You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


~ ~ ~ ~ ~ ~ ~*~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

BÀI TRÌNH BÀY CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ ĐÔ THỊ


ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG BIỆN
PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH:
- ĐÔ THỊ HẤP DẪN NGƯỜI DÂN ĐẾN SINH SỐNG
- ĐÔ THỊ HẤP DẪN NHÀ ĐẦU TƯ/ DOANH NGHIỆP
- ĐÔ THỊ HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH

Họ và tên: Đặng Thị Minh Tuyên


Mã sinh viên: 11226785
Mã lớp học phần: MTDT(223)_04
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Hoàng
Mục lục
I. Sơ lược về thành phố Thái Nguyên ..................................................................................................... 3
II. Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống ............................................................................................ 3
1. Tình hình ........................................................................................................................................... 3
2. Điểm mạnh ....................................................................................................................................... 4
a. Nhà ở ............................................................................................................................................. 4
b. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................................... 6
3. Điểm yếu ........................................................................................................................................... 8
a. Về nhà ở ........................................................................................................................................ 8
b. Về điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................................... 8
c. Về môi trường ............................................................................................................................... 9
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển..................................................................... 9
III. Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp .................................................................................... 10
1. Tình hình ............................................................................................................................................. 10
2. Điểm mạnh ..................................................................................................................................... 10
a. Vị trí địa lý ................................................................................................................................... 10
b. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................................... 11
c. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................................................. 11
d. Nguồn nhân lực ........................................................................................................................... 12
e. Cơ chế, chính sách ....................................................................................................................... 12
3. Điểm yếu ......................................................................................................................................... 12
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển................................................................... 13
IV. Đô thị hấp dẫn khách du lịch.......................................................................................................... 14
1. Tình hình.......................................................................................................................................... 14
2. Điểm mạnh ..................................................................................................................................... 15
3. Điểm yếu ......................................................................................................................................... 16
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển................................................................... 17

2
I. Sơ lược về thành phố Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế
chính của vùng Việt Bắc nói riêng và của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ nói
chung với diện tích tự nhiên 3562,62 km2 . Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: 3
thành phố (Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ
Yên), 6 huyện (Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ) và
178 xã, phường, thị trấn.
Thái Nguyên có gần 1,3 triệu người với nhiều dân tộc cũng sinh sống, trong đó có
8 dân tộc thiểu số chính (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa)
chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Được thiên nhiên ưu ái cho vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, nơi đây có rất nhiều điểm thuận lợi để tỉnh ngày càng phát triển hơn
về mọi mặt. Nắm được những thuận lợi đó, chính quyền địa phương cùng các ban
ngành đã đưa ra nhiều chính sách để đổi mới và phát triển trên mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên quá trình đó diễn ra vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, thách thức. Vậy thì cần phải phát huy những điều đang làm tốt, khai thác
những tiềm năng vốn có mà chưa phát hiện và đưa ra giải pháp khắc phục để đưa
tỉnh Thái Nguyên trở thành:
– Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống
– Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp
– Đô thị hấp dẫn khách du lịch

II. Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống


1. Tình hình
Tính đến thời điểm 0h ngày 1/4/2019, dấn số tỉnh Thái Nguyên là 1286751 người,
đứng thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 trong các tỉnh rung du và miền núi Bắc Bộ.
Sau 10 năm (2009-2019), dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163635 người, tỷ lệ tăng
dân số bình quân là 1,36%/năm (cao hơn so với bình quân cả nước là 1,14%).
Trong đó ở khu vực thành thị là 3,56%/năm và 0,48%/ năm ở khu vực nông thôn.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các
dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu dân cư, khu đô thị, dự án nhà chung cư; khai thác
sử dụng có hiệu quả quỹ đất, góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở, đất ở.
3
Theo đó, nhiều khu đô thị, tuyến phố được xây dựng đồng bộ góp phần quan trọng
chỉnh trang, phát triển đô thị ngày một văn minh, hiện đại, tạo nguồn thu ngân sách,
là động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các dự án phát triển nhà hình thành phù hợp với định hướng phát triển không gian
đô thị, từng bước góp phần phát triển thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công,
thành phố Phổ Yên xứng tầm là các đô thị loại I, loại II và đô thị trung tâm của vùng
trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, một số dự án phát triển nhà tại các huyện

