You are on page 1of 13

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................1

PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1

PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................2

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................2

Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SƠ HẠ TẦNG
DU LỊCH HUYỆN CÁT HẢI - TP. HẢI PHÒNG...............................................2

I. Đặc điểm tình hình địa phương......................................................................2

II. Thực trạng phát triển du lịch gắn với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch huyện Cát Hải - TP. Hải
Phòng...................................................................................................................3

1. Thành tựu.......................................................Error! Bookmark not defined.

2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................5

Chương III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG DU
LỊCH HUYỆN CÁT HẢI - TP. HẢI PHÒNG......................................................5

* Liên hệ địa phương: Tình hình chung phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc
Giang.....................................................................................................................7

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................8

1. Kết luận............................................................................................................8

2. Kiến nghị..........................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................10

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Căn cứ Quyết định số: 405QĐ/TCT, ngày 29/7/2022 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bắc
Giang về việc Tổ chức cho học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) lớp thứ 3 khóa
2021 - 2023 đi nghiên cứu thực tế. Trường chính trị tỉnh Bắc Giang đã tổ chức chuyến đi thực tế từ ngày
10 tháng 8 năm 2022 đến ngày 12 tháng 8 năm 2022. Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn
liền với thực tiễn. Mục tiêu đặt ra của nhà trường đối với chuyến đi này là giúp các học viên có điều kiện
tiếp xúc với thực tế về mọi mặt của công tác chính quyền cơ sở ở địa phương, mà cụ thể là nắm bắt được
tình hình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của huyện Cát Hải - TP. Hải Phòng qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với bản thân mỗi học viên và những bài học kinh nghiệm trong công tác điều hành của chính
quyền cơ sở tại địa phương mình.
Để chuẩn bị cho chuyến thực tế này thì Nhà trường đã phối hợp với Ban cán sự lớp làm tốt công tác
tổ chức và hậu cần. Kinh phí phục vụ chuyến đi thực tế do mỗi học viên trong lớp đóng góp cùng sự hỗ trợ
của Nhà nước và cả sự hỗ trợ của Trường Chính trị. Trước chuyến đi thực tế Ban cán sự lớp đã phân công
trách nhiệm cụ thể, công việc cụ thể cho từng thành viên nhằm chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho
chuyến đi này. Ban cán sự lớp đã chủ động trong việc thuê phương tiện, liên hệ chỗ ăn nghỉ cho các thành
viên trong lớp.
Thành phần đoàn công tác thực tế bao gồm:
2
Cô: Đỗ Thị Hương - Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở, trường Chính trị tỉnh, chủ nhiệm lớp - Trưởng
đoàn.
Cô: Nguyễn Thị Thiện- Giảng viên khoa Xây dựng Đảng, trường Chính trị tỉnh, thành viên.
Cùng 56 học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) lớp thứ 3 tham gia chuyến
thực tế này.
Sáng ngày 10 tháng 8 năm 2022 đoàn xe của chúng em bao gồm 02 Giảng viên và 56 học viên lớp
Trung cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) lớp thứ 3 bắt đầu chuyển bánh tới Cát Hải - Hải Phòng.

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Việc phát triển kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu
trên đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các
thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải được thể hiện cả về số lượng cũng như chất
lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã
hội cụ thể của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn vận động chuyển dịch cần thiết,
thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay
đổi quá nhanh chóng của cơ cấu kinh tế mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên,
kinh tế, xã hội đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi cơ cấu
kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nói cách
khác cơ cấu kinh tế biến đổi chính là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, cơ cấu kinh tế phản
ánh mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của nền kinh tế.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu “cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu của nền
kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu
hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất
định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao”.
Ta có thể hiểu trực diện hơn cơ cấu kinh tế là mối quan hệ và tỷ lệ giữa các ngành trong nền kinh tế,
mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các thành phần kinh tế. Từ đó có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền kinh tế, sự thay
đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng
tới mục tiêu xác định.

Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
DU LỊCH HUYỆN CÁT HẢI - TP. HẢI PHÒNG

I. Đặc điểm tình hình địa phương:


* Vị trí địa lý, địa hình, dân cư.
Huyện Đảo Cát Hải thuộc Thành phố Hải Phòng phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Thành phố Hải Phòng có 2 huyện đảo là
Cát Hải và Bạch Long Vỹ, Cát Hải là 1 trong 12 huyện đảo của cả nước. Quần đảo Cát Bà - Long Châu có
388 đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Cát Bà có 366 đảo, Long Châu có 22 đảo, với tổng diện tích là 33670
ha, trong đó có 13478 ha đất tự nhiên và 20192 ha mặt biển. Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2
3
( không tính diện tích mặt nước biển ), là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía nam vịnh Hạ
Long và vùng ven bờ Tây Biển Đông.
Trên đảo Cát Bà có các hệ sinh thái tiêu biểu như: Rừng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng
ngập mặn, rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái hang động, tùng áng…Quần đảo Cát Bà có những
giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng
ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi.
Địa hình Cát Hải rất đa dạng, chủ yếu là núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, được đánh giá là nơi
hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Đồng thời, Cát Hải là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo
cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo.
Cát Hải nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương chịu sự chi phối trực
tiếp của biển và phân hóa tiểu khí hậu khu vực bến bãi ven biển.
Ven bờ biển trên đảo thuộc quần đảo Cát Bà có thềm san hô bao quanh. Các rạn san hô vùng biển Đông -
Nam đảo kéo dài đến Hang Trai - Đầu Bê, tập trung nhiều ở các đảo Áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba
Trái Đào, cụm đảo Đầu Bê - Hang Trai, Long Châu... Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện 193 loài
thuộc lớp san hô ở vùng biển Cát Bà. Các rạn san hô kiểu ven bờ, về cấu tạo được chia thành 4 đới: Đới
ven bờ; Đới mặt rạn; Đới sườn rạn; Đới thềm chân rạn. Từ đó cho thấy, tiềm năng du lịch biển tại Cát Bà
là rất lớn.
Huyện Cát Hải ngày nay là một đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất của thành phố
Hải Phòng. Hiện nay các đơn vị hành chính của huyện Cát Hải gồm 12 đơn vị hành chính, số lượng cán
bộ, công chức xã gồm 236/300 người, có 597 cán bộ, công chức, viên chức. Dân số tính đến nay gần
33.000 người.

II. Thực trạng phát triển du lịch gắn với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch huyện Cát Hải - TP.
Hải Phòng.

