You are on page 1of 28

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH DU LỊCH
----------------------

CHỦ ĐỀ : NINH BÌNH

MÔN: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM


GIẢNG VIÊN : TRẦN MINH LUYỆN
LỚP: TG18303_2

THÀNH VIÊN NHÓM 3


Họ và tên MSSV
Nguyễn Thị Mai Thy PS33608
Phan Hoàng Tuấn PS33422
Trịnh Thị Thảo PS34364
Nguyễn Lê Anh Tuấn PS34530
Nguyễn Thành Hưng PS33373
Trần Đỗ Anh Quân PS13606
Lê Hà Minh PS34414
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Giảng viên 1:
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Giảng viên 2:
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

2
MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------
B.NỘI DUNG-----------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
DUYÊN HẢI BẮC BỘ
1.1 Khái quát về vùng đồng bằng song Hồng và duyên hải Đông Bắc Bộ
1.1.1. Vị trí, diện tích--------------------------------------------------------------------------
1.1.2. Địa hình, khí hậu------------------------------------------------------------------------
1.1.3. Dân tộc, dân số--------------------------------------------------------------------------
1.2 Khái quát về hệ thống tài nguyên du lịch và di tích lịch sử văn hóa của vùng đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bộ.
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên----------------------------------------------------------
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn---------------------------------------------------------
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC BỘ
2.1. Hệ thống di tích lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
2.1.1. Khảo cổ---------------------------------------------------------------------------------
2.1.2. Di tích lịch sử---------------------------------------------------------------------------
2.1.3. Kiến trúc nghệ thuật-------------------------------------------------------------------
2.2. Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc bộ
2.2.1. Vị trí địa lý - Lịch sử hình thành-----------------------------------------------------
2.2.2. Mặt kiến trúc xây dựng---------------------------------------------------------------
2.2.3. Giá trị tâm linh tín ngưỡng------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC BỘ
3.1 Thực trạng về hoạt động du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc bộ-------------------------------------------------------------------------------------------------
3.2 Những đề xuất giải pháp giúp phát triển du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc bộ----------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------------------

3
A.LỜI MỞ ĐẦU

- Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng
90 km về phía Nam, là vùng ranh giới của 3 khu vực địa lý: Tây Bắc,
châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía
Đông giáp tỉnh Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây,
Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên khoảng
1.386km2, dân số khoảng 952.000 người. Ninh Bình được biết đến là nơi
có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng và môi trường sinh thái tự nhiên rất có giá
trị.

- Tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình có địa hình rất đa dạng: có
núi, đồng bằng, vùng ven biển mang đầy đủ sắc thái của nước Việt Nam
thu nhỏ. Với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình karst đa dạng, hệ động thực
vật phong phú đã hình thành nhiều khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên
đẹp, hấp dẫn khách du lịch, nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Vườn
quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long,
Khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, Vườn Chim Thung
Nham, Thung Nắng, động Thiên Hà, vùng ven biển Kim Sơn, các suối
nước khoáng nóng… Đặc biệt là Quần thể danh thắng Tràng An đã được
tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới
năm 2014, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

4
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC BỘ
1.1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ
1.1.1 Vị trí, diện tích:
Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh
khu vực hạ lưu sông Hồng miền Bắc Việt Nam.

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thành) tới vùng bãi bồi
khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo
Cát Bà). Toàn vùng có diện tích 21.254,56 km², chiếm 6,4% diện tích cả nước, diện
tính nhỏ nhất trong 7 vùng.
Gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong
đó, thành phố Hà Nội và Hải Phòng là hai thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị
loại 1.
1.1.2 Địa hình, khí hậu:
5
Địa Hình của Đồng bằng sông hồng

- Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào cung
cấp phù sa, nước cho nông nghiệp, mở rộng diện tích.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng
dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ
và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô
(tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng
nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển
sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm
bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn
mặn.

Địa hình Duyên hải đông Bắc

- Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất.
Phía - - Đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung.
6
- Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao.