2. Điểm mạnh
a. Nhà ở
Tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển đô thị thông minh là công tác trọng tâm để
phát triển tỉnh Thái Nguyên lâu dài và bền vững thông qua các biện pháp nâng cao
chất lượng xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý có hiệu quả
công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tỉnh bằng các
phương pháp và công nghệ hiện đại. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh Thái
Nguyên đã lên kế hoạch và quyết định dành ưu tiên thu hút đầu tư cho 43 dự án hạ
tầng khu đô thị, khu dân cư trong giai đoạn từ nay đến 2030.
Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Thái Nguyên
gồm: Khu đô thị kết hợp công viên cây xanh Green Park Thái Nguyên, phường
Quang Vinh, quy mô 67ha; Khu đô thị mới Linh Sơn – Huống Thượng, xã Linh
Sơn, xã Huống Thượng, quy mô 525ha; Khu đô thị mới Tích Lương quy mô
288ha; Khu đô thị mới Cao Ngạn quy mô 115ha; Khu dân cư Đồng Xe, xã Sơn
Cẩm, quy mô 34ha; Khu đô thị Hương Sơn, phường Hương Sơn, quy mô 38ha.
Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Phổ Yên gồm:
Khu dân cư Nam Tiến (khu số 4) quy mô 33,5ha; Khu đô thị Đông Cao (khu số 1)
quy mô 76,3ha; Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) quy mô 60ha; Khu
đô thị Nam Thái (phần diện tích 49,58ha) quy mô 49,58ha; Khu đô thị Nam Thái
(phần diện tích 48,89ha) quy mô 48,89ha; Khu đô thị Nam Tiến (khu số 5) quy mô
30ha; Khu đô thị Vạn Xuân 2 quy mô 50ha; Khu đô thị Tiên Phong (khu số 1) quy
mô 37ha; Khu đô thị Đông Cao – Tân Phú quy mô 66ha; Khu đô thị Vạn Xuân 1 Xã
Nam Tiến, xã Đắc Sơn, quy mô 47ha; Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) quy mô 30ha;
Khu đô thị, khu nhà vườn sinh thái nghỉ dưỡng Nam Tiến quy mô 114,5ha; Khu đô

4
thị dịch vụ Tây Phổ Yên (trong quy hoạch Khu công nghiệp thành phố Phổ Yên)
quy mô 220ha.

Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Sông Công
gồm: Khu đô thị sinh thái thể thao hồ Ghềnh Chè quy mô 400ha; Khu đô thị sinh
thái thể thao phường Châu Sơn quy mô 200ha; Khu đô thị số 1 phường Cải Đan (khu
A) quy mô 36ha; Khu đô thị Tân Sơn, phường Lương Sơn, xã Tân Quang, quy mô
47ha.

Tại huyện Đại Từ, các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư gồm: Khu
dân cư nông thôn mới xóm Bãi Bằng xã Tân Thái, quy mô 55ha; Khu dân cư nông
thôn mới xóm Gốc Mít xã Tân Thái, quy mô 52ha.

Tại huyện Phú Bình, các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư gồm:
Trung tâm đô thị, hành chính tổng hợp xã Kha Sơn quy mô 50 ha; Khu đô thị sinh
thái Seoul Park City Thái Nguyên thuộc đô thị mới Điềm Thụy quy mô 39ha; Khu
đô thị Đồng Đầm, xã Điềm Thụy quy mô 40ha; Khu dân cư Phương Độ, xã Xuân
Phương quy mô 78 ha; Khu đô thị dịch vụ Phú Bình (trong quy hoạch Khu công
nghiệp – đô thị – dịch vụ Phú Bình) quy mô 225 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên ưu tiên thu hút các dự án khu đô thị sinh thái gồm:
Tổ hợp văn hóa đa năng và đô thị sinh thái Xã Yên Lạc, xã Phú Đô, xã Tức Tranh,
huyện Phú Lương quy mô 300ha; Khu đô thị sinh thái phía Tây Bắc xã Phúc Xuân,
thành phố Thái Nguyên 224,42ha; Khu đô thị sinh thái phía Tây Nam xã Phúc Xuân,
thành phố Thái Nguyên 448,3ha; Khu đô thị, Tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp xã Phúc Xuân, xã Phúc Trìu, thành phố Thái
Nguyên 250ha; Khu đô thị sinh thái Núi Cốc Escape Xã Phúc Xuân, thành phố Thái
Nguyên 150ha.

