You are on page 1of 32

MỤC LỤC

Chương I. CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM - SINGAPORE..........3
1.1 CƠ SỞ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.......................................................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình..........................................................................................................................3
1.1.2 Khí hậu và đất đai:................................................................................................................................4
1.2 CƠ SỞ VỀ ĐIỀU KIỆN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI.......................................................................................4
1.2.1 Dân cư, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ...........................................................................................................4
1.2.2 Nhà nước và chính trị..................................................................................................................................5
1.3 CƠ SỞ KINH TẾ......................................................................................................................................6
1.3.1 Kinh tế Singapore:......................................................................................................................................6
1.3.2 Kinh tế Việt Nam.........................................................................................................................................6
Chương II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE..............................7
2.1 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE......................................................................7
2.1.1 Kim ngạch trao đổi thương mại............................................................................................................7
2.1.2 Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore............................................................................8
2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore.............................................................................11
2.2 NHÂN XÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE.........................................13
2.2.1 Những mặt tích cực:..................................................................................................................................14
2.2.2 Những mặt hạn chế....................................................................................................................................15
Chương III. TRIỂN VỌNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE.....................17
3.1 TRIỂN VỌNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM:........................................................................................................17
3.2 TRIỂN VỘNG ĐỐI VỚI SINGAPORE......................................................................................................17
Chương IV: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE...........20
4.1 VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC................................................................................................................................20
4.1.1 Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước:.....................................................................20
4.1.2 Khẩn trương xúc tiến thương thảo để ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Singapore:...........20
4.1.3 Ký kết các thủ tục về hải quan và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu:.....................................................20
4.1.4 Ký kết các thỏa thuận về thanh toán:........................................................................................................20
4.1.5 Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại thông qua:............................................................21
4.1.6 Tăng cường hợp tác theo vùng lãnh thổ và địa phương để khai thác tiềm năng và thế mạnh hai bên
trong hợp tác sản xuất, đầu tư và trao đổi hàng hóa:..............................................................22_Toc418989727
4.1.7 Điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với các quy định của WTO và khai thác lợi thế quốc gia:........22
4.1.8 Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại và đầu tư:.........................................................22
4.2 VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP.......................................................................................................................22
4.2.1 Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam:...........................................................22
4.2.2 Đa dạng hóa các phương thức kinh doanh:..............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................25
TRẢ LỜI CÂU HỎI.........................................................................................................................................26
Câu 1. Nói Việt Nam và Singapore có vị trí chiến lược thuận lợi như nhau, vậy Việt Nam còn thiếu những yếu
tố gì để đạt được sự phát triển như Singapore?..................................................................................................26
Câu 2. Năm 2008, nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường Singapore rất cao trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế. Vì sao? Mặt hang nhập khẩu của Việt Nam là gì?................................................................................28
Câu 3: Một số rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore........................28
Câu 4: Dân số cùng chất lượng cuộc sống của Singapore rất cao. Điều đó đã gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường Singapore hay không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?................................29
Câu 5: Singapore là nước phát triển về Cảng biển, sao lại nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam?....................29
Câu 6 .Những tác động tiêu cực tác động như thế nào đến quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore ?........29
Chương I. CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT
NAM - SINGAPORE

1.1 CƠ SỞ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình


Về vị trí địa lý – địa hình của Singapore: Singapore là một quần đảo nằm ở phía
Bắc đường xích đạo, vào khoảng 103,4 – 104 độ kinh đông và 1,15 – 1,3 vĩ độ Bắc.
Diện tích 692,7km2 gồm 54 đảo lớn, nhỏ (trong đó có 20 đảo có người ở). Phía Tây và
phía Đông giáp với Malaysia, phía Nam giáp Indonesia. Singapore nằm ở cực Nam
bán đảo Malacca, là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường
biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Vị trí địa lý – địa hình của Việt Nam: Lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý đặc
biệt ở Đông Nam Á, vào khoảng 102 – 109,3 kinh độ đông, 8,1 – 23,24 vĩ độ Bắc. Với
diện tích 331,690 km2, Việt Nam nằm ở trung gian, nơi tiếp giáp các lục địa (Châu Á
và Châu Đại Dương) và đại dương (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Về địa hình,
Việt Nam hình chữ S, nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp với
Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông giáp với biển. Việt
Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động đồng thời án ngữ trên các tuyến
hàng hải huyết mạch thông thương.
Như vậy Việt Nam và Singapore đều có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, lại gần
nhau.Vì trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực như hiện nay thì vị trí địa lý
sẽ trở thành nguồn lực, định ra hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động
toàn thế giới và xác định các mối quan hệ song phương và đa phương của một quốc
gia nên đây là một cơ sở thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại
giữa Việt Nam và Singapore.
1.1.2 Khí hậu và đất đai:
Singapore nằm trong vùng khí hậu xích đạo nhiệt đới nên khí hậu thường xuyên
nóng và ẩm, độ ẩm không khí cao. Về đất đai, phần lớn diện tích đất đai đã bị đô thị
hóa, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ chiếm 1%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5%.
Về khí hậu và đất đai, Việt Nam hoàn toàn nằm trong vòng đai nhiệt đới của
nửa cầu Bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo nên Việt Nam có nền nhiệt cao,
thường có nhiệt độ từ 22 đến 27 0C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 tới
2000ml, độ ẩm không khí khoảng 80%. Khác với Singapore, Việt Nam có khá nhiều
đất đai, tiềm năng nông nghiệp của nước ta là 10 – 11,37 triệu ha. Về chất lượng, đất
Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng
khá cao nhất là đất phù sa và đất xám. Điều kiện này tạo cho Việt Nam có thể đa dạng
hóa chủng loại cây trồng.
Do đó, điệu kiện khí hậu và đất đai là điều kiện thứ hai thúc đẩy mối quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore. Singapore có thể nhập từ Việt Nam
các mặt hàng nông sản, thủy sản bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước do điều kiện tự
nhiên không cho phép.

