You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG DU LỊCH
KHOA QUẢN LÝ LỮ HÀNH

BÀI THUYẾT TRÌNH


HỌC PHẦN: HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ
KHĂN CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ VÙNG DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG


LỚP : K54 QTDV DU LỊCH & LỮ HÀNH ĐT4
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4

Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2022


THÀNH VIÊN NHÓM 4:

1. NGUYỄN NGỌC ANH THI


2. TRƯƠNG TRẦN PHƯƠNG NHI
3. ĐẶNG THỊ BÍCH CHÂU
4. TRẦN HOÀNG HƯƠNG TRANG
5. NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ
6. LÊ THỊ KIM LIÊN
7. VÕ THỊ YẾN NHI
8. NGUYỄN TIẾN LỰC

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3


NỘI DUNG ...................................................................................................... 4
I. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC: ...... 4
1.1 Khái quát chung:........................................................................................... 4
1.2. Vị trí địa lý: .................................................................................................. 4
1.3. Các điều kiện tự nhiên: ................................................................................ 5
1.4. Đặc điểm tài nguyên du lịch: ....................................................................... 8
1.5. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng: ......................................................... 16
II. CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC: ........................................................... 20
2.1. Các tuyển điểm du lịch chính: ................................................................... 20
2.2. Các tuyến du lịch phụ trợ: ......................................................................... 21
2.3. Tuyến du lịch chuyên đề: ........................................................................... 22
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 24

2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế ra đời khá sớm, tuy
nhiên đây vẫn là một ngành kinh tế còn khá non trẻ của nước ta
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên thực tế, Nhà nước
ta đã và đang phấn đấu để đưa du lịch trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn của Việt Nam. Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa đất nước mình ra khỏi danh sách
những nước nghèo nàn, lạc hậu, tạo dựng nền tảng vững chắc cho
đất nước với một nền công nghiệp hiện đại, thì du lịch đóng vai
trò vô cùng quan trọng.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, ngành du lịch của Việt
Nam có tiềm năng phát triển khá lớn, tuy nhiên một số vùng như
vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc vẫn còn một
số khó khăn để có thể mở rộng tuyến du lịch, đưa du lịch của
vùng này đến gần hơn với mọi người.

3
NỘI DUNG
I. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI
ĐÔNG BẮC:
1.1 Khái quát chung:
Đồng bằng Sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc là một
vùng đất rộng lớn nằm quanh
khu vực hạ lưu sông Hồng
thuộc miền Bắc Việt Nam.
Vùng này gồm 11 tỉnh và thành
phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình, Thái Bình, Quảng
Ninh. Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc được bồi
đắp bởi phù sa của hai con sông
lớn, đó là sông Hồng và sông
Thái Bình, hình thành nên một
Đồng bằng Sông Hồng và duyên
trong hai vựa lúa lớn nhất của
hải Đông Bắc trên bản đồ
cả nước. Khu vực này được
coi là cái nôi sinh trưởng, phát triển của người Việt. Gần như đồng
nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng
chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng
đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông
Hồng có 2 tỉnh là Thái Bình và Hưng Yên không có núi.
Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có diện tích
là 21.060,0 km2 , chiếm tỷ lệ 7,1% tổng diện tích cả nước. Đây là
vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam với 1.450 người/km²,
dân số là 21.848.913 người. Các dân tộc chủ yếu ở đây là Kinh,
Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Tày, Hoa...
1.2. Vị trí địa lý:
 Đồng bằng Sông Hồng
Trải rộng từ vĩ độ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi
bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì)
đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).

4
Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây
và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ, phía nam
vùng Bắc Trung Bộ.
Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm
phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi
các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
 Duyên hải Đông Bắc:
Nằm ở cực Bắc của đất nước ở vị trí 20°49’ đến đến 23º24’ vĩ
độ Bắc và từ 103º31’ đến 108º03’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Tây Bắc, phía Nam
giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông giáp biển Đông.
Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc có 3 cửa khẩu lớn: Móng
Cái, Đồng Đăng, Lào Cai
Những thuận lợi và khó khăn:

THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

 Phát triển các loại hình du  Thời tiết thất thường,


lịch phong phú: du lịch không ổn định
biển đảo, du lịch văn hóa  Thiên tai gây thiệt hại lớn
– tâm linh, du lịch công đối với đường sá giao
cộng, du lịch thể thao thông
mạo hiểm, du khảo đồng
quê (Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội...)
 Thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế

1.3. Các điều kiện tự nhiên:


1.3.1. Địa hình:
 Đồng bằng Sông Hồng:
Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng
đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc
Việt Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi

5
dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông
thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

Đất đai của vùng chủ yếu là đất phù sa ngọt của hệ thống sông
Hồng, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Đất Feralit ở vùng tiếp giáp với vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ. Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc
Ninh. Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.
Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ. Đất xám trên phù sa cổ:
Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.
Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa
mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các
vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng
dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau),
dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra
hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất,
đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông
đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều
chống lũ và ngăn mặn.