Khu tổ hợp thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Thái Nguyên xã Huống Thượng, thành
phố Thái Nguyên 100ha; Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Trìu
thành phố Thái Nguyên 100ha; Khu đô thị sinh thái và thể dục thể thao tại thị trấn
Quân Chu và xã Cát Nê, huyện Đại Từ 400ha; Khu dân cư sinh thái, học viện golf
kết hợp vui chơi giải trí hồ Kim Đĩnh, huyện Phú Bình 500ha; Khu đô thị Nam Thái
2 thành phố Phổ Yên 600ha; Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc

5
Tân thành phố Phổ Yên 400ha và Khu đô thị sinh thái – thể thao Vạn Phái thành phố
Phổ Yên 300ha.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội


Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên phát triển
mạnh mẽ. Với xu thế đổi mới và phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh có
những chuyển biến tích cực. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được tỉnh quan
tâm chỉ đạo, triển khia thực hiện có hiệu quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,17%..
Về kinh tế
Là trung tâm kinh tế của Việt Bắc và miền Trung du-miền núi Bắc Bộ
Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2019 đạt hơn 90 triệu
đồng/người/năm.
Nhờ việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách thuế về thu hút đầu tư và hỗ
trợ sản xuất, kinh doanh, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm cả những
doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn có sự phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều
sâu
Năm 2023, Thái Nguyên đạt mức tăng trưởng trên 5%. Thu ngân sách ngoài tỉnh
dự tính khoảng 20000 tỷ đồng, đạt kế hoạch đã đề ra. Với con số này đã cho thấy
sức mạnh nội tại của nền kinh tế ổn định, bền vững và khả năng vượt khó khăn
đảm nhiệm trọng trách trong tỷ lệ thu ngân sách địa phương. Và trong năm ngoái,
mức thu nhập bình quân đã tăng lên 113 triệu đồng/người/năm, cho thấy đời sống
nhân dân liên tục tăng, tiếp tục nằm trong nhóm ccacs tỉnh có thu nhập bình quân
đầu người khá của cả nước.
Về xã hội – điều kiện sống
- Giao thông
Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi. Hầu hết các con đường trên các địa
phương đều được đầu tư xây dựng và đổi mới kịp thời đáp ứng cho nhu cầu của
người dân địa phương.
Mặc dù không có sân bay, nhưng thời gian để di chuyển tới sân bay Nội Bài từ
Thái Nguyên rất thuận tiện và nhanh chóng. Thời gian di chuyển từ địa bàn phía

6
nam như huyện Phú Bình, Thành phố Phổ Yên, Thành phố Sông Công chỉ mất 30
phút di chuyển trên đường cao tốc.
Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy qua, đường cảng Đa Phúc.
- Giáo dục và Đào tạo
Vấn đề giáo dục ngày càng được chú trọng và phát triển nâng cao chất lượng ở mọi
cấp học, chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh, sinh
viên.
Toàn tỉnh hiện có 597/683 trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ
87,40%. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều tăng. Có nhiều trường Đại
học, Cao đẳng, Trung cấp và các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
- Hệ thống y tế
Thái Nguyên là trung tâm vùng y tế với trên 850 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó
có 25 bệnh viện (20 bệnh viện do nhà nước quản lý và 5 bệnh viện ngoài nhà
nước); 14 phòng khám đa khoa khu vực, 178 trạm y tế xã phường; 29 trạm y tế của
cơ quan, xí nghiệp, trường học và hơn 600 cơ sowrr khám chữ bệnh và y tế khác
với tổng số 7719 giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa
bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.
- Viễn thông
Hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có đầy đủ các nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone,
Mobiphone,... đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kết nối thông tin liên lạc, kết nối
internet với dung lượng lớn, đảm bảo thông suốt cho cả nhân dân và các doanh
nghiệp. Tỉnh cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, đô
thị thông minh cho tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh đã thành lập trung tâm điều hành Thái
Nguyên và ứng dụng C-Thái Nguyên đã giúp kết nối người dân, doanh nghiệp với
chính quyền Tỉnh.
- Các yếu tố khác
Ở Thái Nguyên còn có rất nhiều loại hình dịch vụ về tài chính ngân hàng, thể thao,
dịch vụ tiêu dùng cho nhu cầu cuộc cống ở các đại phương trên toàn tình. Các