1. Thành tựu:
Quần đảo Cát Bà có vị thế đặc biệt đã được quốc gia, quốc tế công nhận 10 danh hiệu: Vườn Quốc
gia năm 1986; Khu Dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004; Phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững
đầu tiên trên thế giới năm 2009; Khu Bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế năm 2010; Danh
lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2012; Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013; Đề cử Công viên địa chất toàn
cầu Geopark năm 2007; Đề cử Di sản thiên nhiên thế giới năm 2011 và năm 2016; Khu vực biển nhạy cảm
có tầm quan trọng quốc tế PSSA năm 2015; Tiềm năng Công viên Di sản ASEAN năm 2015…
Số lượt du khách tới Cát Bà đều tăng qua các năm, dao động từ 1.327.000 tới 1.568.000 lượt
khách/năm, chiếm tỷ trọng trên tổng lượt khách du lịch tại Hải Phòng dao động từ 26,5% tới 29,6%. Số
lượt khách quốc tế tới Cát Bà đều tăng qua các năm dao động từ 320.000 tới 352.000 lượt khách/năm,
chiếm tỷ trọng trong tổng lượt khách du lịch tại Cát Bà dao động từ 22,5% tới 25,6%. Doanh thu du lịch
tại Cát Bà có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu của du lịch Hải Phòng dao
động từ 28,5% tới 35,5%.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt bình quân 8.170.000 triệu đồng/năm. Thu hút đầu tư
vào địa bàn tăng cao, nhiều công trình, dự án đi vào hoạt động mang tính đột phá, có ý nghĩa lịch sử sâu
sắc như: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, tổ hợp sản suất ô tô Vinfast, cáp treo
vượt biển Cát Hải - Phù Long.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân 13,58%/năm. Nghành công nghiệp sản suất, chế tạo có
sự phát triển đột phá góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp thành phố. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng hướng, du lịch - dịch vụ đã phát triển nhanh chóng cả lượng và chất, trở thành nghành
kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện, từng bước đưa Cát Bà trở thành trung tâm du lịch sinh thái của cả
nước và quốc tế. Hệ thống cảng biển được đầu tư theo hướng hiện đại, văn minh. Cơ sở hạ tầng dịch vụ
hậu cần nghề cá đã cơ bản được hoàn thiện và đang từng bước đưa vào khai thác, sử dụng; khảng định vai
trò là trung tâm phát triển thủy sản của vùng Duyên Hải Bắc Bộ.
Thu ngân sách của huyện tăng trưởng nhanh, có bước đột phá, thể hiện tính bền vững: Năm 2019
thu ngân sách địa phương đạt 680.247.000 triệu đồng, gấp 26,4 lần năm 2003. Do ảnh hưởng của dịch
bệnh covid-19: Thu ngân sách năm 2021 ước thực hiện 344,884 tỷ đồng, đạt 112% dự toán thành phố giao,
giảm 43% so với năm 2020. Chi ngân sách ước thực hiện 546,996 tỷ đồng, đạt 126% dự toán thành phố
giao, giảm 16% so với năm 2020.
4
Tiềm năng, lợi thế được phát huy hiệu quả, nội lực được tăng cường. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, cấp nước được quan
tâm đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trên địa bàn đạt kết quả tốt, tạo môi trường
thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Điều chỉnh kịp thời và quản lý chặt chẽ quy
hoạch tổng thể địa phương; kết nối quy hoạch trong thành phố, trong vùng và quy hoạch nghành, lĩnh vực.
Chú trọng bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan thiên nhiên đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh đồng bộ và bền vững.
Sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật
chất, tinh thần nhân dân được nâng cao, đến năm 2020 không con hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu
người tăng cao, là địa phương đi đầu thành phố về đích xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tập
trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Xuân Đám và nâng cao chất lượng huyện đạt
chuẩn nông thôn mới: 70% đường trục chính từ đường huyện về trung tâm xã và đường liên xã được trải
nhựa mặt rộng tối thiểu 9m, có vỉa hè hoặc lề đường, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư. 70%
đường trục chính từ xã về thôn, trục chính liên thôn được trải nhựa mặt rộng tối thiểu 7m. 50% đường trục
thôn được trải nhựa hoặc bê tông mặt rộng tối thiểu 5,5m, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng. 50% đường
ngõ xóm được trải nhựa hoặc bê tông mặt rộng tối thiểu 3,5m, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng. 100%
trường học các cấp trên địa bàn các xã đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và mỗi xã có ít nhất 01
trường đạt tiêu chuẩn vật chất mức độ 2. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 85
triệu đồng/năm. Không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia. 100% người dân được sử dụng nước sạch
theo tiêu chuẩn, 100% bãi rác chôn lấp chất thải rắt sinh hoạt trên địa bàn được xử lý. 90% dân số được
quản lý sức khỏe, 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế. 100% các xã có dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 trở lên.
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng dịch vụ và công nghiệp, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với các biện pháp
bảo vệ môi trường. nhiều dự án mang tầm quốc tế đã và đang được đầu tư trên địa bàn. Thế mạnh về du
lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm được phát huy có hiệu quả. Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tiếp tục
là điểm đến hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần tạo công ăn việc
làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Kinh tế du lịch tăng trưởng kéo theo sự phát triển của các dịch vụ lưu trú như nhà hàng, cơ sở
thương mại. đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nghỉ dưỡng và tiêu dùng của du khách.
Có được kết quả đó là nhờ việc chú trọng phát triển kinh tế du lịch gắn với phát triển cơ sở hạ tầng
du lịch. Dịch vụ kinh doanh lữ hành nở rộ trong thời gian gần đây, hàng chục doanh nghiệp lữ hành trong
nước và quốc tế. Với các điểm du lịch và tuyến du lịch cộng đồng, ngày càng được mở rộng, tiếp thêm
động lực tăng trưởng kinh tế du lịch huyện Cát Hải - TP. Hải Phòng.
Du lịch phát triển cũng tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương tham gia vào
các khâu dịch vụ: Nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch.
* Thực trạng sản phẩm du lịch tại Cát Hải: Các nhóm sản phẩm du lịch hiện nay ở Cát Hải chủ yếu bao
gồm:
- Nhóm sản phẩm du lịch tham quan: Tham quan cảnh quan rừng chủ yếu trong khu vực Vườn Quốc Gia;
Tham quan cảnh quan biển đảo chủ yếu ở khu vực vịnh Lan Hạ, vụng Việt Hải, vụng Tùng Gấu, khu cửa
Cái và quần đảo Long Châu; Tham quan các hang động: Trung Trang, hang Quân Y, động Thiên Long,
động Hoa Cương, hang Quả Vàng; Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo (Pháo đài Thần công,
di chỉ Cái Bèo, Thành nhà Mạc...); Tham quan một số điểm nuôi trồng thủy sản ở các bè cá khu vực Cái
Bèo, vịnh Lan Hạ.
- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: Trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước trên địa hình núi đá vôi ở Ao
Ếch, trên hành trình tuyến tracking Vườn Quốc gia Cát Bà - Việt Hải; Trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt
đới trên núi đá vôi: tham quan rừng Kim Giao; Đỉnh Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu và một số tuyến tracking;
Trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long; Quan sát Voọc Cát Bà hiện nay chủ yếu phục vụ phân
khúc thị trường rất hẹp là các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn; Lặn biển ngắm san hô quanh một số đảo
nhỏ ở khu vực hòn Tai Kéo, hòn Ba Rang... trong khu bảo tồn biển Cát Bà.
- Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng: Tham quan phương thức nuôi trồng thủy, hải sản, trải nghiệm cuộc
sống người dân và thưởng thức ẩm thực địa phương ở Phù Long; Tham quan phương thức nuôi thủy sản
trên các nhà bè, trải nghiệm ẩm thực hải sản ở khu vực vịnh Cát Bà; Tham quan cuộc sống cộng đồng và
tìm hiểu phương thức lao động, sản xuất (trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật) ở Gia Luận; Tham quan
5
cuộc sống cộng đồng và tìm hiểu phương thức canh tác nông nghiệp trồng lúa, trồng rau của cộng đồng ở
Việt Hải; Ở tại nhà dân tại Phù Long, Việt Hải.
- Nhóm sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm: Leo vách núi tại khu vực Việt Hải và trên một số đảo nhỏ ở
vịnh Lan Hạ; Lặn biển ở khu vực hòn Tai Kéo, Ba Rang...; Chèo thuyền Kayak ở Vinh Lan Hạ.
- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Cát Bà là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp chữa bệnh, có thể khai thác các dịch vụ như chèo thuyền Kayak, bóng chuyền bãi biển, câu cá...
Cho đến nay, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp còn chưa nhiều, quy mô hạn chế.