1.2 CƠ SỞ VỀ ĐIỀU KIỆN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

1.2.1 Dân cư, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ


- Dân cư, dân tộc: tính đến tháng 7 năm 2002, dân số Singapore là 4,46 triệu
người. Thành phần dân tộc: người Hoa chiếm 76,7%, người Mã Lai chiếm 14%,
người Ấn Độ chiếm 7%, ngoài ra còn có cộng đồng châu Âu, người Arap và nhóm
dân tộc ít người khác.
Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) trong đó người Kinh
chiếm đa số (87% dân số), sống chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông hồng, sông Cửu
Long. Còn 53 dân tộc khác sống chủ yếu ở vùng núi với các dân tộc Thái, Mường,
Tày, Nùng, Mông... với mỗi dân tộc trên dưới 1 triệu người. Cũng vì thế Việt Nam
được coi là thị trường lao động dồi dào rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore.
- Tôn giáo: ở Singapore, đa số người Hoa theo đạo Phật, hầu hết người Mã Lai
theo đạo Hồi, nói tiếng mẹ đẻ. Người Ấn theo đạo Hindu và nói tiếng Tamin...

Ở Việt Nam, trong các tôn giáo chủ yếu có nguồn gốc á đông như: Phật giáo,
Nho giáo, đạo giáo....

Như vậy, về tôn giáo, có thể tìm thấy nhiều điểm chung giữa Việt Nam và
Singapore về văn hóa phật giáo, thờ cúng tổ tiên, nên ứng xử và sinh hoạt trong gia
đình cũng có nét giống nhau. Từ đó dẫn đến một nền văn hóa khá giống nhau nên thiết
lập mối quan hệ tương đối dễ dàng.

Về ngôn ngữ, Singapore công nhận cả bốn ngôn ngữ: Hoa, Mã Lai, Tamin và
tiếng Anh là những ngôn ngữ chính trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong
thương mai, giao dịch quốc tế. Dù tiếng Kinh là ngôn ngữ chính của Việt Nam nhưng
trong thời kì hội nhập quốc tế gần đây thì Tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ song
song rất phổ biến.

Do cả hai bên đều sử dụng tiếng Anh trong quan hệ trao đổi buôn bán nên sẽ rất
thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia.

1.2.2 Nhà nước và chính trị


Singapore là một nướ Cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống do toàn dân lựa chọn
theo phổ thông đầu phiếu. Singapore có 22 Đảng phái chính trị khác nhau nhưng do
Đảng Hành Động Nhân Dân cầm quyền hơn 30 năm nay và tiếp tục giữ vị trí thống
trị.
Việt Nam chỉ có một Đảng duy nhất, tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Mặc dù Singapore và Việt Nam có thể chế chính trị khác nhau nhưng trong xu
hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì không phân biệt thể chế
chính trị được đưa lên hàng đầu. Do vậy, đây không phải là rào cản, cản trở mối quan
hệ hợp tác giữa hai nước..
1.3 CƠ SỞ KINH TẾ

1.3.1 Kinh tế Singapore:


- Chuyển đổi từ chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang chiến lược
công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu
Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (1960 – 1965): Sau chiến tranh,
để bảo vệ hàng hóa nội địa, Chính phủ đã thi hành các chính sách bảo hộ bằng hàng
rào thuế quan, hạn chế nhập khẩu.
Kết quả: tạo thêm công ăn việc làm, nâng giá trị ngành công nghiệp chế biến
trong trong tổng sản phẩm quốc dân từ 13,2 (1960) lên 15,6% (năm 1965). Tuy nhiên
vẫn mất ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, vẫn là một nền kinh tế
nhỏ, tỷ lệ thất nghiệp cao...
Chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa hướng xuất khẩu: mở cửa nền kinh tế,
hướng ra thị trường bên ngoài. Chính phủ thi hành chính sách mậu dịch tự do, khuyến
khích đầu tư vào Singapore, phát triển kết cấu hạ tầng toàn diện.
Kết quả: sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, Singapore đã đạt
được những thành tựu kì diệu về phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao kỉ lục (Từ
1,3% năm 1998 lên 9% năm 2000).

1.3.2 Kinh tế Việt Nam


Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ, nền kinh tế
Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Sau chiên tranh, Việt Nam đã không chỉ mở rộng mối
quan hệ với các nước XHCN mà còn với cả TBCN. Song do xuất phát điểm thấp, việc
duy trì quá lâu cơ chế quan liêu tập trung cùng các chính sách phát triển kinh tế sai
lầm, nóng vội làm sản xuất trong nước tăng chậm.

Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986 đã
đưa ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ
chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và nhà nước ta là:
- Mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở bình đẳng hai bên cùng
có lợi để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh đồng thời giữ vững nguyên
tắc: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế, từng bước
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Mở rộng sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hoạt động dưới sự quản lý
thống nhất của nhà nước.
- Coi trọng hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương: hiệu quả ngoại
thương được hiểu không chỉ là mức lợi nhuận mà còn được hiểu ở mức đóng
góp cho xã hội.
- Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ thương mại

Mặc dù thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, song chính phủ Việt Nam
còn thực hiện chính sách thương mại tự do: tức là chính phủ không can thiệp
bằng biên pháp kinh tế hoặc phi kinh tế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu,
cho phép hàng hoá cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, không
thực hiện đặc quyền ưu đãi đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nước mình,
không có sự kỳ thị phân biệt với hàng hoá xuất nhập khẩu nước ngoài.

Kết quả: Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của mình, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu sau:
Thứ nhất: Cơ chế quản lý đã thay đổi căn bản: từ nền kinh tế bao cấp khép
kín đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh
tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư doanh…
trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước, tuy vậy kinh
tế quốc doanh vẫn được chú trọng để giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế.

Nhờ vào các chính sách đổi mới đúng đắn, trong 5 năm 1991-1995 tổng sản
phẩm trong nước tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tổng sản phẩm quốc dân
tăng 9,34%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển
liên tục và vững chắc, mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực. Sản xuất
công nghiệp tăng bình quân mỗi năm là 13,5%. Lạm phát tiếp tục bị
kiềm chế và đẩy lùi. Sản xuất trong nước đã bắt đầu có tích luỹ. Trong 5 năm
1996-2000 chúng ta đã thu hút và sử dụng có hiệu quả khoảng 7 tỉ USD từ
nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) và 13 đến 15 tỉ USD từ nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài(FDI).
Thứ ba: Đổi mới cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỉ trọng khu vực công nghiệp (chiếm trên 40% trong giai đoạn 1995-
1999) và dịch vụ (khoảng 30%), giảm dần khu vực nông-lâm-ngư nghiệp
(chỉ còn 20%)
Thứ tư: Đẩy nhanh quá trình mở cửa hội nhập. Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á (asean) vào 28/7/1995.

