa lý và các yếu tố kinh
tế xã hội lại tạo nên một tâm lý kiềm chế nhưng vẫn cởi mở. Những điều ấy đã làm
nên đặc điểm văn hóa đặc trưng của Indonesia chính là kiềm chế nội tâm, hòa đồng và
hướng tới thống nhất trong đa dạng.9

6
Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.34

7 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019

8 Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước vùng Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khai Trí, Hồ Chí Minh, tr.101, 109
9
Đinh Thanh Tú (2010), Qúa trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Indonesia (1967-1998), Luận án Tiến sĩ,
Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh, tr.09
8

Nguồn:
http://thespicerouteend.com/introduction-indonesian-geography-demography/

Nguồn:
http://thespicerouteend.com/wp-content/uploads/2018/09/Indonesia-suku-per-province.
png

1.1.4. Kinh tế - chính trị

Là một quốc gia có vị trí địa kinh tế thuận lợi, dồi dào tài nguyên thiên nhiên nên
Indonesia từ lâu đã được người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Hà Lan đến đây
buôn bán, trở thành kẻ thống trị, thiết lập nền thực dân gần 300 năm. Nền kinh tế
Indonesia phát triển theo hướng cung cấp nhu cầu nguyên iệu cho chính quốc, phát
9

triển nền nông nghiệp đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu và nền công nghiệp
khai khoáng dẫn đến mất cân đối trầm trọng cơ cấu ngành kinh tế, tạo nên sự trì trệ
trong nền kinh tế, dẫn đến đời sống thấp kém của người dân.

Sau khi giành được độc lập, giai đoạn 1950 - 1965, với mục đích xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ, chính phủ Indonesia chủ trương chiến lược “kinh tế tự lực cánh
sinh” (còn gọi là “chiến lược hướng nội”), ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nông
nghiệp và các ngành kinh tế cổ truyền sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong
nước thay cho nhập khẩu, đồng thời gạt bỏ tư bản ngoại quốc ra khỏi những ngành
kinh tế then chốt, thực hiện quốc hữu hóa tài sản tư bản ngoại quốc, thực hiện cấm
xuất khẩu tư bản.

Giai đoạn từ năm 1965 đến nay, chính phủ Indonesia thực hiện cải cách kinh tế
với những chính sách mang tính chất của một nền kinh tế mở cửa, bao gồm các chính
sách thời kỳ ổn định - khôi phục kinh tế (trả lại các cơ sở kinh tế của tư bản ngoại quốc
bị quốc hữu hóa trước đây, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích kinh tế tư nhân,
thu hút 106 dự án đầu tư với tổng số vốn 368 triệu USD) và các nội dung cải cách giai
đoạn các kế hoạch 5 năm từ 1969 - 1989 (chú trọng phát triển sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm phi dầu mỏ, hạn chế việc xuất khẩu dầu thô, tăng cường tiết kiệm
trong nước, giảm chi ngân sách, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, tái tổ chức kinh tế
quốc doanh, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển đầu tư vào các ngành kinh tế then
chốt, mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Bắc Mỹ, ASEAN, v.v)10

Tổng sản phẩm quốc nội năm 1992 đạt 127,58 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng GDP
năm 1994 đạt 6,7%, xuất khẩu và nhập khẩu năm 1992 lần lượt đạt 33,08 và 27,31 tỷ
USD; thu nhập bình quân đầu người năm 1994 đạt 645 USD/người, tỷ giá hối đoái đạt
2,0008 rupi/1 USD.

Tuy tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhưng Indonesia không phải là một nước
giàu. Nền kinh tế phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp và dầu mỏ. Đây là nước xuất
khẩu lớn nhiều loại nguyên liệu dùng trong công nghiệp như cao su, thiếc, dầu cọ, gỗ,
dầu mỏ. Năm 1989, sản lượng dầu mỏ của Indonesia đạt 66 triệu tấn, chiếm 40% tổng
thu nhập từ xuất khẩu của năm. Trước đó, Indonesia từng là nước nhập khẩu gạo lớn

10
Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước vùng Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khai trí, Hồ Chí Minh, tr.118-119
10

nhất thế giới, song hiện nay quốc gia này đã có thể sản xuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu
của người dân trong nước.11

Về thể chế chính trị, Indonesia theo chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao thuộc
về nhân dân, chính phủ được Hiến pháp trao quyền sở hữu tài nguyên và các lĩnh vực
quan trọng, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan
hành pháp với các bộ trưởng giúp việc. Như vậy, tổng thống do dân bầu sau mỗi 5
năm là người có vai trò vô cùng to lớn: tổng tư lệnh tối cao của quân đội, tuyên bố tình
trạnh chiến tranh hay hòa bình. Cơ quan lập pháp Indonesia bao gồm Hội đồng tư vấn
nhân dân (MPR) và Hạ nghị viện. Trong số 500 hạ nghị sĩ, có 400 người do dân bầu,
và 75 người do Tổng thống lựa chọn từ quân đội, tất cả đều có nhiệm kỳ 5 năm. Với
11 ủy ban thườn trực đảm nhiệm các công tác lập pháp, giám sát, ngân sách, tổ chức
và hợp tác liên nghị viện, Hạ nghị viện có quyền đệ trình dự thảo luật cho Tổng thống,
và tổng thống vì có sự ủng hộ từ 75 quân sĩ nên cũng có vị thế tương đối trong Hạ nghị
viện. Về cơ quan hành pháp (chính phủ), Tổng thống là người đứng đầu và có quyền
hành cao nhất: kiểm soát các hoạt động của chính phủ, kiểm tra các lực lượng vũ trang,
bổ/bãi nhiệm các Bộ trưởng và trợ lý Bộ trưởng. Còn 40 bộ, bộ điều phối ngang bộ,
tổng cục có vai trò phụ trách từng ngành lĩnh vực cụ thể trong chính phủ và có trách
nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng thống.

Ngoài Golkar là đảng cầm quyền, các chính đảng của Indonesia được hợp thành
2 liên minh lớn để chính quyền dễ dàng kiểm soát. Đó là PPP (Liên đảng thống nhất và
phát triển) bao gồm Đảng Hội đồng giáo sĩ (NU), Đảng liên minh Hồi giáo Indonesia
(PSII), Đảng phong trào giáo dục Hồi giáo (Perti), … và PDI (Liên đảng Dân chủ
Indonesia) bao gồm Đảng Dân tộc Indonesia (PNI), Đảng vô sản (Mubra), Đảng liên
minh những người ủng hộ độc lập Indonesia (IPKI), Đảng Thiên chúa giáo Indonesia
(Parkindo), …12

1.2. Những quan hệ bước đầu giữa Việt Nam - Indonesia trước năm 1955

11
Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.34
12
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Ngoại thương, tr.14-
11

Nguồn:
https://www.alamy.com/stock-image-1830-nathan-hale-map-east-indies-singapore-mal
aysia-philippines-sumatra-169529895.html

Sử thi Ân Độ Ramayana viết về đảo Java: “Hãy nghiên cứu kỹ về Javadvipura,


một hòn đảo gồm bảy vương quốc, đảo vàng và bạc, đầy những chế phẩm bằng vàng”.
Người Trung Hoa ghi chép tỉ mỉ về một quốc gia Palembang, nợi thịnh hành Phật giáo
và hàng loạt quốc gia như Java, Tarupura, Cantoni, … Chủ nhân của Indonesia là
người Indonesien cổ (da đe, môi dày, tóc xoăn cứng). Sau đó, người Malayo -
Polynesien đã di cư đến đây với quy mô lớn và nắm vai trò chính trong việc xây dựng
nên các quốc gia - dân tộc (nations) tại đây.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1066, 1149 lái buôn Trảo Oa (Java) đến dâng
ngọc châu dạ quang và sản vật địa phương lên vua Lý.13

13
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.21
12

Nguồn: https://dogily.vn/chim-canh/vet-nguc-hong/

Thế kỷ X, việc buôn bán được mở rộng hơn ở phía Bắc Đại Việt, chính quyền
phong kiến được củng cố, thương cảng Vân Đồn trở thành điểm thu hút thương khách
do vị trí thuận lợi trên bờ Đông tiếp giáp Trung Hoa qua biển Nam Hải. Java (Trảo Oa)
bước vào thời kỳ phát triển, mong muốn thiết lập các mối quan hệ rộng rãi với các
nước trong khu vực. “Kỷ Tỵ Tống Thiện Hưng năm thứ 19, mùa xuân, tháng Hai,
thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc và Xiêm La vào Đông Hải xin ở lại buôn
bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản
vật địa phương”. Tháng 5/1348, Java chính thức sai sứ sang Đại Việt dâng biểu: “cống
sản vật địa phương, ngựa lạ, hàng vải gấm vóc, gốm sứ và chim vẹt đỏ biết nói”. Năm
1360, Java lại sai sứ bộ sang triều cống, “buôn bán và tiến các sản vật lạ”.
13

Nguồn:
http://songphan.blogspot.com/2017/05/cuoc-chinh-phat-java-lon-nam-1293-cua.html

Thời kỳ Mojopahit (thế kỷ XV), Java có quan hệ thương mại rộng rãi với các
nước, là một vương quốc thịnh vượng và hoạt động thương mại sôi nổi: “nhà nào cũng
có một cái kho xây bằng gạch cao 3-4 thước để giấu của riêng”. Sang thế kỷ XVI, do
sự can thiệp của tư bản phương Tây vào Indonesia, quan hệ giữa Việt Nam và
Indonesia thưa dần, thỉnh thoảng, sứ giả Java cũng sang triều cống. Từ thế kỷ XVII,
sau khi củng cố quyền lực tại Indonesia, người Hà Lan thiết lập quan hệ với chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài (Đại Việt). Qua đó, chúa Trịnh cho phép người Hà Lan lập
thương điếm ở Phố Hiến để buôn bán nhiều hàng hóa có nguồn gốc từ Indonesia. Bên
cạnh hoạt động thương mại, người Hà Lan cũng không ngần ngại cấu kết với các thế
lực chính trị sở tại để can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ các chính quyền. Chẳng
hạn như người Hà Lan đã giúp đỡ súng ống, đạn dược và chiến thuyền cho chúa Trịnh
trong cuộc chiến giữa 2 Đàng (Trịnh - Nguyễn phân tranh).14

Trong thời điểm đó, Đại Việt bị phân tranh 2 Đàng, nhưng thực dân Hà Lan tại
Indonesia vẫn thiết lập quan hệ thương mại với cả hai Đàng. Năm 1633, 2 tàu Hà Lan
từ Batavia tới Hội An xin phép mở cửa hàng buôn bán đã được chúa Nguyễn Phúc
Nguyên chấp thuận. Chính quyền chúa Trịnh Tráng được tặng hai khẩu đại bác đã cho
phép họ buôn bán, thậm chí cư trú và dựng nên thương điếm tại Thăng Long và Phố
Hiến, trong khi các nước khác vẫn bị cấm.15

Năm 1818, triều Nguyễn cho phép người Indonesia cùng với người Hoa, Khmer
được khẩn hoang, lập ấp ở Châu Đốc, An Giang. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có
lúc không thân thiện do các vụ xung đột với cướp biển Chà Và (Java) vào năm 1767
tại Châu Thành, các năm 1770, 1792 và 1817 tại Hà Tiên.16

Vào các năm 1825, 1830, 1831, 1835, 1839, Minh Mạng đều sai sứ thần đi đặt
quan hệ ngoại giao, buôn bán với Indonesia. Vào các năm 1841, 1842, 1843, 1846
Thiệu Trị cho Đào Trí Phú, Đặng Văn Khai, Phan Thanh Giản, Hà Tôn Quyền, Phan
14
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh, tr.58-63
15
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.22
16
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh, tr.58-63
14

Huy Chú, Lê Văn Phu, Tôn Thất Khương đi Indonesia. Thương thuyền Đại Nam qua
Indonesia buôn bán, xuất khẩu chủ yếu đường, ngà voi, cánh kiến và nhập khẩu súng,
kẽm, vải, …17

Đầu thế kỷ XX, công cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi
ở Trung Quốc đã khơi dậy ý thức dân tộc, truyền bá tinh thần dân chủ và làm nảy sinh
nhiều hình thức hoạt động với những nội dung mới như trường Đông Kinh Nghĩa
Thục ở Việt Nam hay Budi Utomo ở Indonesia truyền bá nền giáo dục mới chứa đựng
tinh thần phục hưng dân tộc và khuyến khích phát triển kinh tế - khoa học - kĩ thuật
mới. Nhiều tổ chức chính trị ra đời như Việt Nam Quang phục hội và Hiệp hội thương
nhân Hồi giáo ở Indonesia đã thu hút đông đảo thanh niên trí thức, khơi dậy ý chí quật
cường dân tộc, hướng về đoàn kết lưc lượng chống đế quốc và phong kiến.18

17
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.22
15
Vũ Dương Ninh (1992), “Nhìn lại nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á (1896 - 1945)”, Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 02, tr.03
15

Nguồn:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8b/Communist_Party_of_Indonesi
a.svg

Từ tư tưởng của Cách mạng tháng Mười, đi theo lý tưởng cộng sản, các đảng
cộng sản đã được thiết lập, bao gồm Đảng Cộng sản Indonesia (tháng 5/1920) và Đảng
Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930). Sự ra đời và lớn mạnh của đảng cộng sản đã góp
phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết chiến đấu trong khu vực.