2. Hạn chế và nguyên nhân


Tuy nhiên cùng với bức tranh màu hồng cho phát triển du lịch, Cát Hải cũng đang phải đối diện với
những thách thức mà nếu không vượt qua thì du lịch không thể phát triển bền vững với những hệ quả khó
lường trong những năm tới. Đầu tiên phải kể đến thách thức hệ thống giao thông đến những khu du lịch,
nghỉ dưỡng quá tải vào những dịp cuối tuần. Du khách lên các điểm thăm quan tự do không theo kế hoạch
sẽ không đặt được phòng nghỉ, họ sẽ chuyển hướng khác gây lãng phí nguồn khách. Cùng với việc quá tải
dịch vụ sẽ kéo theo chất lượng phục vụ kém và tăng giá “chặt chém” khách, chất lượng dịch vụ thấp. Thực
tế cũng đã diễn ra như vậy khi khá nhiều cơ sở lưu trú không kê khai và bán theo giá niêm yết, cá biệt còn
có các khách sạn rao bán giá phòng cực đắt trên trang quốc tế www.booking.com hoặc www.agoda.com
gây phản cảm cho du khách và ảnh hưởng tới thương hiệu. Vào dịp cao điểm tại các điểm du lịch có tới
khoảng hàng ngàn xe lớn nhỏ tại bến phà, quá tải điểm đỗ gây lộn xộn, tắc đường cục bộ khó kiểm soát,
khiến giao thông đông đúc ngột ngạt tạo không khí, môi trường không tốt. Du khách nước ngoài, họ không
còn hứng khởi vì thế vô hình chung Cát Hải sẽ mất đi lượng khách quốc tế trong tương lai. Các điểm du
lịch không được cải tạo, nâng cấp thường xuyên dẫn đến ảnh hưởng tới vai trò của bộ phận xúc tiến du
lịch, trên lý thuyến thì đẹp nhưng thực tế lại hoang sơ, èo ọt. Như vậy, Cát Hải thực sự đang đứng trước
nguy cơ tăng khách đại trà là khách nội địa cảm thấy nhạt nhẽo mà còn suy giảm khách quốc tế .
Chất lượng nhân lực lao động tại Cát Bà cũng đang là vấn đề nhức nhối khi hầu hết những nhà nghỉ
đạt chuẩn có lao động đều không được đào tạo qua chuyên ngành du lịch, hơn nữa người lao động lại
mang tính “thời vụ” rất khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong nghiên cứu nhu cầu và tuyển
sinh đào tạo. Việc khai thác bản sắc văn hóa, văn nghệ mang bản sắc dân tộc tại các điểm du lịch chưa hấp
dẫn.
Việc liên kết tour, tuyến giữa các vùng còn yếu, nghèo hình thức, thiếu chuyên nghiệp nên hiệu quả
thấp. Chưa đáp ứng được sự phát triển và nhu cầu của du khách.
Mặc dù nhiều cơ sở lưu trú, nhưng lại thiếu những cơ sở chất lượng cao. Tỷ lệ khách sạn cao cấp quá
khiêm tốn trong một khu du lịch thương hiệu quốc tế chắc chắn sẽ không đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách
có nhu cầu chi trả cao.