Sông ngòi: Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi
dào cung cấp phù sa, nước cho nông nghiệp, mở rộng diện tích.

Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có
mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông ngoài lạnh ra còn có các
cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.

- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này
cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận
lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ
mùa.Vùng DBSH&DHDB có khí hậu cận nhiệt đới ẩm,chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió
mùa Đông bắc.

1.1.3 Dân tộc,dân số


- Khu vực này được coi là cái nôi sinh trưởng, phát triển của người Việt. Gần như
đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trungchâu, khác với vùng chân núi trung
du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có
núi. Toàn vùng có diện tích: 23.336km², chiếm 7,1 % diện tích của cả nước,dân cư
chủ yếu là người Việt (Kinh), ngoài ra còn có các dân tộc Mường, Dao, Sán Chay, Sán
Dìu, Tày, Hoa,…..

7
- Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 21.848.913 người (năm
2021) chiếm khoảng 22,3 % tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.450
người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cho cả nước.

1.2 Khái quát về hệ thống tài nguyên du lịch và di tích lịch sử văn hóa của vùng
đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bộ
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một trong 7 vùng thuộc
danh sách các vùng du lịch ở Việt Nam (theo Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Vùng du lịch này gồm
các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh.
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được bồi đắp bởi phù sa của hai
con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai
vựa lúa lớn nhất cả nước. Khu vực này được coi là cái nôi sinh trưởng, phát
triển của người Việt.

- Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc tập trung nhiều tài nguyên du
lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa
dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch
sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê.
- Đặc biệt, khu vực này có rất nhiều di sản thế giới đã được UNESCO công nhận
như: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng
Long – Hà Nội, bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, hội Gióng ở đền Phù
Đổng và đền Sóc (Hà Nội), Ca trù và Quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, vịnh Hạ

8
Long còn được Tổ chức New7Wonders công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới
của thế giới, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn


- Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật thể hiện qua các Di tích lịch sử văn hóa,
kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, Lễ hội văn hóa dân gian, Ca múa nhạc, Ẩm thực,
Làng nghề thủ công truyền thống, làng Việt cổ; Các bảo tàng và cơ sở văn hóa
nghệ thuật; Yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc đều gắn liền với các
giá trị của văn minh sông Hồng. Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản
phẩm du lịch du lịch đặc trưng mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn khách
du lịch cao.

Lễ hội văn hóa dân gian


- Vùng ĐBSH&DHĐB là miền đất của lễ hội. Các lễ hội ở vùng gắn liền với nền
văn minh lúa nước sông Hồng nên mang tính khái quát cao, phản ánh sinh động
đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam. "Đồng bằng
sông Hồng là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là cái nôi của
lễ hội nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử.

9
- Đối với phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, ca múa nhạc dân tộc cũng là
một loại tài nguyên du lịch giá trị. Hầu hết các loại dân tại vùng ĐBSH&DHĐB
như ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống quân, hát đám, quan họ... đều rất phổ biến.
Tuy nhiên, có giá trị hấp dẫn khách du lịch nhất gồm Ca trù, Quan họ và Chèo.
- Ca trù sau này phát triển thành lối hát thính phòng, một thú chơi tao nhã của đất
kinh thành. Ngày nay ca trù vẫn được ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài.
Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ
khẩn cấp (2009). Đây là tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị.

Yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc:


- Con người Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng vốn mang
đậm nét những cư dân nông nghiệp thuần phác, chân thật và hiếu khách. Trong
quá trình lịch sử lâu dài, trước một thiên nhiên hào phóng nhưng cũng khắc
nghiệt con người đã phải cố kết lại với nhau để bám trụ và tồn tại. Do vậy khó
có nơi nào có thể thấy rõ hơn tính cộng đồng vững chắc như ở người Việt.. Các
tư tưởng chung được thể hiện trong một loạt quan niệm cơ bản như: uống nước
nhớ nguồn; đất lề quê thói; tôn sư trọng đạo; tiên học lễ, hậu học văn; đói cho
sạch, rách cho thơm... Chính tất cả điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng
của người Việt.
10
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC BỘ.