Tóm lại: Chính sách phát triển kinh tế thương mại của Singapore là “tự do
hoá thương mại với hệ thống pháp luật hoàn thiện cùng hàng loạt chính sách
ưu đãi về thuế và tài chính” còn chính sách phát triển kinh tế thương mại của
Việt Nam là “ tự do trong khuôn khổ pháp luật, tự do có điều tiết của nhà
nước”. Như vậy chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam và Singpore là
tương đối đồng nhất, đều hướng tới thị trường tự do thông qua quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế đóng cửa sang nền kinh tế mở cửa và thu được
những thành tựu khả quan. Đây là một cơ sở giúp cho việc bắt tay giữa 2
nước được thuận lợi và không gặp trở ngại. Đồng thời Singpore là quốc gia
đi trước Việt Nam do vậy Việt Nam có thể học hỏi từ Singpore rất nhiều
trong quá trình hợp tác cùng phát triển.
Chương II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
SINGAPORE

2.1 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE

2.1.1 Kim ngạch trao đổi thương mại


Singapore là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, là quốc gia có
mức thu nhập bình quân đầu người cao, là thành viên ASEAN; đồng thời là thị trường
hàng hóa quan trọng đối với Việt Nam.Trong những năm qua, Singapore đã trở thành
đối tác kinh tế thương mại lớn nhất trong cộng đồng ASEAN; đồng thời là đối tác
thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam trên toàn thế giới, cụ thể đứng sau Trung Quốc,
Nhật Bản, Hoa Kì, Hàn Quốc và Đài Loan.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Singapore năm
2012 đạt 9,06 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu tăng 2,37 tỷ
USD và nhập khẩu đạt 6,69 tỷ USD.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong thương mại hàng hóa với
Singapore, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn thâm hụt với mức nhập
siêu khá cao. Thêm vào đó, tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Singapore vào nước ta
trong 2 năm 2011 – 2012 cao hơn so với mức tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường này nên nhập siêu cũng tăng rất mạnh. Nếu như năm 2010, nhập siêu
là 1,98 tỷ USD tương đương 93,3% xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Singapore thì
đến năm 2012, nhập siêu với Singapore đã lên tới 4,32 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước sang thị trường này.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Singapore, tổng kim ngạch thương mại hai
chiều giữa Việt Nam và Singapore trong năm 2014 đạt 20,4 tỷ SGD ( tương đương
15,6 tỷ USD), tăng 20,3% so với năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Singapore trong năm 2014 vẫn giữ mức tăng trưởng khá, đạt 3,1 tỷ USD
tăng 22,4% so với năm 2013. Một số mặt hàng vẫn duy trì mức tăng trưởng so với
năm 2013 như: khoáng sản, cà phê, chè, giầy dép. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ thị trường Singapore năm 2014 đạt 12,75 tỷ USD tang 20,1% so với
2013.

Trong tháng 1/2015, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Singapore vẫn tiếp
tục tăng mạnh, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 1,4 tỷ USD (hơn 2 tỷ
SGD) , tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang
Singapore trong tháng 1/2015 tăng 6,2% so với cùng kì năm ngoái và đạt 321 triệu
USD (458 triệu SGD); còn giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong tháng
1/2015 đạt 1,08 tỷ USD (1,7 tỷ SGD).

2.1.2 Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore
Trong năm 2012, Singapore là thị trường xuất khẩu lớn thứu 14 trong hơn 200
thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2006 – 2012, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân hàng hóa Việt Nam sang Singapore đạt 5.5%/năm, thấp
hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân xuất khẩu của cả nước ( 20%/năm). Vì
vậy, dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng từ 1,36 tỷ USD trong năm 2006
lên 2,37 tỷ USD trong năm 2012 nhưng tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của cả nước lại giảm từ 4,1% xuống còn 2,1% trong năm 2012.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore năm 2012 bao
gồm nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 300
triệu USD, tăng 10.7 % so với năm 2011 và chiếm 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa cả nước sang thị trường này; tiếp theo là nhóm hàng hóa thủy tinh và các sản
phẩm bằng thủy tinh đạt 265 triệu USD, tăng 91,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng đạt 259 triệu USD, tăng 20,8%...
Trong 5 tháng đầu năm 2014, Singapore nhập khẩu từ Việt Nam 1,53 tỷ SGD
(tương đương 1,223 tỷ USD), tang 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore trong giai đoạn này là điện thoại và
linh kiện, đạt 549 triệu SGD (tương đương 438,8 triệu USD), tăng 19% so với cùng kỳ
năm ngoái; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng đạt 181 triệu SGD, tăng
15%; cà phê và chè đạt gần 96 triệu SGD, tăng 156% ; các sản phẩm thủy tinh và kinh
xây dựng, đạt gần 93 triệu SGD, giảm 8,8% và xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ
đạt 90,5 triệu SGD, tăng 89%.

Trong tháng 1/2015, về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, một số mặt hàng vẫn duy trì
tăng trưởng cao, như xăng dầu tăng, đạt 133 triệu SGD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất
khẩu một số mặt hàng lại có xu hướng giảm, như cà phê, chè giảm 51,4% (đạt 11,2
triệu SGD); thuốc lá và nguyên liệu giảm 22,6% (đạt 4,7 triệu SGD); thủy sản giảm
13% (đạt hơn 7 triệu SGD).
2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore
Trong năm 2012, Singapore là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 5 của Việt
Nam với giá trị đạt 6,69 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam có xuất xứ từ Singapore đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước.

Xăng dầu các loại là nhóm hàng nhập khẩu từ Singapore trong những năm gần
đây. Trong năm 2012, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 3,66 tỷ USD, giảm 5,9% so với
năm 2011 và chiếm 54,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này.