Chương III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG DU
LỊCH HUYỆN CÁT HẢI - TP. HAI PHONG.

Từ những nút thắt đáng lo ngại đó, du lịch Cát Hải trăn trở vượt qua bằng các giải pháp trước mắt
cũng như lâu dài. Trước hết Cát Hải phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát
triển cơ sở hạ tầng đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn, đồng thời thường xuyên bổ sung nếu thấy lỗi thời,
lạc hậu. Phấn đấu đến năm 2025, mỗi tuyến du lịch của Cát Hải sẽ có những dự án đầu tư du lịch sinh thái
lớn được vận hành tạo sản phẩm đặc trưng và thu hút, sử dụng chủ yếu là lao động địa phương.
Điều quan trọng giữ được thương hiệu du lịch Cát Hải đó là không những vừa giữ được cảnh quan
thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc mà còn quan tâm xây dựng văn minh trong đón tiếp khách du lịch,
hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng bán hàng rong, đeo bám khách du lịch. Các điểm du lịch thu hút du
khách cần phải xây dựng, triển khai các kế hoạch cụ thể, có phương án sắp xếp các tuyến phố để bà con
bán hàng lưu niệm. Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Cát Hải cần được triển khai thông qua các
cuộc thi sáng tác về biểu tượng, biểu trưng, các khẩu hiệu để định hướng thương hiệu du lịch đặc trưng,
6
mang bản sắc riêng. Mặt khác, tại Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần nâng cao văn hóa kinh
doanh trong ứng xử với khách (nghiêm túc đăng ký, kê khai niêm yết bán đúng giá niêm yết), nghiêm túc
chấp hành các quy định của nhà nước liên quan tới nghĩa vụ của doanh nghiệp, đoàn kết chung tay xây dựng
thương hiệu du lịch Cát Hải trên cơ sở cộng đồng doanh nghiệp với phương châm thương hiệu du lịch Cát
Hải như một điểm đến lý tưởng, hấp dẫn du khách… giống như xây một tòa nhà, mỗi doanh nghiệp du lịch
là những viên gạch xây lên tòa nhà ấy.
Bàn về du lịch Cát Hải thì còn nhiều trăn trở, nhưng với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND,
cùng với sự nỗ lực, chung tay góp sức của các sở ban ngành, sự ủng hộ của các doanh nghiệp du lịch và
cộng đồng hoàn toàn có thể tin tưởng trong tương lai không xa, Cát Hải sẽ gỡ dần những “nút thắt” phát
triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, xứng đáng với thương hiệu Cát Hải trong lòng du
khách.
Để du lịch Cát Hải ngày càng phát triển hơn, tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, em
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

1. Phương hướng phát triển du lịch Cát Bà:


Phát triển du lịch Cát Bà theo tinh thần của đề án quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là khai thác tối đa tiềm
năng, lợi thế của Thành phố, nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, đảm bảo môi trường
sinh thái, đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng
GDP của Thành phố; tạo việc làm, nâng cao dân trí; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đặc thù văn hóa địa
phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và toàn dân phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Mục tiêu phát triển du lịch Cát Bà:


+ Xây dựng đảo Cát Bà theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ
giới, trở thành khu du lịch quốc tế.
+ Phấn đấu đến năm 2025: Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới; Cát Bà trở thành khu du lịch quốc tế.
+ Phấn đấu đến năm 2030: Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước; Khu Du lịch Cát Bà có
khả năng cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

3. Một số giải pháp phát triển du lịch Cát Hải trong thời gian tới:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch:
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, tạo hành
lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho du lịch.
+ Thực hiện chuẩn hóa các hoạt động vận chuyển, hướng dẫn viên, các điểm mua sắm hàng lưu niệm…
Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã trên đảo. Phối hợp hành động có hiệu
quả liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch bền vững dưới sự chỉ đạo
thống nhất của Ủy ban nhân dân Thành phố để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển
du lịch như: đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở
hạ tầng, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm...
+ Tăng cường quản lý, bảo vệ các các giá trị về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan, văn hóa truyền
thống và các di tích lịch sử cách mạng trên quần đảo Cát Bà.

- Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch:
+ Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện
thành công các chiến lược đã xác định trong quy hoạch phát triển bền vững quần đảo Cát Bà đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Với nguồn vốn này cần
ưu tiên cho các nhà đầu tư có tiềm lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm đã được xác định
trong quy hoạch trên địa bàn quần đảo Cát Bà.
+ Khuyến khích, ưu đãi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong
cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức để phát triển đa dạng thị trường du lịch.
7
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật du lịch:
+ Tập trung nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất du lịch có chất lượng; chú trọng xây dựng các khách sạn
cao cấp, khu đô thị hiện đại, các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn và tạo nhiều sản phẩm du lịch độc đáo
mang đặc trưng riêng của du lịch vùng biển đảo; ưu tiên phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
cộng đồng sinh thái.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, các điểm du lịch, trong các khách sạn, nhà hàng, hoạt động lữ
hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch; đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, các tour, tuyến, loại hình du
lịch, hàng lưu niệm; gắn với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ văn minh lịch thiệp trong
phục vụ du lịch.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường:


+ Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường khu trung tâm du lịch, nhà chờ đón khách, nhà vệ sinh
công cộng. Gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn quần
đảo Cát Bà, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm, tua, tuyến du lịch, dịch vụ cụ thể với
việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.
+ Cắt giảm số lượng lồng bè ở khu vực này xuống còn khoảng 10 bè và chia làm hai cụm để kết hợp giữa
nuôi thủy sản với phục vụ nhu cầu tham quan du lịch. Di dời những lồng bè nuôi thủy sản ở vịnh Lan Hạ
đến khu vực phía Đông dẫy đảo Cát Dứa, hòn Thảm, Trống Dùi nơi có hoạt động trao đổi nước vịnh với
biển khơi mạnh.
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng, thu hút người dân tham gia quản lý, bảo vệ di sản
tài nguyên thiên nhiên quần đảo Cát Bà.
+ Khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong
các cơ sở dịch vụ du lịch, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường.

- Quảng bá xúc tiến, liên kết phát triển du lịch:


+ Cung cấp thông tin du lịch, tổ chức các sự kiện, chương trình quảng bá du lịch, xuất bản ấn phẩm,
website du lịch phong phú.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, thông tin
đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, tranh thủ
sự hỗ trợ quốc tế, đặc biệt của UNESCO để xúc tiến quảng bá du lịch Cát Bà hướng mạnh vào các thị
trường châu Âu và những thị trường tiềm năng châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

- Phát triển nguồn nhân lực:


+ Phối hợp với Sở Du lịch, các trường nghề thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và những người lao động phục vụ trong ngành Du lịch; đồng
thời gắn việc đào tạo với việc trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi với các tỉnh bạn. Khuyến khích đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ hoạt động phát triển du lịch ở quần đảo Cát Bà.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu:


+ Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu, điểm du lịch trên đảo trên cơ sở định hướng
chung về tổ chức không gian du lịch theo sức chứa.
+ Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng chất thải - Tái chế chất thải (3R:
Reduce - Reuse - Recycle). Tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch góp phần làm tăng sức hấp dẫn
của cảnh quan, môi trường du lịch và góp phần làm tăng diện tích lớp phủ thực vật ở trên đảo.

Nhóm sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa:

Tại địa phương có nhiều sự kiện tín ngưỡng, văn hóa, lễ hội đã và đang thu hút đông đảo du khách và nhân
dân địa phương tham gia, góp phần cho ngành Du lịch của huyện, như: Lễ hội ngày Bác Hồ về thăm Làng
cá Cát Bà - Cát Hải, Lễ cầu Ngư (31- 3 dương lịch); Lễ hội cầu tài cầu lộc đầu năm Đền Hiền Hào (12-1
âm lịch)… Tuy nhiên, quy mô lễ hội không lớn. Bên cạnh đó, không có khu vui chơi giải trí tổng hợp có
quy mô lớn đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách, đây là một trong những nguyên nhân không giữ được
khách lưu lại dài ngày.