2.1 Hệ thống di tích lịch sử của vùng Đồng bằng sông hồng và duyên hải Đông
Bắc
- Về hệ thống di tích lịch sử văn hóa như Cố Đô Hoa Lư, đền thờ Vua Đinh Tiên
Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, phòng
tuyến Tam Điệp,.....
- Di tích cấp tỉnh: Có 16 di tích như Đền Trầm Hương, Đình Cam Giá, Đền Đồng
Bến, Đền Thượng, Nhà thờ quận công Phạm Đức Thành, Đền làng Phương
đình,......
- Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản
văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình, Việt
Nam. 
Ninh Bình có 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm:

 Danh lam, thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động: nằm trải rộng trên địa
bàn nhiều xã thuộc Hoa Lư, Gia Viễn và Thành phố Ninh Bình.
 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư: gồm 47 di tích thuộc xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư.
 Di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh núi Non Nước: gồm núi Non Nước, Chùa
Non Nước và đền Trương Hán Siêu

2.1.1 Khảo cổ
- Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa
Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn.

Động Người Xưa ( Hang Đắng)

11
- Là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, động nằm trên núi đá vôi
trong khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn quốc gia cúc Phương, huyện Nho
Quan tỉnh Ninh Bình, nơi đây là một di chỉ cư trú thuộc giai đoạn văn hóa Hòa
Bình cách đây từ 7.000 đến 8.000 năm. Động Người Xưa còn được người
Mường gọi là hang Đắng vì là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi.

- Động Người Xưa dài 300m với hai tầng hang rất rộng, từ cửa hang chính đi vào
khoảng 50m thì rẽ tay phải. Đây là hang động khô mang đặc trưng của núi đá
vôi. Động này rất thoáng vì có một cửa hang ở trên đỉnh núi hút gió vào toàn bộ
hang nên không khí ở đây rất dễ chịu. Đó là lý do tại sao những người tiền sử
đã chọn hang động này làm nơi sinh sống. Trong hang tối, nhiều chỗ lối đi hẹp,
vào thăm động phải chuẩn bị trước đèn pin, không dùng đuốc hay các nhiên liệu
khác gây ô nhiễm và làm hư hại đến di tích. Điều đặc biệt ở đây là khách thăm
động phải chuẩn bị hương, nến để vào thăm viếng tổ tiên. Thời gian thăm động
hết khoảng 45 phút.

12
- Động có 3 ngăn với cửa quay về hướng Tây Nam. Ngăn ngoài cùng rộng, sáng
và thoáng, nơi có dấu tích của người tiền sử. Năm 1966 Viện khảo cổ Việt Nam
phối hợp với VQG Cúc phương, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức, đã
tiến hành khai quật hang động này. Ngành khảo cổ đã thu được các loại rìu đá,
mũi nhọn xương, dao cắt bằng đá, vỏ ốc và nhiều xương thú, răng thú, đặc biệt
đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương người đã hoá thạch còn khá
nguyên vẹn.

Hang Địa Linh

- Là một địa điểm bên phía trong khu du lịch sinh thái Tràng An. Quần thể danh
lam – thắng cảnh được ví như một “vịnh Hạ Long trên cạn” với nhiều hang
động lớn như: Hang Sáng, hang Tối, hang Nấu Rượu; hang Ba Giọt…

- Hang có chiều dài gần 300m. Chính là một hang có nhũ đá đẹp, hiếm có nơi
nào có dáng vóc long lanh như ở đây. Tên gọi cũ của hang là hang Châu Báu, vì
khi vào trong lòng hang, du khách sẽ có cảm xúc như lạc vào kho châu báu hoá
thạch. Do mới được khai thác du lịch, nên nhũ đá còn nguyên vẹn, trắng phau,
xinh tuyệt đối hoàn hảo như kim cương, vàng, ngọc. Nếu chiếu đèn vào nó
giống một lớp thuỷ ngân lóng lánh. Tất cả tạo ra một vẻ đẹp kì bí, linh thiêng.

