You are on page 1of 7

TIỂU LUẬN

ĐỐI THOẠI GIÁO DỤC VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

(Vi Hậu – Phương Thảo)

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÙNG NAM TRUNG BỘ

1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên

Các tỉnh duyên hải miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa (sau đây gọi chung là vùng duyên
hải miền Trung),với tổng diện tích tự nhiên là 38.236,4 km2 , chiếm 11,54% diện tích
cả nước, số dân là 10,4 triệu người (2015) chiếm 9,42% dân số toàn quốc.

Vùng rất đặc biệt ở chỗ có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, tiếp giáp với Bắc Trung
Bộ ở phía Bắc, Đông Nam Bộ ở phía Nam, phía Tây là Tây Nguyên, Lào và phía
Đông là biển rộng. Đây là vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế
biển và quân sự vì chính là cầu nối Bắc Nam và nối Tây Nguyên với biển.

Có vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông chính, gần với khu vực kinh tế
trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các tỉnh thành phố đều có đặc điểm chung
là một mặt hướng ra biển Đông bao la và mặt còn lại dựa lưng vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ..Khoáng sản: Chủ yếu là cát thủy tinh, ti tan và vàng.

Địa hình khá phức tạp với sự đan xen của núi – rừng – biển và phân hóa rõ ràng từ
Tây sang Đông. Phía Tây là núi, gò đồi và dốc đứng về phía Đông, trong khi đó, bờ
biển lại khúc khủyu nên hình thành nhiều đảo, bán đảo, quần đảo. Ngoài ra địa hình
còn bị chia cắt bởi những sườn núi chạy từ dãy Trường Sơn tới biển.

Với những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa như nóng ẩm, nhiệt độ cao,
mưa nhiều nên Duyên hải Nam Trung Bộ thường xuyên xảy ra thiên tai như hạn hán,
lụt lội. Nhìn chung, thời tiết của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ khá khắc nghiệt,
1
mùa mưa nhiều, sông suối dâng nước dẫn tới lũ quét, sạt lở, mùa nắng  thì hạn hán,
bão hay xảy ra từ tháng 9 tới tháng 11.Có khá nhiều sông ngòi nhưng chủ yếu sông
ngắn và dốc....

1.2 Điều kiện dân cư, kinh tế xã hội

Như các vùng khác, dân tộc chiếm đa số của vùng là dân tộc Kinh. Có một vài dân
tộc thiểu số, trong đó đáng chú ý là dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu ở xung quanh
thành phố Phan Rang Tháp Chàm (tỉnh lị Ninh Thuận) và phía bắc tỉnh Bình Thuận.
Họ cũng sống rải rác ở một số nơi khác, như phía nam tỉnh Bình Định. Những dân tộc
thiểu số khác sống ở phần đồi núi phía tây của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng
sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa diện tích của tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng chú trọng phát huy kinh tế biển, gồm du
lịch biển và khai thác thủy hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
Sản lượng thủy hải sản khai thác ước đạt 887,5 nghìn tấn/năm (chiếm 29,23% cả
nước); số lượng tàu khai thác thủy hải sản biển có công suất từ 90 CV trở lên là
11.673 chiếc (chiếm 40,65% cả nước). Đặc biệt, vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa,
Bình Định là nơi cho khai thác nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ,
tôm hùm, hải sâm...

Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng
và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng
nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường
"xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ
phát triển nuôi trồng thủy sản.Đánh bắt hải sản khu vực biển Đông và khai thác tổ yến
ở các đảo ven bờ.Nhiều vũng vịnh xây dựng hải cảng và phát triển du lịch.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản
của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung
tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng...

2
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng biển nước
sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng Cam Ranh, Khánh
Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Đồng bằng Quảng Ngãi
rộng khoảng 1200 km2 bao gồm cả thung lũng sông Trà Khúc và sông Vệ cũng được
cấu tạo tương tự đồng bằng Quảng Nam. Nhưng vào mùa khô sông Trà Khúc và sông
Vệ đều cạn nước đến mức người ta có thể lội qua, hiện nay trên sông Trà Khúc đã có
công trình thủy nông Thạch Nham ngăn sông, xây dựng hệ thống kênh mương chuyển
nước phục vụ sản xuất cho nhiều huyện.