7
trung tâm thương mại tổ hợp dịch vụ giải trí gồm sách, khu vui chơi, khu mua sắm,
siêu thị, phòng tập... như là Go, Vincom, Winmart đều có ở Thái Nguyên.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ có ở các thành phố, mà còn đặt cơ sở các
các huyện, xã để người dân thuận tiện giao dịch.
3. Điểm yếu
a. Về nhà ở
Tuy có nhiều khu đô thi được quy hoạch và phát triển, số nhà ở giá tăng nhưng hầu
hết là khu chất lượng cao dành cho nhũng hộ gia đình và cá nhân có mức thu nhập
từ trung bình đến cao mới có cơ hội được tiếp cận những khu đó.
Bên cạnh đó, kinh tế phát triển kéo theo giá đất cũng tăng, không kể đến những
khu đất nông thôn ở vùng sâu xa, thì giá đất ở khu vực lân cận thành phố, đặc biệt
là những khu có sự xuất hiện của những cơ sở hạ tầng như giao thông, doanh
nghiệp mới.
b. Về điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Mặc dù kinh tế có bước phát triển cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích
cực, nhưng quy mô khu vực kinh tế có vốn trong nước nhỏ, phụ thuộc nhiều vào sự
phát triển của khu vực kinh tế có vốn nước ngoài
Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh
nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao (chiếm 55,3% tổng số doanh nghiệp). Nguồn
vốn hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, đặc biệt là các
doanh nghiệp ngoài nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25% nguồn vốn
của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp yếu, nợ thuế tồn đọng cao.
Về xã hội
Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức tăng dư nợ tín dụng,
đặc biệt là cho vay trung và dài hạn trong nền kinh tế còn thấp
Công tác y tế dù đã cớ nhiều tiến bộ nhưng tốc đọ phát triển còn chậm; cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế xuống cấp, chưa được đầu tư kịp thời để đáp ứng yêu cầu
phát triển của một tỉnh Trung du-miền núi Bắc Bộ.

8
Tổng số giảng viên, học sinh và sinh viên theo học các trường đại học, cao đẳng và
trung cấp trên địa bàn giảm nhanhh qua các năm, là nguy cơ mất dần vị thế, vai trò
trung tâm của vùng về giáo dục và đào tạo.
Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu
số vùng nông thông khoảng 10%, gấp hơn 2 lần tỷ lệ nghèo chung toàn tỉnh).
Thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu
cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, chưa tương xứng với vị trí trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và y tế của vùng Trung du-miền núi Bắc
Bộ.
c. Về môi trường
Tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn, có nơi ô nhiễm kéo dài
chưa được xử lý.
Không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ
môi trường, còn tình trạng vứt bao bì, chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử
dụng một cách bừa bãi; thiếu kiểm soát môi trường trong chăn nuôi; chưa thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả.
Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở một số khu công nghiệp chưa được
hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu, quy định. Môi trường không khí xung quanh các cơ
sở sản xuất công nghiệp từng có thời điểm vượt ngưỡng cho phép.
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển
Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần phát
huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hình thành các sản phẩm mũi
nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển bền vững , tăng
cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước tạo động lực cho phát
triển kinh tế-xã hội.
Các giải pháp Quy hoạch tỉnh cần khuyến khích phát triển các loại hình kinh doanh
dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư nước ngoài... Chú trọng phát triển để
tăng cương sức mạnh kinh tế, cùng với đó là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
người dân.

9
Phát huy yếu tố con người, chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện cả thể chất và
tinh thần; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội trong từng bước phát triển.
Phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, khắc phục hậu
quả do hoạt động kinh doanh, sản xuất làm giảm các chất thải ra môi trường và
không khí, hướng tới môi trường bền vững, xanh-sạch-đẹp.

III. Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp

1. Tình hình
Thái Nguyên được coi là điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.
Thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên cho thấy, nếu như trong vòng
11 năm đầu (từ năm 2001 đến 2012) dóng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp
còn khác “ì ạch” với kết quả chỉ thu được 9 dự án FDI vào cuối năm 2012 đến hết
năm 2013, con số này đã tăng lên 24 dự án. Trong khoảng thời gian “vàng” trong
thu hút đầu tư vào các KCN với số dự án FDI tăng trưởng mỗi năm đạt tới hơn 17
dự án. Hiện nay có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 7688,9 triệu USD và xếp thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu
tư.
Điển hình có thể kể tới các tập đoàn nổi tiếng kể cả trong và ngoài nước hợp tác tại
tỉnh như là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn
Vingroup, Công ty Cổ phần tập đoàn Masan, Doanh nghiệp xây dựng Xuân
Trường, Mani,... . Các dự án FDI đã góp phần đưa Thái Nguyên từ một tỉnh chủ
yếu trông chờ vào luyện kim , khai khoáng đã chuyển dịch sang công nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
2. Điểm mạnh
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên với diện tích tự nhiên là 3562,82km2 là một trong những trung
tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ nói riêng, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trung du và đồng bằng
Bắc Bộ.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km, cách
biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng

10
200km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng với hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành.
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình không phức tạp sao với các tỉnh trung du, miền núi khác, Khí hậu chia
làm 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông rõ rệt. Ít bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và
bão lũ.
Tài nguyên khoảng sản phong phú về chủng loại, với 47 mỏ quạng sắt, 4 mỏ than,
18 mỏ Titan, 3 mỏ Thiếc.. là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành
công nghiệp luyện kim, khai khoáng,.. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng lớn thứ hai
trên cả nước, kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy
ngân,... Từ đó mà tỉnh khuyến khích các hoạt động đầu tư chế biến sâu khoáng sản.
Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng cũng rất có tiềm năng với trữ lượng lớn đất sét, cao
lanh, đá vôi.
c. Cơ sở hạ tầng
Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các địa phương và của
khẩu Quốc tế: Hệ thống đường bộ với Quốc lộ 3 mới Hà Nội- Thái Nguyên- Chợ
mới Bắc Kạn, Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang, Quốc
lộ 1B kết nối Thái Nguyên – Lạng Sơn. Đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội
đang được đầu tư sẽ kết nối Quốc lộ 37 – Quốc lôn 3 mới – Cao tốc Hà Nội-Lào
Cai. Hệ thống đường sắt kết nối Thái Nguyên – Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai –
Lạng Sơn và đường sắt Bắc Nam. Đường sông có cảng Đa Phúc kết nối với các
tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và cảng Hải Phòng.
Hạ tầng điện, nước, viễn thông: Điện có 2 hệ thống (hệ thống điện lười quốc gia và
hệ thống điện mua từ Trung Quốc) đảm báo công suất và chất lượng điện ổn định.
Bên cạnh đó, trên địa bàn có 2 đơn vị cung cấp nước sạch (Công ty Cổ phần nước
sạch Thái Nguyên và nhà máy nước Yên Bình) đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt
và sản xuất. Bưu chính, viễn thông đều phát triển thuận lợi, độ phủ sóng hầu hết
trên toàn tỉnh, chỉ còn 1 số rất ít vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với sống di
động và mạng Internet.

11
d. Nguồn nhân lực
Thái Nguyên có số dân đông, trong độ tuổi lao động chiếm tới 64%, với tỷ lệ biết
chứ tới 98,3% theo số liệu vào năm 2018. Không chỉ vậy, mức giá trả cho người
lao động thấp vì thế mà thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc với 9 trường
Đại học trong đó Đại học Thái Nguyên có 7 trường (Công nghiệp, Nông lâm, Sư
phạm, Y dược, Khoa học, Kinh tế, Công nghệ thông tin); Đại học Việt Bắc, Đại
học Công nghệ Giao thông vận tải; 12 trường Cao đẳng, 8 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 30 trung tâm dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh vừa là trung tâm đào tạo, vừa
là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Hằng năm đào tạo trên
100 nghìn sinh viên có trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu lao động kỹ thuật
phần lớn cho các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.
e. Cơ chế, chính sách
Tỉnh Thái Nguyên có các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, kinh doanh theo
từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể và loại bỏ các cơ chế không còn phù hợp. Chính
quyền năng động, thân thiện và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX của tỉnh Thái
Nguyên luôn được xếp thứ hạng cao trong toàn quốc, tình năng động của chính
quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh của tỉnh luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm hàng đầu.
Tỉnh Thái Nguyên luôn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách
hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, giảm thiểu tối
đa thời gian thực hiện thủ tục so với quy định,..; chủ động tổ chức các cuộc đối
thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, doanh nghiệp với ngân hàng để
tháo gỡ khó khăn về thủ tục và thuế; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện thủ
tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế không kể là trong
hay ngoài nước, thực hiện công khai, minh bạch.
3. Điểm yếu
Chưa tận dụng tốt các thế mạnh vốn có để phát triển những lĩnh vực vốn là tiềm
năng của tỉnh. Bên cạnh đó, việc khai thác chưa đạt hiệu quả cao gây thất thoát,
lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất còn