Hang Nấu Rượu


- Hang dài 250m, sở dĩ hang có tên gọi này vì tương truyền từ xưa, hang có mạch
nước ngầm sâu hơn 10m, nối ra địa chỉ cố đo Hoa Lư. Xưa kia các bậc tiền bối
đã vào lấy nước nấu rượu tiến vua. Có khẳng định này vì trong quá trình phân
tích và nghiên cứu và phân tích khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện vô

13
số bình, hũ, vại, các các loại thiết bị để nấu rượu cùng với lời kể của không ít
dân cư trong vùng.

- Đi qua hang động, leo lên chừng 350 bậc đá du khách sẽ đến được đền Trần. Từ
đây du khách có thể nhìn toàn cảnh hang Nấu Rượu. Tuyệt đẹp! Ngôi đền được
xây từ thế kỷ X, thời nhà Đinh, một trong “Hoa Lư tứ trấn” với tên gọi “Đền
Nội Lâm” ( đền Trong Rừng). Vào thế kỷ XIII, vua Trần Thái Tông cho tu sửa
lại nên gọi là đền Trần. Đền Trần thờ Quý Minh Đại Vương – vị tướng đời
Hùng Vương thứ 18, một trong hai vị tướng trấn ải xứ Sơn Nam và Hoàng Phi
quý nương là phu nhân của ông.

Hang Sính, hang Si, hang Ba giọt

14
- Tên gọi xuất phát từ truyền thuyết về mối tình đầy bi tráng và lãng mạn của một
chàng trai và một cô nương thuở trước. Nhũ đá trong các hang động này không
giống biệt, muôn hình vạn trạng như: Con rùa, cây đèn, dàn hoa thiên lý… như
đnag muốn kể lên một câu chuyện gì đấy.

- Hang Ba Giọt có nhiều nhũ đã long lanh với đủ màu sắc khác nhau. Có loại
còn được gọi là cây bụt mọc ngược xuyên từ trần xuống. Đặc biệt, các nhũ
đá tại đây không khô như ở hang Sáng hay các hang động khác mà ướt đẫm
và liên tục thay đổi hình dàng với những hình dáng và màu sắc mới. Chúng
chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng khách du lịch trong và
ngoài nước đến với nơi đây.

2.1.2 Di tích lịch sử


15
Cố Đô Hoa Lư
- Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc đặc sắc ở tỉnh Ninh Bình, đã được
UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới
Tràng An. Nơi đây cũng được nhà nước xếp hạng là quần thể kiến trúc, di tích
lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ.

- Toàn bộ khu di tích lịch sử  – văn hóa Cố đô Hoa Lư, bao gồm vùng bảo vệ đặc
biệt, vùng đệm và các di tích như động Thiên Tôn, chùa Bái Đính, đều nằm
trong hệ thống núi đá vôi ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trực thuộc xã Trường
Yên, huyện Hoa Lư, giáp ranh giới hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Nơi đây
cách phía Nam thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km.

16
- Đặc biệt nhất, tại đây vẫn còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê. Đây là
hai di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên
gỗ đá vô cùng kì công và đặc sắc. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách
đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường.

- Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng
nhiều chất liệu từ đá. Ví dụ như khi bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long
sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên
khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng
đặt trên tảng đá xanh.

17
- Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh 50m cũng cùng chung cấu trúc như thế.
Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành,
trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng
Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật. Nằm ngay cạnh là khu di tích gắn
liền với câu chuyện của công chúa thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy
xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha. Ngôi đền
này thờ cô công chúa ấy.