Việc Việt Nam và Indonesia giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám
năm 1945 và tuyên bố độc lập đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống chính trị khu
vực. Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách,
thù trong giặc ngoài, đã khẳng định chính mình và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu
vì hòa bình, độc lập tự do. Trong khi đó, Indonesia tiếp tục 5 năm kháng chiến chống
16

thực dân Hà Lan để giành độc lập hoàn toàn, theo đuổi chính sách đối ngoại mang tính
độc lập, yêu hòa bình và chống đế quốc. 19

Để giúp người dân Indonesia hiểu biết về sự nghiệp chống Pháp của nhân dân
Việt Nam, tháng 5/1950, tại Jakarta, chính phủ Indonesia đã tổ chức triển lãm tranh
ảnh và chiếu phim điện ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Nhiều tổ chức ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam như Jakatar,
Yogiakartar, Surabaya đã quyên góp thuốc men, quần áo ủng hộ các chiến sĩ Việt Nam
tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.20

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai phát biểu tại Hội nghị Bandung, Indonesia 1955
(Nguồn: Vietnamnet)

Theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, mang tính không liên kết, lại có sẵn
những mối quan hệ thân thuộc được thiết lập trong lịch sử, Indonesia đã tích cực lên
tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam tại hội nghị quốc tế
Colombo 1954. Do Indonesia là một trong những nước sáng lập phong trào Không liên
19
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh, tr.152
20
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.23
17

kết, là thành viên đầu tiên tích cực ủng hộ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình tại Hội
nghị Bandung 1955, nên Việt Nam đánh giá rất cao vị trí của Indonesia trong khu vực.
Ngày 30/12/1955, Việt Nam và Indonesia đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Lãnh
sự.21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống Sukarno tại Hà Nội tháng 6 năm 1959
(Nguồn : KBRI Hà Nội)

21
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh, tr.152
18

CHƯƠNG 2. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1955 - 1975)

2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1955 - 1975)

Những năm 50, 60 của thế kỷ XX, dựa vào tiềm lực kinh tế - quốc phòng của
một trong hai siêu cường thế giới, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu ngăn chặn và
đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản. Qua con bài chủ nghĩa cộng sản và cái cớ đẩy lùi chủ
nghĩa cộng sản, Mỹ dần chi phối các quốc gia và khu vực trên thế giới để phục vụ cho
lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Một trong những biểu hiện rõ nhất của chủ trương
này là việc ký kết hàng loạt các hiệp ước quân sự của Mỹ với Đài loan, Nhật Bản,
Philippines, Thái Lan, … cho ra đời hàng loạt các tổ chức như SEATO, CENTO, ...
Tại Đông Nam Á, Mỹ nhảy vào Đông Dương thay thế Anh, Pháp dựng nên các quyền
bù nhìn thực dân mới thân Mỹ, gây ra cuộc chiến tranh Đông Dương kéo dài suốt 3
thập kỷ. Song từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sự lún sâu và
dần đi đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương đã gây nên những biến
đổi quan trọng mang tính bước ngoặt trong tình hình quốc tế và khu vực.

Việc Việt Nam và Indonesia giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám năm
1945 và tuyên bố độc lập đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống chính trị khu vực. Việt
Nam Dân chủ cộng hòa trở thành nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam
Á, tiếp tục đối mặt với thù trong-giặc ngoài, và sẵn sàng bước vào cuộc trường chinh
chiến đấu vì mục đích hòa bình - độc lập - tự do và mục tiêu xã hôi chủ nghĩa. Trong
khi đó, Indonesia tiếp tục phải trải qua 5 năm kháng chiến chống thực dân Hà Lan mới
giành được độc lập hoàn toàn. Ở các nước khác, thực dân tái áp đặt ách thống trị đã
buộc phải trao trả độc lập trở lại cho các nước này dưới sức ép mạnh mẽ của làn sóng
các phong trào giải phóng dân tộc tại khu vực.22

Đông Nam Á được Mỹ coi là then chốt trong phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản tràn xuống phía Nam vươn ra Ấn Độ Dương. Mỹ cho rằng an ninh của 3 khu
vực lợi ích cơ bản của Mỹ (Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương)
phụ thuộc nhiều vào thái độ của Đông Nam Á đối với chủ nghĩa cộng sản. Nếu Đông
Nam Á khước từ chủ nghĩa cộng sản, Mỹ sẽ có thể yên tâm kiểm soát bờ Tây Thái

22
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh, tr.111-137
19

Bình Dương. Ngược lại, 3 khu vực lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ bị cô lập với nhau. Đó là
âm mưu mang tính hệ thống chiến lược toàn cầu thực sự của Mỹ.23

Sau khi hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết (27/01/1973), chấm dứt hoàn
toàn sự có mặt của quân đội Mỹ và chư hầu tại Việt Nam, Malaysia và Singapre đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở ra điều kiện thuận lợi hơn cho bang
giao Việt Nam-ASEAN cũng như cho việc thẻ hiện tư tưởng trung lập hóa Đông Nam
Á.24

2.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia

2.2.1. Tình hình Việt Nam

Sau thế chiến thứ 2, do những biến đổi sâu sắc về tương quan lực lượng, và mưu
toan của các thế lực đế quốc hòng đảo ngược tiến trình phát triển của phòng trào vì hòa
bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, cũng như do vị trí địa chiến lược của mình, Việt Nam trở
thành “điểm nóng” của chiến tranh lạnh. Bắt đầu từ năm 1964, các lực lượng quân sự
Mỹ đã ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Chiến tranh đặc biệt đã trở thành chiến
tranh cục bộ với sự tham gia trực tiếp của các lưc lượng quân đội Mỹ và sự tham gia
cảu các hoạt động xâm lược ngày càng trắng trợn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mỹ còn thực hiện tiến hành leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt
Nam, bắn phá bằng máy bay quân sự các cơ sở kinh tế quân sự của Bắc Việt Nam tại
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các thành phố lớn khác với mục đích bẻ gãy ý chí
thống nhất dân tộc của Việt Nam, đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Nhưng những dã
tâm đó đã bị cuộc chiến đấu lịch sử mùa hè đỏ lửa 1972 tại thành cổ Quảng Trị, cuộc
chiến đấu 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đập tan.

Cuộc chiến đấu quật cường của nhân dân Việt Nam ở cả tiền phương và hậu
tuyến suốt những năm 1966, 1967, 1972 đã đầy Mỹ ngày càng sa lầy vào chiến trường
Đông Dương, biến tham vọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á
trở nên bất khả thi, buộc Mỹ phải trút bỏ sự tham gia dính líu trực tiếp về quân sự ở
chiến trường Đông Dương. Đó là cuộc chiến đấu đã tạo ra sự biến chuyển trong tình

23
Trần Thị Thu Lương (2007), “Dấu ấn Việt Nam trong tiến trình phát triển ASEAN: Những đóng góp và bài học cho hội
nhập”, Phát triển Khoa học và công nghệ, tập 10, số 07
24
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh, tr.111-137
20

hình chính trị Đông Nam Á những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, tạo ra một
động lực quan trọng thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu quốc của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi
trọn vẹn vào mùa xuân năm 1975, giáng đòn chí mạng quyết định vào việc đẩy lùi sự
can thiệp của các cường quốc Mỹ - Xô - Trung vào Đông Nam Á, song do xung đột về
vấn đề Kampuchea với các nước ASEAN, Việt Nam vẫn chưa có điều kiện tập trung
vào sự phát triển kinh tế và đối mặt với tình trạng tụt hậu xa so với các quốc gia “con
rồng mới nổi” ở Đông Bắc Á.25

2.2.2. Tình hình Indonesia

Năm 1953 lực lượng sĩ quan ủng hộ Phong trào 17/10/1952 đã xích lại gần hơn
với lực lượng Đảng Cộng sản ủng hộ Sukarno và trở thành chỗ dựa của chính phủ mới
do lãnh tụ cánh tả Sastroamidjojo thành lập tháng 07/1953. Chính phủ đã thi hành
nhiều biện pháp chống đế quốc, bao gồm: hủy bỏ liên minh quân sự với Hà Lan, hạn
chế tư bản ngoại quốc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tăng khu vực kinh tế nhà nước,
xây dựng công ty vận tải đường thủy đầu tiên, tăng kinh phí ngoại tệ nhập khẩu cấp
cho tư bản dân tộc và thực hiện đường lối đối ngoại tích cực, từ đó trở thành quốc gia
đăng cai tổ chức Hội nghị Á - Phi tại Bandung, nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
Nhờ những biện pháp tiến bộ, cấp tiến đó, đảng Cộng sản và SOBSI dù không có đại
diện trong chính phủ mới đã vẫn hoạt động rất tích cực trong Hội đồng đại diện nhân
dân để ủng hộ chính phủ. Đến cuối năm 1954, tổng số đảng viên đảng cộng sản đã lên
đến 500,000 người. Việc phân bổ lực lượng chính trị thay đổi theo hướng không có lợi
cho đảng bảo thủ đã khiến họ cầu viện lực lượng quân đội. Bị lực lượng bảo thủ và lực
lượng quân đội cùng gây sức ép, tháng 8/1955, chính phủ Sastroamidjojo đã phải từ
nhiệm, mở đường cho lực lượng quân đội ngày càng can dự sâu rộng vào đời sống
chính trị Indonesia.

Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến tháng 12/1955 đã cho thấy cơ sở quần
chúng rộng rãi của Đảng Cộng sản ở Đông và Trung Java, ở Masjumi, và Partindo; vì
vậy việc rút lui khỏi chính trường của chính quyền Harashap có xu hướng thỏa hiệp
với Hà Lan đã trở thành sự thật không thể chối cãi. Ali Sastroamidjojo đã thành lập

25
Trần Thị Thu Lương (2007), “Dấu ấn Việt Nam trong tiến trình phát triển ASEAN: Những đóng góp và bài học cho hội
nhập”, Phát triển Khoa học và công nghệ, tập 10, số 07
21

chính phủ lần thứ hai, tiếp tục ủng hộ đảng cộng sản, đơn phương hủy bỏ những món
nợ đối với Hà Lan, quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu ở Bắc Sumatra và các chi
nhánh của Royal Dutch Strell. Tuy còn không nhất quán trong hàng loạt vấn đề (chẳng
hạn việc quốc hữu hóa dè dặt các cơ sở kinh doanh của Hà Lan, việc rụt rè chặn đứng
các hoạt động buôn lậu của giới chỉ huy quân sự bên ngoài Java, v.v.), nhưng chính
phủ Sastroamidjojo cũng đã làm suy yếu đáng kể lực lượng phản động, khiến chúng
không thể lật đổ chính phủ bằng con đường nghị viện được nữa. Năm 1956, khai thác
nỗi bất mãn từ lâu trong dân chúng về tình trạng giao thông tồi tệ, về việc không cung
cấp đủ chi tiêu cho các vùng ngoại Java, lực lượng phản động đã dựa vào sự giúp đỡ
của các chỉ huy quân sự địa phương để buộc chính phủ và bộ tư lệnh chịu trách nhiệm
về toàn bộ việc theo chủ nghĩa trọng Java, coi thường quyền lợi các dân tộc thiểu số.
Tiếp đó, việc Hatta - đại diện tại chính quyền trung ương của tầng lớp tư sản-địa chủ
các tỉnh ngoại Java (bao gồm Sumatra) rời ghế phó tổng thổng do bất mãn với việc lập
chính phủ liên hiệp với Masjumi và PSI hay với PNI-NU và đảng cộng sản - đã báo
hiệu cuộc đụng độ trực tiếp với các lực lượng ủng hộ chính phủ Sastroamidjojo. Tuy
nhiên, lực lượng quân đội do Nasutlon lãnh đạo vẫn trung thành với chính phủ, góp
phần giúp chính phủ trung ương tổ chức phản công thành công cuộc đảo chính tại Bắc
Sumatra.

Như vậy, chế độ dân chủ đại nghị những năm 1950-1956 đã không đủ khả năng
giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, làm ảnh
hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội Indonesia. Do đó, giữa năm
1956, tổng thống Sukarno đã tố cáo “sự vay mượn không phê phán nền dân chủ tự do
phương Tây”. Nhìn chung, quân đội tỏ thái độ tư tưởng kiến tạo chính phủ mạnh mẽ
do tổng thống lãnh đạo là tư tưởng thành lập chính phủ đa nhóm chức năng, nơi quân
đội là thành phần lớn mạnh nhất, được hưởng quy chế như một lực lượng chính trị độc
lập có thể can dự sâu hơn vào đời sống chính trị để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền
lực của tổng thống. Trong khi là hai kẻ đồng sàng dị mộng, quan hệ giữa tổng thống và
quân đội sẽ chỉ đằm thắm khi những phê phán của quân đội xem điều gì có lợi, có hại
cho cách mạng, cho các chủ trương đường lối của tổng thống không làm ảnh hưởng
bất lợi đến quyền lực của tổng thống, hoặc bị thay thế bởi một lực lượng chính trị độc
lập khác.
22

Năm 1957, đứng trước 2 cuộc nổi loạn liên tiếp của các chỉ huy quân sự vùng,
Sukarno đã đơn phương thành lập 1 chính phủ mới nằm ngoài mọi đảng phái, do
Djuanda đứng đầu, thực hiện hàng loạt các thỏa hiệp nhằm xoa dịu những lực lượng
quân đội địa phương/vùng bất mãn với sự tập trung quyền lực trung ương của chính
phủ. Sau cuộc bầu cử năm 1957 đem lại kết quả 27% số phiếu bầu cho đảng Cộng sản,
những lực lượng đối lập đại diện tư sản dân tộc chuyển sang đấu tranh nghị viện,
nhưng do lực lượng đã suy yếu nên đã không thể thành công. Trong khi đó, Sukarno vì
muốn gây dựng lại một chính quyền tập trung quyền lực trong tay tổng thống như quy
định tại Hiến pháp 1945, nên đã liên kết mạnh mẽ với đảng Cộng sản với tư cách
người đồng hành cánh hữu.