12
làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường khi các chất khí thải, chất thải xả ra môi
trường mà không qua xử lý.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Hầu hết người lao động là công nhân chỉ
cần học hết cấp bậc giáo dục phổ thông, với các cấp bậc cao hơn để đáp ứng cho
những công việc phải vận hành máy móc và con người vẫn còn rất hạn chế. Cũng
vì vậy mà hoạt động kinh doanh, sản xuất vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn
nhân lực nước ngoài.
Trong khu vực công nghiệp, các ngành tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao (như chế
biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ,...) chiếm tỷ trọng chưa nhiều, chủ yếu là
công nghiệp lắp ráp điện tử; chưa có các doanh nghiệp gắn kết sản xuất nông
nghiệp với ngành công nghiệp chế biến, chưa tạo ra được hệ sinh thái công nghiệp
bền vững.
Thiếu vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, công nghệ trong dậy chuyền sản
xuất, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng ưu tiên lựa chọn các dự án có quy mô
lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Tập trung thu hút đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông, khu công nghiệp phía Nam gắn kết với sự phát
triển của Thủ đô Hà Nội.
Tích cực triển khai các nhiệm vụ đã được đặt ra tại Nghị quyết số
16/2021/QQH155 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hộ về kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên
nền tẩng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp nền
tảng, mũi nhọn, công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ. Tập trung phát
triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, chú trọng
phát triển công nghiệp xanh. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, hiệu quả sản
xuất, thích ứng với cơ chế thị trường.
Tạo điều kiện thuận lời về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế
tư nhân, khuyến khích thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
nghiệp. Đổi mới sáng tạo ở tất cả các ngành. Tiếp tục đầu tư phát triền và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hỗ trợ

13
hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu, giá đầu vào tăng cao, khó
khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường liên kết sản xuất với các tỉnh Trung du – miền núi phía Bắc và vùng
thủ đô; chú trọng hình thành cụ liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện,
điện tử, chế biến chế tạo với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
Tăng cường đào tạo nghề, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kỹ thuật, cập
nhật tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu
cho cán bộ quản lý.
Tiếp tục thực hiện đề án tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ
môi trường giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung các nhiệm vụ trọng tâm như:
Tập trung giải quyết vấn đề rác thải; xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khắc phục ô
nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến
khoáng sản, khu dân cư, đô thị; bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái lưu
vực sông Cầu, bảo về và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn.
Đôn đốc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chấp hành các nghĩa vụ về tài
chính như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, chi phí bảo vệ môi
trường nhằm chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản cuẩ
mình.

IV. Đô thị hấp dẫn khách du lịch


1. Tình hình
Tỉnh Thái Nguyên xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, mục tiêu phấn đấu
đến năm 2025 đón được 3.250.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ
đồng/năm. Nhằm “đánh thức” tiềm năng du lịch, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển
khai nhiều giải pháp đồng bộ, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng,
có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Những năm qua, giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống của Thái Nguyên đã và
đang được bảo tồn hiệu quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp ngành Du lịch
của tỉnh có những bước phát triển và khởi sắc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên triển khai
các hoạt động hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả
nước; tăng cường đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng

14
bá, xúc tiến du lịch; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tiếp cận điểm đến, sử
dụng dịch vụ và trải nghiệm trọn vẹn khi đến Thái Nguyên