Đồng bằng Sông Hồng

 Duyên hải Đông Bắc


Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá
vôi hoặc núi đất. Ở phía Đông sẽ thấp hơn, có nhiều dãy núi hình
vòng cung. Phía Tây Bắc có phần cao hơn với các khối núi đá và
dãy núi cao.

6
Đứng về góc độ du lịch, tiểu vùng Đông Bắc mở rộng có vị trí
thuận lợi hơn trong mối liên kết vùng miền và liên kết quốc tế
nhằm mục đích phát triển du lịch. Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng
nằm trên tuyến du lịch xuyên Châu Á, là điểm đầu của du lịch Bắc
– Nam; nằm trên tuyến du lịch vòng cung phía Bắc; điểm đầu tuyến
du lịch hướng ra biển Đông; cửa ngõ phía Đông Bắc của du lịch
Thủ đô Hà Nội...
Cùng với Tây Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng (với tâm điểm
là Thủ đô Hà Nội) tạo thành tâm giác phát triển du lịch quan trọng,
không thể thiếu của ngành kinh tế mũi nhọn Việt Nam.

Vịnh Hạ Long – duyên hải Đông Bắc

1.3.2. Khí hậu:


Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc nằm trong
vùng khí hậu của phía Bắc, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 4
mùa, mỗi mùa được thể hiện tương đối rõ nét.
Khí hậu của vùng so với các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 23C - 24C, mùa mưa thường từ tháng 5
đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết khá đẹp,
khí trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu. Ngoài ra, nhiệt độ ở vùng duyên
hải thường có biên độ dao động cao hơn đồng bằng khoảng 1 –
2C. Mùa đông ở vùng này sẽ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, và đây cũng là mùa khô.

7
Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc chịu ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Trung bình mỗi
năm, khu vực này sẽ có 20 – 25 đợt gió mùa Đông Bắc. Đây
cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bão, tập trung từ tháng 6
đến tháng 9, đặc biệt là vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định,
Thái Bình.
1.3.3. Thủy văn:
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông lớn chảy qua vùng
với diện tích lưu vực trên 1000 km2 như: sông Hồng, sông Chảy,
sông Lô, sông Đà, sông Cầu, sông Lục Nam...

 Sông Hồng với chiều dài hơn 200 km chảy qua địa phận
của vùng. Lượng nước và phù sa của sông lớn nhất miền Bắc. Tổng
lượng nước trung bình lên tới 114.000 m 3 và tổng lượng phù sa
trung bình là 100 triệu tấn/năm. Về tới khu vực vùng đồng bằng
Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, sông phân thành nhiều nhánh
nên mới kịp thoát nước khi mùa lũ ập đến.
 Sông Thái Bình do sông Cầu, sông Thương và sụng Lục
Nam hợp lại. Nước sông trong và ít phù sa. Sông Hồng và sông
Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa nên thủy chế
thất thường, mùa mưa nước quá nhiều trong khi mùa khô rất ít
nước
Ngoài ra, vùng đồng bằng Sông Hồng còn có một diện tích khá
lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các hồ chứa nước lớn
có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du
lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn
(Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập
(Quảng Ninh) và hồ tự nhiên như Hồ Tây (Hà Nội)... Tài nguyên
nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú. Trong tài
nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt
đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có
hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v…mỏ nước khoáng Kênh Gà
(Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)…

1.4. Đặc điểm tài nguyên du lịch:


1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có
tiềm năng rất đa dạng và phong phú, có khả năng đáp ứng các yêu

8
cầu của nhiều loại hình du lịch với nhiều đối tượng khác nhau và
có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài
nước. Vùng này chiếm hơn 80% số lượng các di tích ở Việt Nam.
Tiêu biểu trong số đó là các địa điểm được UNESCO công nhận
là di sản thế giới như quần thể danh thắng Tràng An, Bia tiến sĩ
Văn Miếu Thăng Long, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long,
khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dữ trữ sinh quyển
châu thổ sông Hồng,…

