You are on page 1of 74

BÀI TẬP 3

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÙNG


TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Nhóm thực hiện: 05

GVHD: PGS.TS. Trương Thanh Cảnh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang...............................................................................7


Hình 2. Diễn biến ranh giới mặn 4g/l ghi nhận được tháng 3/2020 tại ĐBSCL...........34
Hình 3. Hạn mặn năm 2016 ở Gò Công, Tiền Giang....................................................38
Hình 4. Nghiêu chết hàng loạt ở biển Tân Thành năm 2015........................................41
Hình 5. Rừng phòng hộ đang mất dần do xói lỡ...........................................................42
Hình 6. Một dòng sông bị khô cạn do hạn hán năm 2016 tại huyện Gò Công, Tiền
Giang.............................................................................................................................45
Hình 7. Bãi biển ngập rác..............................................................................................46
Hình 8. Kẹt xe kéo dài trên QL60 đến cầu Rạch Miễu gần 10km vào ngày 2/9...........48
Hình 9. Sơ đồ bộ máy quản lý Môi trường tỉnh Tiền Giang.........................................59

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng qua các giai đoạn quan..........................................29
Bảng 2. Tổng lượng mưa tháng qua các giai đoạn quan trắc (mm)..............................29
Bảng 3. Độ ẩm trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc.......................................30
Bảng 4. Bốc hơi trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc (mm)...........................30
Bảng 5. Vận tốc gió trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc (m/s).....................31
Bảng 6. Đặc trưng mực nước các trạm (m)...................................................................32
Bảng 7: Tình hình thiếu nước sinh hoạt và sản xuất giai đoạn 2015 – 2018................39
TỪ VIẾT TẮT

XNM : Xâm nhập mặn


CCN : Cụm công nghiệp
FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
KCN : Khu công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
QĐ : Quyết định
TT : Thông tư
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
TBNN : Trung bình nhiều năm
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
LĐLĐ : Liên đoàn lao động
QLMT : Quản lý môi trường
1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội [1]

Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°55’ kinh độ Đông và vĩ độ Bắc.


Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp
tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía
Đông Nam giáp Biển Đông. Được chính phủ quy hoạch là một trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê
Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở
thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn
trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền
Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền
Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang

1.1. Điều kiện tự nhiên


1.1.1. Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao
trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1
m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực
có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau :
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông
Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao
trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ
1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình
lên đến 1.6 - 1.8 m.
- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn
Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và
có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai
khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là
giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai
Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần
Lonh Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông
Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao
trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân
Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân
Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long
tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị
ngập nặng nhất của tỉnh.
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm
vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân
Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình
Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có
cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển
Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên
Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông).
Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía
Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn
khu vực phía Nam.
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ
biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh.
1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình
quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.
Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 -
1.424mm/năm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông; độ ẩm trung
bình 80 - 85%.
Gió: có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc
độ trung bình 2,5 - 6m/s
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tiền Giang có 236.663 ha đất tự nhiên, trong đó có các nhóm đất chính như
sau:
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm
phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành
phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước
ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện
tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ
giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552 ha, chiếm phần
lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một
phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa,
nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn
loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại
cây trồng tương đối đa dạng.
- Nhóm đất phèn: Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912 ha, phân
bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện
Cái bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm
lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu
hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít
hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ
6,82% so với 12,19%.
Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã
tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra,
một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô
hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn
quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
Đất phèn nặm chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập
triều ven các lạch triều bưng trũng.
- Nhóm đất cát giồng : Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336 ha, phân bổ
rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều
nhất ở huyện Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ
giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Như vậy, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận
lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa
năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912 ha)
là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... Trong
thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông
qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt
hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái
sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân
Phước.
b) Tài nguyên khoáng sản
- Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và
Tân Hoà Đông - Tân Phước (mỏ Tràm Sập).
- Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước. Mỏ sét Tân Lập có chất lượng tốt, có
khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như
gạch, ngói…
- Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền. Các mỏ cát được xác định,
phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9
thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-
6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp.
- Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ
giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với
qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen.
Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; tại các nơi khác, khả
năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn
40.000m3/ngày đêm.
Nhìn chung, khoáng sản của Tiền Giang nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng,
các dự án khai thác các nguồn tài nguyên này cần nghiên cứu, tính toán kỹ về hiệu
quả và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
c) Tài nguyên nước
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho
việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Các con sông chảy qua tỉnh Tiền Giang
gồm có: Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km qua lãnh thổ
Tiền Giang, sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên
sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu
lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là một tuyến xâm nhập mặn chính. Ngoài ra, trên
địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ
Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ
sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định,
Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà,…
d) Tài nguyên biển
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ
biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa
Tiểu, cửa Đại (sông Tiền).Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển
nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha
gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập
mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di
chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ...
tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ
lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96
triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.

1.2. Điều kiện kinh tế [2]


1.2.1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP):
Năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh
của hạn, mặn và dịch Covid 19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh
doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh nhà đã đưa ra nhiều giải
pháp theo từng thời điểm, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân, điều hành phát
triển kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ước đạt 59.549 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010), tăng 0,69% ([1]) so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp
và thủy sản giảm 2,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% và khu vực
dịch vụ tăng 1,52% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng
thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 1,27 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm tăng 2,69% so cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch chậm theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm 39,3% giảm 0,3% (cùng kỳ 39,6%); khu vực công nghiệp, xây dựng
chiếm 26,0%, tăng 0,2% (cùng kỳ 25,8%); khu vực dịch vụ chiếm 28,7%, tương
đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,0%, tăng 0,1%
(cùng kỳ 5,9%).
1.2.2. Đầu tư và Xây dựng:
Năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 36.740 tỷ đồng, đạt 98,5% kế
hoạch, tăng 11,4% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 22.700 tỷ
đồng, giảm 2,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.468 tỷ đồng, giảm 10,9%, vốn
đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 6.010 tỷ đồng, tăng 69,2% so cùng kỳ.
Dự kiến cả năm tỉnh thu hút được 37 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký
17.779 tỷ đồng, tăng 33,4% so cùng kỳ; nâng tổng vốn đầu đăng ký mới và vốn
tăng thêm đạt 18.889 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2019. Các dự án lớn thu hút
đầu tư như: Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 vốn đầu tư 4.464 tỷ đồng, Nhà máy
điện gió Tân Phú Đông 2 vốn đầu tư 2.242, Dự án Bến cảng - Tổng kho xăng dầu -
Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ DKC Tiền Giang vốn đầu tư 3.646 tỷ
đồng.
Đến nay các KCN thu hút được 108 dự án (trong đó có 77 dự án FDI) với tổng
vốn đầu tư trên 2,3 tỷ USD và 5.080 tỷ đồng; diện tích thuê 561,5/758,3 ha, chiếm
74%, giải quyết việc làm cho 87.667 lao động.
Về cụm công nghiệp, đến nay, có 9 CCN được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu
tư, trong đó có 5 cụm công nghiệp đã mời gọi được nhà đầu tư. Tính đến thời điểm
hiện tại đã thu hút được 79 dự án thứ cấp (trong đó có 6 dự án FDI), với tổng vốn
đầu tư đăng ký 5.626,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 16.418 lao động.
1.2.3. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:
a) Nông nghiệp:
 Trồng trọt:
Cây lương thực có hạt: năm 2020, gieo trồng 139.440 ha, đạt 80,1% kế
hoạch, giảm 25,9%; sản lượng thu hoạch 813.386 tấn, đạt 77,3% kế hoạch, giảm
28,5% so cùng kỳ. Cụ thể:
- Cây lúa:
Gieo sạ 136.032 ha, đạt 80% kế hoạch, giảm 26,2%, thu hoạch 135.088 ha
(mất trắng 944 ha), sản lượng thu hoạch 801.122 tấn, đạt 77,2% kế hoạch, so cùng
kỳ giảm 28,7%.
Vụ Đông Xuân 2019 - 2020: chính thức xuống giống 57.604, giảm 11,2% so
cùng kỳ do thực hiện đề án cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng
sản xuất lúa khó khăn do tình hình hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông; năng suất
thu hoạch 66 tạ/ha, giảm 8,3% so cùng kỳ; sản lượng 373.970 tấn, so cùng kỳ giảm
19,9%.
Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 75.844 ha, thu hoạch 75.812
ha (mất trắng 32 ha); năng suất 54,6 tạ/ha, giảm 2%; sản lượng 413.895 tấn, so cùng
kỳ giảm 19,6%.
Vụ Thu Đông: gieo sạ 2.584 ha, đạt 10,7 % kế hoạch; giảm 90,4% so cùng kỳ,
do thực thiện theo Công văn số 1922/UBND-KHTC ngày 29/4/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương cắt vụ lúa Thu đông tại các huyện phía
Đông chuyển dần diện tích lúa 3 vụ/năm sang sản xuất 2 vụ để đảm bảo sản xuất an
toàn, hiệu quả. Cơ cấu giống lúa: lúa đặc sản, chất lượng cao diện tích 2.274 ha,
chiếm tỉ lệ 88%; lúa thường với diện tích 157 ha, chiếm tỉ lệ 6,1%; các giống lúa
còn lại diện tích 153 ha, chiếm tỉ lệ 5,9%.
 Chăn nuôi:
Ước thời điểm 01/12/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò
119,5 ngàn con, tương đương cùng kỳ; đàn lợn 268 ngàn con, tăng 1,2%; đàn gia
cầm (không kể chim cút) 17,7 triệu con, tăng 8,9% so cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng năm 2020: thịt bò 22.600 tấn, giảm 0,9%; thịt lợn 86.551 tấn, giảm
8,6%; thịt gia cầm 55.739 tấn, tăng 17% so cùng kỳ (trong đó: sản lượng thịt gà
42.283 tấn, tăng 15,1%).
b) Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/12/2020 là 1.896 ha không
bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng. So với năm 2019, diện tích
rừng đã giảm 72,4 ha; trong đó: giảm 60 ha rừng sản xuất ở huyện Tân Phước và
12,4 ha rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Năm 2020, cây phân tán trồng mới 648,6
ngàn cây, tăng 1,6% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác 39.051 m 3, giảm 7,5% so
cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 135.635 ste củi các loại, giảm 11,2% so cùng kỳ.
c) Thủy hải sản:
Năm 2020, thả nuôi 16.067 ha, đạt 102,3% kế hoạch, giảm 3% so cùng kỳ.
Thủy sản nước ngọt nuôi 5.311 ha, đạt 101,9% kế hoạch, giảm 9%; thủy sản nước
mặn, lợ nuôi 10.756 ha, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 0,3% so cùng kỳ.
Năm 2020, thu hoạch 316.367 tấn, đạt 102,9% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ;
trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 174.702 tấn, đạt 101,1% kế hoạch, giảm 3%;
sản lượng khai thác 141.665 tấn, đạt 105,2% kế hoạch, tăng 8,9% do ngư dân đầu tư
cải hoán và đóng mới tàu, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác.
1.2.4. Sản xuất công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 1,6% so cùng kỳ; trong đó: ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,3%.
Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2020 theo giá so sánh 2010 thực
hiện 85.085 tỷ đồng, tăng 1,3% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà
nước 35.640 tỷ đồng, tăng 0,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 48.344
tỷ đồng, tăng 1,8%.
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2020 giảm 11,1%
so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,5%, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh giảm 12,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 11,1%. Chia theo
ngành công nghiệp: chế biến chế tạo giảm 11,4%; sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,8%; cung cấp nước, hoạt
động quản lý rác thải, nước thải giảm 3,4%.
1.2.5. Thương mại, dịch vụ:
a) Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:
Năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 65.025 tỷ
đồng, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 4,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương
nghiệp 52.899 tỷ đồng, tăng 7,7%; lưu trú, ăn uống 5.815 tỷ đồng, giảm 11,7%; du
lịch lữ hành 29 tỷ đồng, giảm 78%; dịch vụ tiêu dùng 6.281 tỷ đồng, tăng 1,6% so
cùng kỳ.
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế
hoạch 325/KH-UBND ngày 24/11/2020 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu
phục vụ Tết, có 8 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia với tổng trị giá vốn hơn 444
tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 98,4 tỷ đồng.
b) Xuất - Nhập khẩu:
Do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các
chuyến bay đi và đến cũng như giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động giao
dịch. Hiện tại, vẫn tiến hành thông quan hàng hóa nhưng tiến độ chậm do tăng
cường kiểm tra dịch bệnh ở cả hai đầu xuất và nhập nên phần lớn giá trị xuất và
nhập khẩu đều giảm so cùng kỳ.
 Xuất khẩu:
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, đạt 88,5% kế hoạch, giảm 1,4% so
cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là do tác động của dịch Covid-
19. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong năm 2020 như sau:
- Thủy sản: Xuất 11.144 tấn, giảm 12,4%, về giá trị đạt 278 triệu USD, giảm
20,8% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất
khẩu đã giảm khoảng 60 - 70%. Giá bán buôn cá tra tại đồng bằng sông Cửu
Long 9 tháng đầu năm dao động trong khoảng 18.000 - 18.500 đồng/kg đối
với cá tra loại 1, đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua, từ tháng 10 đến
nay giá 22.000 - 24.000 đồng/kg.
- Gạo: Ước xuất 222.098 tấn, tăng 54,9%, về giá trị 134 triệu USD, tăng
95,3% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, trái ngược với xu hướng
giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo
đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ
ngày 1/5. Đây chính là tiền đề để nhiều doanh nghiệp lúa gạo khôi phục sản
xuất, đàm phán hợp đồng và tăng xuất khẩu.
- May mặc: Ước xuất 555 triệu USD, giảm 3,1% so cùng kỳ. Ngành may mặc
chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 rất lớn như việc nhập
nguyên liệu cũng như xuất hàng gặp khó khăn. Để duy trì hoạt động sản
xuất, doanh nghiệp đã tìm các đơn hàng sản xuất sản phẩm trong mùa dịch
như may khẩu trang, đồ bảo hộ phục vụ y tế,… để công nhân có thể tiếp tục
làm việc.
 Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 thực hiện 1.523 triệu USD, đạt
76,2% kế hoạch, giảm 23,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 103 triệu
USD, giảm 20,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.420 triệu USD, giảm 23,6%
so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 183 triệu
USD, tăng 1,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 266 triệu USD, giảm 28,2%;
chất dẻo nguyên liệu 90 triệu USD, tăng 34,6% so cùng kỳ.
c) Du lịch:
Năm 2020, dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh bởi
dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay vẫn còn diễn biến khá
phức tạp, khách quốc tế hiện nay chưa được nhập cảnh du lịch bình thường, đợt
dịch thứ 2 hiện đã được kiểm soát, tuy nhiên tâm lý đi tham quan du lịch của người
dân đã giảm.
Năm 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh 748 ngàn lượt, đạt 34% kế hoạch,
giảm 63,1% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 98,9 ngàn lượt, đạt 11% kế hoạch,
giảm 84,8%. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.845 tỷ
đồng, giảm 13% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm
99,5%.