Nhập khẩu một số mặt hàng chính từ Singapore trong năm 2012 bao gồm: máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,03 tỷ USD, tăng 142% so với năm 2011
và chiếm 15,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore; máy móc thiết bị dụng cụ
và phụ tùng đạt kim ngạch 334 triệu USD, tăng 22,7%.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 5 năm 2013, kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa từ Singapore đạt 2,49 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm
trước. Các nhóm hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Singapore bao gồm: xăng dầu các
loại đạt 878 triệu USD, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 862 triệu USD, máy móc
thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 120 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore gần 5,3 tỷ
USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị nhập khẩu hàng nội địa có xuất xứ
từ Singapore đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 31,5% và hàng tái xuất đạt gần 2,85 tỷ USD,
tăng 14,9%. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Singapore sang Việt Nam đều có
mức tăng trưởng cao. Xăng dầu và sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 35% đạt 1,36 tỷ
USD. Đây là 2 mặt hàng đứng đầu về giá trị trong số những mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu của Việt Nam từ Singapore. Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao như dược
phẩm tăng 631%, đạt 45 triệu USD; các sản phẩm hóa chất tăng 346%, đạt 59,6 triệu
USD; sách báo và các sản phẩm công nghiệp in tăng 78,6%, đạt xấp xỉ 259,8 triệu
USD và thuốc lá tăng 72% đạt 134,3 triệu USD.

Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong tháng 1/2015 đạt 1,36 tỷ
USD. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam đều tăng trưởng cao, đồ uống
và rượu tăng 192,5% đạt hơn 69,5 triệu USD; hóa chất tăng 182% và đạt gần 25,6
triệu USD; điện thoại và linh kiện tăng hơn 146% đạt 543,6 triệu USD; các sản phẩm
chế tạo từ sắt thép tăng hơn 156% đạt 8,8 triệu USD. Trong tháng 1/2015, chỉ có mặt
hàng bưu phẩm xuất khẩu giảm gần 46% đạt 12 triệu USD... Trong tổng giá trị
nhậpkhẩu từ Singapore của Việt Nam, nhập khẩu hàng nội địa có xuất xứ từ
Singapore đạt 496,4 triệu USD, tăng 5,8%; hàng tái xuất đạt hơn 799,4 triệu USD,
tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.2 NHÂN XÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE


Qua những số liệu thống kê trong những năm qua, chúng ta có thể thấy rằng:
Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore vẫn liên tục phát triển, đặc biệt những
năm gần Singapore dần trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam trong cộng đồng
ASEAN nói riêng và trên Thế giới nói chung.

Singapore và Việt Nam đều là những quốc gia nhập siêu. Việt Nam là quốc gia
đang phát triển, công nghệ - kĩ thuật chưa phát triển, luôn xuất khẩu các nguyên liệu
thô chưa qua chế biến, các mặt hàng nông – lâm - thủy sản nên giá trị gia tăng không
cao; đồng thời nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ trí thức cao,
những mặt hàng điện tử,…Do đó, cán cân thương mại thường thâm hụt. Trong khi đó
Singapore hầu như nhập siêu vì phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng
xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, một phần để tái xuất. Ngoài ra, với vị thế và điều
kiện cơ sở hạ tầng rất thuận tiện cho việc chuyển khẩu hàng hóa từ khu vực sang các
nước thứ ba. Hàng Việt Nam trong những năm qua, xuất sang Singapore cũng nhằm
đáp ứng nhu cầu đó của thị trường. Cơ cấu các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô và
sơ chế, có thể chia làm hai nhóm hàng phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu
dùng của Singapore đó là dầu thô, tinh dầu hải sản, hàng dệt may, giày, dép,.. và hàng
phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: gạo, tinh bột sắn, lạc, thủ công mỹ
nghệ,.. Chủng loại hàng Việt Nam xuất sang Singapore rất đa dạng nhưng lại ít về số
lượng, chiếm tỷ phần khiêm tốn trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Tuy
nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore vẫn luôn được đẩy mạnh, phát triển
qua các năm; Singapore vẫn luôn là bạn hàng lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore mang đến cho Việt Nam nhiều cơ
hội phát triển về nhiều mặt; bên cạnh đó, nó cũng có những tác động tiêu cực đên Việt
Nam.

2.2.1 Những mặt tích cực:


Có thể nói chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoạch
định các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, chính phủ
Singapore cũng có những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiêp xuất khẩu
trong đó có Việt Nam.

Singapore là thị trường hoàn toàn tự do với hơn 90% hang hóa xuất nhập khẩu
với thuế suất bằng 0.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hóa
(cầu cảng, đường sá, sân bay…) và các dịch vụ khác ở Singapore được xem là tốt nhất
thế giới. Các thủ tục hành chính về tái xuất nhập khẩu được tối thiểu hóa, lưu kho
ngoại quan được hưởng chế độ miễn phí 30 ngày, dễ dàng nối tuyến vận tải đi đến các
khu vực khác.

Hệ thống dịch vụ phục vụ cho kinh doanh rất phát triển, đạt trình độ quốc tế,
độ tin cậy cao như hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, viễn thông và các dịch vụ
liên quan khác. Đối với hàng hóa XNK của Việt Nam thì Singapre còn là thị trường
tiêu thụ và là đầu cầu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quan trọng.

Tại khu vực châu Á, trừ Hồng Kông thì chỉ có Singapore là nơi góp mặt khá
đầy đủ các đại diện các tập đoàn, công ty lớn của các nước phát triển. Chính lực lượng
bạn hàng tiềm năng này đã thu hút khối lượng hàng xuất của Việt Nam đi khắp nơi
trên thế giới.

2.2.2 Những mặt hạn chế


Mặc dù đã có những cố gắng của Nhà nước và doanh nghiệp, cùng với những
cơ hội hấp dẫn của thị trường Singapore, song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường này vẫn còn rất thấp so với tổng kim ngạch nhập khẩu của
Singapore. Nguyên nhân chủ yếu là:

+ Đặc điểm thị trường hàng hóa Singapore đang có xu hướng tăng nhanh hàng
công nghiệp, bán thành phẩm công nghiệp nhằm chuyển hóa nhanh thành hàng
công nghiệp để xuất khẩu, tái xuất khẩu đạt lợi nhuận cao. Trong khi đó, hàng xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa có những chuyển biến về căn bản để
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường mà chủ yêu vẫn tập trung vào mặt hàng
nông lâm thủy sản chưa qua chế biến.

+ Chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém, non nớt về nhận thức, vẫn còn tư tưởng
“phải bán tận tay người mua hàng, không qua trung gian mới hiệu quả”. Điều đó chỉ
đúng trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ tầm về mọi phương diện để
cạnh tranh với các quốc gia khác.

+ Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nghiên cứu nhiều đến đặc điểm từng
kênh phân phối, các quy chế luật lệ, tập quán làm ăn không rút ra được những kinh
nghiệm cần thiết… hê quả là họ không khai thác được những lợi thế của khu vực thị
trường tự do Singapore, thế mạnh của hang xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, sự thiếu
hiểu biết, non kém trong kinh doanh, không năm bắt những cơ hội kinh doanh sẽ
dẫn đến sự kém phát triển.

+ Còn nhiều doanh nghiệp của Việt Nam còn làm ăn theo lối mòn, manh mún,
không có sự đổi mới, chưa dám mở rộng tầm hoạt động kinh doanh vươn xa hơn
như các hình thức làm ăn rất phổ biến tại thị trường này, liên doanh, liên kết…
Qua đây, ta thấy rằng Singapore không chỉ là bạn hàng lớn của Việt Nam mà
còn là cầu nối cho quan hệ thương mại với nhiều nước và khu vực trên thế giới, đặc
biệt là những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu. Do vậy, khi quan hệ buôn bán với
Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn ý thức được rằng: ngoài những
thuận lợi từ Singapore đem lại thì thị trường này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm
do mối quan hệ thương mại với nhiều nước lớn thì khi có khủng hoảng hay khó khăn
về kinh tế thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy nên, Việt Nam cũng cần phải có những
chuẩn bị cần thiết để đối phó với mọi tình huống khi hợp tác thương mại với
Singapore.
Chương III. TRIỂN VỌNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
SINGAPORE
Qua trên cho thấy việc thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Singapore ngày
càng phát triển, thương mại Việt Nam – Singapore còn nhiều tiềm năng để khai thác.
Singapore là thị trường hoạt động thương mại và thuế quan được nới lỏng, do đó các
doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng để xuất nhập khẩu hang hóa một cách dễ dàng.

3.1 TRIỂN VỌNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM:


- Trong số các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Singapore thì chỉ có mặt hang
dệt may là bị đánh thuế dướic 5%; các mặt hang nhập khẩu khác không bị đánh thuế,
nếu có thì chỉ mất 3% thuế hang hóa và dịch vụ theo giá CIF, giá phụ bán hoặc phụ
phí nếu có.
- Singapore không áp dụng biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế thương mại
hoặc các mục đích khác
- Singapore không áp dụng trợ cấp xuất khẩu trực tiếp mà tạo hành lang pháp lý,
chính sách thuận lợi khuyến khích các công ty đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu.
- Singapore mở rộng tất cả các dangj, loại hình tổ chức kinh doanh của Việt Nam
cũng như các nước khác.
- Chế độ ngoại hối hoàn toàn tự do, thị trường vốn tự do lưu chuyển

Có thể nói, với những thuận lợi trên của Singapore, Việt Nâmchư tận dụng hết
các ưu đãi này. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng thị
trường Singapore và tranh thủ thời cơ thì chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
hai nước sẽ tăng lên rất nhiều.

3.2 TRIỂN VỘNG ĐỐI VỚI SINGAPORE


- Trong thời gian tới đây, khi cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành, Việt
Nam sẽ giảm thuế về bằng 0. Điều này sẽ xóa bỏ rào cản xuất khẩu hàng hóa của
Singapore sang Việt Nam. Mặt khác, khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, hạn
ngạch xuất khẩu cũng bị bãi bỏ, dẫn đến hàng hóa Singapore có thể chảy vào Việt
Nam mà không hạn chế số lượng
- Các nhà đầu tưu Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam: từ
thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm thủy sản,
nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp và xây
dựng.
Các dự án đầu tư của Singapore chủ yếu tập trung tạo các địa phương có cơ sở
vật chất tương đối phát triển như Hà Nội (chiếm 33,8% tổng số vốn đăng kí),
TP.HCM (chiếm 22,2% tổng số vốn đăng kí), Bình Dương (chiếm 9,7% tổng số vốn
đăng kí),…Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội với 69 dự án, tổng vốn đầu tư là
3,07 tỷ USD, tiếp theo là TP.HCM với 198 dự án với tổng vốn là 2,09 tỷ USD, Bình
Dương với 85 dự án và tổng vốn đầu tư là 876 triệu USD
- Sức sống và mức độ gắn kết của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam có
thể được minh họa thong qua hình ảnh của các dự án hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.
Một trong số đó là Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

Đây là liên doanh giữa Công ty Thương mại và Đầu tư với Công ty Vietnam
Singapore Industrial Park Pte., Ltd (VSIP) với tổng vốn hiện nay trên 139,1 triệu
USD, phía Việt Nam chiếm 49%, Singapore chiếm 51%. VSIP đã triển khai xong việc
góp vốn đầu tưu cho cả 2 giai đoạn với tổng diện tích khaỏng 600 ha đất, đã lấp đầy
khoảng 88%

- Các dự án đầu tư vào Việt Nam của Singapore ngày càng lớn và hung mạnh,
đây cũng là cơ sở để quan hệ thương mại hợp tác giữa hai nước ngày càng vững mạnh
và đi lên hơn nữa.
- Cuối năm 2015, khi cộng dồng kinh tế ASEAN thành lập, lao động có chuyên
môn kĩ thuật cao của Singapore sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm mới tại Việt Nam.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Singapore trở nên bền vững hơn.
- Sắp tới, những nhận định, những thỏa thuận lien khu vực lơn như Hiệp định Đối
tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các nước tham gia đàm
phán, trong đó có cả Singapore và Việt Nam. Trước hết TPP và RCEP sẽ mở cửa thị
trường thương mại giữa các nước thành viên với những điều khoản và điều kiện tốt
hơn so với các nước không phải thành viên. Thứ hai, các thỏa thuận này sẽ mở ra
những cơ hội đáng kể cho dòng đầu tư ra vào,nhất là trong bối cảnh Sigapore đang mở
rộng nhanh chóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Singapore hiện là nhà
đầu tư lớn thứ 3 ở Việt Nam, với vốn đầu tư tích lũy hơn 30 tỷ SGD (gần 22 tỷ USD)
Chúng ta có thể thấy rằng, các điều khoản bổ sung trong TPP có thể củng cố
những sang kiến khuyến khích đầu tư. Chẳng han, là một thành viên, Việt Nam sẽ
thay đổi một loạt luật sở hữa trí tuệ để bảo vệ tốt hơn thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhiều tiêu chuẩn trong những lĩnh vực như thựuc phẩm và yêu cầu ghi nhãn cũng có
thể trở thành yếu tố găn kết chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Singapore.