Vùng có sự phân hóa rất mạnh mẽ về sự phân bố của dân cư và dân tộc. Về phía
ven biển chủ  yếu tập trung đông đúc là người Kinh với các hoạt động kinh tế đa dạng.
Trong khi đó, dân cư ở đồi núi phía Tây chủ yếu là các dân tộc ít người và chăn nuôi,
trồng trọt là chủ yếu.

Trong vài năm gần đây, mức tăng trưởng kinh tế của nhiều tỉnh trong vùng có xu
hướng giảm khiến vị thế kinh tế của Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đang có xu
hướng giảm mặc dù tổng GDP của vùng vẫn tăng trưởng. Năm 2010 GDP của toàn
vùng đạt 237,4 nghìn tỷ đồng, năm 2017 là 461,4 nghìn tỷ đồng. Trong thời kỳ 2010 -
2017, tỷ trọng GDP toàn Vùng so với cả nước giảm từ 11% xuống 9,2%.Trong giai
đoạn 2010 - 2017, với những cải cách về chính sách phát triển, Đà Nẵng đã vươn lên
trở thành địa phương dẫn đầu khu vực về đóng góp GDP. Năm 2017, có duy nhất tỉnh
Quảng Ngãi có mức tăng trưởng thấp, lí do là do nhà máy Lọc dầu Dung Quất thực
hiện bảo trì bảo dưỡng nên giảm tỉ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

2.1. Khái quát tình hình giáo dục tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội. Giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm tại khu vực. Trong
giia đoạn từ 2010 đến 2020, ngành giáo dục trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
đã:

3
- Các tỉnh đã duy trì và phát triển nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng.Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.Bình đẳng để mọi
người được học hành.Có cơ chế chính sách giúp đỡ người nghèo trong học tập,
khuyến khích những người học giỏi và phát triển tài năng.Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, phát triển năng lực
cá nhân. Đào tạo người lao động có kỹ năng nghề nghiệp năng động sáng tạo, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên lập thân, có ý thức
công dân, góp phân làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh,
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Các tỉnh trong vùng tập trung triển khai đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá trường
lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, ứng
dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy - học, quản lý giáo dục và
phát động quyên góp, ủng hộ học sinh, giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Tạo điều kiện cho mọi người lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu hoàn
cảnh của mình.Phát triển các trường bán công, dân lập, từng bước mở các trường tư
thục ở mọi cấp MN, Tiểu học, THPT, TH chuyên nghiệp dạy nghề, đại học. Cụ thể, ở
bậc Đại học cả vùng có 195 trường TPPT, 24 trường Đại học Công, Dân lập. Mở rộng
các hình thức đào tạo: chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa ... từng bước hiện đại
hoá các hình thức đào tạo.Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.Mọi người đi học, học
thường xuyên, học suốt đời.Nhân dân, các cấp chính quyền Đảng uỷ có trách nhiệm
tích cực đóng góp trí tuệ, nhân lực phát triển GD.

- Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT quan tâm và kết hợp nhiều nguồn lực để đẩy
mạnh, mở rộng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp, bậc học. Trong đó,
tăng cường đổi mới trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nhằm tạo cơ
hội cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách; đẩy mạnh phòng chống bạo
lực học đường, tuyệt đối không để xảy ra việc giáo viên đánh, xúc phạm đạo đức,
nhân cách học sinh, phòng ngừa ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em...
4
Xây dựng môi trường trường học an toàn, đẩy mạnh việc tổ chức dạy bơi cho học sinh
cả trong và ngoài chương trình chính khóa để phòng tránh đuối nước trong lứa tuổi
học sinh bằng nhiều hình thức.

- Vùng cũng chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học
của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học thí nghiệm, thực hành và
dạy ngoại ngữ cho học sinh. Tích cực triển khai công tác nghiên cứu khoa học đối
với học sinh trung học; tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết  các vấn đề thực tiễn dành cho học
sinh khối trung học. Đồng thời, tăng cường kết nối giữa các trường phổ thông, Trung
tâm GDNN - GDTX với cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp giúp định hướng nghề
nghiệp cho học sinh và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Cùng với đó, tăng cường
các hình thức bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và cán
bộ quản lý, nhất là trình độ lý luận chính trị và nâng chuẩn về chuyên môn nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; giải quyết căn cơ
tình trạng việc thừa/thiếu giáo viên cục bộ trong các cơ sở giáo dục.