1.3. Đặc điểm xã hội [2]


1.3.1. Lao động, giải quyết việc làm:
Theo kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm quý IV/2020 cho thấy, trong
tổng số 1.590 lao động đang làm việc của tỉnh đã có 118 lao động thiếu việc làm,
chiếm tỷ lệ 7,4%, tăng 1,8 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2019 (từ 5,6% năm 2019
lên 7,4% năm 2020), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn
cũng tăng lần lượt là 6,5% lên 7,0% đối với khu vực thành thị và 5,2% lên 7,6% đối
với khu vực nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn
(chiếm 70,3% trong tổng số số lao động thiếu việc làm của tỉnh). Sở dĩ, tỷ lệ thất
nghiệp chung của toàn tỉnh tăng so cùng kỳ, phần lớn là do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 đã tác động làm thiệt hại đến nền kinh tế, đến các mặt đời sống bị ngưng
trệ.
Năm 2020, đã tư vấn việc làm 32.702 lượt lao động, đạt 164% kế hoạch, tăng
53,9%; giới thiệu việc làm cho 3.402 lượt lao động, đạt 85% kế hoạch, tăng 52,4%
và đã giới thiệu cho 1.735 lao động có được việc làm ổn định, tăng 49,6% so cùng
kỳ.
1.3.2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:
Theo tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm
2020, toàn tỉnh có 3.456 hộ thoát nghèo; hộ nghèo phát sinh là 256 hộ; toàn tỉnh còn
9.429 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,87% so tổng số hộ toàn tỉnh (505.625 hộ); hộ thoát
cận nghèo là 3.732 hộ; hộ cận nghèo phát sinh là 2.791 hộ (hộ thoát nghèo rơi vào
cận nghèo 1.681 hộ. Toàn tỉnh có 16.736 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,32% so tổng
số hộ toàn tỉnh.
Năm 2020, vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động
được 15,4 tỷ đồng. Xây dựng và sửa chữa 467 căn nhà cho hộ nghèo và đoàn viên,
hội viên, công đoàn viên khó khăn với số tiền 18,1 tỷ đồng. Vận động quỹ đền ơn
đáp nghĩa lũy kế từ đầu năm vận động được 10,8 tỷ đồng đạt 108% kế hoạch; lũy kế
từ đầu năm xây dựng được 127 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng đạt,
103% kế hoạch năm; lũy kế từ đầu năm sửa chữa 118 căn nhà tình nghĩa với tổng
kinh phí 2,4 tỷ đồng, đạt 236% kế hoạch.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người
nghèo là 33.881 thẻ và 51.640 thẻ dành cho người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi là
150.809 thẻ.
1.3.3. Hoạt động giáo dục:
Tỷ lệ trẻ mầm non đến trường duy trì mức 95%; giáo dục thường xuyên
87,2%, các cấp học phổ thông đạt khoảng 98 - 99%.
Kết thúc năm học 2019-2020, xét hoàn thành chương tiểu học đạt 100%; cấp
THCS có 21.876 học sinh được xét tốt nghiệp, đạt 99,97% (tăng 0,84% so với năm
học trước). Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia diễn ra an toàn, nghiêm túc với 13.790
học sinh đạt tốt nghiệp/ tổng số 13.897 học sinh dự xét, đạt tỷ lệ 99,23% (tăng
2,83% so với năm học trước).
1.3.4. Hoạt động y tế:
Trong năm 2020: có 18/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ:
về số mắc, có 5 bệnh tăng; 19 bệnh giảm; 23 bệnh tương đương và hoặc không xảy
ra ca mắc. Không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm. Công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm luôn được ngành y tế quan tâm, thực hiện kiểm tra An toàn vệ sinh thực
phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trong năm 2020 với
12.975 lượt, đạt vệ sinh là 12.726 lượt, tỷ lệ 98%; Không ghi nhận xảy ra ngộ độc
thực phẩm trên địa bàn.
Về công tác khám chữa bệnh tại các tuyến tương đối ổn định. Công suất sử
dụng giường bệnh bình quân trong năm 2020 đạt 92,2%. Ngoài ra so cùng kỳ năm
2019, tổng số lần khám bệnh người dân tăng 27,8%, tổng số người điều trị nội trú
tăng 8,2%, tổng số ngày điều trị nội trú giảm 19,5%.
Dịch Covid-19: Tính đến ngày 15/12/2020, tổ chức cách ly tập trung cho
người có nguy cơ lây bệnh, người từ vùng dịch trở về trong 11 đợt là 2.616 người.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tiền Giang có 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 đã
được điều trị khỏi xuất viện và được hướng dẫn cách ly theo quy định.
1.3.5. Hoạt động văn hóa - thể thao:
Toàn tỉnh hiện có 459.105 hộ/459.990 hộ trên địa bàn toàn tỉnh đăng ký xây
dựng Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 99,8%, đến cuối năm qua bình xét có 425.031 hộ
đạt Gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 92,6%; 998/1005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ
99,3%; 152/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị (125 xã, 21 phường, 6 thị trấn); 59 chợ văn hóa; 17 công viên văn
hóa; 729 con đường văn hóa, 537 cơ sở thờ tự văn hóa.
1.3.6. Tình hình cháy nổ, môi trường:
Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 28 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm bị thương 3 người, chết 4
người; tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 75,4 tỷ đồng. Tổng số vụ vi phạm môi
trường được phát hiện và xử lý 49 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 864,4 triệu đồng.
Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác
nước dưới đất không giấy phép; khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn
nước khi giấy phép hết hạn; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường không giấy phép.