Qua đó, ta thấy được quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore ngày càng có
nhiều cơ hội hơn, khi mà ngày càng có nhiều hiệp định thương mại giữa hai nước
được kí kết
Chương IV: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
SINGAPORE

4.1 VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

4.1.1 Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước:

Quan hệ giữa hai nhà nước sẽ tạo tiền đề và có ảnh hưởng lớn các quan hệ khác,
đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại – đầu tư, quan hệ kinh tế giữa các ngành và các
doanh nghiệp giữa hai nước.

4.1.2 Khẩn trương xúc tiến thương thảo để ký kết hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Singapore:

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu bởi trong khi các khung pháp lý, các cản
trở trong quan hệ song phương còn nhiều thì hiệp định thương mại tự do ra đời sẽ
giảm bớt và dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động
thương mại hai nước. Việt Nam và Singapore cần thỏa thuận để giảm bớt các hàng rào
bảo hộ thuế quan và phi thuế quan trong thời hạn hợp lý với múc cảm kết cao hơn
mức cảm kết trung bình của WTO. Do hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia
mang tính chất bổ sung cho nhau nên việc giảm hàng rào bảo hộ này không chỉ tạo
điều kiện đối với quan hệ song phương mà còn có lợi đối với người tiêu dung ở hai
nước.

4.1.3 Ký kết các thủ tục về hải quan và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu:

Tháng 11/2008, Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt kế hoạch hành động
quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với hiệp định về VSATTP và kiểm dịch
thực vật ( SPS), đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO).
Điều này sẽ giúp hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore được thuận
lợi hơn, giảm thời gian và chi phí cho việc xin chứng nhận chất lượng của từng lô
hàng, từng hợp đồng. Chính phủ hai nước cần xúc tiến ký kết các thủ tục liên quan
đến hải quan và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất
nhập khẩu phát triển.

4.1.4 Ký kết các thỏa thuận về thanh toán:


Một trong những nguyên nhân làm hạn chế quan hệ thương mại giữa hai nước
bấy lâu nay là do quan thanh toán giữa các nhà kinh doanh hai bên. Các ngân hàng
thương mại Việt Nam cần thỏa thuận với các ngân hàng thương mại Singapore thực
hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu thông qua các công ty tài chính hoặc các tổ chức
tín dụng, trong trường hợp cần thiết có thể cho phép họ cấp hạn mức tín dụng cho các
ngân hàng thương mại Singapore tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
Singapore được tài trợ, bảo lãnh khi nhập hàng hóa từ Việt Nam. Điều này sẽ giúp các
doanh nghiệp Việt Nam có độ an toàn trên thị trường Singapore, mở rộng quan hệ bạn
hàng, tăng kim ngạch xuất khẩu.

4.1.5 Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại thông qua:
- Đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức quản lý và sử dụng quỹ ngoại giao kinh tế
nhằm phát huy tác dụng của quỹ này trong các hoạt động phát triển thị trường, tìm
kiếm bạn hàng của các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế và đầu tư
quốc tế.
- Tổ chức lại các hệ thống xúc tiến thương mại, cơ chế cung cấp dự báo thị trường,
thương mại, và môi trường kinh doanh ở trong và ngoài nước cho cộng đồng các
doanh nghiệp.
4.1.6 Tăng cường hợp tác theo vùng lãnh thổ và địa phương để khai thác tiềm năng
và thế mạnh hai bên trong hợp tác sản xuất, đầu tư và trao đổi hàng hóa:

Viêt Nam và Singapore có thể hợp tác theo vùng lãnh thổ ở ven biển để phát
triển loại hình dịch vụ cảng biển.

4.1.7 Điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với các quy định của WTO và khai
thác lợi thế quốc gia:

Nguyên tắc cao nhất của WTO là đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên,
các quốc gia khi gia nhập WTO phải điều chỉnh các chính sách của quốc gia mình cho
phù hợp với quy định của WTO. Việt Nam là nước đang phát triển nên ngoài các
nguyên tắc phải tuân thủ, chúng ta có thể được áp dụng các điều kiện miễn trừ đặc biệt
trong thương mại quốc tế (áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, biện
pháp hỗ trợ thương mại ) và thương mại liên quan đến đầu tư.

4.1.8 Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại và đầu tư:

Đây là giải pháp rất quan trọng, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như
xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh sẽ giúp doanh nghiệp hai nước có những cơ hội thuận
lợi trong trao đổi, buôn bán và đầu tư với nhau và đặc biệt sẽ tạo chỗ đứng cho hàng
hóa Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam ở thị trường Singapore.

4.2 VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP

4.2.1 Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam:

Doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư và hoạt động thương
mại trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong thời gian đầu có thể lấy đầu tư làm
trọng tâm, làm nền tảng cơ sở cho hoạt động thương mại sau này. Đây được coi là
cách làm phù hợp với bối cảnh quốc tế nói chung và bổi cảnh kinh tế Việt Nam –
Singapore nói riêng khi mà nhiều nhà sản xuất đã di chuyển nguồn vốn của mình sang
kinh doanh ở nước ngoài nhằm giảm thiểu chi phí về nhân công, về nguyên vật liệu,
đồng thời tăng khả năng cạnh tranh. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu
Việt Nam, tăng cường khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường
Singapore, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp:
- Nâng cao chất lượng của hàng hóa: tập trung nâng cao chất lượng của hàng hóa
xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Singapore
nói riêng theo các chiến lược sản phẩm đối với từng hàng hóa xuất khẩu. Tổ chức lại
hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường
Singapore nói riêng theo cách thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuấ, cải tiến chất
lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói hàng hóa hàng hóa nhằm tăng cường sức hấp dẫn của
hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
- Giữ chữ “tín” trong kinh doanh: việc giao hàng cần phải được thực hiện đúng
thời hạn, đúng chất lượng… như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Loại trừ hẳn việc giao
hàng thứ cấp, hàng không đảm bảo chất lượng, không được vì lợi trước mắt mà làm
ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
- Xây dựng giá cả cạnh tranh: vì Việt nam và Singapore đều nằm trong khu vực
Đông Nam Á, lại có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội… cho nên
hầu hết các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đều có tính bổ sung. Đặc điểm này đã gây
khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc cạnh tranh với
nhau để tìm kiếm bạn hàng. Do vây, phân đầu giảm bớt chi phí trung gian, hạ giá
thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường
Singapore là một biện pháp quan trọng.
- Giảm chi phí cho xuất khẩu: các chi phí vận tải, dịch vụ đầu vào và các loại phí
thu đối với hàng xuất khẩu làm tăng giá thành xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của
hàng hóa. Vì thế, các cơ quan chức năng cần rà soát và dỡ bỏ những chi phí cho việc
xuất khẩu hàng hóa. Việt Nam và Singapore đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai
lần ngày 02/3/1994. Hy vọng, hai nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ để
có thể giảm chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu.
4.2.2 Đa dạng hóa các phương thức kinh doanh:

Singapore là một thị trường đầu tiềm năng, có rất nhiều các doanh nghiệp nước
ngoài đã và đang khai thác thị trường này. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp về chất lượng hàng hóa, mẫu mã, giá cả… đòi hỏi các doanh nghiệp cần có
những phương thức kinh doanh hiệu qua. Để giữ được vị trí trên thị trường Singapore,
các doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt áp dụng các phương thức bán hàng ký gửi,
mở các chuỗi bán hàng lẻ tại các thành phố lớn của Singapore. Mặt khác, nên gắn hoạt
động thương mại và đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hay đóng gói tại
thị trường Singapore.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phan Đặng Xuân Quý, Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore: thực trạng và
triển vọng (2013)

2.Kim Yến (2014), Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Singapore tăng 22,4%,
Báo điện tử Vietnamplus

3.Xuân Cúc (2015), Nhiều triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Nam –
Singapore, Báo Thế giới và Việt Nam

4. Baodautu.vn (2014), Mở cơ hội hợp tác giữa Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore,
Báo điện tử Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

5.Hoàng Dũng (2015), Singapore muốn cùng Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác,
VOV.vn
TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Nói Việt Nam và Singapore có vị trí chiến lược thuận lợi như nhau, vậy
Việt Nam còn thiếu những yếu tố gì để đạt được sự phát triển như Singapore?
Mặc dù Việt Nam và Singapore có vị trí chiến lược như nhau, để đạt được trình độ
phát triển như Singapore, Việt Nam còn thiếu nhiều thứ
Đội ngũ lãnh đạo: yếu tố đầu tiên đưa Singapore từ một đảo nhỏ không tài nguyên
thành một trong những nước phát triển nhất thế giới là giới lãnh đạo đất nước.
Singapore may mắn khi được dẫn dắt bởi những nhân vật toàn tài như người cha lập
quốc Lý Quang Diệu, Bộ trưởng Ngoại giao S.Rajaratnam và Phó thủ tướng Goh
Keng Swee trong buổi đầu lập quốc.
Không tham nhũng: Giới lãnh đạo Singapore luôn trung thực và không tham nhũng.
Tính trung thực của giới lãnh đạo giúp người dân tin tưởng vào người người chèo
lái đất nước và khiến giới đầu tư yên tâm về những người mà họ làm việc cùng.
Đề cao nhân tài Singapore luôn đề cao nhân tài. Chính phủ luôn đảm bảo một chế
độ đãi ngộ tốt đối với quan chức.
Chủ nghĩa thực dụng là kim chỉ nam trong việc lãnh đạo: Theo giáo sư Mahbubani,
Phó thủ tướng Singapore Goh Keng Swee từng nghiên cứu rất kỹ cuộc cách tân Nhật
Bản của Thiên Hoàng Minh Trị và cách thức điều hành quốc gia mà giới chức Nhật
Bản áp dụng tại đất nước của họ. Chúng gồm việc dành nhiều thời gian để nghiên cứu,
sao chép và áp dụng các phương pháp trị dân tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới.
Singapore đã vận dụng tương tự vào thực tiễn quốc gia.
Linh hoạt trong chính sách ngoại giao: Giới lãnh đạo Singapore nhận ra rằng, các
quốc gia nhỏ không thể tạo nên kẻ thù, mà chỉ thiết lập các mối quan hệ để duy trì hòa
bình và thịnh vượng. Mahbubani dẫn lời Bộ trưởng Đối ngoại S.Rajaratnam trong một
bài diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc năm 1965 cho rằng: “Chúng tôi muốn sinh sống
hòa bình với tất cả các nước láng giềng, đơn giản vì chúng tôi sẽ đánh mất nhiều thứ
nếu chiến đấu với họ. Do vậy, chúng tôi tự định hình và gây dựng đất nước theo cách
mà người dân của chúng tôi kỳ vọng”.
Thực hiện những bước nhỏ: Giới lãnh đạo Singapore luôn nhấn mạnh tầm quan
trọng của những chiến thắng nhỏ. Theo Mahbubani, tiến tới sự phát triển không có
nghĩa là bỏ qua quá trình cải cách. Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách bằng những
bước nhỏ sẽ tạo hiệu ứng lớn trong đời sống hằng ngày của người dân.