 Tài nguyên du lịch biển

Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có đường
bờ biển tương đối dài với nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc
khai thác hoạt động du lịch biển. Đặc biệt mùa hè nóng bức nhất
từ tháng 5 đến tháng 9 nên rất thuận lợi phát triển du lịch nghỉ mát
như Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, các bãi tắm khác ở phía nam
cũng có thể khai thác du lịch như Đồng Châu (Thái Bình), Quất
Lâm và Hải Thinh (Nam Định), Bãi Ngang, Cồn Nổi (Ninh
Bình)…

Các đảo Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà,

Bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng

Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)... có những bãi tắm đẹp, môi trường
trong lành là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá.
Các đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào
ngư, tôm hùm, mực.v.v…ở khu vực này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh
đó, các sản phẩm khác từ biển như hàng hàng mỹ nghệ, đồ lưu
niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch.

 Tài nguyên du lịch hang động:

9
Trong số rất nhiều hang động đã được phát hiện ở vùng đồng
bằng sông Hồng và duyên hải miền Đông Bắc có rất nhiều hang
đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch tham
quan, nghiên cứu như Tràng an - Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng
(Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng Sốt (Quảng
Ninh).v.v…

Chùa và động Địch Lộng – Ninh Bình

 Tài nguyên du lịch thuộc sông, suối, hồ

Sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên
du lịch rất phong phú ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc. Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích
tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa
bệnh. Điển hình có hồ Đại Lải, Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô,
hồ Tây, Quan Sơn, Suối Hai (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam) v.v…;
các suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng
Ninh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình.

Hồ Tây – Hà Nội 10 Suối nước nóng Kênh Gà – Ninh Bình


 Tài nguyên du lịch rừng
Vùng Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có 32
khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14
khu dự trữ động thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường.
Đặc biệt trên lãnh thổ có một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá
trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân Long (Ninh
Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar của cả nước,
2 khu dữ trữ sinh quyển là đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng (gồm vùng ven biển cửa sông Đáy thuộc
huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam Định; vùng ven
biển cửa cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền
Hải, Thái Bình và vùng ven biển cửa cửa Thái Bình thuộc huyện
Thái Thụy, Thái Bình).
Các vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải
Phòng); Cúc Phương (Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì
(Hà Nội) và Xuân Thủy (Nam Định) còn bảo tồn được nhiều diện
tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển
hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn
sinh thái và đa dạng sinh học vì thế có ý nghĩa rất lớn về khoa học,
về kinh tế, giáo dục và du lịch.
Các khu dự trữ động, thực vật và đặc biệt là các khu rừng văn
hóa - lịch sử môi trường như Côn Sơn, Hương Tích, Chùa
Thầy.v.v. đều nằm trong các khu vực được quy hoạch để phục vụ
mục đích du lịch cần sớm có sự kết hợp để đạt hiệu quả cao trong
việc bảo vệ, khai thác sử dụng.

Vườn quốc gia Bái Tử11


Long – Quảng Ninh
1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Là cái nôi của văn minh sông Hồng vì vậy vùng Đồng bằng
Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn nổi bật thể hiện qua các Di tích lịch sử - văn hóa, kiến
trúc nghệ thuật, khảo cổ; Lễ hội văn hóa dân gian; Ca múa nhạc;
Ẩm thực; Làng nghề thủ công truyền thống, làng Việt cổ; Các bảo
tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật; Yếu tố con người và bản sắc văn
hóa dân tộc đều gắn liền với các giá trị của văn minh sông Hồng.
Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch du lịch
đặc trưng mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn khách du lịch
cao.
 Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ:
Toàn vùng có 2.232 di tích cấp quốc gia so với cả nước, có
3.125 di tích trong đó có 12 di tích cấp quốc gia đặc biệt với 2 di
sản văn hóa vật thể.
Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm của vùng với
hơn 1.000 di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia có nguồn tài
nguyên nổi bật. Những di tích nổi tiếng trong và ngoài nước như
Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Cổ Loa, chùa
Trấn Quốc, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ, lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phố cổ Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long


 Làng nghề truyền thống, làng Việt cổ:

12
Nghề thủ công truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc có lịch sử phát triển từ lâu đời,tiêu biểu
là vùng Hà Nội xưa. Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ
xưa của vùng. Các làng nghề tiêu biêu có giá trị khai thác du lịch
như dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), mộc
Bích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc), mộc Tiên Sơn, đúc đồng
Đại Bái, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), dệt cói Kim Sơn (Ninh
Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đúc
đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
và một số làng chài ở Hải Phòng, Quảng Ninh...