2. Các hoạt động phát triển chính [3]

2.1. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
Cùng cả nước tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án tổng thể cơ cấu lại
nền kinh tế và cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng
theo hướng phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều
sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, không
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Tăng trưởng kinh
tế gắn với phát triển văn hoá - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân; bảo vệ, cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.1.1. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, xác định các
sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng lợi thế để ưu tiên đầu tư phát triển;
tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Khai thác lợi thế, tiềm năng của tỉnh có nền nông nghiệp đa dạng trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Đối với cây lúa, sẽ giảm dần diện tích lúa 03 vụ ở
các vùng thiếu nước, ảnh hưởng lũ, diện tích lúa còn lại chủ yếu là sản xuất giống
chất lượng cao, đặc sản; ưu tiên sản xuất lúa gạo theo mô hình cánh đồng lớn, hợp
tác xã sản xuất, bảo vệ hiệu quả vùng đất trồng lúa năng suất cao và sản xuất lúa
theo tiêu chuẩn GAP.
Đối với cây ăn trái, áp dụng sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo an toàn thực
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung phát triển các loại cây ăn quả có thế
mạnh, có lợi thế so sánh của tỉnh như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh
long Chợ Gạo, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, khóm Tân Phước, sơ ri Gò Công.
Đối với chăn nuôi, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát
triển chăn nuôi tập trung, nhất là ở khu vực đã được quy hoạch; hướng dẫn chăn
nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp; tiếp tục phát huy tốt đàn vật nuôi có tiềm
năng, lợi thế của tỉnh như gia súc, gia cầm.
Đối với thủy sản, tập trung sản xuất thâm canh đối với các đối tượng nuôi chủ
lực như tôm, cá tra; phát triển nuôi theo hướng luân canh, xen canh thủy sản - lúa
phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng; tăng cường công tác kiểm tra an toàn
kỹ thuật tàu cá.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển các hình thức hợp tác, liên
kết đa dạng giữa sản xuất với chế biến - tiêu thụ - kho vận; cải thiện mối quan hệ
giữa nông dân và doanh nghiệp đối với vùng chuyên canh. Khuyến khích liên kết
giữa hộ nông dân sản xuất với tổ chức tín dụng, tổ chức khoa học, công nghệ và
doanh nghiệp.
2.1.2. Đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp; Đề án
phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; hoàn thành và triển khai
thực hiện Đề án tái cấu trúc ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Chương trình phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi
nhọn. Đầu tư, thu hút đầu tư khai thác hạ tầng các khu công nghiệp đã quy hoạch
như vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước, vùng Gò Công, các CCN đã được
quy hoạch nhanh chóng đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả các khu, CCN.
Thực hiện tái cấu trúc ngành công nghiệp và ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ, có tỉ trọng giá trị gia tăng cao. Phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân khoảng 15,5 - 17,5%/năm;
đến năm 2020 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP khoảng 32,3 - 33,6%.
Phát triển công nghiệp đa ngành, tạo ra sản phẩm phong phú hơn, đáp ứng yêu
cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp
có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp
phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phát triển
công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng may mặc, giày dép
hướng về xuất khẩu.
Tập trung huy động nguồn lực đầu tư các khu, cụm công nghiệp đã được phê
duyệt và thu hút đầu tư những ngành nghề tỉnh có lợi thế so sánh, có kết nối với
tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh lân cận, nhất là sự lan
tỏa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ưu tiên đầu tư hạ tầng như giao thông, cấp điện,
cấp nước,... nhất là các trục giao thông kết nối từ 02 vùng công nghiệp mới của tỉnh
là khu vực công nghiệp Đông Nam Tân Phước và khu vực công nghiệp Gò Công
với các trục giao thông chính.
2.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ
Khai thác lợi thế về cảnh quan, khoảng cách với thành phố Hồ Chí Minh và vị
trí địa lý thuận lợi có thể tạo lập thế đầu mối - trung chuyển - phân luồng, phát triển
các lĩnh vực có thế mạnh như thương mại, du lịch, kho vận, tài chính ngân hàng, bất
động sản và thu hút các dịch vụ giảm áp về giáo dục, y tế, văn hóa từ thành phố Hồ
Chí Minh. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 7,5 - 8,6%/năm. Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 34,9 -
35,1% vào năm 2020.
Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; phát triển mạnh thị
trường nội địa, khu vực nông thôn; chú trọng phát triển thương mại điện tử và xây
dựng thương hiệu hàng hoá của tỉnh, tích cực mở rộng và đa dạng hóa thị trường
ngoài nước.
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa
dạng và tính chuyên nghiệp cao. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương
hiệu du lịch tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các điểm du lịch trọng điểm mới để
thúc đẩy phát triển du lịch Tiền Giang và khai thác hiệu quả, bền vững các di sản
văn hoá, di tích lịch sử, phong cảnh sông nước, vườn cây ăn trái và gìn giữ vệ sinh
môi trường; trong đó ưu tiên phát triển du lịch Cù lao Thới Sơn, hệ thống cảnh quan
sông Tiền gắn kết với các khu điểm du lịch trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1400/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mạnh các dịch vụ y tế, giáo
dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao,…nhất là dịch vụ chất lượng cao về đào tạo
nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe.
2.1.4. Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển, phát huy lợi thế 03 vùng kinh tế của tỉnh
 Vùng kinh tế - đô thị trung tâm:
Gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành; trong đó,
thành phố Mỹ Tho là đô thị trung tâm của tỉnh. Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển
đô thị, giáo dục - đào tạo, y tế; phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản,
thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa - lịch
sử; phát triển nông nghiệp đô thị (trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn,...) ứng dụng
công nghệ cao.
 Vùng kinh tế - đô thị phía Đông:
Gồm thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú
Đông; trong đó, thị xã Gò Công là đô thị trung tâm vùng. Tiếp tục đầu tư phát triển
công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái
biển, bảo tồn rừng ngập mặn.
 Vùng kinh tế - đô thị phía Tây:
Gồm thị xã Cai Lậy và các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước; trong đó, thị
xã Cai Lậy là đô thị trung tâm vùng. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
nông sản (lúa gạo, trái cây); nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại -
dịch vụ chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái, vùng
Đồng Tháp Mười và du lịch tâm linh.
2.1.5. Phát triển kinh tế biển
Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền
quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển. Khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và
sửa chữa tàu biển, vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần
nghề cá; du lịch biển. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung ven biển và
định hướng xây dựng Khu kinh tế Gò Công. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội phục vụ sản xuất và đời sống vùng biển. Xây dựng các cơ sở hậu cần nghề cá,
tránh trú bão, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và hoạt động dài ngày trên
biển. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển.
2.1.6. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Về doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục thực hiện và hoàn thành cổ phần hóa các
công ty TNHH MTV Công trình đô thị thị xã Gò Công, Chăn nuôi Tiền Giang, Cấp
nước Tiền Giang, Cấp nước nông thôn Tiền Giang. Chỉ đạo 2 công ty TNHH MTV
Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang và người đại
diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần trên xây dựng chiến lược, kế hoạch
05 năm và kế hoạch hàng năm về phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát
triển.
Có giải pháp trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ
gia đình, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin. Khuyến khích hình thành doanh
nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển,
ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và tham
gia vào chuỗi giá trị trong và ngoài nước.
Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh đối với doanh nghiệp, nhất
là các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng
cao. Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ
trợ, chế biến nông thủy sản, may mặc, giày dép, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức
khỏe chất lượng cao.

2.2. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị


Để thực hiện mục tiêu “Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
cả ở đô thị và nông thôn”, nhất là hệ thống giao thông, đô thị là nhiệm vụ đột phá
trong phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 30 - 35%. Tập
trung thực hiện một số giải pháp:
- Tổ chức rà soát các quy hoạch xây dựng, kết cấu hạ tầng đã có, trên cơ sở đó
đánh giá sự phù hợp với xu thế phát triển để kịp thời điều chỉnh, bổ sung
hoặc lập mới quy hoạch những khu vực trọng điểm để ưu tiên đầu tư phát
triển đô thị, khu trung tâm, khu vực nông thôn. Khắc phục tình trạng chồng
chéo, thiếu đồng bộ trong quy hoạch xây dựng đô thị với các quy hoạch tổng
thể, quy hoạch ngành, quy hoạch nông thôn mới. Phát huy vai trò của các tổ
chức phản biện, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch; xác định nguồn lực, lộ
trình thực hiện hợp lý, khả thi.
- Chú trọng thực hiện phát triển xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ
với một số công trình trọng điểm, đặc biệt là hệ thống giao thông và hạ tầng
đô thị. Bảo đảm kết nối thông suốt giữa đô thị và nông thôn, giữa các khu,
cụm công nghiệp với các trục giao thông chính. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ
tầng giao thông tại các vùng khó khăn, vùng chịu nhiều ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, nước biển dâng. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm tính hiệu quả và đồng bộ, nhất là mạng
lưới giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, thông tin truyền thông, giáo dục, y tế.
Trong thời gian đầu ưu tiên đầu tư cho các công trình đầu mối, các công trình
giao thông kết nối các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực đô thị,
khu vực trung tâm ở nông thôn.
- Ưu tiên nguồn ngân sách để đầu tư các công trình thiết yếu, khó huy động
vốn từ các nguồn lực xã hội. Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, vay ưu
đãi, vốn ODA, mời gọi đầu tư để phát triển hạ tầng đô thị. Tăng cường hợp
tác đầu tư bằng nhiều hình thức như PPP, BOT, BT,...vào các lĩnh vực
thương mại dịch vụ, du lịch, hạ tầng. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội trên nguyên tắc phải đầu tư đồng bộ tránh dàn trải, kết
hợp vừa đầu tư mới và vừa chỉnh trang, duy tu để sử dụng có hiệu quả hạ
tầng kỹ thuật hiện có. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, lập các danh mục dự án và cơ chế ưu tiên cụ thể để công khai, mời
gọi đầu tư; ưu tiên các dự án nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị như
đầu tư các khu vui chơi giải trí, xử lý nước thải, rác thải.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, bồi
thường giải phóng mặt bằng thông thoáng đảm bảo theo quy định của pháp
luật, phù hợp với đặc thù của đô thị, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
người dân, đảm bảo cuộc sống của người dân chuyển từ nông nghiệp sang
lao động phi nông nghiệp,…

2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học,
công nghệ
a) Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Về giáo dục phổ thông:
Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; các trường chủ
động xây dựng kế hoạch giảng dạy - giáo dục của nhà trường trên cơ sở đảm bảo
mục tiêu, chương trình giáo dục và phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục thực hiện Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học các môn học khác.
 Về đào tạo, dạy nghề:
Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch, đầu tư, thu hút đầu tư phát
triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nhằm tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ
trong hàng ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và
các ngành nghề khác nhau, đảm bảo nhân lực cho các ngành mũi nhọn, các chương
trình kinh tế trọng điểm, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo và đào tạo nghề. Đẩy mạnh tư vấn
hướng nghiệp trong các trường trung học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy và học.
Khuyến khích và thực hiện ưu đãi để các trường mở cơ sở dịch vụ hoặc liên
kết với doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu, quy trình công nghệ của trường
để giáo viên có điều kiện thâm nhập thực tế, sinh viên, học sinh thực tập sản xuất,
làm dịch vụ.
Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thu hút các
nhà khoa học tham gia giảng dạy. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các
trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo.
b) Về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ. Tăng
cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân,
doanh nghiệp, tổ chức. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Tăng
cường hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trung tâm của Trung ương và thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ để giải quyết các vấn đề vướng mắc về khoa học
công nghệ cho doanh nghiệp phục vụ phát triển ngành. Đầu tư đồng bộ các trang
thiết bị, mạng thông tin hiện đại cho các Trung tâm ứng dụng, tư vấn và chuyển
giao công nghệ để có điều kiện liên doanh, liên kết với các Trung tâm nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
Có cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ
trọng điểm theo mô hình tiên tiến và triển khai những dự án khoa học, công nghệ
quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân
sách nhà nước và có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu
tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Có chính sách trọng
dụng và tôn vinh đội ngũ khoa học, công nghệ.
2.4. Phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,
giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Phát triển bền vững văn hoá, xã hội trên cơ sở gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng
cao đời sống nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công, nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về an sinh xã hội. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất
là các vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến
khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực hiện
tốt chính sách việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài. Bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản
cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các
tuyến. Phát triển y học cổ truyền. Quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển
hệ thống y tế dự phòng, chủ động phòng bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Chú
trọng phát triển nhân lực y tế trình độ cao, tăng cường nhân lực y tế cho khu vực
nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế ngoài công lập.
Đẩy mạnh công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Chú trọng công tác
dân số, kế hoạch hoá gia đình, cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, chuyên
nghiệp. Quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Chăm sóc và phát
huy vai trò người cao tuổi. Thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy bình đẳng
giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, xã
hội.
2.5. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi
khí hậu và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, kế
hoạch và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Khai thác và sử dụng bền vững nguồn
nước. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển.
Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiểm soát chặt
chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm
trọng.