Tự lực: Đất nước Singapore không sống dựa vào nguồn hộ trợ từ nước ngoài, ngoại
trừ hoạt động thương mại và đầu tư, nhằm đạt mục tiêu phát triển của quốc gia.
Cân bằng các nhóm dân tộc: Chính phủ Singapore đề xuất chính sách hiệu quả, với
đối tượng là những nhóm dân tộc thiểu số. Để dung hòa các nhóm dân tộc tại đất
nước, gồm người Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ, Singapore sử dụng 4 loại ngôn
ngữ chính thống: tiếng Anh, Quan Thoại, Malaysia và tiếng Tamil. Tại trường học,
chính phủ yêu cầu cân bằng giữa việc giảng dạy bằng tiếng Anh với ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tầm nhìn xa trông rộng: Các nhà cầm quyền tại đảo quốc sư tử luôn có tầm nhìn xa
trông rộng. Giáo sư Mahbubani dẫn chứng về việc chính phủ Singapore luôn quan tâm
tới việc đảm bảo nguồn cung cấp nước cho quốc đảo. Dù chính phủ đã ký thỏa thuận
về việc cung cấp nước trong 100 năm với Malaysia, các nhà lãnh đạo Singapore nhận
thức rõ họ không thể mãi dựa dẫm vào quốc gia láng giềng.
Ưu tiên phúc lợi xã hội: Chính phủ Singapore luôn chú trọng đầu tư phúc lợi xã hội
cho người dân theo nhiều cách khác nhau, Các hoạt động bao gồm đẩy mạnh hệ thống
giáo dục và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, áp dụng giá cả hợp lý đối với nhà ở và
hệ thống giao thông công cộng, đồng thời thành lập quỹ tiết kiệm dành cho người lao
động.
Câu 2. Năm 2008, nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường Singapore rất cao
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Vì sao? Mặt hang nhập khẩu của Việt Nam
là gì?
Do năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, Việt Nam xảy ra tình trạng
nhập siêu do xuất khẩu giảm và vẫn phải nhập khẩu để duy trì sản xuất một số ngành
trong nước. Một số mặt chủ yếu mà Việt Nam nhập từ Singapore là: xăng dầu các
loại, máy vi tính điện tử,chất dẻo nguyên liệu....

Câu 3: Một số rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
sang Singapore
Những rào cản thương mại giữa Việt nam và Singapore :
- Rào cản đối với Việt Nam :
+ Hàng hóa Việt nam chưa dảm bảo được chất lượng, kỹ thuật đáp ứng
với yêu cầu của Singapore
+ Singapore là nước phát triển nên luôn yêu cầu, đòi hỏi về xuất xứ của
hàng hóa, đây cũng là một khó khăn cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang
Singapore.
- Rào cản đối với Singapore:
+ Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa mạnh nên nhiều nhà đầu tư nước
ngoài cũng lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam.
+ Luật pháp còn nhiều hạn chế cũng ngăn cản quá trình xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang Singapore
+ Thuế quan của Việt Nam hiện nay vẫn còn áp dụng ở mức khá cao,
ngoài ra những quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng cản trở quá trính
xuất khẩu hàng hóa của Singapore sang Việt Nam.
Câu 4: Dân số cùng chất lượng cuộc sống của Singapore rất cao. Điều đó đã gây
ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore hay
không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
Chất lượng cuộc sống của người dân Singapore rất cao gây ảnh hưởng ít nhiều
tới xuất khẩu hàng hòa của Việt Nam sang Singapore:
- Đòi hỏi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore phải đạt yêu cầu về chất
lượng, điều này yêu cầu Việt Nam phải có quy trình bảo quản hàng hóa bằng
công nghệ tiên tiến, xuất xứ hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng, quá trình sản
xuất phải đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm, không được ảnh hưởng đến
mội trường .
- Yêu cầu về hàng hóa phải đạt chất lượng cao trong khi công nghệ, trình độ kĩ
thuật của nước ta còn kém dẫn đến tình trạng khó cạnh tranh được với hàng hóa
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Câu 5: Singapore là nước phát triển về Cảng biển, sao lại nhập khẩu thủy hải sản
từ Việt Nam?
Mặc dù, Singapore là nước phát triển về Cảng biển tuy nhiên, tỷ trọng sản xuất
thủy hải sản trong cơ cấu sản xuất kinh tế của Singapore là ít; hơn nữa, nguồn nhân
lực của Singapore có trình độ cao nhưng khan hiếm. Vì thế, Singapore sẽ tập trung
nguồn lực vào những ngành công nghiệp thế mạnh như công nghiệp đóng và sửa chữa
tàu, công nghiệp lọc dầu,…

Câu 6 .Những tác động tiêu cực tác động như thế nào đến quan hệ thương mại
Việt Nam - Singapore ?
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Singapore, xuất khẩu của Việt Nam sang
Singapore trong tháng 1/2015 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 458 triệu
SGD. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong tháng 1/2015, một số mặt hàng vẫn duy trì
tăng trưởng cao, như xăng dầu tăng đạt 133 triệu SGD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất
khẩu một số mặt hàng lại có xu hướng giảm như cà phê, chè giảm 51,4% (đạt 11,2
triệu SGD); thuốc lá và nguyên liệu giảm 22,6% (đạt 4,7 triệu SGD); thủy sản giảm
13% (đạt hơn 7 triệu SGD). Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong tháng
1/2015 đạt 1,7 tỷ SGD, so với giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore thì Việt
Nam vẫn là nước nhập siêu từ Singapore.
Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ
ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng
lao động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. VN
hiện nay đã và đang đi trên con đường xuất khẩu nguyên liệu thô (chiếm tới gần 40%
GDP) và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may
và các mặt hàng nông thủy sản. Tuy nhiên dệt may VN vẫn chủ yếu là gia công
(chiếm tới hơn 70%) còn tỉ lệ xuất khẩu hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành
phẩm) lại thấp, chỉ chiếm 30% xuất khẩu. Vấn đề thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu dệt
may đang là mục tiêu hàng đầu của chính phủ và các DN dệt may tại VN.
Thương mại đang đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng dịch
vụ kho vận (logistics), một trong những động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
xuất khẩu vẫn còn thua kém nhiều nước. Chi phí cho hoạt động logistics ở Việt Nam
cao hơn các nước khác, thể hiện ở thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu kéo dài, bình
quân lên tới 21 – 22 ngày, gấp hơn 4 lần thời gian thực hiện tại Singapore (chỉ 4-5
ngày). Trong đó, gây trở ngại lớn nhất chính là thời gian chuẩn bị hồ sơ. Quá trình
thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu diễn ra lâu hơn, khiến nhiều người cho rằng cần
phải có khoản phí bôi trơn cho cơ quan Hải quan để hàng hóa thông quan nhanh nhất.
Chính phủ Singapore hiện nay đang nỗ lực giảm thiểu tốc độ tăng trưởng của
dân số nhập cư, trong khi vẫn phải đối diện với sức ép tỷ lệ sinh trong nước quá thấp.
Đây là vấn đề gây ra ảnh hưởng đến sự hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang Singapore.

You might also like