Ngày 17/8/1969, Sukarno công bố cương lĩnh chính trị (Manipol) luận giải lý lẽ
phục hồi Hiến pháp 1945 và đặt cơ sở cho việc tập trung quyền lực vào tay tổng thống.
Tháng 2/1960, Đảng Cộng sản và Masjumi đã tạm gác những bất đồng đảng chính tri5
để chặn đứng dự án của chính phủ đòi khoản ngân sách lớn quá mức. Nhưng các đảng
đã đánh giá quá cao thực lực của mình. Trong lần lượt tháng 3 và tháng 7 năm 1960,
lấy lý do Quốc hội không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ và còn hoạt động trong
không khí chủ nghĩa tự do vay mượn, Sukarno đã giải tán quốc hội và ban hành sắc
lệnh “giản lược hóa hệ thống đảng chính trị”. Chỉ có 10 đảng chính trị hội tụ những
quy định về số lượng đảng viên, số lượng chi bộ địa phương và “tiểu sử trong sạch”
không dính líu đến các cuộc nổi loạn của PRRI và Permesta. Từ đây, lực lượng cánh
hữu đối lập đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của mình. Mặc dù liên tục che chắn cho
Đảng Cộng sản với hàng triệu đảng viên trong những năm 60 của thế kỷ XX, Sukarno
vẫn không quên xoa dịu “va vuốt” lực lượng quân đội luôn bị kìm hãm và phải trung
thành tuyệt đối với tổng thống, mãi chưa thể trở thành một lực lượng chính trị độc lập
được, bởi đây là lực lượng quan trọng sẽ giúp Sukarno đắc lực trong việc thực hiện
đường lối đối ngoại mang ít nhiều tham vọng bá quyền đối với vùng Tây Irian.

Không chỉ thể hiện công khai tham vọng bá quyền đối với vùng Tây Irian trong
bài diễn văn tại Hội nghị Á Phi lần thứ nhất, Sukarno cũng cho thấy tham vọng ấy của
ông qua việc sử dụng vấn đề thành lập liên bang Malaysia bao gồm Mã Lai, Singapore
và phần một phần đảo phía Bắc Kalimantan. Đây được xem là đòn xoay bánh lái thúc
đẩy khủng hoảng trầm trọng sâu sắc hơn nữa tại Indonesia. Mặc dù về mặt chính trị, cả
ba lực lượng là Tổng thống - quân đội và đảng cộng sản đều tận dụng vấn đề Liên
23

bang Malaysia để gia tăng ảnh hưởng của mình với dân chúng trong nước một cách
hiệu quả, nghiễm nhiên và không phải dụng công nhiều, vì đã đánh đòn chí mạng vào
đúng tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao ngút của người dân Indonesia; nhưng về mặt kinh
tế, ngân sách dành cho chiến tranh và quốc phòng, cho quân đội và các cuộc đình công,
tấn công tòa đại sứ Anh của đảng cộng sản đã làm cho nền kinh tế Indonesia ngày
càng suy kiệt trầm trọng, đặc biệt là vấn đề lương thực, nông nghiệp.

Tóm lại, vì những lý do trên, có thể khẳng định rằng mối quan hệ đồng sàng dị
mộng này giữa 3 lực lượng “Tổng thống” - “Đảng cộng sản” - “quân đội cánh hữu đối
lập đại diện tự sản dân tộc” là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối quyết định nhất đến
tình hình chính trường Indonesia cũng như chính sách đối ngoại của Indoensia trong
suốt giai đoạn 1955-1965.26

2.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1955 - 1975)

2.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Giai đoạn 1955-1965, nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng và chính phủ đã sang
thăm chính thức Indonesia, bao gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Sukarno, Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Trường Chinh, Chủ tịch Quốc
hội Satono, đại tướng Mokoginta, đại sứ Lê Đức Thọ, Ngoại trưởng Nguyễn Duy
Trinh, v.v. Năm 1957, Hội Hữu nghị Việt Nam – Indonesia được thành lập.27

Từ 26/02 tới 11/03/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòa đã sang thăm chính thức Indonesia, được tổng thống Sukarno
và nhân dân Indonesia tiếp đón nồng hậu. Đây là mốc son đầu tiên trong quan hệ giữa
hai nhà nước dân chủ hiện đại đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được thành lập từ
tháng Tám năm 1945. Sau đó, ngày 28/6/1959, tổng thống Sukarno cũng đã sang thăm
Việt Nam và được đón tiếp trọng thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ tình cảm của nhân
dân Việt Nam đối với nhân dân Indonesia qua 2 câu thơ:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em”


26
Huỳnh Văn Tòng (1992), Lịch sử Indonesia thế kỷ XVI đến những năm 80 của thế kỷ XX, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, tr.103-126
27
Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019
24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi tổng thống Sukarno là “anh cả Karno” và chia sẻ quan
điểm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Khó khăn nào chúng ta cũng nhất định vượt
được hết. Kẻ thù nào chúng ta cũng đánh ta hết. Thắng lợi gì chúng ta cũng tranh thủ
được hết”.

Ngày 19/12/1960, hai nước đã ký Hiệp định về hợp tác văn hóa, tiếp tục mở
đường duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Năm 1963, Indonesia cho phép Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan tại thủ đô Jakarta. Ngày 15/8/1964,
hai nước nâng cấp quan hệ lên Đại sứ.28

Năm 1967, lực lượng cực đoan Indonesia tổ chức đảo chính, lật đổ chính quyền
Sukarno, đưa Suharto lên nắm quyền. Chế độ “trật tự mới” của chính quyền Suharto
thực hiện chính sách chống cộng mạnh mẽ, thanh sát quyết liệt lực lượng chính trị đối
lập, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Indonesia và Đảng Xã hội; bắt đầu
bình thường hóa quan hệ với các nước thân Mỹ, tham gia trở lại Liên Hợp Quốc, Qũy
tiền tệ thế giới, tuy không còn ủng hộ công khai chính thức cuộc đấu tranh chống Mỹ
của nhân dân Việt Nam nhưng Indonesia vẫn là quốc gia duy nhất trong ASEAN duy
trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, và một bộ phận quan chức
chính phủ Indonesia vẫn cùng nhân dân công khai ủng hộ nhân dân Việt Nam, lên án
Mỹ là kẻ xâm lược và chính quyền Sài Gòn là tay sai cho đế quốc trong cuộc chiến
này.29

Sau khi hiệp định Paris được ký kết đầu năm 1973, Indonesia tham gia Uỷ ban
quốc tế về Việt Nam. Tháng 9/1973, Việt Nam cử Đại sứ đến Jakarta nhận nhiệm vụ.
Đến 29/07/1975, Indonesia công nhận chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, mở ra một chương mới trong quan hệ 2 nước.30

2.3.2. Quan hệ kinh tế

2.3.3. Quan hệ an ninh - quân sự - quốc phòng

28
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.25
29
Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam - ASEAN: quan hệ đa phương và song phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
tr.172-174
30
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.26
25

Indonesia là một trong những nước khu vực có quan hệ sớm nhất về an ninh -
quốc phòng với ta. Năm 1964, Indonesia đã đặt phòng Tuỳ viên Quân sự ở Hà Nội

2.3.3. Quan hệ văn hóa - giáo dục và các vấn đề khác


26

CHƯƠNG 3. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1975 - 1991)

3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1975 - 1991)

Từ năm 1972 đến 1978, quan hệ Việt Nam-ASEAN nhìn chung vẫn còn tồn tại
một số bất đồng sâu sắc như vấn đề chính quyền Sài Gòn, chính quyền Pol Pot Ieng
Sary, vấn đề vai trò của Liên Xô tại Đông Nam Á, v.v. Tuy nhiên, thời kỳ này cũng đã
xuất hiện xu hướng hợp tác - đối thoại giữa Việt Nam-ASEAN. Bên cạnh việc thiết lập
quan hệ ngoại giao với Malaysia (03/1973), Singapore (08/1973), Philippines
(08/1976), v.v., quan hệ kinh tế-thương mại cũng được xúc tiến, bao gồm quan hệ mua
bán dầu thô Việt Nam-Indonesia, quan hệ mua bán dầu cọ - cao su Việt Nam-Malaysia,
quan hệ mua bán lúa gạo Việt Nam-Philippines, v.v.

Ngày 15/02/1973, Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi thiết lập chương trình
viện trợ kinh tế cho Đông Dương và vận đồng thành lập Uỷ ban phối hợp ASEAN để
phục hưng Đông Dương. Tiếp đó, ASEAN cũng đã đề nghị Việt Nam cử quan sát viên
tham dự hội nghị Bộ trưởng ASEAN.31

Ngày 23-24/02/1976, Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tại Bali (Indonesia)
đã công bố Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), và Tuyên bố hòa hợp ASEAN, mở
ra sự chuyển biến tích cực của tổ chức: thừa nhận sự cần thiết phải thay đổi cách hành
xử trong quan hệ với Việt Nam. Tại đây, thủ tướng Malaysia cho rằng hợp tác với
Đông Dương là điều thích hợp hơn so với việc khơi dậy những bất đồng. Trong khi đó,
tổng thống Philippines thừa nhận: “Những hậu quả sau thất bại của Mỹ tại Đông
Dương chỉ mới bắt đầu được bộc lộ. Chúng ta có đầy đủ lý do để thừa nhận chính sách
của các nước Đông Dương nằm ngoài tầm kiểm soát của ASEAN. Và các nước
ASEAN không đủ sức để làm thay đổi đường lối của các nước Đông Dương”.32

Khi đặt vấn đề chung sống hòa bình và mở rộng hợp tác với các nước Đông
Dương, hầu hết nguyên thủ quốc gia tại hội nghị Bali đều thừa nhận là vấn đề cần thiết.
Nhưng Singapore vẫn lo ngại ý định “thực sự” của Việt Nam, Indonesia vẫn dè dặt
trong mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam do sự sụp đổ của chính
quyền Sài Gòn và thắng lợi triệt để của Việt Nam Dân chủ cộng hòa àm các lãnh đạo

31
Lê Văn Quang (2001), Quan hệ Việt Nam - ASEAN và những bài học kinh nghiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.15
32
Nguyễn Văn Lịch (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.63
27

ASEAN lo ngại Việt Nam sẽ gửi vũ khí và ủng hộ lực lượng nổi dậy tại chính các
nước ASEAN. Đó cũng là do sự thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và ASEAN.
Tuy nhiên, Malaysia, Philippines và Thái Lan vẫn nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác
kinh tế với Việt Nam.33

3.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia

3.2.1. Tình hình Việt Nam

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã
hội trầm trọng suốt 10 năm dài do hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh ác liệt, đối
phó với các cuộc chiến tranh biên giới hai đầu đất nước phía Bắc và phía Tây Nam, do
bị bao vây cô lập về kinh tế - chính trị, bị cấm vận về kinh tế, do sự sụt giảm dần dẫn
đến chấm dứt hoàn toàn viện trợ khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, do
tư tưởng nóng vội, chủ quan, muốn “đại nhảy vọt” trong thời gian ngắn tiến lên chủ
nghĩa xã hội.34

Sản xuất sa sút, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp. Bình quân giai đoạn 1977-1980,
GDP chỉ tăng 0,4%/năm (trong đó, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%), GDP
bình quân đầu người sụt giảm 1,87%/năm, chỉ đạt 86 USD/người/năm vào năm 1986.
Lạm phát phi mã kéo dài khiến chỉ số tăng giá bán lẻ năm 1986 đạt hơn 777%. Đời
sống các tầng lớp nhân dân khó khăn,Việt Nam trở thành một trong những đất nước
nghèo khó nhất thế giới, đứng cận kề khủng hoảng kinh tế xã hội.35

Tháng 7/1976, Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Duy Trinh công bố Chính sách
bốn điểm của Việt Nam có nội dung: 1) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng chung sống hòa bình;
2) Không để lãnh thổ của nước mình cho bất cứ nước nào sử dụng làm căn cứ để tiến
hành xâm lược, can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ của bất cứ nước
nào trong khu vực; 3) Thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa
trên cơ sở bình đẳng - cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước

33
Lê Văn Quang (2001), Quan hệ Việt Nam - ASEAN và những bài học kinh nghiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.17
34
Bộ Ngoại giao (2015), 70 năm ngoại giao Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
35
Dương Ngọc (01/05/2010), “3 lần khủng hoảng và 3 lần chuyển vị thế của Việt Nam”, Thời báo kinh tế, <url:
http://vneconomy.vn/thoi-su/3-lan-khung-hoang-va-3-lan-chuyen-vi-the-cua-viet-nam-20105194034740.html>, truy cập ngày
07/09/2019
28

trong khu vực bàng con đường thương lượng trên cơ sở bình đẳng hiểu biết và tôn
trọng lẫn nhau; 4) Phát triển hợp tác khu vực và sự phồn vinh từ cơ sở điều kiện cụ thể
của từng nước36 Đây là bước đi quan trọng thể hiện quan điểm, nguyên tắc ngoại giao,
quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng Đông Nam Á trong khối ASEAN như
Indonesia, từ đó xóa tan những lo ngại, tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam -
Indonesia theo chiều hướng tích cực.