3. Các tác động của BĐKH lên tỉnh Tiền Giang

3.1. Các biểu hiện [4]


Những năm gần đây, Tiền Giang là tỉnh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
khá nặng nề, các tai biến thiên nhiên xảy ra thường xuyên và có dấu hiệu gia tăng
mạnh về cường độ với thời gian kéo dài. Theo kết quả phân tích số liệu nhiều năm
của các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Báo cáo tổng kết
đánh giá khí hậu tỉnh Tiền Giang, sự biến đổi của các yếu tố khí hậu có những đặc
điểm sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1979- Bảng
25,1: 26, 27, 28, 28, 27, 27, 27, 26, 26. 26, 26,
2018 Nhiệt
4 độ 3 4 4 3 5 5 1 8 6 7 2

2009- 25, 26, 27, 28, 29, 27, 27, 27, 27, 27, 27, 26,
2018 7 1 6 7 0 9 5 6 3 1 4 5

 Nhiệt độ

Nhận xét:

Nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm quan trắc Mỹ Tho giai đoạn 1979 –
2018 dao động từ 25,4oC- 28,4oC, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 4 (28,4 oC) và
thấp nhất váo tháng 1 (25,4oC). Nhiệt độ mùa mưa và mùa khô chênh lệch không
đáng kể, trung bình 1,9oC. Nhiệt độ trung bình tỉnh Tiền Giang trong toàn giai đoạn
đánh gái có mức tăng 0,19oC/thập kỷ.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1979- 10, 2, 48, 147, 211, 190, 194, 237, 269, 100, 34,
Bảng 2. 8,0
2018 5 2 0 5 7 6 4 1 9 8 7
Tổng
lượng 34, 5,
2009- 14, 36. 123, 223, 235, 188, 246, 268, 110, 43,
mưa
2018 3 2 0 6 8 8 7 9 7 3 7 4
tháng
qua
Lượng
các mưa
giai
Nhận xét:
đoạn
quanmưa bắt đầu vào tháng 5 kéo dài đến tháng 11, đỉnh mưa thường xuất hiện
Mùa
trắc 10 hàng năm (cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc vào tháng 10 đỉnh
vào tháng
mưa (mm)
lên đến 269,9mm). Trong khi đó mưa ít dần vào tháng 4, báo hiệu mùa mưa
kết thúc và mùa khô chính thức bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

 Độ ẩm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1979- 79, 78, 78, 78, 81, 83, 84, 84, 84, 85, 83, 81,
2018 4 5 4 3 8 9 4 7 8 9 3 7

2009- 78, 75, 76, 76, 79, 82, 82, 82, 80, 83, 79, 79,
2018 0 8 0 0 8 3 0 2 4 3 1 4

Bảng 3. Độ ẩm trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc Nhận
xét:

Độ ẩm không khí bình quân năm tại trạm quan trắc Mỹ Tho giai đoạn 1979 -
2018 dao động trong khoảng 78,3% - 85,9% và thay đổi theo mùa. Trong mùa khô,
độ ẩm không khí thấp và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4 với 78,3%. Khi bắt
đầu vào mùa mưa thì độ ẩm không khí tăng lên, và giá trị cực đại ghi nhận được là
vào tháng 10 (85,9%).

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1979- 92, 102, 125, 117, 90, 79, 80, 82, 60, 67, 75,
70,6
2018 8 7 3 1 8 7 5 6 6 8 8

2009- 67, 99,8 77, 68, 70, 72, 63,3 55, 61, 64,
78,9 95,8
2018 0 5 0 6 1 7 8 2 3 9

 Tổng lượng bốc hơi

Bảng 4. Bốc hơi trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc (mm)

Nhận xét:

Trong giai đoạn 1979 - 2018: Bốc hơi các tháng tại trạm quan trắc Mỹ Tho có
lượng bốc hơi trung bình cao nhất là vào các tháng cuối mùa khô (tháng 3) với giá
trị là 125,3mm/tháng, còn lượng bốc hơi trung bình thấp nhất là vào các tháng cuối
mùa mưa (tháng 10) với giá trị khoảng 60,6mm/tháng. Lượng bốc hơi trung bình
tháng sẽ tăng dần bắt đầu mùa khô và giảm dần khi chuyển sang mùa mưa.

 Vận tốc gió

Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính là:

- Gió mùa Tây Nam (thường bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 11) mang
theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam
chiếm tần suất khoảng 60 - 70%, tốc độ trung bình gần 2,4m/s.

- Gió mùa Đông Bắc (bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) mang
không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc
chiếm tần suất dao động khoảng 50 - 60%, tiếp đến là hướng Đông chiếm tần suất
20 - 30%, tốc độ gió trung bình 3,8m/s. Gió mùa Đông Bắc thổi cùng hướng với các
cửa sông, điều này làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông
rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển

Thán VI VII XI Nă
I II III IV V VI IX X XI
g I I I m

TB
1,6 2,1 2,2 1,8 1,3 1,6 1,8 2,0 1,5 1,1 1,2 1,2 1,6
(m/s)

S(m/s) 0,5 0,6 0,5 0,5 0,4 0,5 0,4 0,5 0,4 0,3 0,4 0,5 0,2

29, 27, 24, 30, 27, 29, 23, 24, 27, 30, 31, 38, 15,
Sr %
5 2 5 1 3 3 1 5 8 5 1 7 0
Bảng 5. Vận tốc gió trung bình tháng qua các giai đoạn quan trắc (m/s)

Do địa hình tỉnh tương đối bằng phẳng nên gió ít biến đổi giữa các khu vực,
nhưng biến đổi theo mùa. Tốc độ gió trung bình các tháng tại trạm quan trắc Mỹ
Tho giai đoạn 1979 - 2018 dao động trong khoảng 1,1 - 2,2m/s; vận tốc gió trung
bình cao nhất là vào các tháng cuối mùa khô (tháng 3) với giá trị 2,2m/s, còn vận
tốc gió trung bình thấp nhất là vào các tháng cuối mùa mưa (tháng 10) với giá trị
khoảng 1,1m/s.

 Bão và áp thấp nhiệt đới

Trong giai đoạn 1961 - 2012 tần suất hoạt động của các xoáy thuận nhiệt đới ở
khu vực biển Nam Bộ có xu hướng tăng lên với tốc độ khoảng 0,0079 cơn/năm; đặc
biệt là trong những năm gần đây 2016 - 2018, số cơn bão cũng như áp thấp nhiệt
đới tăng khó rõ. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn đó, cường độ lại có xu hướng giảm
với mức 0,0373 cấp/năm.

 Biến đổi mực nước


Để đánh giá đặc trưng mực nước trên toàn bộ hệ thống sông ngòi khu vực tỉnh
Tiền Giang, các số liệu mực nước của các trạm được thu thập bao gồm ở các trạm
Mỹ Thuận (phía Tây), Mỹ Tho (trung tâm) và Vàm Kênh (phía Đông) trong giai
đoạn 2009 – 2017 như sau:

Bảng 6. Đặc trưng mực nước các trạm (m)

Trạm đo Cực đại Cực tiểu Trung bình


Nhận xét:
Mỹ Thuận 2.0 -1.6 0.4
Mực nước trung bình xu
Mỹ Tho 1.8 -1.9 0.2
thế biến đổi ở trạm Mỹ Thuận
cao hơn so với Vàm trạm Mỹ Tho
1.7 -2.3 0.0
và trạm Vàm Kênh Kênh. Với mực
nước cực đại; xu thế biến đổi
tại trạm Mỹ Tho cao hơn so với Mỹ Thuận và Vàm Kênh. Mực nước cực tiểu thì xu
thế biến đổi tại Mỹ Tho cao hơn so với trạm Mỹ Thuận và Vàm Kênh nhưng không
đáng kể.

 Xâm nhập mặn (XNM) [5]

Tình hình XNM đang diễn ra ngày càng phức tạp dẫn đến thiếu nguồn nước
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. XNM thường diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều ở biển Đông với biên độ 3m – 3,5m cùng với hệ
thống kênh rạch chằng chịt làm mặn dễ xâm nhập vào sâu trong nội đồng. Cùng với
những diễn biến bất thường của thời tiết và mực nước sông Mê Kông hiện 185 nay,
tình trạng hạn hán và XNM vào mùa khô có xu hướng tăng và lấn sâu vào khu vực
phía Tây của tỉnh.

Nhìn chung, hạn mặn năm 2019-2020 diễn biến rất phức tạp, độ mặn tăng cao
đột biến, xâm nhập sớm, duy trì lâu, lấn sâu vào nội đồng tỉnh Tiền Giang vượt qua
năm mặn lịch sử năm 2016. Mặn xâm nhập từ 03 hướng là: từ cửa sông Tiền; từ
sông Hàm Luông - tỉnh Bến Tre lấn sang; từ sông Vàm Cỏ. XNM đã ảnh hưởng đến
hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đó: Trên tuyến sông Tiền:
mặn bắt đầu từ những ngày đầu tháng 02/2020 đến cống Xoài Hột (xã Bình Đức,
huyện Châu Thành). Độ mặn cao nhất 7,0 g/l (12/3/2020) cao hơn cùng kỳ năm
2016 là 4,50 g/l; Trên tuyến sông Hàm Luông: Mặn xâm nhập rất sớm, sớm hơn
TBNN là 3 tháng và sớm hơn năm 2016 là 2 tháng, độ mặn 1g/l tại trạm Chợ Lách

xuất hiện vào ngày 11/12/2019, đạt mức cao nhất là 6,7g/l vào ngày 04/3, cao hơn
cùng kỳ năm 2016 là 5,2 g/l. XNM từ sông Hàm Luông đổ qua ảnh hưởng từ cầu
Kim Sơn đến Vàm Cái Bè cũng từ đầu tháng 02/2020 với độ mặn rất cao và luôn
duy trì kể cả chân và đỉnh triều. Xâm nhập mặn năm 2019-2020 trên tất cả các
tuyến sông xuất hiện sớm hơn năm 2015- 2016 bình quân khoảng từ 30 - 45 ngày,
diễn biến rất phức tạp, nồng độ mặn cao hơn, lấn sâu hơn cùng kỳ hạn mặn mùa khô
2015-2016.

(Nguồn: Văn phòng thường trực - Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, tháng 04/2020)

Mặn xâm nhập sâu vào phía bên trong nội đồng vùng dự án Bảo Định và vùng
kiểm soát lũ. Đặc biệt, tình hình xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước cấp cho Nhà máy nước BOO Đồng Tâm và Nhà máy nước Bình Đức.
Đồng thời, hạn mặn đã gây thiệt hại cho 8.817 ha Vụ Đông Xuân 2019-2020 và
36.121 ha vườn cây ăn trái mẫn cảm với mặn thuộc vùng phía Nam Quốc lộ IA.