Nghệ nhân dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc


Bên cạnh làng nghề truyền thống, các làng Việt cổ là sự thể
hiện sinh động bản sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước sông
Hồng.

Toàn cảnh vựa lúa đồng bằng sông Hồng

13
 Lễ hội văn hóa dân gian:
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là miền
đất của lễ hội. Các lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa
nước sông Hồng nên mang tính khái quát cao, phản ánh sinh động
đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam.
"Đồng bằng sông Hồng là quê hương của hội làng, hội vùng, hội
của cả nước; là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội mang nội
dung lịch sử - văn hóa ở tầm quốc gia". Cho nên dù có những khác
biệt nhất định, song các loại hình lễ hội Bắc Bộ ít nhiều đều mang
tính đại diện cho cả nước. Đây chính là một trong những điểm chủ
yếu hấp dẫn du khách đến với vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc. Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch cần thiết phải
nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số
hình thức lễ hội có giá trị phục vụ du lịch. Trong số các lễ hội có
hội Gióng được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể là
tài nguyên du lịch tầm vóc quốc tế, ngoài ra còn các lễ hội nổi tiếng
như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Lim (Bắc
Ninh), hội Bạch Hạc, hội Xoan, hội chọi trâu Phù Ninh (Phú
Thọ).v.v…thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Hội Gióng

14
Nghệ nhân hát ca trù tại lễ hội Đền Hùng
 Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật:

Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là nơi có
những trung tâm kinh tế và văn hóa lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Ở Thủ đô Hà Nội có những bảo tàng thuộc loại lớn nhất nước: Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng
Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc
học, Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam...

Nhiều cơ sở văn hóa được phục hồi, nâng cấp hoặc xây mới
như: Nhà hát Thành phố tại Hà Nội cổ kính đã được 100 tuổi; nhà
hát Tuồng, Chèo Trung ương; Nhà hát Tuổi trẻ; Nhà hát Múa rối
nước..

Nhà hát Thành phố - Hà Nội

15
1.5. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng:
 Giao thông:

Hệ thống giao thông Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên


hải Đông Bắc có hệ thống giao thông phát triển thuộc diện nhất
nước và hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường
thủy (sông và biển), đường sắt và đường không, thuận lợi cho việc
liên kết phát triển du lịch.

 Đường bộ: Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải


Đông Bắc có Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hải Phòng là một trong
năm Trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn nên mạng lưới giao
thông đường bộ phát triển gồm các đường quốc lộ và đường tỉnh.
Các tuyến quốc lộ đều chủ yếu được bắt đầu từ thủ đô Hà Nội nối
với các trung tâm hành chính của các tỉnh trong vùng. Ngoài ra, hệ
thống đường tỉnh, đường huyện

Các tuyến quốc lộ quan trọng thuộc vùng đồng bằng Sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc bao gồm:

 Quốc lộ 1A (AH 1): Con đường huyết mạch nối Hà Nội


với các tỉnh Bắc Ninh, về phía Bắc và nối Hà Nội với các tỉnh Hà
Nam, Ninh Bình, và các tỉnh miền Trung, miền Nam.
 Quốc lộ 2 (AH 14): Nối Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc và
đi các tỉnh phía Bắc .Quốc lộ 5A (AH 14): Nối Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng.
 Đường sắt: Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc hội tụ của nhiều tuyến đường sắt với các nhánh đi và về
qua thủ đô Hà Nội. Giao thông đường sắt là phương tiện vận
chuyển quan trọng, một trong những điều kiện để liên kết vùng và
liên kết quốc tế phát triển du lịch. Đặc biệt là tuyến đường sắt
xuyên Á, với định hướng phát triển mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để kết nối du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc với các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc.
 Đường không: Hiện nay ở vùng đồng bằng Sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc có các sân bay sau:
 Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cách trung tâm thủ đô
Hà Nội khoảng 30 km đủ khả năng phục vụ 25 triệu hành khách
mỗi năm vào năm 2020

16
 Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km,
 Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đã được phép tổ chức các
chuyến bay quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc) Các
tuyến bay trong nước và quốc tế được mở rộng, các chuyến bay
được tăng cường đón 2 triệu hành khách một năm