Giai đoạn 1979-1988, Việt Nam vừa đấu tranh với ASEAN về vấn đề
Kampuchea và triển khai đấu tranh ngoại giao vừa gắn việc giải quyết vấn đề
Kampuchea với việc xây dựng khu vực hòa bình ổn định hợp tác phát triển Đông Nam
Á và thúc đẩy đói ngoại đẩy lùi sự đối đầu chống Việt Nam.

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra chủ trương thực thi chính sách
đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, rút dần hết quân đội khỏi Kampuchea,
đưa vấn đề Kampuchea vào gần hơn với giải pháp hòa bình. Các nước ASEAN cũng
bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và hoan nghênh việc Việt Nam
tham gia hợp tác khu vực.

Tháng 12/1987, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 3 họp tại Manila
(Philippines), tổng thống Philippines Aquinno tuyên bố không còn coi Việt Nam là
mối đe dọa với Philippines.

Tháng 2/1988, ngoại trưởng Philippines tuyên bố không chống Việt Nam gia
nhập ASEAN.

Tháng 8/1988, thủ tướng Thailand đưa ra chủ trưởng biến biển Đông từ chiến
trường thành thị trường.

Trên cơ sở quyết định của AMM, tháng 7/1987 cuộc gặp đối thoại đầu tiên giữa
Việt Nam và Indonesia đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc gặp trên đã đưa
đến các hội nghị không chính thức về vấn đề Kampuchea nhằm tìm ra một giải pháp
chính trị cho vấn đề Kampuchea: JIM 1 (tháng 7/1988), JIM 2 (tháng 2/1989) và IMC
(tháng 2/1990) tại Jakarta.

36
Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam - ASEAN: quan hệ đa phương và song phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
29

Tại JIM 2, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng gia
nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á”, đồng thời tuyên bố sẵn sàng cùng Lào tham
gia Hiệp ước Bali (1976) của ASEAN.

Hiệp định Paris về vấn đề Kampuchea (1991) đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ
Kampuchea trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, mở ra thời kỳ hai bên cùng hợp tác
phát triển.

Trong giai đoạn 1986-1996, Việt Nam đã giải quyết thành công khủng hoảng
kinh tế xã hội, đặt cơ sở cho sự phát triển quan hệ với các nước láng giềng thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh, đặt nền tảng phát triển quan hệ với ASEAN và đi vào ổn định, phát
triển đất nước. Trong giai đoạn 1996-2006, Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành quốc gia phát triển trung bình trên thế giới. Tiếp đó, giai đoạn 1996-2016, Việt
Nam bắt đầu thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế nhờ thế và lực ngày
một gia tăng.37

3.2.2. Tình hình Indonesia

Thực hiện kế hoạch 5 năm với những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn: Repelita 1 tiếp
tục khôi phục kinh tế, ổn định tăng trưởng, đưa nền kinh tế phát triển, Repelita 2 thúc
đẩy tăng trưởng, nâng cao phức lợi xã hội, chấn chỉnh bộ máy nhà nước, Repelita 3
chú trọng tăng trưởng kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội, chú trọng thực hiện
chính sách công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, ưu tiên ngành dầu mỏ, … Từ năm
1983, Indonesia bắt đầu thực hiện cải cách toàn diện kinh tế vĩ mô theo hướng đa dạng
hóa các ngành sản xuất, đưa nền kinh tế đi đúng quỹ đạo của kinh tế thị trường. Đầu
những năm 90 của thế kỷ 20, thực hiện chính sách tài chính hữu hiệu, thay đổi cơ cấu
kinh tế, kinh tế Indonesia dần phục hồi và phát triển theo hướng ổn định. Tuy nhiên,
những cải cách vẫn không thể giải quyết được những vấn đề cốt lõi của nền kinh ttees
xuất hiện vào năm 1996 như chênh lệch phát triển, nợ nước ngoài, thâm hụt cán cân
thương mại…

3.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1975 - 1991)

3.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao

37
Hoàng Chí Bảo (2015), “Mục đích cao nhất của đổi mới là vì nhân dân”, Báo Điện tử Chính phủ, <url:
http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Muc-dich-cao-nhat-cua-doi-moi-la-vi-nhan-dan/236531.vgp>, truy cập ngày 07/09/2019
30

Việt Nam đã tổ chức các đoàn sang thăm Indonesia bao gồm: Thứ trưởng Ngoại
giao Phạm Hiền (1976), Thứ trưởng Ngoại thương Nguyễn Chánh (1977), Ngoại
trưởng Nguyễn Duy Trinh (1977), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1978). Theo đó,
Indonesia cũng tổ chức các đoàn ngoại giao sang thăm Việt Nam, bao gồm: Hội đồng
cố vấn cấp cao (1977).

Giai đoạn 1979-1986, vấn đề Kampuchea đẩy quan hệ Việt Nam - Indonesia trở
nên căng thẳng, song Indonesia vẫn là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN duy trì
hợp tác tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Kampuchea cùng với Việt Nam. Đại tướng
Murdani, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia, đặc phái viên của tổng thống đã 3
lần sang thăm Việt Nam để thăm dò về vấn đề Kampuchea. Bộ trưởng Nguyễn Cơ
Thạch, Văn Tiến Dũng cũng đã 5 lần sang thăm Indonesia vào tháng 6/1980, tháng
10/1982, tháng 3/1984, tháng 4/1985, và tháng 8/1985.

3.3.2. Quan hệ kinh tế

Ngoại trưởng Mochtar Kusumaatmadja (1978); đóng góp 5000 USD vào quỹ tín
dụng Đông Dương của Liên Hợp Quốc để giúp Việt Nam và tặng Việt Nam 14000 lọ
thuốc kháng sinh vào tháng 11/1976.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1979-1986, Indonesia cũng đã cho Việt Nam vay
300,000 tấn gạo với lãi suất cực thấp để giúp nước ta về vấn đề lương thực. Tính đến
tháng 6/1989, kim ngạch thương mại thường niên đã đạt mức 50 triệu USD, hai nước
chính thức mở đường bay Việt Nam – Indonesia, nhiều tập đoàn dầu khí và lữ hành du
lịch khách sạn đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

3.3.3. Quan hệ an ninh - quân sự - quốc phòng

3.3.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục và các vấn đề khác


31

CHƯƠNG 4. QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA (1991 - 2019)

4.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (1991 - 2019)

Sau nhiều năm khủng hoảng, giai đoạn 1989-1991, mô hình chủ nghĩa xã hội chủ
quan, duy ý chí tại Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ Hội đồng tương trợ
kinh tế SEV tuyên bố giải thể Tổ chức hiệp ước quân sự Wawsava cũng ngừng hoạt
động. Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới đã không còn tồn tại, trật tự thế giới
lưỡng cực Yalta sụp đổ. Mỹ trở thành cực duy nhất còn lại. Sự tan rã của Liên Xô đã
tạo cho Mỹ lợi thế nhất định. Tuy nhiên, tình hình thế giới lại là thế giới “nhất siêu đa
cường”. Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới nổi lên những biến động lớn, rõ
rệt như:

Xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm;

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa các nền kinh tế của các nước trên thế giới, các
tổ chức liên minh trở thành đặc điểm chủ yếu;

Hòa bình nhiều khu vực bị đe dọa nghiêm trọng và có chiều hướng ngày càng rối
loạn;

Hiện tượng chủ nghĩa dân tộc - dân túy cực đoan trỗi dậy hầu khắp các quốc gia,
gây nên rạn nứt giữa quốc gia và dân tộc ngày càng sâu sắc;

Từ lợi ích căn bản chiến lược của mình, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với
nhau theo chiều hướng xây dựng bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu
dài để xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định, lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế
có lợi hơn, đồng thời mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo không khí quốc tế xây
dựng kinh tế quốc gia như những mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh.

Cuối tháng 11/1990, tổng thống Suharto đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của
một tổng thống Indonesia sau 35 năm gián đoạn và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu
tiên của một nguyên thủ quốc gia trong nội khối ASEAN lúc bấy giờ, sau đó, cuối
tháng 10/1991, đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt đứng
đầu đã đến thăm Indonesia, cả hai sự kiện nói trên đã chính thức chấm dứt thời kỳ đối
đầu căng thẳng, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước, xây dựng ổn định
chính trị, thịnh vượng kinh tế toàn khu vực như lời tổng thống Suharto phát biểu: “con
32

đường hợp tác đang rộng mở trước mắt chúng ta bao gồm tất cả các nước trong khu
vực

4.2. Tình hình Việt Nam và Indonesia

4.2.1. Tình hình Việt Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) khẳng định chủ trương thực hiện
đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, trong đó nhấn mạnh việc
“phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương,
phấn đấu vì một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác”. Các chuyến viếng thăm
cấp cao, cấp nhà nước diễn ra liên tục từ Việt Nam tới từng nước ASEAN đã phát triển
nhanh chóng mối quan hệ của các nước ASEAN, thúc đẩy và nâng cao nhanh chóng
quan hệ song và đa phương về kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước
ASEAN. Chỉ trong 2 năm 1991, 1992, Việt Nam đã đạt gần 40 hiệp định với các nước
ASEAN (Hiệp định khung về hợp tác kinh tế - khoa học - kĩ thuật, Hiệp định về bảo
hộ đầu tư, Hiệp định về bưu chính, Hiệp định về hàng không - hàng hải, …)

Giai đoạn 1991-2011, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 7,34%/năm,
ở mức cao hàng đầu trên thế giới. GDP năm 2010 theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD,
gấp 3,26 lần so với năm 2000. Tiềm lực quốc phòng, an ninh cũng được tăng cường.
Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển toàn cầu hóa kinh tế cũng đã góp phần tạo điều
kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, các tổ
chức quốc tế, thực hiện các cam kết trong WTO, BTA, AFTA, từ đó góp phần tạo
bước phát triển nhảy vọt mới. Vị thế địa-kinh tế chính trị cũng như tiếng nói, vai trò
của Việt Nam ngày càng quan trọng trong ASEAN. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng những hạn chế vốn có của
nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết, lạm phát tăng cao, đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến ổn định đời sống kinh tế nhân dân. Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều khiếm
khuyết, chưa gắn với hoàn thiện thể chế pháp luật, thiếu lộ trình chủ động để tăng sức
cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển Đông cũng tạo sức ép
không nhỏ về bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo đảm chế độ chính trị và hoạt động
tuyên truyền đối ngoại sâu sắc, chủ động hơn nữa trước những chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền” của các thế lực thù địch chống phá. Ngoài ra, tư duy đổi mới còn chậm
33

đề ra các chính sách và giải pháp thích hợp. Công tác nghiên cứu cũng như dự báo đối
ngoại còn thiếu sự phối hợp đồng bộ với các mặt trận về đối ngoại.38

4.2.2. Tình hình Indonesia

Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia đã giảm từ 1038 USD/người/năm
vào năm 1995 xuống còn 728 USD/người/năm vào năm 2000 do tác động của cuộc

38
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr.150-170
34

khủng hoảng tài chính năm 1997. Sau khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng cũng dần hồi
phục, song chưa đạt được tóc độ 5,1%/năm như trước khủng hoảng. Tốc độ tăng
trưởng GDP của Indonesia năm 2001, 2002 và 2003 lần lượt đạt 3,3%, 3,0% và 3,6%.
Tính đến năm 2001, tỉ trọng cơ cấu các ngành nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trong
GDP của Indonesia đã đạt lần lượt 16,4%, 46,5% và 37,1%. Đồng thời, do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính, tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Rupia so với USD cũng
giảm mạnh từ 2909 Rupi/1 USD (1997) còn 9300 Rupi/1 USD (2002). Từ sau khủng
hoảng 1997, thực hiện các biện pháp khôi phục kinh tế, trong đó có cắt giảm nhập
khẩu, giá trị xuất siêu đã tăng từ 6886 triệu USD (1996) lên 28609 triệu USD (2000).39

Lĩnh vực tài chính ngân hàng Indonesia cũng có bước phát triển đáng kể. Tiêu
biểu là ngân hàng Lippo với hơn 200 chi nhánh ở cả Mỹ, Trung Quốc và Hồng Công.
Đóng góp của ngành tài chính ngân hàng vào GDP đã tăng từ 43982 tỉ Rupi (1996) lên
64050 tỷ Rupi (2000).

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Indonesia từ sau 1991 cũng đã diễn ra với
những sắc thái riêng, chẳng hạn: đề cao học thuyết tự cường quốc gia, tự cường khu
vực và đa dạng hóa quan hệ trong hoàn cảnh mới. Indonesia chủ trương liên kết khu
vực, mở rộng ASEAN, dựa vào ASEAN để nâng cao vị thế của Indonesia. Tuy có bất
đồng với Mỹ về vấn đề dân chủ và nhân quyền, nhưng Indonesia vẫn kiên trì theo đuổi
và phát triển quan hệ với Mỹ, mong muốn sự tiếp tục hiện diện của Mỹ như một đối
trọng kiềm chế Trung Quốc. Xuất phát từ quan điểm cân bằng lực lượng Mỹ-Trung ở
Đông Nam Á, chính quyền Jakarta ủng hộ sự tham gia tích cực của Nga-Nhật vào khu
vực thông qua hợp tác kinh tế, đồng thời nỗ lực xử lý khôn khéo mối quan hệ với
Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp quần đảo Natura, …40

4.3. Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1991 - 2019)

4.3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Nhằm nâng cao mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới để sớm đưa Việt Nam từ
vị trí quan sát viên của ASEAN đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á chính thức gia nhập trở thành thành viên của ASEAN, Chủ tịch nước Lê Đức

39
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và các giải pháp phát triển, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tr.29-31
40
, tr.87
35

Anh đã sang thăm chính thức Indonesia. Tổng thống Suharto đã bày tỏ sự ủng hộ đối
với việc Việt Nam gia nhập ASEAN và xem việc Việt Nam trở thành thành viên chính
thức là cơ hội tốt để hai nước có thể nâng cao hợp tác song và đa phương về mọi
phương diện cũng như với tất cả các nước trong khu vực.