Đánh giá chung: Trong thời gian qua, một số biểu hiện cụ thể của BĐKH trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang đã được thể hiện rất rõ, như: số giờ nắng, số ngày nắng
nóng kéo dài và nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng lên, trong khi lượng mưa
biến động thất thường theo mùa (tăng nhẹ vào mùa khô và giảm khá nhiều vào mùa
mưa), theo đó lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm đi đáng kể. Bên cạnh
đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, dông bão, gió xoáy) và mức độ thiệt
hại do thiên tai có xu hướng ngày càng tăng. Xâm nhập mặn ngày càng đi sâu vào
trong đất liền, cụ thể nhất là đợt hạn mặn mùa khô năm 2015-2016, mùa khô 2019-
2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện tượng lũ
lớn tràn về là đặc trưng cho sông Mekong giảm hẳn, nguồn lợi thủy sản, lượng phù
sa từ lũ cũng giảm đi rõ rệt.

3.2. Các ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, con người
Tiền Giang là tỉnh nằm ven bờ sông Tiền thuộc hệ thống sông Cửu Long, tiếp
giáp với biển Đông, có 32km bờ biển và có hệ thống sông rạch chằng chịt, chịu tác
động của chế độ bán nhật triều truyền từ biển Đông qua các cửa Tiểu, Đại, cửa Soài
Rạp đi sâu vào nội đồng. BĐKH làm mực nước biển dâng cao hơn, xâm nhập mặn
vào đất liền càng ngày càng sâu hơn làm cho nhiều vùng đất của Tiền Giang bị ảnh
hưởng mặn, gây khó khăn rất nhiều cho đời sống và sản xuất nông nghiệp là nghề
chính của nhân dân trong tỉnh (trên 70% dân số tỉnh Tiền Giang sống bằng kinh tế
nông nghiệp). Trong 5 năm (2014 - 2019), thiên tai đã làm khoảng 6.300 ha lúa
năng suất cao mất trắng, tổng thiệt hại 140,5 tỷ đồng. Nặng nhất là vụ Đông xuân
2015 - 2016 gây thiệt hại 3.700 ha, ước trên 81,6 tỷ đồng. Vụ Thu đông 2015,
huyện cù lao Tân Phú Đông xuống giống trễ trong khi mặn đến sớm và xâm nhập
sâu vào thượng lưu sông Tiền khiến gần 1.000 ha bị chết, chiếm đến 66,49% diện
tích gieo trồng toàn huyện. [6]

Mùa khô năm 2016 trên các cửa sông (sông Tiền và Vàm Cỏ) mặn xuất hiện
sớm, độ mặn cao và lấn sâu vào nội đồng nhanh hơn so với trung bình nhiều năm
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vụ Đông xuân 2015-2016 trong vùng
ngọt hóa Gò Công của tỉnh cụ thể như sau:

- Tại cống Vàm Giồng, độ mặn luôn duy trì ở mức cao, độ mặn cao nhất dao
động từ 5,00 - 8,20 g/l. Cống Vàm Giồng đã đóng ngăn mặn từ 20/11/2015 (độ mặn
2,0g/l) sớm hơn cùng kỳ 20 ngày. Đến ngày 05/3, độ mặn cao nhất đo được 7,8 g/l,
cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 3,3 g/l.

- Tại cống Xuân Hòa, độ mặn dao động trong khoảng 1,50 - 3,70g/l (từ ngày
05-25/01/2016). Cống Xuân Hòa đóng ngày 05/01/2016 sớm hơn cùng kỳ 02 tháng.
Đến ngày 05/3, độ mặn cao nhất đo được 3,3g/l, cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 2,8
g/l.

Đến ngày 25/02/2016 độ mặn 2,60g/l đã xâm nhập đến thành phố Mỹ Tho (cách
cửa biển 50km); độ mặn 1,10g/l (ngày 25/02/2016) đã xâm nhập đến Đồng Tâm,
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (cách cửa biển 55km).

Đến ngày 05/03/2016 độ mặn 1,05g/l đã xâm nhập đến thành phố Mỹ
Tho (cách cửa biển 50km), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 1,05 g/l; độ mặn
0,14g/l (ngày 25/02/2016) đã xâm nhập đến Đồng Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang (cách cửa biển 55km), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 0,14 g/l.

- Vụ lúa Thu Đông năm 2015: Có 1.837 ha bị thiệt hại, trong đó: 945 ha thiệt
hại trên 70% và 892 ha thiệt hại từ 30-70%.

- Vụ lúa Đông Xuân năm 2015-2016: Trong vùng ngọt hóa Gò Công, mặc dù
các địa phương đã rất chủ động tổ chức bơm để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tuy nhiên
tại khu vực cuối nguồn, mực nước nội đồng thấp, chất lượng nước kém, nguồn
nước bị nhiễm mặn, dồn phèn nên đã làm lúa bị thiệt hại trên 70% là 1.106 ha và
diện tích lúa bị thiệt hại đến cuối vụ trên 70% là 3.471 ha. Diện tích giảm năng suất
từ 20-30% khoảng 7.000 ha.

Ngoài ra, do ảnh hưởng mặn đã làm cho 20 ha nhãn, 80 ha mãng cầu xiêm và
40 ha sả trên địa bàn huyện Tân Phú Đông bị thiệt hại từ 30% - 70%. Ước thiệt hại
trong sản xuất nông nghiệp khoảng 184,250 tỷ đồng.
BĐKH đã, đang và chắc chắn tạo ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến môi trường
và con người trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; làm tổn hại tài sản, nhà cửa và đe dọa
sinh mạng của nhân dân, nhất là những người sinh sống trên các cồn vùng cửa sông,
ven biển.

BĐKH đã, đang và sẽ làm gia tăng xói lỡ đất ven biển là điều rất khó khắc
phục, nhất là khi thảm rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ không được trồng và
chăm sóc tốt hoặc bị phá đi để lấy đất làm công trình khác như xây dựng khu công
nghiệp…. Việc gia tăng lũ lụt làm ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân
vùng phía Tây của tỉnh là nơi sản xuất lúa cao sản và vùng chuyên canh cây ăn quả.
Thêm nữa, ô nhiễm môi trường tại các vùng ngập lũ sâu và kéo dài cộng với nhiệt
độ gia tăng sẽ dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên người, gia súc và gia cầm,
mà đặc điểm ở các vùng nông thôn trong tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ số hộ chăn nuôi
rất cao với tổng số lượng gia súc, gia cầm rất lớn.

3.2.1. Trồng trọt:


BĐKH dẫn đến biến đổi đặc tính của đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của
các loại cây trồng. Nhiều loại cây trồng không thể thích nghi kịp với sự thay đổi của
thời tiết. Hiện tượng khô cằn cùng với việc mặn hóa, giảm lượng nước ngọt làm cho
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Rủi ro tăng lên do lũ lụt bất thường. Các
mối đe dọa từ việc tăng sâu bệnh và dịch bệnh do thay đổi trong phân bố dịch bệnh
truyền bệnh.

Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), nếu nhiệt độ tăng
thêm 1,00C, năng suất lúa sẽ giảm 10%. Và theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới
(WB), khi mực nước biển dâng cao từ 20 - 60 cm sẽ có từ 100.000 đến 200.000 ha
đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê 2013, do ảnh hưởng của bão, lụt toàn tỉnh Tiền Giang
thiệt hại 8,55 ha lúa do bị ngập; 473,55 ha rau màu bị ngập úng; 942,60 ha khóm bị
thiệt hại; 17.060 ha cây ăn trái bị thiệt hại, ước tính thiệt hại khoảng
337.106.000.000 đồng. Năm 2016, theo số liệu thống kê của tỉnh thì với tác động
của Elnino làm mùa mưa kết thúc sớm và tình trạng nắng nóng kéo dài đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Diện tích lúa bị thiệt hại 3.585 ha (1.327 ha thiệt hại giai đoạn mạ, 2.258 ha
thiệt hại giai đoạn trổ), diện tích thiệt hại trên 70% là 2.414 ha, diện tích bị thiệt hại
30 - 70% là 1.171 ha. Đối với cây màu, có 40 ha sả bị chết do khô hạn, tỷ lệ thiệt
hại từ 50 - 70%, ước tính thiệt hại 1,3 tỷ đồng; Cây ăn trái: diện tích thiệt hại
khoảng 113 ha (cây nhãn 20 ha bị nứt trái không thu hoạch được, cây mãn cầu xiêm
93 ha bị suy kiệt), tỷ lệ thiệt hại từ 50 - 70%, ước tính giá trị thiệt hại 15,6 tỷ đồng.
Sản lượng thu hoạch đạt 522.942 tấn, giảm 3,3% so cùng kỳ.

Hình 3. Hạn mặn năm 2016 ở Gò Công, Tiền Giang

Hạn mặn mùa khô năm 2015-2016, toàn tỉnh có 3.775,268 ha lúa; 124,3 ha
diện tích hoa màu; 113 ha diện tích cây lâu năm bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn;
khu vực duyên hải phía Đông tỉnh đã có trên 5.000 ha lúa, gần 130 ha vườn cây ăn
trái, hàng nghìn ha rau màu bị chết do hạn mặn, thiệt hại lên đến 105 tỷ đồng.

 Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt


Vào mùa khô hàng năm, độ mặn trên các cửa sông (sông Tiền và Vàm Cỏ) lấn
sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Đông xuân vùng
ngọt hóa Gò Công và diện tích vườn cây ăn trái ở các huyện phía Tây của tỉnh. Đặc
biệt gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đời sống của nhân dân ở các
huyện phía Đông (nghiêm trọng nhất là huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú
Đông). Tình hình thiếu nước qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 7: Tình hình thiếu nước sinh hoạt và sản xuất giai đoạn 2015 – 2018 [7]

TT Đối tượng Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018

44.07
1 Thiếu nước sinh hoạt Hộ 42.784 8.941 5.310
0

23.38
2 Thiếu nước sản xuất Ha 1049 0 0
6

 Ngành lâm nghiệp

Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2019 là 1.949,14 ha
(không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); trong đó: rừng
phòng hộ: 1.297,64 ha; rừng sản xuất: 651,50 ha. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 01
Khu bảo tồn là KBT sinh thái Đồng Tháp Mười (diện tích là 106,7 ha).

Trong giai đoạn từ 2015 – 2019, diện tích đất rừng phòng hộ ven biển của tỉnh
bị ảnh hưởng trầm trọng do nước biển dâng xâm thực và xói sạt lỡ. Gần đây, phòng
hộ ven biển đã bị suy thoái dần và có nơi bị mất trắng; diện tích đất rừng ven biển
Gò 187 Công bị mất mỗi năm trung bình từ 15 - 20ha. Bên cạnh đó, tốc độ bồi lắng
các bãi bồi ven biển, ven sông chậm và không ổn định. Do đó, diện tích trồng mới
rừng phòng hộ hàng năm đạt thấp. Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm cũng là nguyên
nhân làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm chết cây hàng loạt. Trong giai đoạn từ
2015- 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 vụ cháy rừng, với diện tích bị cháy là
11,36 ha, chủ yếu là diện tích rừng sản xuất tại huyện Tân Phước (trong đó: năm
2015: 04 vụ, diện tích bị cháy 8,5 ha; năm 2016: 02 vụ, diện tích bị cháy 2,86 ha).
3.2.2. Chăn nuôi
BĐKH làm nhiệt độ tăng cao, thay đổi lượng mưa, diện tích đất canh tác bị thu
hẹp, lũ lụt và hạn hán gia tăng, ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn chăn
nuôi: giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung cấp nước, làm mất cân
bằng môi trường sinh thái và giảm năng suất đồng cỏ.