Phòng tuyến Tam Điệp 


- Là một quần thể các di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến tranh giữa nghĩa
quân Tây Sơn và quân Thanh. Quần thể di tích này thuộc khu vực dãy núi Tam
Điệp (Ninh Bình), là ranh giới tự nhiên hiểm yếu ngăn cách miền Bắc và miền
Trung Việt Nam. Đây là nơi hội quân một thời oai hùng của Quang Trung với
những cái tên đèo Ba Dội, núi Gióng Than, đồi Hầu Vua, đồi Chuông, đền Cao
Sơn, đền Quán Cháo, chùa Dâu… Những đồn luỹ Tam Điệp, Quèn Rẻ, Quèn
Thờ, Luỹ Chẹn, Luỹ Đệm, Luỹ Đền…, ải Quang Trung, Kẽm Đó – cổ họng
hiểm yếu nhất Tam Điệp…

18
- Đèo Tam Điệp còn gọi là đèo Ba Dội, vì có ba quả núi nối tiếp nhau, trên đỉnh đèo
cao nhất giữa với độ cao 110m, còn có một tấm bia khắc bài thơ "Quá Tam Điệp sơn"
(Qua đèo Tam Điệp) của Triệu Trị, khi Triệu Trị tuần du qua đây năm 1842 cho biết
đây là địa giới của hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
Thành cổ Tam Điệp
- Nằm ở phía tây đường Thiên Lý, cách luỹ Tam Điệp độ 200m, còn di tích một thành
luỹ cổ gọi là "Đồn Dâu" vì ở gần Đền Dâu. Thành nằm bên cạnh đường Thiên Lý,
hình gần vuông, mỗi cạnh dài từ 65 - 70m. Chân thành hiện còn 7m, đoạn thành cao
nhất phía tây bắc cao tới 2m. Diện tích trong thành rộng hơn 1 mẫu Bắc Bộ. Đặc biệt,
ba thành phía bắc, phía đông và phía nam, khoảng giữa đắp to hơn, rộng hơn. Phía
ngoài thành, cả bốn mặt đều có hào, di tích còn lại, có chỗ rộng 4m, sâu chỉ còn từ
0,70 - 1,0m. Đồn Tam Điệp thường được nhân dân địa phương gọi là Âm hồn, vì ở
đây có miếu thờ âm hồn những người chết trận. Đồn lũy Tam Điệp đều có nhiệm vụ
phòng vệ phía ngoài cửa ải Tam Điệp.

19
2.1.3 Kiến trúc nghệ thuật
Chùa Bái Đính
- Là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập
như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành
lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam
Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. 

- Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 1700 ha bao gồm khu chùa Bái Đính
cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện
Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe,
khu hồ Đàm Thị, 

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự)


- Nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam. Khu
chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá
yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ
Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang
bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm
ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam,
đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được công nhận là
di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử

20
hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng
chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của
thời Lý.

Chùa Bái Đính mới


- Kiến trúc khu chùa Bái Đính mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang
đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá
xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt nhất
ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim
phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí
kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt
Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân
gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc
đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng
Xâm... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá
xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa
Bái Đính.

21
2.2 Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc bộ.
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc chứa đựng toàn bộ bề dày
lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa
Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử có giá trị: khoa học, giáo dục
truyền thống, Giáo dục kiến thức.

Bản đồ các vùng du lịch ở Việt Nam


Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống như:
 Hội Lim (Bắc Ninh)
 Hội Gióng (Hà Nội)
 hội chùa thuật độc đáo như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
 Chùa Keo (Thái Bình)
 Nhà thờ Phát Diệm.
….
- Tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm những bảo tàng
lớn và có giá trị nhất Việt Nam tạo điều kiện cho du khách tham quan tìm hiểu,
nghiên cứu.
- Những Di tích lịch sử văn hóa thường gắn liền và rất hài hòa với cảnh quan
thiên nhiên nên càng tăng giá trị của các điểm du lịch như Hạ Long, Hương
Sơn, Hoa Lư, Vân Long, Ba Vì…..
- Những di tích khảo cổ học chứng minh cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi
tiếng từ hồi tiền sử có giá trị: khoa học, giáo dục truyền thống, Giáo dục kiến thức.

22
- Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông
nghiệp một cách thuần túy.
- Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông
dân Việt Bắc Bộ là những cư dân "xa rừng nhạt biển". Nghề khai thác hải sản không
mấy phát triển.
2.2.1 Vị trí địa lý – Lịch sử hình thành.