Trên cơ sở đó, ngày 28/07/1995, tại Bandar Seri Begawan của Brunei, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Trên nền tảng hợp tác ASEAN và
những tương đồng về lịch sử văn hóa, trong dịp kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Cộng
hòa Indonesia (17/08/1945-17/08/1995), đại sứ Indonesia tại Việt Nam đã khẳng định
trong cuộc tiếp đón Phó Chủ tịch nước Trần Đức Lương: “Sự tương đồng lịch sử của
hai dân tộc đã làm cho nhân dân hai nước có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, luôn dành
cho nhau sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong cuộc chiến tranh vì độc lập tự do của Tổ
quốc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc ngày nay”.41

Cũng ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức
Mạnh đã có chuyến thăm chính thức Indonesia vào tháng 9/1995. Đáp lại, tháng
12/1996, Chủ tịch Quốc hội Wahono cũng đã thăm chính thức Việt Nam, đồng thời
khẳng định: “Quan hệ Việt Nam - Indonesia có gốc rễ bền chặt, ngày càng tìm thấy
nhiều điểm tương đồng, đang phát triển như bông hoa nở rộ. Điều đó tiếp sức cho nhân
dân hai nước trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, góp phần tạo nên nền hòa bình
khu vực”.42

Trước tình cảm của nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng thống Abdurrahman
Wahid đã sang thăm chính thức Việt Nam, mong muốn tiếp tục vun đắp tình hữu nghị
và quan hệ hợp tác Việt Nam - Indonesia trong giai đoạn mới, đóng góp vào sự thống
nhất và hợp tác của ASEAN. Năm 2000, chính phủ Indonesia phải đương đầu với vấn
đề ly khai, bạo loạn, đe dọa sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 15/06/2000, Việt
Nam tuyên bố khẳng định ủng hộ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia,
ủng hộ nỗ lực của chính phủ và nhân dân Indonesia trong việc ổn định tình hình, duy
trì sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước.43

41
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (2016), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.36
42
Từ Thanh Thủy (1997), “Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 05, tr.44-76
43
Lê Thị Liên (2008), “Quan hệ Việt Nam - Indonesia từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN đến hết thế kỷ (1995-2000)”,
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 01, tr.58-63
36

Ông Nguyễn Văn An chuyển giao chức Chủ tịch AIPO cho ông Akbar
Tandjung.44

Theo sau bản Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện giữa
hai nước, năm 2003 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Indonesia
qua nhiều cuộc gặp giữa lãnh đạo các cấp của hai nước, bao gồm: cuộc gặp của Thủ
tướng Phan Văn Khải và tổng thống Megawati tại hội nghị ASEAN-9 tháng 10/2003 ở
Bali (Indonesia), chuyến thăm và làm việc của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn
Hường tháng 10/2003 tại Đoàn Cảnh sát quốc gia Indonesia, cuộc gặp của Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Văn An và Chủ tịch Quốc hội Akbar Tandjung tại hội nghị cấp cao
AIPO-ASEAN tháng 9/2003 ở Jakarta (Indonesia), chuyến thăm và làm việc của Thứ
trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng tháng 6/2003 ở Indonesia, … 45

44
https://vnexpress.net/the-gioi/be-mac-aipo-23-doan-ket-de-cung-phat-trien-ben-vung-2043359.html
45
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.40
37

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. VGP.

Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, chiều 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp Tổng thống thăm cấp Nhà
nước đến Việt Nam và dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF
ASEAN) (11-12/9).

Tổng thống Joko Widodo đánh giá cao Việt Nam trên cương vị nước chủ nhà đã
tổ chức chu đáo, tạo nền tảng cho thành công của WEF ASEAN lần này, cho rằng đây
là sự kiện quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển và ứng dụng các ngành
công nghiệp sáng tạo, công nghệ số.

Hai bên bày tỏ vui mừng về sự phát triển tích cực, sâu rộng của quan hệ Đối tác
Chiến lược Việt Nam - Indonesia sau 5 năm thiết lập; đánh giá cao việc ký Chương
trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2019 - 2023 nhân
chuyến thăm và nhất trí giao các bộ ngành tích cực thực hiện hiệu quả, đạt các kết quả
cụ thể hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2023.46

4.3.2. Quan hệ kinh tế

46
Hà Thu (12/09/2018), “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến thủ tướng Indonesia”, Tiền phong, <url:
https://www.tienphong.vn/kinh-te/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-hoi-kien-tong-thong-indonesia-1323268.tpo>, truy cập ngày
007/09/2019
38

Hai nước đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Indonesia về hợp tác kinh tế và
khoa học kĩ thuật, qua đó ký kết một số hiệp định và thỏa thuận tạo khuôn khổ cho quá
trình phát triển quan hệ kinh tế-thương mại song phương, bao gồm: Hiệp định về hợp
tác kinh tế-khoa học kĩ thuật (21/11/1990), Hiệp định về thành lập ủy ban hỗn hợp hai
nước (21/11/1990), Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (25/10/1991), Hiệp
định vận tải biển (25/10/1991), Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng
(25/10/1991), Hiệp định hợp tác lâm nghiệp (05/11/1991), Hiệp định thương mại
(23/03/1995), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (22/12/1997), Nghị định thư bổ sung
hiệp định hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật (10/11/2001), Thỏa thuận hợp tác về hàng
đổi hàng giữa hai Bộ Thương mại (2003), Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật giữa Hiệp hội
cà phê ca-cao và Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (26/06/2003), Thỏa
thuận về hợp tác du lịch (2006), Thỏa thuận về hợp tác mua bán gạo (2007), …47

Từ những hiệp định thương mại, những thỏa thuận đã và sẽ ký kết, chính phủ hai
nước đã cho thấy vị trí quan trọng của quan hệ thương mại đã chiếm trong sự phát
triển mạnh mẽ quan hệ hai nước. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã phát triển theo
chiều hướng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, cán cân xuất nhập khẩu luôn lệch về phía
Indonesia, Indonesia xuất siêu sang Việt Nam nhiều hơn là nhập siêu và lượng chênh
lệch này ngày càng gia tăng qua các năm.

Indonesia tập trung các lĩnh vực chủ yếu là thăm dò và khai thác dầu khí, khai
thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và chất
tẩy rửa DBSA, may mặc và các dịch vụ dầu khí khác.

Tháng 8/1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Indonesia đã đẩy quốc gia
này vào khủng hoảng sâu sắc. Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ Indonesia
vượt qua khó khăn trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị đã có giữa hai nước. Tháng
7/1998, Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Indonesia 10000 tấn gạo, bán chịu cho
Indonesia 100,000 tấn gạo không tính lãi trong suốt 1 năm.48

Cán cân thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 596,7 triệu USD vào năm 1998
(gấp 3 lần năm 1996) và đạt 1018 triệu USD vào năm 2003. Đây cũng là năm có mức
buôn bán cao nhất kể từ năm 1990 khi có khối lượng buôn bán quý 1 năm 2003 tương
47
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.47
48 Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
tr.113
39

đương 1/2 khối lượng buôn bán của năm 2002. Điều đó cho thấy nỗ lực duy trì và thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của cả hai nước. Trong đó, Indonesia là bạn hàng cung
cấp xi măng lớn thứ ba thuộc khối ASEAN (sau Singapore, Thailand)

Ngày 06/01/2005, thủ tướng Phan Văn Khải sang tham dự Hội nghị cấp cao về
khắc phục thiên tai, động đất, sóng thần ở Jakarta (Indonesia), Indonesia đã đánh giá
cao tình cảm của chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Indonesia trong khoản
viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai trị giá 150000 USD49

Trưởng đoàn các nước dự Lễ kỷ niệm 50 năm Hội nghị Bandung vào ngày
24/4/2005. Trước đó, Hội nghị Cấp cao Á-Phi đã họp tại Jakarta từ 22-23/4.50

Từ ngày 21 - 24/04/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã sang tham dự Hội
nghị cấp cao Á Phi lần thứ 2 tại Jakarta (Indonesia), trao gói quyên góp trị giá 1456
ngàn USD hỗ trợ Indoneisa khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Chủ tịch nước nhấn
mạnh: “Nhân dân Việt Nam vô cùng xúc động được tin trận sóng thần và động đất lớn
nhất trong hàng trăm năm qua đã gây ra những thiệt hại to lớn không thể bù đắp nổi
đối với hàng trăm ngàn người, trong đó Indonesia là nước phải gánh chịu hậu quả
nặng nề nhất. Chia sẻ với những nỗi đau của các nạn nhân, chúng tôi đã hành động

49
TTXVN (2005), “Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên của Việt Nam đến Indonesia”, Sài Gòn giải phóng, <url:
http://www.sggp.org.vn/xahoi/nam2005/thang1/31119/> truy cập ngày 07/09/2019
50
https://baoquocte.vn/hop-tac-a-phi-van-nguyen-gia-tri-11826.html
40

bằng tấm lòng nhân ái truyền thống của dân tộc Việt Nam đối với những người bà con,
anh em chẳng may gặp nạn”.51

Thương mại song phương đã tăng trưởng nhanh chóng, lên mức 2,5 tỷ USD vào
năm 2008, 2,3 tỷ USD vào năm 2009 và 3,3 tỷ USD vào năm 2010. 28 dự án đầu tư
của Indonesia tại Việt Nam có tổng số vốn đạt hơn 200 tỷ USD, đứng thứ 30 trên tổng
số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.52

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia năm 2008 đạt 2,5 tỷ
USD. Năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại song phương
Việt Nam-Indonesia đạt 2,3 tỷ USD, trong đó Indonesia xuất khẩu sang Việt Nam 1,55
tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia 0,75 tỷ USD. Indonesia là bạn hàng lớn
thứ 4, chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-ASEAN.53

Việt Nam là một đối tác thương mại xếp thứ 14 của Indonesia trong tất cả các đối
tác thương mại ở những quốc gia khác. Với quan hệ đối tác chiến lược của cả hai nước,
hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam có thể sẽ được cải thiện hơn nữa trong
tương lai. Bên cạnh đó, “Chương trình hành động” cũng đã đưa ra một loạt các hình
thức hợp tác kinh tế cụ thể và có thể tiến hành ngay. Những mặt hàng chủ yếu mà
Indonesia xuất khẩu sang Việt Nam là: Giấy các loại (253,59 triệu USD), hóa chất
(148,62 triệu USD), máy móc, linh kiện (146,83 triệu USD), dầu động vật, thực vật
(100,76 triệu USD), xe ô tô và linh kiện (91,77 triệu USD)… Trong khi đó, các mặt
hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia là: Điện thoại di động và linh
kiện (654,42 triệu USD), thép các loại (325,82 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt may,
giày, da (98,08 triệu USD), gạo (91,32 triệu USD), các sản phẩm may mặc (88,79 triệu
USD), các sản phẩm nhựa (68,66 triệu USD), cà phê (25,20 triệu USD)…

Trong lĩnh vực đầu tư, Indonesia xếp hạng 26 trong danh sách các quốc gia đầu
tư tại Việt Nam với 38 dự án có vốn đầu tư khoảng 320,52 triệu USD trong giai đoạn
1988-2013. Tuy nhiên, vốn đầu tư của Indonesia vào Việt Nam có thể hơn 2 tỷ USD vì
được đăng ký qua nước thứ 3. Việt Nam hiện đang là điểm đến đầu tư mới của giới

51
TTXVN (2010), “Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao hàng quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần Indonesia”, Nhân dân,
<url: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14858302.html>, truy cập ngày 07/09/2019
52
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.42
53
http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=17629
41

doanh nhân Indonesia.Đầu tư từ Indonesia vào Việt Nam chủ yếu ở những lĩnh vực
như công nghiệp chế biến, lưu trú, dịch vụ ăn uống, y tế và trợ giúp xã hội, khai
khoáng, giao thông, bán sỉ, lẻ, sửa chữa, nông nghiệp, ngư nghiệp, nghệ thuật và giải
trí, xây dựng, dịch vụ hỗ trợ hành chính, viễn thông và xi măng. Việt Nam hiện có 8
dự án đầu tư tại Indonesia với tổng vốn là 49,66 triệu USD. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư
Việt Nam, Việt Nam đầu tư vào những lĩnh vực như khai thác dầu khí, bán lẻ, xuất
nhập khẩu, thông tin truyền thông, xe gắn máy và linh kiện xe ô tô.