Sân bay Nội Bài

 Đường thủy: Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải


Đông Bắc có hai loại hình giao thông thủy là giao thông đường
sông và giao thông đường biển.
 Giao thông đường sông: Vùng đồng bằng Sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc có nhiều tuyến đường sông quốc gia được
đưa vào danh sách hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông
Hồng, sông Đuống, sông Luộc…Sông Hồng là con sông lớn nhất
vùng Bắc Bộ dài 500 km chảy qua nhiều tỉnh của vùng. Chính vì
vậy vận chuyển hàng hóa, hành khách từ Hà Nội bằng đường sông

Sông Hồng

17
trong tới các tỉnh trong vùng rất thuận lợi. Từ lợi thế này từ lâu Hà
Nội đã có cảng sông và thường xuyên được đầu tư nâng cấp và
góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Hệ thống sông ở vùng là tiềm năng phát triển du lịch theo đường
sông nối các tỉnh trong vùng và với các vùng khác. Những năm
gần đây trên địa bàn vùng do thời tiết, hệ thống tàu thuyền chưa
được đầu tư kỹ lưỡng.v.v…nên hoạt động còn rất hạn chế và chưa
phát huy được thế mạnh của mạng lưới đường sông đầy tiềm năng.
Các cảng sông quan trọng gồm: Cảng Hà Nội, cảng Diêm Điền
(Thái Bình), cảng Ninh Cơ (Nam Định).
 Giao thông đường biển: Vùng đồng bằng Sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc có hệ thống cảng biển nối liền với các cảng
biển miền Trung và miền Nam trong hệ thống giao thông biển của
cả nước, đồng thời cũng có nhiều cảng biển quốc tế. Đây chính là
một lợi thế cơ bản để phát triển du lịch bởi vì hiện nay du lịch bằng
tàu biển ngày càng được ưa chuộng. Cảng tàu du lịch Hòn Gai (Hạ
Long) Cảng tàu du lịch Tuần Châu hiện đón được 100 tàu thuyền
cùng một lúc và đã được quy hoạch thành cảng tàu hiện đại nhất
thế giới. Tuy nhiên so với tiềm năng và nhu cầu hạ tầng du lịch
đường biển của vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc còn chưa đáp ứng nhiều.
 Hệ thống cửa khẩu: Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan trọng để
đưa đón khách du lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà
Nội) là cửa khẩu hàng không quốc tế đã được xây dựng hiện đại,
quy mô Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước sau
cảng Sài Gòn, Cửa khẩu biên giới đường bộ Móng Cái nằm trên
tuyến đường liên vận quốc tế (AH14) nối liền giữa Viêt Nam và
Trung Quốc. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ trong đó có hai cửa khẩu quan trọng là Lào Cai (Lào
Cai) và Hữu Nghị (Lạng Sơn).

18
Cảng Hải Phòng

 Cơ sở hạ tầng:
So với các vùng khác trên cả nước, Vùng du lịch đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đã có cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch tương đối phát triển.
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Ðông Bắc là vùng tập
trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt
điện Ninh Bình,... Những năm gần đây sản lượng điện được tăng
lên không ngừng và chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng
với việc phát triển mạng lưới điện rộng khắp đã đảm bảo vững
chắc nguồn điện phục vụ cho các ngành và các địa phương trong
vùng, trong đó có hoạt động du lịch.

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại

19
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Ðông Bắc có điều
kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch, trên
cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên
mặt và mạch nước ngầm. Vùng văn hóa châu thổ sông Hồng có
một mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các dòng sông lớn như:
sông Hồng, sông Thái Bình cùng các mương mán tưới tiêu dày
đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa mưa và khô
nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có 2 mùa rõ
rệt: mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn,
nước đục.
Ngoài khơi, thủy triều Vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều,
mỗi ngày có một lần nước lên và 1 lần nước xuống. Chính yếu tố
nước, tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm
lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của dân cư trong khu vực
tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung và vừa có cái
riêng độc đáo của mình.
Xây dựng các trạm viễn thông và lắp đặt các phương tiện
thông tin hiện đại do các nước giúp đỡ. Trên cơ bản đã đảm bảo
được thông tin liên lạc trong nước và quốc tế thuận tiện nhanh
chóng và kịp thời, đáp ứng ngày một tốt hơn mọi yêu cầu của hoạt
động du lịch. Các Ðô thị đã được hình thành và phát triển nhanh
chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
II. CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH CỦA VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC:
2.1. Các tuyển điểm du lịch chính:
Là các tuyến du lịch nối trung tâm tiểu vùng. Các tuyến du
lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định các tuyến
du lịch phải dựa vào một số tiêu chí nhất định để đảm bảo được
tính hấp dẫn cao của sản phẩm du lịch đặc biệt này.
2.1.1. Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh:
Đây là tuyến quan trọng nhất của vùng xuyên suốt tam giác
tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
 Lộ trình: Theo quốc lộ 5, 5B (đường cao tốc), đường sắt
Hà Nội - Hải Phòng.
 Các điểm tham quan chính: Các di tích lịch sử - văn hóa,
thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội, các điểm tham quan ở thành phố
Hải Dương, Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng), Vịnh Hạ Long (Quảng