2.4. Đầu tư phát triển du lịch tại Cát Bà


8

Trên địa bàn huyện Cát Hải hiện có tổng số 47 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, trong
đó: 17 Dự án Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư, 06 dự án mô hình thí điểm liên doanh giữa Trung
tâm dịch vụ du lịch và giáo dục môi trường của Vườn Quốc gia Cát Bà với các nhà đầu tư, 24 Dự án do
huyện chấp thuận đầu tư. Tại Cát Bà, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất lên đến
85,37%, nguồn vốn địa phương quản lý là 3,3%; nguồn vốn thành phố đầu tư là 10,13% và do Trung ương
đầu tư là 1,2% tổng nguồn vốn có tại địa phương. Phần lớn quy mô các dự án không lớn, chưa có tính đột
phá, cơ sở hạ tầng du lịch biển chưa phát triển đồng bộ và chưa theo kịp xu thế thời đại, không có khách
sạn nào có buồng nguyên thủ, buồng suite có số lượng hạn chế. Đây là yếu tố khiến du lịch Cát Bà bị hạn
chế sức hút đối với khách cao cấp, bỏ lỡ các cơ hội tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, khu vực tầm cỡ.
Hơn nữa, số lượng khách sạn từ 3 sao trở lên trong tổng số cơ sở lưu trú quá thấp.

* Liên hệ địa phương: Tình hình chung phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc
Giang
Thành phố Bắc Giang trước kia có tên là Phủ Lạng Thương, năm 1959, được đổi tên là thị xã Bắc
Giang rồi đến tháng 6/2005 được nâng cấp lên thành phố, đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đến năm 2010,
TP. Bắc Giang được mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập thêm 5 xã của 2 huyện Yên Dũng và Lạng
Giang, đồng thời tăng cường đầu tư phát triển và nâng cấp đô thị. Đến năm 2015 người dân Bắc Giang còn
có niềm vui mừng riêng bởi thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II. Sau 10 năm được công nhận đô
thị loại III, TP. Bắc Giang đã tạo sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế phát triển nhanh và toàn
diện, diện mạo đô thị không ngừng được khang trang.
Với diện tích tự nhiên 66,77 km2, dân số hơn 180.000 người; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung
lộ trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. TP. Bắc Giang cũng nằm trên hệ
thống giao thông thuận tiện với 3 loại hình gồm đường bộ (QL 1A, QL 31, ĐT 398, 295B…), đường sắt
(các tuyến: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên) và hệ thống đường
sông (sông Cầu, Sông Thương) nên việc kết nối rất thuận lợi với các huyện trong tỉnh, các trung tâm công
nghiệp, thương mại dịch vụ lớn trong khu vực, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia
Lâm, cảng Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh)... Đây sẽ là lợi thế to lớn để TP. Bắc Giang
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.
Những năm qua, TP. Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2005-2015 đạt
17,5%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2015 tỷ trọng thương mại - dịch vụ
chiếm 47,1%; công nghiệp - xây dựng 49,6%; nông nghiệp - thủy sản chỉ còn 3,3%, thu nhập bình quân
đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm.
Nhờ lợi thế là đầu mối giao thông liên vùng, hoạt động thương mại - dịch vụ đã thu hút nhiều thành
phần kinh tế tham gia, giá trị sản xuất trong giai đoạn 2010 - 2015 tăng trưởng bình quân 18%/năm; Các
khu du lịch dịch vụ tâm linh đang được quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn thành phố (khu
du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm, Thành Xương Giang…). Cơ sơ hạ tầng
thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư và có chuyển biến tích cực. Bên cạnh hệ thống chợ truyền
thống đã được nâng cấp, thành phố có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hoạt động như: BigC, Media
mart, Trần Anh, Co.op Mart... Các loại hình thương mại - dịch vụ tăng cả về số lượng và chất lượng: Cho
đến nay, thành phố có 8.274 cơ sở thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng, tăng 1.432 cơ sở so với năm
2010.
Các khu đô thị mới, các khu dịch vụ kết hợp với nhà ở cao tầng, khu thể thao… đã đang được đầu tư
xây dựng trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận nhằm chỉnh trang phát triển đô thị và để đáp ứng nhu
cầu khách du lịch khi đến thành phố Bắc Giang (Khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang, khu đô thị
Bách Việt, khu nhà ở Aqua Park Bắc Giang, Nhà thi đấu thể thao Bắc Giang, Sân gold Yên Dũng…
9
Sản xuất CN-TTCN tiếp tục tăng trưởng nhanh, bình quân trong 5 năm qua đạt 18,05%/năm. TP
hiện có 6 cụm công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng diện tích 46,3ha, trong đó 05 cụm công
nghiệp cơ bản được lấp đầy, thu hút trên 50 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho
hàng ngàn lao động địa phương với nhiều ngành nghề, lĩnh vực: sản xuất đạm, may mặc, cơ khí, xây dựng,
mộc, chế biến nông sản xuất khẩu,... Trong 5 năm qua, TP. Bắc Giang đã thu hút nhiều doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư 2.972 tỷ đồng, tăng 145% so với giai đoạn 2010-2015.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Sau chuyến đi thực tế tại Huyện Cát Hải TP. Hải Phòng, tôi đã được trải nghiệm, tìm hiểu nhiều
điều lý thú về vùng biển đảo của Tổ quốc, nơi có nhiều tiềm năng du lịch, được ưu ái bởi thiên nhiên, bởi
những phong tục tập quán truyền thống song cũng có nhiều khó khăn thách thức cần được giải quyết để
thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng và đặc biệt là phát triển du lịch. Qua đây tôi
cũng được tìm hiểu về việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng bộ và UBND Huyện Cát
Hải - TP. Hải Phòng trong việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, các mô hình kinh tế ở địa phương,
lấy du lịch là trọng điểm.