Trong năm 2013, hai nước đã ký kết một số Biên bản ghi nhớ, như: Biên bản ghi
nhớ Hợp tác sản phẩm Nông nghiệp, Biên bản ghi nhớ Hợp tác trong lĩnh vực Năng
lượng và Biên bản ghi nhớ Hợp tác về tài chính. Cả hai nước cũng nhất trí thành lập
Tiểu ban hợp tác về năng lượng và an ninh lương thực (JCFESC) năm 2014 trong
khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (JCESTC).54

Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 53,8 triệu USD đến năm 1998 đã đạt
317,2 triệu USD; năm 1999 đạt 420 triệu USD cao nhất từ trước đến nay. Năm 2000
kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống chỉ đạt 248,6 triệu USD và tăng trở lại vào năm
2001 đạt khoảng 270 triệu USD. Từ năm 1995 đến 1999, tốc độ tăng xuất khẩu từ Việt
Nam sang Indonesia là 780%, tức là tăng lên gần 8 lần. Sang năm 2000, kim ngạch
xuất khẩu vì một số lí do đã giảm đáng kế nhưng đang có dấu hiệu phục hồi. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2001 đã tăng trở lại dù còn thấp So với giai đoạn trước khủng
hoảng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt cao, nhưng sau khủng hoảng tài chính
1997 tốc độ này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của tình hình này chủ yếu là do
đồng tiền của Indonesia đã bị phá giá mạnh do khủng hoảng trong khi đồng Việt Nam
lại tương đối ổn định do vậy đã làm cho giá cả hàng hoá của Việt Nam trở nên đắt hơn
một cách tương đối, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.55

Hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm một tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Indonesia. Cho đến năm 1999 tỉ trọng hàng Việt Nam trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia đều tăng, sang năm 2000 tỉ trọng này lại
giảm xuống mà nguyên nhân vừa là do giá trị tuyệt đối của kim ngạch nhập khẩu từ

54
Kim Hiền (27/03/2014), “Nâng kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia lên 10 tỷ USD”, Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội Việt Nam, <url:
http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-bo-nganh/nang%20-kim-ngach-thuong-mai-vietnamindonesia-len-10-ty-USD/196112.vgp>,
truy cập ngày 07/09/2019
55
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesi: thực trạng và các giải pháp phát triển, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tr.54
42

Việt Nam giảm, vừa là do tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia tăng.( Xem:10 Tỉ
trọng hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia.) Chỉ tiêu này cho
phép chúng ta xác định vị trí của Việt Nam trong quan hệ ngoại thương của Indonesia.
Chúng ta chưa phải là bạn hàng lớn của Indonesia, do vậy chúng ta cần nỗ lực hơn nữa
trong phát triển xuất khẩu sang Indonesia. Đối với những mặt hàng mà tỉ trọng xuất
khẩu sang Indonesia còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của bạn ta cần cố gắng tăng
kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu của bạn cần tích cực
phát triển các mặt hàng mới để đa dạng hoá mặt hàng, tăng nguồn thu từ xuất khẩu.

Đối với các mặt hàng là lương thực như gạo….Indonesia nhập khẩu chủ yếu để
tiêu dùng trong nước. Trước khi khủng hoàng tài chính tiền tệ xảy ra nông nghiệp
không phải là ngành được Indonesia coi trọng và đầu tư thích đáng, sự bỏ bễ một lĩnh
vực quan trọng như nông nghiệp trong thời kì phát triển hưng thịnh không gây vấn đề
gì lớn cho nền kinh tế vì Indonesia có thể lấy kết quả kinh doanh của những ngành
kinh tế khác bù đắp cho nông nghiệp. Thực tế là hàng năm Indonesia vẫn phải nhập
khẩu một khối lượng lớn lương thực phục vụ cho nhu cầu của người dân. Khi khủng
hoảng nổ ra, thiều hụt lương thực đã làm trầm trọng thêm hậu quả về mặt xã hội của
cuộc khủng hoảng do vậy hiện nay Indonesia đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế, dành cho
nông nghiệp vị trí xứng đáng hơn. Thực hiện các cải cách trên đồng nghĩa với việc nhu
cầu về nhập khẩu lương thực sẽ giảm đi và đây là thách thức với hoạt động xuất khẩu
lương thực của Việt Nam sang Indonesia.56

Năm 2006, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 1,7 tỷ USD. Trong
quý 1 năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đã đạt gần 930 triệu USD. Trong
đó, Indonesia tiếp tục là thị trưởng nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Ngược
lại, Việt Nam là thị trường nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng hóa chất, bông, vải sợi,
nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, sắt thép, kim loại thường của Indonesia, ...
Năm 2008, kim ngạch buôn bán hàng năm giữa Việt Nam-Indonesia đạt 2,5 tỷ USD và
đã tăng lên thành 4,6 tỷ USD vào năm 2012. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang
Indonesia hơn 2,3 tỷ USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập khẩu từ
Indonesia hơn 2,2 tỷ USD. Việt Nam và Indonesia có cơ cấu ngành hàng có thể bổ
sung tốt cho nhau, chẳng hạn, Indonesia có nhu cầu lớn về gạo, sắt thép, và các mặt

56
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesi: thực trạng và các giải pháp phát triển, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tr.61
43

hàng dệt may của Việt Nam, trong khi lại có nhiều thế mạnh về giấy, hàng điện tử, hóa
chất có thể hợp tác tốt với Việt Nam.57

Trong tổng số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia, phân bón chiếm
giá trị lớn nhất đạt 40'721'000 USD, chiếm 9,73% tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón
của Việt Nam( bao gồm tất cả các loại phân bón hoá học). Việt Nam chủ yếu nhập
khẩu phân ure của Indonesia. Nếu chỉ tính riêng tỉ trọng phân ure nhập khẩu từ
Indonesia so với tổng giá trị nhập khẩu phân ure thì tỉ trọng này là khoảng 20%, tỉ
trọng khá cao. Nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam vì vậy nhu
cầu về phân hoá học phục vụ cho trồng trọt là rất lớn. Các nhà máy sản xuất của Việt
Nam hiện chưa thể đáp ứng được nhu cầu trong nước vì vậy mỗi năm Việt Nam phải
nhập khẩu một khối lượng phân bón rất lớn mới có thể phục vụ cho nhu cầu trồng trọt
trong nước.

So với khối lượng nhập khẩu từ năm 1994 đến 1997 thì kim ngạch nhập khẩu
phân urê của Việt Nam từ Indonesia đến 2001 giảm đi khoảng 20%. Sự biến động của
kim ngạch nhập khẩu này ngoài ảnh hưởng khối lượng nhập khẩu giảm sút, còn chịu
tác động sự biến động về giá cả. Trong vài năm gần đây giá cả phân bón trên thị
trường thế giới có nhiều biến động vì vậy Việt Nam luôn phải cân nhắc trong việc lựa
chọn bạn hàng sao cho thuận tiện và có lợi nhất. Mặt hàng có giá trị lớn thứ 2 trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia là giấy. Đây cũng chính là
ngành mà Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh từ Indonesia. Thế mạnh
của Indonesia trong ngành giấy ngoài chất lượng tốt, chính là giá rẻ. Năm 2001, Việt
Nam nhập từ Indonesia 11,18% tổng giá trị giấy nhập khẩu, đạt khoảng 20.656.000
USD. Mặt hàng giữ vị trí thứ 3 về kim ngạch nhập khẩu là vải sợi các loại. Ngành dệt
may hiện này đang là một mũi nhọn kinh tế của Việt Nam, một ngành mang lại nguồn
thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Ngành dệt Việt Nam tuy đã có rất nhiều cố gắng song
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về bông, sợi cho ngành dệt vì vậy vẫn phải nhập khẩu
nhiều. Thêm vào đó hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu cũng tăng mạnh nên
kim ngạch nhập khẩu vải sợi phục vụ cho gia công cũng tăng mạnh. Năm 1994, Việt
Nam mới chỉ nhập khẩu 283.000 USD vải may mặc, đến năm 1997 kim ngạch nhập
khẩu đã đạt tới 9.393.000 USD và đến năm 2001 con số này đã lên tới 14.078.000

57
Kim Hiền (27/03/2014), “Indonesia: Đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam”, Báo Công thương, <url:
http://baocongthuong.com.vn/indonesia-day-mang-dau-tu-vao-viet-nam.html/>, truy cập ngày 07/09/2019
44

nghìn USD. Với việc thâm nhập được vào thị trường Hoa Kì nhu cầu về vải sợi của
Việt Nam sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Hoá chất cũng là mặt hàng quan trọng
Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu hoá chất đạt
18.958.000 USD, chiếm tỉ trọng 5,88% tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Việt
Nam. Xăng dầu tinh lọc là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Hiện tại kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ Indonesia còn thấp chỉ
đạt 16.249.000 USD. Đây cũng là mặt hàng mới trong danh sách những mặt hàng Việt
Nam nhập khẩu từ Indonesia, trong thời gian tới khả năng sẽ còn tăng lên nữa. Máy
móc thiết bị: Để phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá cần thiết phải có kĩ thuật
công nghệ mới. Công nghiệp hoá càng tiến hành theo chiều sâu thì càng cần nhiều
những máy móc thiết bị hiện đại, nhờ có chúng năng suất lao động mới được nâng cao,
chất lượng sản phẩm mới được cải thiện và nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm. Trong tình trạng chưa thể đáp ứng được nhu cầu về máy móc thiết bị thì nhập
khẩu là con đường ngắn để sở hữu được những kĩ thuật công nghệ hiện đại. Thấy rõ
được vai trò quan trọng của máy móc thiết bị những năm qua kim ngạch nhập khẩu
máy móc thiết bị của Việt Nam từ những nước phát triển hơn không ngừng tăng.58

Tính đến hết năm 2009, Indonesia có 22 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số
vốn đạt hơn 2 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và thứ
30 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại, con số đầu
tư của Việt Nam tại Indonesia mới chỉ đạt 20 triệu USD.59

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam và Cục thống kê quốc gia Indonesia (BPS),
thương mại song phương Việt Nam-Indonesia tăng bình quân 25%/năm trong 5 năm
liên tiếp (2008-2012), đạt 5,12 tỷ USD vào năm 2013, gấp 2 lần con số 2,01 tỷ USD
vào năm 2008. Trong 3 quý đầu năm 2014, con số này đã đạt là 3,71 tỷ USD. Bên
cạnh đó, hai bên cũng chú trọng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp,
hàng hải, thương mại với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ
USD vào năm 2008.60

58
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tr.70
59
http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3488
60
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.50
45

- Về thương mại, kim ngạch hai nước cơ bản tăng dần, nhất là những năm gần
đây và theo hướng cân bằng hơn: 3,3 tỷ USD (2010); 4,6 tỷ USD (2011); 4,6 tỷ USD
(2012); 4,7 tỷ USD (2013); 5,4 tỷ USD (2014); 5,4 tỷ USD (2015); 5,6 tỷ USD (2016);
năm 2017 đạt trên 6,5 tỷ USD, 11 tháng đầu năm 2018 đạt gần 7,6 tỷ USD. Hai bên
đang phấn đấu đạt mốc 10 tỷ USD trong thời gian tới. Các mặt hàng ta xuất chủ yếu
gồm gạo, dầu thô, xi măng, linh kiện điện tử, hàng nông sản; ta nhập của In-đô-nê-xi-a
phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi, giấy và bánh kẹo (ta luôn nhập
siêu).

- Về đầu tư, tính đến tháng 10/2018, Indonesia tiếp tục đứng thứ 5 trong ASEAN
và thứ 30/126 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với với 74 dự án trị giá 585 triệu USD,
tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng,
khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi và may mặc; một số dự án đầu tư lớn
gồm: Liên doanh Hotel Horizon Hà Nội (66 triệu USD), Bệnh viện Quốc tế Ciputra Hà
Nội (52 triệu USD). Hiện Việt Nam có 13 dự án đầu tư sang In-đô-nê-xi-a với số vốn
54,7 triệu USD trong các lĩnh vực dầu khí và khai khoáng.61

4.3.3. Quan hệ an ninh - quân sự - quốc phòng

Từ năm 1995 trở đi, giữa 2 nước đã luôn có những chuyến thăm cấp cao của Bộ
Quốc phòng hai nước, tiêu biểu như: Đại tướng Feisai Tanjung, Đại tướng Edriartono
Sutarito, Thượng tướng Đào Đình Luyện, Trung tướng Phạm Văn Trà, Trung tướng
Nguyễn Chí Vịnh, Đại tướng Phùng Quang Thanh, …

Hai nước đã mở rộng quan hệ tình báo quân sự và chính thức thiết lập quan hệ
này từ tháng 7/1996, qua đó trao đổi thông tin, thông báo tình hình các chuyến thăm
của lãnh đạo hai nước.62

Năm 2001, Indonesia bước vào những biến động chính trị dồn dập và lâm vào
khủng hoảng, dẫn đến cuộc chuyển giao quyền lực, đưa Megawatti Sukarnoputri lên

61
Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019
62
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.45
46

làm Tổng thống thứ 5 của Indonesia, tiếp tục khẳng định mong muốn hợp tác với các
nước trong khu vực trên tinh thần vì hòa bình, ổn định và phát triển cảu khu vực.63

Tháng 8/2001, tổng thống Megawati sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng
thời đề nghị thúc đẩy đi đến giải quyết dứt điểm trên tinh thần của ASEAN về vấn đề
tranh chấp vùng chồng lấn ở thềm lục địa đã kéo dài từ năm 1982. Đây là chuyển biến
đột phá trong đàm phán về thềm lục địa. Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng khẳng
định chính sách lâu dài và nhất quán của Việt Nam là phát triển quan hệ hợp tác hữu
nghị truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng thống Sukarno đã dày công vun
đắp.64