Cố đô Hoa Lư- phong cảnh đền vua Đinh


- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai
trục chính: Tây Đông và Bắc Nam. Đây là vị trí quan trọng để tiến tới các vùng trong
nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên vào lãnh thổ Đông Nam Á.
- Thiên nhiên ở vùng này rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc
thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm. Có những vùng núi non hung vĩ và hiểm trở
xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng trăm triệu năm.
- Nằm trong vùng đồng bằng tam giác châu thổ được bù đắp phù sa màu mỡ của hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên 2 vựa lúa nổi tiếng ở Việt Nam. Có cả
một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải cảng tốt và bãi
biển đẹp.
- Tại vùng đất này diễn ra những sự kiện lớn trong suốt quá trình lịch sử. Có nhiều di
tích lịch sử, lưu truyền bao truyền thuyết dân gian, công trình văn hóa – nghệ thuật có
giá trị, các danh nhân kiệt xuất, nổi tiếng như: Ngô Quyền, Lý Bí, Đinh Bộ Lĩnh, Lý
Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,…
2.2.2 Mặt kiến trúc xây dựng.
- Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt
điện Ninh Bình,... Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng và
chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng
khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vu cho các ngành và các địa phương
trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch.

23
- Vùng du lịch Bắc Bộ có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón
khách du lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được xây dựng
hiện đại, quy mô, có thể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm. Cảng Hải Phòng
là cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn, dư sức tiếp nhận và tiễn
đưa hàng chục ngàn khách du lịch vận chuyển bằng đường biển. Cửa khẩu
Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt lẫn đường bộ
nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2.2.3 Giá trị tâm linh tín ngưỡng.
- Những người nông dân ở đây sống quần tụ thành làng. Sự gắn bó giữa con
người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên
đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng…mà còn là
sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.
- Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các
hương ước, khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về một phương diện
của làng, từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định sản xuất và bảo vệ
môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã. Cư trú ở
nhiều vùng tự nhiên với kinh tế khác nhau, con người Việt Nam có những
phong tục tập quán khác nhau, có nếp sinh hoạt và lao động khác nhau tạo nên
những đặc trưng rất đa dạng, kỳ thú, có sức hấp dẫn rất lớn thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước. Có các dân tộc tiêu biểu như: Mường (Hòa Bình,
Ninh Bình).

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG


BẰNG SÔNG HOOFNGVAF DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC BỘ.
3.1. Thực trạng hoạt động về du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải
nam trung bộ
- Xác định được những lợi thế đó, trong thời gian vừa qua, tỉnh Ninh Bình đã tích
cực đầu tư, phát triển du lịch toàn diện, cùng với việc ban hành các cơ chế quản
lý, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thì các sản phẩm du lịch đang được quan tâm mở rộng theo
hướng đa dạng; các tuyến, điểm du lịch được nâng lên về chất lượng. Hệ thống
cơ sở lưu trú trên địa bàn đang dần đáp ứng nhu cầu; các điểm vui chơi, giải trí
đang được quan tâm đầu tư mở rộng, lượng khách đến với Ninh Bình ngày một
tăng, thu nhập của người dân từ các hoạt động liên quan đến du lịch cũng được
cải thiện đáng kể so với trước… hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế
của tỉnh. 
- Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua cũng còn
nhiều khó khăn, hạn chế như: hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng
các dịch vụ chưa cao, còn thiếu nhiều điểm vui chơi giải trí, chưa có đường đi
bộ và trung tâm mua sắm về đêm, các sản phẩm du lịch còn chưa phong phú,

24
chưa phát huy được hết giá trị của các sản phẩm đặc trưng vốn có của địa
phương vào làm du lịch, một số chính sách phát triển du lịch còn chưa đồng bộ,
nhân lực tham gia làm du lịch chưa chuyên nghiệp, lượng khách lưu trú còn
ít… do đó, kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
tỉnh.