Hậu quả của sự thay đổi này là làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng
khả năng bùng phát, lây lan dịch bệnh làm giảm năng suất sinh trưởng và sinh sản ở
vật nuôi kéo theo hiệu quả chăn nuôi thấp; và tình trạng khan hiếm nước đẩy chí phí
cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao. BĐKH làm cho khí hậu thay đổi thất
thường, khi nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng đến mức chịu đựng của một số loài,
môi trường sinh thái xấu đi tạo điều kiện cho một số vi sinh vật có hại gây bệnh cho
vật nuôi.

Tiền Giang có số lượng gia súc, gia cầm nuôi tương đối lớn, theo kết quả điều
tra thời điểm 01/4/2016 cả tỉnh đàn trâu có 329 con, giảm 4,4% so cùng kỳ; đàn bò
có 89.077 con, tăng 6,2%, đàn lợn có 604.668 con, tăng 8,8%; tổng đàn gia cầm có
7,8 triệu con, tăng 6,7%, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Khi biến
đổi khí hậu xảy ra làm cho tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi sẽ gia tăng, người
chăn nuôi sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian hơn đồng thời rủi ro cho đàn vật nuôi sẽ
nhiều hơn. Năm 2010, theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch heo tai xanh
tỉnh Tiền Giang, dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh từ ngày 1 - 7 đến ngày 06/8/2010 đã
ghi nhận dịch tại 127/169 xã, phường ở tất cả 10 huyện với 33.830 con heo chiếm tỉ
lệ 6% số hộ nuôi heo và 6,2% tổng đàn heo trong toàn tỉnh Tiền Giang, mức thiệt
hại tới hơn 400 tỉ đồng.

3.2.3. Nuôi trồng thủy sản


Hoạt động nuôi trồng thủy sản thường xuyên chịu tác động của thời tiết và
thiên tai như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các
hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của BĐKH có thể gây ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại về kinh
tế, xã hội cho người nuôi.
Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Tiền Giang năm 2016: Diện tích nuôi trồng
thủy sản các loại trong tháng 5/2016 đạt 971 ha, ước tính 5 tháng đầu năm 2016 đạt
10.234 ha (trong đó thuỷ sản nước ngọt 4.035 ha), giảm 14,3% so cùng kỳ. Nguyên
nhân, do tình hình thời tiết bất thường: nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông
ngòi, kênh rạch thấp nên các hộ nuôi chưa tiến hành thả nuôi; mặt khác tình hình
xâm nhập nặm sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc nuôi nước ngọt nhất là
các huyện phía Đông; các hộ nuôi tôm thâm canh đang thu hoạch và cải tạo ao, đầm
cho vụ nuôi mới khi độ mặn và thời tiết thích hợp thì tiến hành thả giống. Sản lượng
thủy sản thu hoạch trong tháng được 14.476 tấn, ước tính 5 tháng đạt 85.659 tấn,
giảm 6,3% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi đạt 45.816 tấn, giảm
13,7% so cùng kỳ. sản lượng giảm là do ảnh hưởng tình hình khô hạn và xâm nhập
mặn từ đó diện tích nuôi giảm. Tình hình dịch bệnh trên tôm, có 26,49 ha/16,8 triệu
giống tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh ở huyện Tân Phú Đông bị thiệt hại. Đã sử
dụng 9.540 kg Chlorine/72 hộ/25,04 ha để xử lý môi trường nuôi.

Trong quý 1 năm 2015, ở Gò Công Đông diện tích thả nuôi nghêu trên địa bàn
tỉnh này là trên 1.600 ha, diện tích có nghêu bị chết là hơn 1.500 ha, tỷ lệ thiệt hại
dao động từ 75% đến 90%, ước sản lượng nghêu bị chết do người dân thống kê là
12.889 tấn, cỡ nghêu từ 50 đến 1.000 con/kg với tổng thiệt hại gần 230 tỷ đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nắng nóng kết hợp gió chướng thổi nhiều
ngày làm tăng độ mặn của nước biển. Và cũng vì xâm nhập mặn, độ mặn trong
nước cao nên cũng trong giai đoạn này có 25% diện tích tôm thả (1.000 ha với 150
triệu con) bị chết, làm thiệt hại hàng tỉ đồng. Nhiều hộ dân nuôi tôm khu vực huyện
Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông bị mất trắng và không ít hộ dân
không dám thả tôm vì sợ thiệt hại. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất,
phát triển kinh tế của tỉnh và chính bản thân người nông dân. Hiện tượng tôm,
nghêu chết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu diễn ra rõ rệt từ năm 2009 và mức độ
thiệt hại ngày một tăng dần. [8]

3.2.4. Gia tăng hiện tượng sạt lở, bồi lắng và biến động đường bờ [4]
 Tình trạng sạt lở bờ biển

Những năm gần đây, dọc bờ biển Gò Công, các khu vực Vàm Láng, Kiểng
Phước, Tân Điền và Tân Thành đều xảy ra hiện tượng xói lở mạnh mẽ và gây ra sự
suy thoái nghiêm trọng đối với hệ thống rừng ngập mặn khu vực ven biển; ảnh
hưởng đến môi trường tự nhiên và sinh kế và mất đất sinh sống của người dân trong
khu vực; khoảng 7ha đất đuôi Cồn Cống bị mất do sạt lở. Trên địa bàn xã Tân
Thành, khu vực ấp Tân Phú, chiều dài bờ biển bị sạt lở lên đến 1.200m, có 22 hộ
dân sinh sống ven biển cùng các công trình hạ tầng, dân sinh khác như ao, đầm nuôi
thủy sản, đường giao thông, đất sản xuất,…bị ảnh hưởng do sạt lở; trên địa bàn ấp
Cầu Muống, chiều dài bờ biển bị sạt lở 1.300m, có 25 hộ dân sinh sống cùng nhiều
công trình tiện ích, sản xuất, giao thông,…tổng cộng có 47 hộ dân thuộc diện phải
di dời do ảnh hưởng của xâm thực biển.

Hình 5. Rừng phòng hộ đang mất dần do xói lỡ

Rừng ven biển khu vực Gò Công bị xâm thực gây xói lở mạnh, trung bình 15 -
20ha/năm. Theo Báo cáo số 278/BC-UBND ngày 14/10/2019 của UBND huyện Gò
Công Đông, tình trạng sạt lở, xâm thực biển trên địa bàn huyện ngày càng nghiêm
trọng. Diện tích rừng ven biển được thống kê năm 2006 là 1.024 ha, đến nay diện
tích rừng kể cả trồng mới chỉ còn 442 ha. Đai rừng ven biển bị xâm thực hàng năm
bình quân 8÷10 m, có khu vực xâm thực, sạt lở mạnh lên đến 40m, trung bình từ
15÷20 ha rừng bị mất mỗi năm. Khu vực bị sạt lở bờ biển ở huyện Tân Phú Đông
có chiều dài khoảng 300m, mức sạt lở khoảng 20 m/năm.

 Tình trạng sạt lở đất ở các kênh rạch

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 14 tuyến sông, kênh, rạch thường xảy ra hiện
tượng sạt lở ở mức nghiêm trọng. Chủ yếu tại các huyện vùng ngập lũ đầu nguồn là:
huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy, nặng nề nhất là huyện Cái
Bè có tổng chiều dài sạt lở hơn 24km gây mất đất ở mức 5 ha/năm.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Nông thôn, từ năm 2010 - 2019,
trên địa bàn tỉnh đã tiến hành xử lý 759 điểm sạt lở bờ sông, bờ kênh với tổng chiều
188 dài khoảng 55.247 m, kinh phí 299.374 triệu đồng. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh
đã xảy ra 104 điểm sạt lở với chiều dài 4.974 m, tổng kinh phí xử lý 61.049 triệu
đồng. Trong đó: Tỉnh hỗ trợ 78 điểm với kinh phí 54.460 triệu đồng, các điểm còn
lại do địa phương trích từ nguồn phòng ngân sách cấp huyện để xử lý.

Trong những tháng đầu năm 2020 (tính đến tháng 3/2020), trên địa bàn tỉnh
xảy ra 14 điểm sạt lở, chiều dài 922m, kinh phí xử lý 27,678 tỷ đồng.

So sánh về qui mô, mức độ sạt lở hiện nay lớn hơn, đang có xu hướng gia tăng
một cách đáng lo ngại hơn, không chỉ xảy ra trên kênh trục chính mà cả kênh cấp 2,
3 làm ảnh hưởng đến nhà ở của người dân và sạt lở mất đường giao, đê bao,…

 Gia tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nước

Trong giai đoạn 2012 - 2020, mùa khô năm 2019 - 2020 là thời điểm có ảnh
hưởng lớn nhất của xâm nhập mặn về cả độ mặn và diện tích ảnh hưởng. XNM xuất
hiện sớm, kéo dài đặc biệt thời điểm cuối tháng 2 cho đến giữa tháng 3/2020, độ
mặn và chiều sâu xuất hiện lớn hơn so với cùng kỳ năm 2020 và diễn biến phức tạp
cho đến cuối tháng 5/2020.
3.2.5. Tác động đến đời sống xã hội của người dân nông thôn [9]
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

 Tác động trực tiếp

BĐKH tác động đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật
chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến
đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với
các tác động đó.

Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động
tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi
già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng.

 Tác động gián tiếp

BĐKH tác động đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh,
làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1,
cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh
nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh
trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi,
muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất
hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue,
dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1,
cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1
nhanh hơn.

BĐKH còn là nguyên nhân làm tăng vấn đề ô nhiễm nguồn nước, tăng nguy
cơ thiếu nước ngọt do giảm trữ lượng nước ngọt. Vào mùa khô, nắng nóng, nguồn
nước cấp cho sinh hoạt người dân các huyện phía đông của tỉnh không đảm bảo.
Nguồn nước vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng là một khó khăn cho việc
đảm bảo sức khỏe người dân vừa là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế của người
dân vùng nông thôn. Mùa khô năm 2016, tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra nghiêm
trọng trên địa bàn toàn khu vực phía đông của tỉnh.
Một bệnh gây ra do tác động gián tiếp của BĐKH rất nguy hiểm hiện nay
chính là ung thư da và tỉ lệ bệnh này cao nhất là ở các nước vùng khí hậu nhiệt đới.

Nghiên cứu của Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam cho thấy, phụ nữ sẽ chịu ảnh
hưởng nhiều nhất dưới tác động của BĐKH.

Hình 6. Một dòng sông bị khô cạn do hạn hán năm 2016 tại huyện Gò Công, Tiền Giang

4. Các vấn đề môi trường từ hoạt động phát triển du lịch tại tỉnh Tiền Giang

Hiện nay, nhu cầu du lịch tăng mạnh, cho nên du lịch đã và đang trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Tiền Giang cũng là một nơi có hoạt động du
lịch đang ngày càng phát triển. Nằm ở bờ Bắc con sông Tiền tươi đẹp, trù phú,
quanh năm chở nặng phù sa và cá tôm. Tiền Giang không những hấp dẫn du khách
bưởi những tuyến, điểm du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, danh lam thắn cảnh
nổi tiếng mà còn thu hút du khách với những di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc.
Tuy nhiên, đi kèm cùng với sự phát triển ở đây đó chính là các vấn đề môi
trường phát sinh từ chính hoạt động du lịch.