Tiếp đó, từ 25-27/06/2003, tổng thống Megawati thăm chính thức Việt Nam lần
thứ 2. Trải qua 2 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 10 vòng đàm phán cấp Chuyên viên,
12 vòng đàm phán không chính thức, 4 cuộc trao đổi hẹp cấp trưởng đoaàn chuyên
viên và 1 vòng đàm phán về kỹ thuật hải đồ, ngày 26/06/2003, Hiệp định phân định
ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam - Indonesia đã được ký kết, bao gồm 6 điều chứa
đựng nội dung liên quan đến vị trí đường phân định, tính chất đường phân định, về
việc bảo vệ môi trường biển, về cách thức xử lý các cấu tạo mỏ dầu khí - mỏ khoáng
sản nằm vắt ngang đường phân định, cách thức giải quyết hòa bình tranh chấp qua
hiệp thương hoặc đàm phán. Đây là sự kiện quan trọng góp phần giảm thiểu những
vấn đề có khả năng gây tranh chấp và xung đột, mở ra triển vọng mới cho các quốc gia
liên quan cùng nhau hợp tác giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.65

Từ năm 2003 đến nay, những cuộc tiếp xúc gặp gỡ của lãnh đạo Bộ Quốc phòng,
các khóa đào tạo cán bộ hai nước đã góp phần tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, củng cố
tăng cường sự hợp tác quốc phòng. Tuy nội dung hợp tác còn hạn chế trong huấn
luyện, hoạt động diễn tập, tuần tra chung như Indonesia với các nước láng giềng khác
của Indonesia nhưng Indonesia luôn sẵn sàng tiếp các đoàn tham mưu trưởng, tư lệnh
hải quân Việt Nam sang thăm, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu và học tập.66

63
Dewi Fortuna Anwa (2003), “Key aspects of Indonesia’s foreign policy”, In trends in Southeast Asia, Institute of
Southeast Asean Studies, no 9, p.01-10
64
L.Thành (23/08/2001), “Bà Megawati Sukarnoputri - tổng thống Indonesia - thăm Việt Nam”, Người Lao động, <url:
https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ba-megawati-sukarnoputri-tong-thong-indonesia-tham-vn-89918.htm>, truy cập ngày
07/09/2019
65
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.32
66
TTXVN (), “Indonesia, Việt Nam sắp tuần tra chung biển Đông”, Baoquocte.com, <url:
47

Về các văn bản ký kết: hai nước đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc
phòng giữa hai nước giai đoạn 2017-2022; MOU về Hợp tác Quốc phòng (10/2010); Ý
định thư về tăng cường hợp tác cảnh sát biển (8/2017); Hiệp định Dẫn độ Tội phạm và
Hiệp định Tương trợ Tư pháp về hình sự (2013).67

4.3.3. Quan hệ văn hóa - giáo dục và các vấn đề khác

- Tháng 9/2011, nhân chuyến thăm chính thức Indonesia của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, hai bên ra Thông cáo chung, tuyên bố “thúc đẩy quan hệ hướng tới đối tác
chiến lược”.

- Tháng 6/2013, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Indonesia của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, hai bên ra Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược.

- Tháng 10/2013, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Chương trình hành động
giai đoạn 2014 - 2018 triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia.

- Tháng 8/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức In-đô-nê-xi-a.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư ta đến Indonesia, mở ra một trang sử
mới trọng quan hệ giữa hai nước.

- Cho tới nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác trong các
lĩnh vực. Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế thành lập năm 1990 đã họp 6 lần tính đến
tháng 9/2012). Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ nêu trong Chương trình Hành
động Việt Nam – Indonesia giai đoạn 2012-2015, Ủy ban Hợp tác Song phương cấp
Bộ trưởng Ngoại giao đã được thành lập và họp được hai phiên (phiên 1 tại Việt Nam
tháng 7/2012 và phiên 2 tại In-đô-nê-xi-a tháng 6/2015). Indonesia đã lập Tổng Lãnh
sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1993) và đã đồng ý cho ta lập Tổng Lãnh sự
ở Denbasa (Bali), nhưng ta chưa triển khai.68

- Các địa phương hai nước cũng đang tích cực tăng cường quan hệ hợp tác, điển
hình là quan hệ đối tác giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tây Kalimantan, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu – thành phố Padang, thành phố Đà Nẵng – thành phố Surmarang.
67
Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019
68
Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019
48

- Tháng 6/2003, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mê-ga-wa-ti, hai
nước đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào
thế kỷ 21” và “Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa”.

Từ ngày 28-30/05/2005, tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã thăm chính


thức Việt Nam ngay sau khi nhậm chức, ông khẳng định Việt Nam là “trụ cột quan
trọng” trong các mối quan hệ của Indonesia ở Đông Nam Á. Tiếp đó, Việt Nam -
Indonesia đã ký kết Tuyên bố chung về xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện trong giai
đoạn mới, nhất trí các phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác về chính trị, an
ninh quốc phòng, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, đầu tư, năng lượng, văn hóa,
giáo dục, …; khẳng định Việt Nam - Indonesia sẽ phối hợp chặt chẽ củng cố đoàn kết
gắn bó ASEAN, nâng cao vị thế của ASEAN trong khu vực, tăng cường nỗ lực xây
dựng cộng đồng ASEAN.69

Sáng 27/10, sau lễ đón trọng thể Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và phu
nhân cùng các thành viên đoàn đại biểu cấp cao Indonesia, Chủ tịch nước bày tỏ tin
tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
hai nước.70

69
The Jakartapost (28/12/2005), “Indonesia - Vietnam improve overall relationship in 2005”, The Jakartapost, <url:
http:www.thejakartapost.com/news/2005/12/28/indonesia-vietnam-improve-overall-relationship-2005.html>, truy cập ngày
07/09/2019
70
Dương Đức Dũng (27/10/2010), “Việt Nam muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Indonesia”, Vietnamplus, <url:
https://www.vietnamplus.vn/vn-muon-day-manh-hop-tac-toan-dien-voi-indonesia/67679.vnp>, truy cập ngày 07/09/2019
49

Ngày 27/10/2010, tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono thăm chính thức Việt
Nam lần thứ hai, ông bày tỏ sự hài lòng trước những phát triển tích cực trong quan hệ
hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai nước, đồng thời trao đổi phương hướng và biện
pháp tích cực hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo
dục đào tạo, nông-lâm-ngư nghiệp, giao thông vận tải, … cũng như về những lĩnh vực
đầy tiềm năng của cả hai bên như năng lượng, văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học
công nghệ, …71

Tiếp nối những thành tựu đó, từ ngày 27-28/06/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã thăm cấp cao chính thức Indonesia. Tại buổi hội đàm với tổng thống Susilo
Bambang Yudhoyono, hai nhà lãnh đạo đã cam kết đưa mối quan hệ song phương
truyền thống lên một tầm cao mới và chính thức quyết định thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược Việt Nam-Indonesia trên cơ sở Tuyên bố chung về khuôn khổ đối tác hữu
nghị và toàn diện bước vào thế kỷ XXI (2003) và Chương trình Hành động Việt
Nam-Indonesia giai đoạn 2012-2015.

Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 12 năm 1999, số dự án có vốn đầu tư của
Indonesia đã tăng từ 14 lên 18 dự án, nâng tổng số vốn đầu tư từ 184 lên 318 triệu
USD. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Indonesia vào Việt Nam là ngân hàng,
khách sạn, than đá, dầu mỏ, các ngành công nghiệp nhẹ.72

Trong lĩnh vực đầu tư, Indonesia xếp thứ 5 trong ASEAN và thứ 26 trong 101
quốc gia và vùng lãnh thổ, với 38 dự án với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 320,52
triệu USD trong giai đoạn 1998-2013. Đầu tư của Indonessia chủ yếu trên các lĩnh vực:
công nghiệp chế biến, lưu trú, ăn uống, y tế, khai khoáng, giao thông, xây dựng, viễn
thông, ... Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 8 dự án đầu tư tại Indonesia với tổng số vốn
đầu tư vào khoảng 50 triệu USD trên các lĩnh vực khai thác dầu khí, bán lẻ, xuất nhập
khẩu, thông tin truyền thông, xe gắn máy và linh kiện ô tô.73

71
Việt Đông (08/08/2007), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yodhoyono, đón, hội đàm với thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia”, <url:
nguyentandung.chinhphu.vn/Home/Tong-thong-Indonesia-Susilo-Bambang-Yudhoyono-don-hoi-dam-voi-Thu-tuong-Nguye
n-Tan-Dung-Thuc-day-hop-tac-toan-dien-huong-toi-quan-he-doi-tac-chien-luoc-Viet-Nam--Indonesia/20078/12129.vgp>,
truy cập ngày 07/09/2019
72
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.52
73
Phan Thị Hoa (2013), “Quan hệ kinh tế Việt Nam-Indonesia từ năm 1995-2013”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr.11
50

Cho đến năm 1997 tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện của Indonesia khá đều đặn:
cụ thể năm 1994 vốn đầu tư thực hiện đạt 8,06 triệu USD, năm 1995 đạt 14,64 triệu
USD, năm 1996 đạt 10,92 triệu USD đến năm 1997 vốn đầu tư thực hiện là 24,479
triệu USD tăng hơn 100% so với năm trước. Kể từ năm 1998 đến 2002, không có thêm
một dự án mới nào của Indonesia đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 2002 có thêm 745
dự án mới đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước ASEAN có 73 dự án mới với tổng
số vốn đăng kí khoảng 140 triệu USD, dẫn đầu là Malaixia với 28 dự án ( 97,6 triệu
USD vốn đăng kí). Tính đến năm 2002 vốn đầu tư của Indonesia vào Việt Nam chiếm
0,73% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số vốn đầu tư của Indonesia tuy
không lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, bên cạnh đó hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của
Indonesia ở Việt Nam còn cho thấy tiềm năng về hợp tác phát triển trong đầu tư giữa
hai bên. Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng năm 1997, đến
nay Indonesia vẫn còn tiếp tục phải khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế nên việc đầu tư ra nước ngoài sẽ tiếp tục hạn chế nhưng triển vọng hợp tác
trong lĩnh vực đầu tư của Indonesia với Việt Nam là rất khả quan nhất là trong lĩnh
vực chế biến.74

Trong lĩnh vực chế biến, Indonesia có 35 dự án đầu tư tại Việt Nam tính đến
tháng 4 năm 2004 với tổng số vốn đạt 282 triệu USD, xếp thứ 27 trên 101 quốc gia và
vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 7 dự án đầu tư tại
Indonesia với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 100 triệu USD.

Từ giai đoạn 1991-1995, hai nước cũng đã có những cuộc tiếp xúc, trao đổi văn
hóa thông tin với nhau, tạo mối quan hệ tốt đẹp để hai quốc gia có thể học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau. Sự hợp tác văn hóa thông tin giữa Việt Nam-Indoneisa thể hiện
cụ thể tiến triển qua chất lượng của các chuyến thăm, và hoạt động ngoại giao bên lề
những chuyến thăm thông lệ của Bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn, Thứ tưởng Văn
hóa-thông tin Vũ Hồng Quang, Bộ trưởng Thông tin-truyền thông Lê Doãn Hợp, Bộ
trưởng Văn hóa-du lịch Jero Wacik, … Chẳng hạn, buổi biểu diễn giao lưu văn hóa
nghệ thuật chủ đề “Sắc màu văn hóa vùng Tây Sumbawa” và chương trình ca múa
nhạc “Về Đồng Nai”; chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Indonesia tại Đại học

74
Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tr.80
51

Tây Nguyên ngày 30/05/2013, chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ chào mừng 60
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Indonesia tại Đại học Cần hơ ngày
27/02/2014, … Đây thực sự là những nhịp cầu văn hóa đưa những nét đẹp văn hóa
truyền thống của Việt Nam và Indonesia đến với công chúng nói chung, qua đó thúc
đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Indonesia.75

Mặc dù du khách từ Việt Nam có một lượng lớn có xu hướng lựa chọn những
tuyến du lịch nước ngoài đến các nước ASEAN nhưng du khách từ các nước ASEAN
đến cũng như quay trở lại Việt Nam chưa nhiều. Vì vậy, Việt Nam đã miễn thị thực
nhập cảnh cho công dân Indonesia từ ngày 04/12/2003 và Indonesia cũng đã miễn thị
thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam từ ngày 01/02/2004. Đây chính là điều kiện để
thúc đẩy du khách hai nước tăng mạnh.

Về trao đổi khách, theo Vụ Hợp tác quốc té, trong năm 2012, tổng lượng khách
trao đổi giữa hai nước đạt gần 95000 lượt khách, năm 2013, con số này đã tăng lên
hơn 100,000 lượt khách. Đến năm 2014, Indonesia đã nằm trong nhóm 20 nước gửi
khách lớn nhất đến Việt Nam. Về xúc tiến quảng bá, tháng 11/2014 và tháng 05/2015,
Việt Nam đã tổ chức đón 2 đoàn Pesstrip và Farmtrip gồm đại diện các cơ quan báo
chí, truyền thông, và doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Indonesia sang khảo sát sản
phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam.