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của các địa phương
trên địa bàn tỉnh, sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng, các giá trị văn hóa
mới được các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên tiếp thu và sử dụng ngày càng
nhiều hơn như trang phục, tiếng nói, chữ viết...
2. Điểm mạnh
Tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi
phía Bắc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, cùng với những giá
trị lịch sử truyền thống lâu đời và sự hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc anh
em đã tạo nên cho Thái Nguyên những tiềm năng du lịch vô cùng phong phú và đa
dạng. Tính đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 780 di tích, với 474 di tích lịch sử, 12 di
tích khảo cổ, 43 di tích thắng cảnh, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín
ngưỡng tôn giáo. Trong số đó có 36 di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch thắng
cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 72 di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch
được xếp hạng cấp tỉnh [2]. Đây là những lợi thế không nhỏ để Thái Nguyên để có
thể khai thác và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Thương hiệu và hình ảnh của du lịch Thái Nguyên: Thái Nguyên là mảnh đất giàu
truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến. Nhắc đến Thái Nguyên hẳn du
khách không thể không nhắc đến những địa danh nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca,
sự tích và được lưu truyền trong những câu ca: “Thái Nguyên – Huyền thoại Hồ
Núi Cốc”, “Thái Nguyên – Thủ đô gió ngàn”, “Thái Nguyên – Đệ nhất danh trà”...
Thông qua việc đăng cai năm du lịch quốc gia (2007) và tổ chức những lễ hội, sự
kiện (festival Trà Quốc tế - 2011, 2013) đã đưa thương hiệu du lịch Thái Nguyên
lên một tầm cao mới. Với những lợi thế này, du lịch Thái Nguyên hằng năm đã thu
hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Năm 2009, lượng du khách trong
nước đến với Thái Nguyên là 1,3 triệu lượt và du khách quốc tế là 31.000 lượt, đến
năm 2011 số du khách nội địa tăng lên 1,5 triệu lượt và du khách quốc tế là
36.000).
Các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn: Hiện nay du lịch Thái Nguyên đang tập
trung mạnh vào một số nhóm sản phẩm đặc thù như: Du lịch sinh thái – nghỉ
dưỡng – vui chơi, giải trí; du lịch sinh thái gắn với văn hóa lịch sử; du lịch lễ hội;
du lịch tham quan làng nghề… Trong đó có rất nhiều sản phẩm du lịch nổi tiếng
15
đang được khai thác như: Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà; Không
gian văn hóa chè Tân Cương; Di tích khảo cổ học Thần Sa; Khu di tích ATK Định
Hóa… Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch, tỉnh Thái Nguyên cũng quan
tâm đầu tư xây dựng phát triển các dịch vụ phụ trợ cho ngành du lịch đáp ứng nhu
cầu ngủ nghỉ, vui chơi giải trí của du khách. Hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng
160 cơ sở kinh doanh lưu trú, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ gần 2700 phòng trong
đó có khoảng 800 phòng nghỉ cao cấp, nhiều khách sạn 2-3 sao
Có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác nhau mang lại những đặc sắc văn hóa
riêng: Cùng với tài nguyên tự nhiên như một quà tặng mà thiên nhiên ban tặng thì
kho tàng văn hoá của con người nơi đây đã tạo nên những sắc thái văn hoá đặc sặc,
riêng có ở Thái Nguyên - miền văn hoá đầy ắp tiếng rộn ràng của nhịp gõ Tắc xình
của người Sán Chay, giọng Then ngọt ngào của người Tày, người Nùng với câu
Sli, câu Lượn đắm say phảng phất mùi nếp nương hay tiếng khèn Mông, nghệ
thuật hát Sọong Cô của người Sán Dìu, với tiếng sáo réo rắt lạc vào hương trà nồng
nàn với những nương trà biếc xanh.
Hiện nay, Thái Nguyên đang quy hoạch đầu tư phát triển và mở rộng thêm các khu
du lịch mới bao gồm cả du lịch tự nhiên và du lịch sinh thái cùng với hệ thống
khách sạn, trạm nghỉ ở các khu du lịch với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch từ khắp nơi đến tham quan và trải nghiệm.
3. Điểm yếu
Những năm qua, giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống của Thái Nguyên
đã và đang được bảo tồn hiệu quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp
ngành Du lịch của tỉnh có những bước phát triển và khởi sắc. Năm 2018, Thái
Nguyên đã đón trên 2,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghiên cứu. Tuy nhiên, so
sánh số lượng du khách tới các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, các tỉnh
vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng nói riêng, thì Thái
Nguyên còn chưa thực sự thu hút được đông đảo du khách tới tham quan, du lịch.
Hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch chưa thực sự tốt: Mặc dù Thái Nguyên sở
hữu tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên việc khai thác
những tài nguyên này vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh vốn có. Nhiều di tích lịch sử và địa danh du lịch đang bị suy
thoái và hủy hoại bởi những điều kiện tự nhiên gây ra. Thêm vào đó, một số địa
danh do ý thức chưa tốt của người dân và du khách đã làm cho tốc độ và phạm vi