4.1. Môi trường nước


Ở khu du lịch sinh thái biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang), có
khoảng 5 quán nhậu tự phát mọc lên. Và một số quán đã cho xả thẳng chất thải từ
nhà vệ sinh xuống biển, điều này đã làm cho nước biển bị ô nhiễm và mất mĩ quan.
Bên cạnh đó, các quán nước, bãi giữ xe điều được dựng lên rất sơ sài. Các công
trình bị sóng đánh sập, nhiều đoạn bê tông đổ, nước biển tràn ngập cả lối đi. Các
chòi vui chơi, phục vụ nước giải khát bị bỏ hoang, cỏ mọc đầy và bốc mùi hôi thối.
[10]

Hình 7. Bãi biển ngập rác (Nguồn: Hoàng Nam - VNExpress)


Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch, đất bờ
bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn, vì
thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng. Ô nhiễm nguồn nước
xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được xử lí thải vào
nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon của các phương tiện giao
thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…). Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân
gây ra ô nhiễm nguồn nước như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà…) nguồn cấp nước
bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất
hyđrocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…), xăng dầu rơi vãi tạo các vết dầu loang
dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước kém đi. Việc thay đổi mục đích sử dụng
đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói
mòn.

4.2. Môi trường không khí


Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô
nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở
các trọng điểm và trục giao thông chính.
Du lịch là hoạt động bắt buộc yêu cầu du khách phải di chuyển. Đa phần du
khách đến đây đề cần kết hợp với các phương thức vận tải, vận chuyển thông qua
đường bộ như các xe du lịch, xe gắn máy, xe hơi, hoặc là đường hàng không đối với
những du khách ở xa. Và chính lượng khí thải từ ô tô và máy bay là một trong
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở trên địa bàn tỉnh.
Lượng du khách du lịch càng tăng nhanh, thì đồng nghĩa với việc tần suất sử
dụng phương tiện giao thông càng lớn, từ đó khiến tình trạng ô nhiễm không khí
càng trở nên tối tệ. Đặc biệt là các ngày lễ, lượng xe kéo về Tiền Giang rất đông,
dẫn đến tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Với việc kẹt xe nhiều giờ liền như vậy cộng
với việc các phương tiện tham gia giao thông vẫn nổ máy nên gia tăng nồng độ ô
nhiễm không khí tại đây.

Hình 8. Kẹt xe kéo dài trên QL60 đến cầu Rạch Miễu gần 10km vào ngày 2/9

Chất lượng môi trường không khí tại các điểm quan trắc khu vực đô thị và
nông thôn hiện tại tương đối tốt, hầu hết các thông số đều đạt giá trị giới hạn cho
phép, tuy nhiên, một số điểm có giá trị vượt nhẹ so với Quy chuẩn về bụi lơ lửng và
độ ồn, nguyên nhân là do đây là những vị trí có mật độ giao thông cao.

4.3. Chất thải rắn


Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình thải của khách du lịch. Một số du
khách đến đây thường vứt rác một cách bừa bãi, hay bỏ lại tại điểm dừng chân
những chất thải sinh hoạt như: túi nilon, chai nhựa, hộp đựng đồ ăn, vỏ lon nước
ngọt,…, hoặc là thùng rác bị đầy, rác thải được đặt tràn lan xung quanh chân thùng
rác. Bên cạnh đó thì tại những điểm du lịch chưa thật sự đưuọc đầu tư các trang bị
đầy đủ thùng rác để khách du lịch có thể để đúng nơi quy định.
4.4. Tài nguyên đất
Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch
vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là
những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động
phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.

4.5. Tài nguyên sinh vật


Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên,
những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật
dần dần bị mất nơi cư trú. Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ
cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm
sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Các yếu tố ô
nhiễm như là rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các hệ sinh thái ở dưới nước.

5. Vấn đề môi trường có ý nghĩa.

Tài nguyên nước là nguồn lực rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời
sống của người dân Tiền Giang. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước tại đây đang có
dấu hiệu ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân quanh khu vực. Đặc biệt là ô
nhiễm nước trên sông Tiền, con sông chính cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các
tỉnh ĐBSCL, người dân ven sông Tiền thuộc tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đều rất lo
ngại trước cảnh nguồn nước trên dòng sông này ngày càng bị ô nhiễm. Trầm trọng
nhất là khi các Khu, cụm công nghiệp mọc lên ven sông, vì chạy theo lợi nhuận mà
doanh nghiệp vô tư xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng nước sông hay do các hoạt động phát triển tại đây như các hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, hoạt động sinh hoạt và phát triển du
lịch cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

6. Những tác động của ô môi trường nước.


6.1. Tác động đến chất lượng nước mặt.
Tại Tiền Giang có tất cả 7 KCN đang hoạt động. Qua kiểm tra, giám sát của
ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang, Bến Tre cho thấy, hầu hết các nhà
máy, cơ sở sản xuất ven sông Tiền đều có ít nhiều xổ xả nước thải chưa qua xử lý
xuống sông.

Tại khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An, tỉnh Tiền Giang,
hầu hết các doanh nghiệp có đấu nối dẫn nguồn nước thải vào nhà máy xử lý nước
tập trung.

Theo quy định nước thải phải xử lý đạt tiêu chuẩn A (quy chuẩn của Bộ Y tế)
mới được xổ xả ra sông rạch. Song thực tế nhiều doanh nghiệp xử lý nước thải chưa
đạt tiêu chuẩn này đã cho xổ xuống sông mà cơ quan chức năng khó phát hiện. Mới
đây người dân khu vực xã Bình Đức, sông Thuận, huyện Châu Thành - Tiền Giang
thì đã phát hiện một số doanh nghiệp xổ nguồn nước thải xuống sông làm ô nhiễm
dòng nước cả một khu vực.

Việc gây ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp như: tiếng ồn, khói bụi, mùi
hôi… dễ dàng phát hiện. Nhưng đối với việc xả nước thải ra sông Tiền rất phức tạp
và khó xử lý. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều có lắp đặt hệ thống cống ngầm dưới
mực nước, xung quanh bờ sông có trồng lục bình, cây cỏ để “ngụy trang”. Khi phát
hiện, ngành chức năng phải lấy mẫu, kiểm nghiệm nếu vượt tiêu chuẩn cho phép
mới được xử phạt. Điều đó chưa nói một số trường hợp doanh nghiệp xả nước ô
nhiễm xuống sông, rạch nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa
mạnh dạn xử lý, thậm chí có biểu hiện làm ngơ.

Không chỉ doanh nghiệp mà vẫn còn không ít người dân có quan niệm rằng
sông Tiền không của riêng ai nên cứ vô tư vứt phế thải, chất thải, không tố cáo
doanh nghiệp xả nước bẩn xuống sông.

Ngoài các doanh nghiệp nhiều cơ quan có nguồn nước thải nguy hại rất lớn
cũng trút xuống kênh rạch sau đó chảy ra song Tiền nhất là các chợ, cảng cá, các
khu đông dân cư… gây gánh nặng cho dòng sông Tiền.
Tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, chính quyền và nhân dân
địa phương rất bức xúc do tình trạng bãi rác Phú Hưng chứa hang nghìn khối rác.
Khi mưa dầm tràn nước ô nhiễm xuống dòng kênh rạch. Đồng thời việc bắc cầu tiêu
ao cá chưa triệt xóa làm cho nguồn nước mặt ô nhiễm trầm trọng.

Theo kết quả quan trắc hàng năm của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Tiền
Giang cho thấy, nguồn nước sông Tiền đang ô nhiễm trầm trọng, nhất là khu vực
gần trung tâm thành phố, gần khu, cụm công nghiệp. Trong đó, hàm lượng dầu mỡ,
sắt, vi sinh,… vượt nhiều so với quy định. Nếu không có giải pháp khắc phục vấn
đề này càng nặng hơn, gây tác hại đến sức khỏe con người. Cụ thể là:
- Khu vực sông Tiền: Chất lượng nước trên sông Tiền năm 2018 đang trong
tình trạng ô nhiễm nhẹ tại một vài vị trí ở một số chỉ tiêu như: Chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ (COD, BOD5), chất dinh dưỡng (N-NH 4+, N-NO2-, N-
NO3- , P-PO43- ), riêng các chỉ tiêu N-NH 4+, N-NO2- vượt khá cao ở một vài vị
trí tại đợt 2. Kết quả phân tích hàm lượng KLN (As, Pb, Zn, Fe) tại NM4.
- Khu vực chế biến thủy sản (KCN Mỹ tho) cho thấy chỉ có chỉ tiêu Fe tại đợt
1 và đợt 3 vượt so với quy chuẩn, giá trị vượt từ 1,36 ÷ 2,83 lần so với
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B2 (Fe ≤ 2 mg/L); các chỉ tiêu còn lại (As,
Pb, Zn) đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1. Nhìn chung, chất lượng
nước tại các điểm quan trắc khu vực Sông Tiền không tốt chỉ đạt mức có thể
dùng cho tưới tiêu hoặc giao thông thủy. Do đó, khuyến khích người dân
sinh sống quanh khu vực nếu có sử dụng nước vào mục đích sinh hoạt, ăn
uống thì cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
- Khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước: Chất lượng nước tại hầu hết
các điểm quan trắc trong tình trạng ô nhiễm nhẹ: các vị trí đa số chỉ đạt mức
B1, B2, QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chỉ tiêu TSS, chất hữu cơ (COD,
BOD5); hầu hết các vị trí đều vượt quy chuẩn B2 về chỉ tiêu N-NH 4+, N-NO2-
(chủ yếu tại đợt 2 và đợt 4); đợt 2 có hàm lượng SO 42- cao đột biến ở một vài
vị trí (NM10, NM11, NM12, NM13 và NM16). Chất lượng nước chỉ có thể
dùng cho giao thông thủy hoặc tưới tiêu, nếu dùng cho sinh hoạt thì cần phải
qua xử lý. Do vậy người dân sống ven các con kênh, rạch về cảm quan nên
đặc biệt chú ý đến chất lượng nước cũng như màu nước, mùa vụ canh tác
nhất là những khi tới đợt người nông dân xả nước từ ruộng xuống kênh, bên
cạnh đó cần phải có biện pháp xử lý phù hợp với quy chuẩn trước khi đưa
vào sử dụng.
- Khu vực tuyến kênh tiếp giáp địa phận 2 tỉnh Tiền Giang, Long An: Giá trị
pH và DO khá thấp, pH dao động từ 5,5 ÷ 6,9, DO từ 3,21 ÷ 4,02 mg/L.
Nhìn chung các chỉ tiêu TSS, Chất hữu cơ (COD, BOD5), P-PO 43- đa số đạt
mức B1, B2 ở các vị trí; riêng chỉ tiêu N-NH 4+ và N-NO2- vượt quy chuẩn
khá cao tại đợt 2 tại hầu hết các vị trí. Chất lượng nước tại các kênh, rạch nội
đồng khu vực này chỉ có thể dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu.
- Khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo: Chất lượng
nước khu vực này đang trong tình trạng ô nhiễm ở một vài vị trí: Các vị trí
quan trắc đa số đạt mức B1, B2 về thông số TSS, Chất hữu cơ (COD,
BOD5); hầu hết các vị trí đều có giá trị N-NH 4+, N-NO2- vượt quy chuẩn tại
một số đợt (chủ yếu tại đợt 2, đợt 3 và đợt 4) . Đáng chú ý là tại NM25-Cầu
Chợ Gạo-huyện Chợ Gạo: Giá trị Cl- tăng đột biến tại đợt 1, vượt 9,19 lần so
với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, (cột A2, B1), (Cl - ≤ 350 mg/L). Chất
lượng nước tại các điểm quan trắc không tốt chỉ đạt mức có thể dùng cho
tưới tiêu hoặc giao thông thủy.
- Khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú
Đông: Chỉ tiêu pH khá tốt, hầu hết các vị trí đều đạt QCVN
08-MT:2015/BTNMT, cột A1, ngoại trừ vị trí NM34-Cầu Lý Quàn-xã Phú
Đông-huyện Tân Phú Đông có giá trị pH tại đợt 3 khá thấp (pH: 5,57), không
đạt giá trị giới hạn trong cột A1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT (6 ÷ 8,5).
Chất lượng nước khu vực này đa số đạt mức B1 về chỉ tiêu TSS, chất hữu cơ
(COD, BOD5), riêng tại vị trí NM32 tại đợt 3 có chỉ tiêu (COD, BOD5) vượt
1,2 ÷ 1,3 lần so với quy chuẩn B2, NM33 tại đợt 4 có chỉ tiêu TSS cao đột
biến (286 mg/L), vượt 2,86 lần so với quy chuẩn; một số điểm có giá trị Cl -
khá cao tại đợt 1 và đợt 2 so với quy chuẩn (cụ thể tại NM29, NM34); tất cả
các vị trí đều vượt quy chuẩn khá cao về chỉ tiêu N-NH 4+ và hầu hết đều vượt
chỉ tiêu N-NO2. Nhìn chung, chất lượng nước tại các điểm quan trắc không
tốt chỉ đạt mức dùng cho tưới tiêu hoặc giao thông thủy. [11]