Từ ngày 3-7/8/2015, Tổng cục Du lịch phối hợp với đại sứ quán Việt Nam tại
Indonesia và tổng công ty hàng không Việt Nam tổ chức chương trình Roadshow giới
thiệu du lịch Việt Nam tại Surabaya và Jakarta, nhằm thúc đẩy du lịch Việt
Nam-Indonesia, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam tới người
dân Indonesia; cũng như nhằm tạo cơ hội.76

Từ năm 1994, Indonesia đã cấp học bổng toàn phần cho hai học viên Việt Nam
tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Ngân hàng phát triển của các nước thế
giới Islam giáo cũng đã cấp 5 học bổng toàn phần cho người Việt Nam là tín đồ Islam
giáo theo học đại học chuyên ngành y-dược, nông lâm, tin học, … Bên cạnh đó, chính
phủ Indonesia cũng nhận đào tạo cán bộ chuyên môn Việt Nam thông qua các khóa
đào tạo ngắn hạn 4-6 tuần về du lịch, … Năm 2002, Bộ Lao động thương binh xã hội
75
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.57
76
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.58
52

Việt Nam đã ký với Bộ Nhân lực và di trú Indonesia Bản ghi nhớ hợp tác lao động
thông qua chương trình dạy nghề và trao đổi chuyên gia-thông tin-số liệu các chương
trình đào tạo việc làm để phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động xã hội.77

Ngày 28/01/2015, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia, Chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) Phạm Vũ Luận đã bày tỏ mong
muốn thúc đẩy 7 ưu tiên trong chương trình nghị sự giáo dục SEAMCO (Chăm sóc và
giáo dục mầm non, tăng cường khả năng chống chịu trong tình huống khẩn cấp, xóa
bỏ rào cản hòa nhập cộng đồng, xúc tiến giáo dục đào tạo nghề, đào tạo giáo viên, cân
đối hoạt động nghiên cứu-giáo dục đại học, áp dụng chương trình giảng dạy của thế kỷ
XXI).78

77
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2012), Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đến nay: thành tựu, vấn đề và triển vọng,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.125-126
78
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.60
53

CHƯƠNG 5. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG, VỊ THẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA


QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA

5.1. Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Indonesia

Thứ nhất, Việt Nam-Indonesia đều là những quốc gia phải trải qua quá trình đấu
tranh lâu dài và gian khổ để giành và giữ nền độc lập chủ quyền quốc gia, đều là
những quốc gia ủng hộ các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, ủng hộ ổn định hợp tác phát triển. Vì vậy, quan hệ Việt Nam-Indonesia ít
khi bị gián đoán dù có những lúc thăng trầm.

Thứ hai, Việt Nam-Indonesia là mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển điển
hình trong khu vực ASEAN giữa hai nhóm nước trong khu vực.

Thứ ba, Việt Nam-Indonesia là mối quan hệ giữa hai mô hình kinh tế-xã hội khác
nhau nhưng vẫn thành công trong hợp tác chính trị-ngoại giao-an ninh. Với vai trò là 2
đầu tàu của 2 nhóm nước trong ASEAN, Việt Nam-Indonesia đã góp phần gắn kết các
nước này lại với nhau, thúc đẩy hợp tác vì mục đích hòa bình, ổn định trong khu vực
và trên thế giới.

Thứ tư, quan hệ Việt Nam-Indonesia tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
nhưng vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của mối quan hệ này.
Một phần nguyên nhân là do chênh lệch lớn về trình độ sản xuất công nghệ tiên tiến,
hiện đại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa Indonesia, gây mất cân bằng cán cân
thương mại và giảm hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước.

5.2. Tác động trong quan hệ Việt Nam - Indonesia

Thứ nhất, quan hệ Việt Nam-Indonesia đã góp phần đưa quan hệ hữu nghị hợp
tác khu vực nói chung đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới và mở ra nhiều cơ hội hơn
trong hợp tác với các đối tác tiềm năng khác trong khu vực.

Thứ hai, quan hệ Việt Nam-Indonesia đã góp phần hợp tác tối đa các nguồn lực
để phục vụ khắc phục những khó khăn kinh tế- xã hội trong nước, tích cực hỗ trợ các
cơ quan xúc tiến đầu tư và giải quyết hòa bình các tranh chấp thương mại quốc tế.

Thứ ba, quan hệ Việt Nam-Indonesia đã xử lý trực tiếp thỏa đáng các tranh chấp
phức tạp, mới nổi, góp phần bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia về an ninh và chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia và của toàn khu vực.
54

Thứ tư, quan hệ Việt Nam-Indonesia đã góp phần tích cực thúc đẩy đoàn kết hợp
tác nội khối ASEAN, phát huy vai trò “lái chính” của ASEAN trong cấu trúc chính trị
khu vực ĐôngNam Á hiện đại đang được hình thành và củng cố.

5.3. Các cơ chế hợp tác

- Uỷ ban Hợp tác Song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao (JCBC): Thiết lập năm
2011, họp luân phiên 2 năm/lần; đến nay đã họp 03 phiên. Cụ thể: Phiên đầu tiên tháng
7/2012 tại Việt Nam, phiên thứ hai tháng 6/2015 tại Indonesia và phiên thứ ba tháng
4/2018 tại Việt Nam.

- Tham khảo Hoạch định Chính sách cấp Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại:
Thiết lập năm 2005 thường niên luân phiên; đến nay họp được 07 phiên vào các năm
2005, 2008, 2009, 2011, 2015, 2016 và 2018 - Lần thứ 07 tại Indonesia ngày
22/6/2018).

- Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao: Thiết lập 2005, 2 năm/lần
luân phiên, mới họp được 2 kỳ vào các năm 2005 và 2007. Từ năm 2007 thống nhất
chuyển thành cơ chế họp SOM của JCBC.

- Nhóm làm việc chung cấp Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng: Thiết
lập năm 2010, thường niên luân phiên, mới họp được 02 phiên năm 2016 tại Indonesia
và tháng 4/2017 tại Việt Nam.

- Đối thoại hải quân cấp Phó Tham mưu trưởng: Thiết lập năm 2011, thường niên
luân phiên, đến nay họp được 06 lần, gần đây nhất là 8/2017 tại Việt Nam.

- Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng: Thiết lập năm 2010 trong
khuôn khổ MOU hợp tác quốc phòng nhưng đến nay chưa tổ chức được phiên nào do
chưa thống nhất được cấp chủ trì.

- Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng: Thiết lập năm 2016, thường niên luân phiên,
đến nay họp được 03 lần vào tháng 12/2016 tại Việt Nam và tháng 12/2017 tại
Indonesia.

- Nhóm làm việc chung hợp tác giáo dục: Thiết lập năm 2017 trong khuôn khổ
MOU Hợp tác giáo dục, đến nay chưa triển khai.
55

- Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật (JC-ESTC) cấp Bộ
trưởng Thương mại, thành lập năm 1991, họp 2 năm/lần, đến nay họp 07 lần, gần nhất
là tháng 8/2017 tại Hà Nội, dự kiến họp lần 8 vào năm 2019 tại Indonesia.79

5.4. Triển vọng quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Indonesia

Trong bối cảnh châu Á Thái Bình Dương đang có sự hiện diện của hầu hết các
cường quốc trên thế giới, cạnh tranh giữa các nước lớn càng thúc đẩy ASEAN thể hiện
vai trò trung tâm mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hợp tác khu vực.

Quan hệ Việt Nam-Indonesia cũng sẽ được thúc đẩy trên mọi lĩnh vực, đặc biệt
là thương mại thông qua động lực chính, chủ yếu là các hiệp định, cam kết hợp tác sâu
rộng về chính trị-ngoại giao.

Việt Nam-Indonesia là hai quốc gia đông dân nhất nhì khu vực, có nhiều tiềm
năng hợp tác phát triển và nâng cao vị thế trên trường quốc tế nên sẽ có nhiều cơ hội
tận dụng để cùng nhau hợp tác phát triển.

Hợp tác hải quân trong quan hệ Việt Nam-Indonesia sẽ được đẩy mạnh tăng
cường các cơ chế đối thoại, duy trì các hoạt động tuần tra chung và trao đổi trên các
diễn đàn đa phương, qua đó chống lại mối đe dọa biến biển Đông thành ao làng của
Trung Quốc trong chiến lược bành trướng mở rộng lãnh thổ, thể hiện giấc mộng Trung
Hoa và chủ nghĩa bá quyền của chính quyền Bắc Kinh cũng như hợp tác nghiên cứu
trên những lĩnh vực còn bỏ ngỏ như hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, cứu
nạn trên biển, vấn đề ngư dân vi phạm pháp luật khi đánh bắt hải sản tại vùng giáp
ranh, v.v.80

79
Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt
Nam, <url: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns170913161810>, truy cập ngày
07/09/2019
80
Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam-Indonesia (1995-2015), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.76
56

KẾT LUẬN
57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bảo (2016), Quan hệ Việt Nam - Indonesia (1995 - 2015), Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

2. Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội

3. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2018), “Thông tin cơ bản về Indonesia và quan hệ
Việt Nam - Indonesia”, Bộ Ngoại giao Việt Nam, <url:
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns1709131618
10>, truy cập ngày 07/09/2019

4. Lê Viết Duyên (2016), Qúa trình phát triển chính sách đối ngoại của Việt
Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay),
Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngoại giao

5. Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước vùng Đông Nam Á, Nhà xuất bản
Khai Trí, Hồ Chí Minh

6. Phạm Lương Giang (1964), “10 năm bang giao Việt Nam - Indonesia”, Tạp
chí Bách Khoa, số 184, tr.05-14

7. Trịnh Huy Hóa (2002), Đối thoại với các nền văn hóa: Indonesia, Nhà xuất
bản Trẻ, Hồ Chí Minh

8. Trương Quang Hoàn (2019), “Thương mại của Indonesia và hàm ý cho Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2/2019, tr.73-81

9. Đinh Thị Lan (2012), “Trật tự mới” - mô hình độc tài Indonesia, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

10. Vũ Dương Ninh (2002), “35 năm nhìn lại quan hệ Việt Nam - ASEAN”,

11. Lê Văn Quang (2001), Quan hệ Việt Nam - ASEAN và những bài học kinh
nghiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
58

12. Nguyễn Hương Quỳnh (2014), Chính sách đối ngoại của Indonesia và Việt
Nam hướng tới cộng đồng chung ASEAN 2015, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Gadjah Mada, Yogyakarita

13. Huỳnh Văn Tòng (1992), Lịch sử Indonesia (từ thế kỷ XV-XVI đến những
năm 1980), Nhà xuất bản Giáo dục

14. Đỗ Thị Quỳnh Trang (2003), Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực
trạng và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà
Nội

15. Lê Sĩ Trí-Lâm Trí Dũng-Trần Nha Ghi (2015), “Mối quan hệ tiến - thoái giữa
Việt Nam và các nước ASEAN-4”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TPHCM, số
41, tr.73-80
59

PHỤ LỤC

1990 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000


Indonesia 9 7.5 8.2 7.8 4.7 -13 0.3 4.4
Malaixia 9.7 9.2 9.5 8.2 7.5 -7.6 5.6 8.2
Philippin 3.1 4.4 4.8 5.5 5.2 -0.5 3.2 3.6
Thái Lan 11.2 8.7 8.7 6.9 -1.3 -9.4 4 4.5
Nguồn: Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá- NXB Khoa học xã hội 2002

GDP bình quân đầu người của ASEAN-5 tính bằng USD giai đoạn 1985-2013

Nguồn: Lê Sĩ Trí-Lâm Trí Dũng-Trần Nha Ghi (2015), “Mối quan hệ tiến - thoái giữa
Việt Nam và các nước ASEAN-4”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TPHCM, số
41, tr.75
60

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang


Indonesia
Đơn vị: 1000 USD
Tên sản phẩm Năm 1994 1995 1996 1997
Than 156 287
Hàng may sẵn 112 304
Gạo 12016 32494 9580 13700
Ngô 3118
Lạc Nhân 15629 13615 12868 6824
Cà Phê 2248 143 2218
Chè 111
Nguồn: Quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN và chính sách xuất nhập
khẩu của Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia -1999
61

Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Indonesia năm 2001

Trị giá Tỉ trọng Tên mặt Đơn vị tính


Lượng STT
(1000 USD) % hàng 1000 tấn
1 Dầu thô Tấn 778,062 150,228 4.81
2 Gạo Tấn 418,023 70,158 11.25
3 Lạc nhân Tấn 16,130 7,270 18.98
4 Hạt tiêu Tấn 1,742 2,592 2.84
5 Gỗ 1,964 9.86
Linh kiện điện tử và
6 tivi, máy tính và linh 1806 0.25
kiện
7 Cà phê Tấn 4,421 1,803 0.46
8 Hàng rau hoa quả 1,676 0.49
9 Sản phẩm nhựa 1,156 0.97
10 Chè Tấn 1,297 946 1.21
11 Hàng thuỷ sản 930 0.05
12 Đường 2,010 898 2.77
13 Cao su Tấn 796 0.48
14 Hoa hồi 781 5.71
15 Ngô hạt 622
16 Hàng dệt may sẵn 455 0.02
17 Than đá Tấn 11,149 433 0.38
18 Giầy dép 175 0.01
19 Dây cáp điện 161 0.09
20 Quế Tấn 38 110 1.81
21 Sản phẩm gỗ 70 1.15
62

22 Balô, cặp, túi 42 0.02


Sản phẩm chế biến từ
23 ngũ cốc, tinh bột hoặc 22 0.01
sữa
24 Thực phẩm khác 9
25 Thảm 4
Nguồn : Thống kê thương mại Việt Nam 2001 - NXB Chính trị quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh; 2002
63

Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của ASEAN-5 (%), 1985-2013

Nguồn: Lê Sĩ Trí-Lâm Trí Dũng-Trần Nha Ghi (2015), “Mối quan hệ tiến - thoái
giữa Việt Nam và các nước ASEAN-4”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở
TPHCM, số 41, tr.75

You might also like