3.2. Những giải pháp dể phát triển du lịch tại vùng đồng bằng sông hồng
a) Giải pháp đầu tư
- Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển
du lịch, cụ thể:
+ Tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, lồng ghép các chương
trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch;
 Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân,
tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để bảo đảm đủ nguồn vốn khác
cho phát triển du lịch.
b) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng theo dự báo, cân đối về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu phát triển du lịch cao và bền vững của vùng.
- Cụ thể hóa Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng
bằng các kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du
lịch từng địa phương.
- Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, thẩm định viên nghề du lịch;
chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác
đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù
hợp với hội nhập quốc tế.
c) Giải pháp xúc tiến, quảng bá
- Tăng cường nguồn lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá: Tăng cường vốn ngân sách
cho xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch vùng; thực
hiện xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Tập trung
xúc tiến, quảng bá theo chiến dịch trọng điểm; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài
ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến, quảng bá du lịch; sử dụng hiệu quả các phương
tiện truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài.
d) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và
mang tính bền vững.

25
- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, thị hiếu từng thị
trường từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.
- nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ trợ để tăng cường thu
hút khách du lịch, tăng nguồn thu và kéo dài thời gian du lịch.
- Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch
để góp phần phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa phát triển du lịch.
e) Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tăng cường liên kết ứng dụng khoa học và công nghệ giữa các địa phương
trong Vùng.
- Tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.

TỔNG KẾT
 Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình là vùng đất
giàu truyền thống lịch sử văn hóa với 1.821 di tích lịch sử đã được xếp hạng.
Nơi đây là mảnh đất thiêng, từng là Kinh đô của Nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm (từ năm 968-1010) gắn
liền với ba vương triều: Ðinh, tiền Lê và khởi đầu triều Lý. Hiện Ninh Bình sở
hữu những di sản văn hóa - lịch sử rất có giá trị, là nguồn tài sản vô giá, tiêu
biểu như: Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bích Động, chùa Bái
Đính, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, đền Thái Vi....
 Bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa, Ninh Bình còn nhiều những giá trị phi
vật thể nổi tiếng, như những áng thơ văn, những lễ hội, những làn điệu chèo,
hát văn, hát xẩm và văn hóa ẩm thực.... Ninh Bình có đến 260 lễ hội, nhiều lễ
hội đặc sắc được khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến như: lễ hội Hoa
Lư (được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia), lễ
hội chùa Bái Đính, lễ hội Tràng An, lễ hội Đền Thái Vi... Nơi đây cũng là đất tổ
của nghệ thuật hát hát Xẩm, hát Chèo và của nhiều làng nghề truyền thống như:
nghề điêu khắc đá Ninh Vân, gốm sứ Bồ Bát, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề
chiếu cói Kim Sơn...Với phong tục, tập quán văn hoá truyền thống lâu đời đã
tạo nên nét độc đáo, hẫp dẫn đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Ninh Bình với
nhiều món ăn nổi tiếng như: Thịt Dê, Cơm Cháy, Rượu Kim Sơn, Nem Yên
Mạc, Mắm Tép Gia Viễn, Bún Mọc Kim Sơn….
 Những thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử văn hóa lâu đời và những món ăn ngon
của vùng đất địa linh nhân kiệt này chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng khó phai
trong lòng du khách.
 Du khách đến Ninh Bình không chỉ được tham quan, thưởng ngoạn những quần
thể danh lam thắng cảnh đẹp kết hợp với các di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc,
mà còn được cung cấp đầy đủ các dịch vụ như lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống, vui
chơi, giải trí... Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày

26
càng được đầu tư khang trang, hiện đại, phong cách phục vụ ngày càng chuyên
nghiệp. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng về số lượng và nâng cao
về chất lượng. Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống phát triển mạnh, đáp ứng
kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Toàn tỉnh có khoảng 800 nhà hàng phục vụ
du khách với nhiều món ẩm thực mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất
Ninh Bình như: Tái dê, cơm cháy, miến lươn, nem chua Yên Mạc, rượu Lai
Thành, mắm tép Gia Viễn... Cùng với trên 20.000 cơ sở kinh doanh thương
mại, hơn 200 điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí ... sẽ đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Ninh Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27
28

You might also like