2.2. Những khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên vẫn còn nhiều tồn tại:

- Một số trường mầm non, trường tiểu học ở khu vực miền núi còn nhiều điểm
lẻ, cơ sở vật chất không đảm bảo cho việc dạy và học. Gây khó khăn trong việc sắp
xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhất là trong hoạt động chuyên môn, ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục.

- Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm,
trong đó có một số địa phương để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong công
tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Các địa phương đang thiếu khá nhiều giáo viên so
với quy định định mức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, ở tỉnh Quảng Nam, so với
biên chế giao năm 2018, nhu cầu biên chế năm học 2020 - 2021, sau khi rà soát sắp
xếp thiếu 1.621 người (chủ yếu là giáo viên)

5
- Dự án, đề án đã triển khai, tốc độ giải ngân của nhiều dự án, đề án rất chậm.
Cụ thể như: dự án Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Ninh Hòa có tổng vốn 46,5 tỷ
đồng nhưng hết năm 2019 mới giải ngân được hơn 12 tỷ đồng; Trường THPT Nam
Cam Ranh, tổng vốn gần 27 tỷ đồng nhưng đầu năm 2020 mới giải ngân được hơn 1
tỷ đồng. Thậm chí nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng đến đầu năm 2020 vẫn chưa
thể giải ngân, điển hình như các dự án: Trường THPT Ninh Sim (vốn gần 34 tỷ đồng),
Trường THPT Tây Bắc Diên Khánh (40 tỷ đồng), Trường THPT Bắc Vạn Ninh (gần
35 tỷ đồng). 

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học
sinh còn hạn chế; cá biệt có một số giáo viên, học sinh có hành vi ứng xử thiếu văn
hóa gây mất niềm tin của cha mẹ học sinh, bức xúc trong xã hội. 

- Tình trạng lạm thu đầu năm học trong các cơ sở giáo dục còn diễn ra ở nhiều
địa phương. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa chưa đạt tiến độ đề ra. 

- Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm còn nhiều;
chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển đất nước. Cơ chế, chính sách về tự chủ đại học còn thiếu và chưa
đồng bộ. 

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG


- Một là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó,
triển khai điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự của các cơ quan quản lý
giáo dục ở vùng.
- Hai là, nội dung chương trình học cần đáp ứng được yêu cầu của thực tế xã
hội.
- Ba là nâng cao nhận thức, hiểu biết của đồng bào DTTS.
- Bốn là tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó, chú trọng các
nguồn lực của xã hội, quan tâm đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu
số, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách.

6
- Năm là rà soát đội ngũ quản lý, giáo viên, không để xảy ra những sai phạm
nghiêm trọng trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên.

IV. CÂU HỎI DÀNH CHO CHUYÊN GIA


1. Việc thừa, thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở nhiều địa phương trong vùng
DHMT và cả nước. Giải pháp nào triệt để cho vấn đề này?
2. Năm 2017, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, cả
nước có đến trên 175.000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp đã làm nóng nghị trường Quốc hội
và cả dư luận xã hội. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia trong ngành đã chỉ
ra việc mất cân đối trầm trọng trong đào tạo đại học và đào tạo nghề. Từ đó dẫn đến tình
trạng “thừa thầy, thiếu thợ” gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Thế nhưng, nhiều
học sinh và cả bậc phụ huynh vẫn sính cho con học đại học, bất luận sức học ra sao, tiêu
chuẩn tuyển dụng các doanh nghiệp như thế nào... Kết quả đã rõ, rất nhiều cử nhân, kỹ
sư đành phải chấp nhận làm xe ôm công nghệ, buôn bán trực tuyến... và nhiều ngành
nghề không liên quan gì đến chuyên ngành đã được đào tạo trong trường đại học.
Theo chuyên gia giáo dục, cần có những giải pháp cụ thể nào cho thực trạng
giáo dục nghề nghiệp nêu trên?

You might also like