16
bị tàn phá rộng hơn, nhiều rừng nguyên sinh bị tàn phá, nhiều loại động thực vật
quý hiếm bị săn bắn, sự ô nhiễm môi trường ở khu du lịch… là những vấn đề lớn
mà du lịch Thái Nguyên đang gặp phải.
Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch: Mặc dù trong
những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều ưu tiên trong chính sách phát triển
du lịch, nhiều dự án trọng điểm được triển khai; nhiều di tích, địa danh được đầu tư
tu bổ, tôn tạo; nhiều tuyến đường giao thông được mở mới, sửa chữa và nâng cấp.
Tuy nhiên, do đặc thù về địa hình phức tạp và kinh phí thi công còn thấp nên chất
lượng cũng như số lượng hạ tầng cơ sở được xây dựng vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế cho phát triển du lịch. Ở một số điểm du lịch vấn đề giao thông, hệ
thống nước sạch, thông tin liên lạc, vấn đề xử lý rác thải và cơ sở phục vụ lưu trú,
ăn uống, giải trí vẫn còn rất thiếu và yếu [5].
Chất lượng sản phẩm du lịch chưa thực sự cao, nhiều loại hình du lịch chưa được
khai thác: Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa sống còn cho sự tồn
tại và phát triển của du lịch. Mặc dù Thái Nguyên đã có một số sản phẩm du lịch
đặc thù trở thành thương hiệu riêng có như Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa, không
gian văn hóa chè Tân Cương… Tuy nhiên, việc khai thác các sản phẩm du lịch của
Thái Nguyên là vẫn còn rất hạn chế, những sản phẩm du lịch vẫn còn rất nghèo nàn
chưa có sức hấp dẫn. Nhiều tài nguyên du lịch chưa được tận dụng khai thác như:
du lịch mua sắm; du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước; du lịch công nghiệp
và du lịch
4. Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển
Để thúc đẩy du lịch, thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt và triển khai Đề
án "Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020".
Bên cạnh đó, du lịch là ngành kinh tế mang tính xã hội hóa và tính liên ngành cao
vì thế cần có chiến lược để thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội. Ngoài việc thu hút
những nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh, đầu tư FDI, ODA,
đầu tư của doanh nghiệp nội địa… thì cũng cần phát huy nguồn đầu tư của đại bộ
phận cư dân trên địa bàn tỉnh. Thu hút đầu tư dân cư là một giải pháp chiến lược
quan trọng, cơ bản và lâu dài bởi nó không chỉ giúp tăng nguồn vốn đầu tư vào

17
ngành du lịch mà còn là giải pháp để kêu gọi sự tham gia của nhân dân bản địa vào
các hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống, xóa
đói giảm nghèo và góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan ở các khu du lịch. Việc
kêu gọi, thu hút đầu tư cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản
lý trong việc lập kế hoạch, chiến lược và quản lý các gói đầu tư để vừa đảm bảo
đầu tư vào những khu du lịch trọng điểm lại vừa đảm bảo đầu tư khai thác, phát
triển tổng thể tiềm năng du lịch trên toàn tỉnh.
Ngoài chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, chiến lược quảng bá thương
hiệu và giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên cũng giữ vị trí vô cùng quan trọng
bởi nó là công cụ mang thông tin, truyền tải thông điệp về du lịch đến với du khách
trong nước và quốc tế. Có nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu du lịch như: sử
dụng các hình thức marketing truyền thống (thông qua báo, đài, vô tuyến, tuyên
truyền, cổ động, hội thảo…), marketing online (sử dụng công nghệ thông tin và
internet, các website, mạng xã hội, thư điện tử, forum…) và thông qua tổ chức các
lễ hội, sự kiện (festival, lễ hội văn hóa, thể thao…). Ngày nay, dưới tác động mạnh
mẽ của khoa học công nghệ hiện đại việc ứng dụng công nghệ thông tin và internet
trong quảng bá và giới thiệu hình ảnh du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Thái Nguyên, mở rộng thị trường du
lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Vì thế trong thời
gian tới tỉnh Thái Nguyên cần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để
phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều này
đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên cần tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hạ
tầng công nghệ thông tin, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả
năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và đổi mới cơ chế quản lý từ quản lý
hành chính thủ công sang quản lý hành chính điện tử, đáp ứng nhu cầu phát triển
của du lịch trong bối cảnh mới, tình hình mới.

18

You might also like