20
Ninh), từ Hải Phòng, Hạ Long đi đến các điểm du lịch khác như
đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Vân Đồn; Cô Tô, Ngọc Vừng,
Quan Lạn, Trà Cổ...
2.1.2. Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng
Ninh:
Là tuyến quan trọng cùng với tuyến theo quốc lộ 5
 Lộ trình: Theo quốc lộ 1 và quốc lộ 18.
 Các điểm tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa,
thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội, các điểm tham quan ở thành phố Bắc
Ninh, Côn Sơn, Kiếp Bạc, các điểm ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
2.1.3. Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình:
Là một phần của tour xuyên Việt
 Lộ trình: Chủ yếu theo quốc lộ 10, tuyến cao tốc Hải Phòng -
Quảng Ninh.
 Các điểm du lịch chính: Các di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh
của tiểu vùng như Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Vân Long,
Cúc Phương (Ninh Bình), Đền Trần - Tháp Phổ Minh - Phủ Dầy, Vườn
quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Cát Bà (Hải Phòng), Vịnh Hạ
Long(Quảng Ninh), từ Hải Phòng, Hạ Long đi đến các điểm du lịch khác
như đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Vân Đồn, Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc
Vừng, Trà Cổ...
2.2. Các tuyến du lịch phụ trợ:
Được xác định từ trung tâm tiểu vùng đi các điểm du lịch phụ cận
trong không gian tiểu vùng.
2.2.1. Các tuyến từ Hà Nội:
 Hà Nội – Đồng Mô – Ba Vì – Suối Hai
 Hà Nội – Chùa Hương
 Hà Nội – Sóc Sơn – Lim – thành phố Bắc Ninh
 Hà Nội – Đại Lái – Tam Đảo
 Hà Nội – Côn Sơn – Kiếp Bạc
 Hà Nội – Phố Hiến
2.2.2. Các tuyến từ Ninh Bình:
 Ninh Bình – Kim Sơn (Nhà thờ đá, cồn Nổi, cồn Mờ)
 Ninh Bình – Nam Định (qua Phủ Giầy, Đền Trần, tháp
Phổ Minh..)
2.2.3. Các tuyến từ Hạ Long, Hải Phòng:
 Hạ Long – Yên Tử

21
 Hạ Long – Vân Đồn – Trà Cổ
 Hạ Long – Quan Lạn - Cô Tô
 Hải Phòng – Đồ Sơn – Bạch Long Vĩ
2.3. Tuyến du lịch chuyên đề:
 Tham quan các làng nghề, làng Việt cổ: Đường Lâm –
Bát Tràng Đông Hồ Mạn Xuyên – Hoa Lư – La Xuyên...
 Lễ hội, tâm linh: Chùa Hương – Tam Chúc – Bái Đính
– Đền Trần Phú Giầy – Yên Tử
 Tham quan phố cổ: Hà Nội – Hải Phòng – Nam Định

22
KẾT LUẬN
Ngày nay, các tuyến du lịch tại đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc ngày càng được mở rộng và phát triển. Qua
đề tài này, hy vọng mọi người có thể nhìn rõ được những cơ hội
cũng như những thiếu sót của các tuyến điểm du lịch tại nơi đây,
nhằm đưa du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc ngày càng có thể tới gần hơn với mọi người.
Dưới góc nhìn vẫn còn hạn hẹp của nhóm sinh viên chúng
em, hy vọng cô sẽ góp ý thêm cho bài đánh giá của chúng em.
Chúng em xin cảm ơn!

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng bằng sông Hồng – Wikipedia Việt Nam
2. Giáo trình môn học: Tuyến điểm du lịch Việt Nam – trường
Đại học Tài chính – Marketing
3. Bài giảng Tuyến điểm du lịch Việt Nam – Ths. Đồng Thị Thu
Huyền

24

You might also like