2. Kiến nghị
Sau quá trình đi nghiên cứu thực tế tại Huyện Cát Hải TP. Hải Phòng tôi nhận thấy để phát triển du
lịch gắn với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch một cách hiệu quả, bền vững thì cần sự quan tâm, vào cuộc
của các cấp, các ngành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, tập trung nguồn lực xã hội.
- Đề nghị UBND và các Sở, Ban, Ngành quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện để thực hiện chi tiết tổng
thể về du lịch, nơi nào đã làm xong rồi thì phải thực hiện một cách chi tiết, bài bản tránh tình trạng “đánh
trống bỏ dùi”.
- Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ thường xuyên quan tâm
hơn nữa trong việc giúp bà con nông dân tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ trong canh tác, tăng cường
các mô hình luôi trồng thủy hải sản có hiệu quả kinh tế cao nhằm phục vụ nhu cầu của du khách tại điểm
thăm quan, khu du lịch sinh thái.
- Đề nghị Sở Giao thông vận tải bố trí nguồn ngân sách thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đô
thị tại những khu mới được quy hoạch; sửa chữa, nâng cấp những công trình, tuyến đường xuống cấp ưu
tiên các điểm, tua du lịch.
- Đề nghị Sở văn hóa thể thao và du lịch, tăng cường quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch trong
nước cũng như quốc tế. Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm liên
quan đến văn hóa, du lịch sinh thái, mạo hiểm, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

Do hạn chế về thời gian cũng như việc tìm hiểu còn hạn hẹp nên bài thu hoạch của em không tránh
khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Chuyến đi thực tế của tôi đã kết thúc song để lại nhiều kỷ niệm, nhiều ấn tượng sâu sắc. Cuối cùng
tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi quá trình học tập
cũng như trong chuyến đi thực tế vừa qua.

Bắc Giang, ngày 18 tháng 8 năm 2022


Học viên
10

Trần Văn Thân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hải Phòng về Đẩy mạnh phát triển du lịch
giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2020.

2. Xây dựng và phát triển huyện đảo Cát Hải đến năm 2020, Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Thường vụ
Thành ủy Hải Phòng (2004).

3. Quyết định 2732/QĐ-UBND ngày 05/12/201 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần
đảo Cát Bà đến năm 2025.

4. Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 về Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn
quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

Các tài liệu tham khảo trên internet


5. https://tpbacgiang.bacgiang.gov.vn/
6. https://www.bacgiang.gov.vn/
11

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CỦA LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH 3 ĐẢNG BỘ

Đoàn nghe báo cáo Kinh tế - xã hội và chup ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Tập thể lớp Trung cấp lý luận chính trị 3 Đảng bộ - Hành chính chụp ảnh cùng
thầy Lê Đình Vỹ, Phó Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh, trưởng đoàn
thăm quan thực tế tại nhà máy thủy điện Hòa Bình
12

Thung lũng mận Nà Ka, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Đoàn giao lưu tại Rừng thông Bản Áng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Đoàn nghe giới thiệu mô hình sản xuất chè Ô Long xuất khẩu tại doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương
13

Thác Dải Yếm các tên gọi khác là “thác Nàng”, “thác Bản Vặt”, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

You might also like