Nguồn nước sông Tiền không chỉ bị ô nhiễm do các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất lén xả nước thải xuống sông Tiền, mà rất nhiều ao nuôi cá, bè cá dọc tuyến
sông này cũng góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng hơn.

Qua tìm hiểu, các ao nuôi ở đây đều không có hệ thống ao lắng trước khi thải
ra sông Tiền. Khi vét ao, các chất cặn bã, bùn…được công nhân bơm thẳng ra sông
Tiền.

Theo các chuyên gia và ngành chuyên môn, nguồn nước sông Tiền còn bị ô
nhiễm bởi nước thải của các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

Ngoài ra, nước sông ô nhiễm còn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngoài danh mục cho phép sử dụng gây ảnh hưởng lớn
đến chất lượng nước mặt. [12]

6.2. Tác động đến chất lượng nước ngầm


Việc các KCN xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nước là rất nghiêm
trọng trong đó nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng rất lớn do việc lắp đặt các ống ngầm
xả thải dưới lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm đặc biệt là ô nhiễm kim loại
nặng.

Nước thải sinh hoạt của người dân cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn
nước ngầm, nguyên nhân do cách sinh hoạt của người dân địa phương và hệ thống
đường cống của nhà nước thì chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nên họ
thường xả trực tiếp nước thải ra sông ngòi và thấm xuống tầng nước ngầm.

Hoạt động nông nghiệp do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp quá mức, phân bón kém chất lượng từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau
chứa các chất hóa học độc hại cũng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm.

6.3. Tác động đến trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Các chất ô nhiễm trong nước như các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc
hại có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là các Hydrocabon thơm, các vi sinh vật gây
bệnh tích tụ, gây chết hàng loạt các loại cây trồng của người nông dân. Một ví dụ
điển hình cho thực trạng này là việc các hộ dân ở Kênh Nam Vang đã báo cáo chính
quyền về tình trạng ô nhiễm nước trầm trọng do các nhà máy chế biến thủy sản,
nông nghiệp trong CCN Tân Mỹ Chánh hoạt động. Và nguồn nước tại kênh Nam
Vang từ việc là nguồn nước tưới tiêu của người dân giờ đây đã trở nên ô nhiễm
nặng, chuyển màu đen. Ngoài ra, nước bị ô nhiễm thấm vào đất làm ảnh hưởng đến
các loại gia súc khi chúng ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn trong đất.

Có rất nhiều yếu tố môi trường nước ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của động vật thủy sản, như: Yếu tố lý học (nhiệt độ, màu sắc, độ trong…), yếu tố
hóa học (pH, ôxy hòa tan (DO)), độ mặn, độ cứng, COD, BOD, CO 2, H2S, kim loại
nặng…); muối dinh dưỡng (NH4+, NO3, PO43-, chất hữu cơ…). Những yếu tố chính
liên quan đến phát triển của động vật thủy sản: nhiệt độ, pH, DO, độ mặn… Các
yếu tố ô nhiễm gây độc: COD, NH3, NO2, H2S, kim loại nặng…

Nước sông bị ô nhiểm các chất thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt làm
hàm lượng các chất độc hại như H 2S, BOD, COD vượt ngưỡng cho phép làm cho
các đối tượng nuôi lồng bè bị chết hàng loạt.

Sự cạnh tranh nguồn nước dùng cho nuôi thủy sản và trồng trọt: Do không có
hệ thống thủy lợi độc lập, trồng lúa và nuôi thủy sản xen kẻ nên nguồn nước cho
nuôi thủy sản bị đe doạ do các hoá chất trừ sâu và nước thải từ các ao nuôi tôm, cá
làm tác động xấu đến sản xuất lúa và hoa màu; một số hộ nuôi tôm khoan nước
ngầm ảnh hưởng đến tầng nước ngầm và nguy cơ nhiểm mặn đất sản xuất lúa và
hoa màu quanh khu vực.

6.4. Tác động đến sức khỏe con người


Tác hại của ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sức khỏe con người, chủ yếu do
môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các
hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối
với sức khỏe cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường, do ăn uống phải nước bị
ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm
và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động do
con người gây ra.

Những tác hại của nguồn nước ô nhiễm đối với sức khỏe con người có thể
đem đến những vấn đề từ nhẹ đến nặng như khi con người ăn phải, lâu dần theo thời
gian các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến
ung thư hay việc người dân sử dụng nước sông làm nguồn nước sinh hoạt như tắm,
giặt giũ quần áo có thể mắc các bệnh về da như dị ứng, nổi mề đay, nặng có thể ung
thư da.

7. Đề xuất mục tiêu và kết quả cần đạt được với vấn đề

7.1. Về phía nhà nước

- Ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng
KCN, hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành môi trường bao
gồm nâng cấp cơ sở đào tạo về môi trường, nâng cao chất lượng và mở các
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực môi trường.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng tập trung
quản lý môi trường công nghiệp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyền các bên, khắc phục những chồng chéo hiện nay.
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông. Khuyến khích sử
dụng sản phẩm của các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn về
bảo vệ môi trường, tẩy chay các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi
trường.

7.2. Về phía doanh nghiệp


- Thực hiện lập Đánh giá tác động Môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở
chế biến nằm trong danh mục phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường do Luật Bảo vệ Môi trường quy định
- Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá các hoạt động
của các doanh nghiệp cơ sở chế biến trong KCN, Cụm công nghiệp.
- Lắp đặt các trạm quan trắc chất lượng nước thải tự động và công bố số liệu
cho công chúng.
- Áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp.
- Thay đổi bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp: Có kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường nhằm áp dụng các
quy định và quy chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi
trường.
- Xây dựng phương án cụ thể để xử lý nước đang bị ô nhiễm trên sông Tiền,
phục hồi hệ sinh thái trên sông Tiền. Hoàn thành kế hoạch trong quý 1, năm
2021.
- Xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại của người dân do việc ô nhiễm
nguồn nước với kết quả cần đạt là đến đầu quý 2 năm 2021 phải nộp báo cáo
cho sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang.

7.3. Về phía cộng đồng


- Cập nhập thông tin và tuân theo các chính sách của Nhà nước.
- Báo cáo về các hành vi gây ô nhiễm môi trường cho Nhà nước góp phần cho
việc quản lý trở nên chặt chẽ hơn.

8. Xây dựng kế hoạch.

8.1. Chuẩn bị
Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nguồn lực trước khi bắt tay vào
công tác xây dựng kế hoạch.

Yêu cầu: Xác định rõ thời gian tiến hành các nội dung và các thành phần
tham gia thực hiện, chuẩn bị các điều kiện về tổ chức và hậu cần cho công tác lập kế
hoạch. Nội dung chính cần triển khai:

 Thành lập nhóm lập kế hoạch chủ chốt:

Gồm 2 thành viên: Chị Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Ngọc Yến Nhi

Nhiệm vụ:

 Xây dựng kế hoạch để quy hoạch vùng cụ thể


 Nội dung quản lý
 Kế hoạch hành động
 Một số hoạt động khác như: Kế hoạch giáo dục, đào tạo, giám sát quan
trắc…
 Thành lập nhóm hỗ trợ, thành phần tham gia khác:

Gồm 2 thành viên: Trần Thị Tuyết Trinh và Huỳnh Thị Hồng Gấm

 Nhiệm vụ: Hỗ trợ nhóm lên kế hoạch như là cung cấp thông tin cho từng nội
dung, tham gia hợp tác xây dựng nội dung quản lý và kế hoạch hành động…

Các bên tham gia:

i) Đại diện cơ quan chính quyền địa phương: Ông Nguyễn Văn A với vai trò
bảo đảm tính pháp lý cho quá trình triển khai, giải trình/ báo cáo tiến độ lập
kế hoạch.
ii) Đại diện khối doanh nghiệp địa phương: Ông Lê B đại diện cho khu công
nghiệp Tân Hương - Tiền Giang.
iii) Đại diện tổ chức xã hội và người dân địa phương: Bà Lê A chủ tịch Hội Phụ
nữ tỉnh Tiền Giang tham gia với tư cách bảo vệ quyền lợi cho Cộng đồng và
làm tăng tính minh bạch cho quá trình lập kế hoạch.

8.2. Nội dung quản lý [9]


8.2.1. Đề xuất các chương trình, dự án môi trường của tỉnh.

- Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
đã tổ chức Hội thi "Công đoàn với công tác bảo vệ môi trường" năm 2020
cho các đối tượng là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Công
đoàn cơ sở, cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường tại
các doanh nghiệp thuộc LĐLĐ thành phố Mỹ Tho; Công đoàn ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Tiền
Giang.
- 14/10/2020, chương trình “Tuổi trẻ thị xã Cai Lậy đạp xe kêu gọi tiết kiệm
năng lượng, bảo vệ môi trường” với gần 100 tình nguyện viên là đoàn viên,
hội viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn thị xã đã tham gia buổi đạp xe
tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng do Thị Đoàn Cai Lậy và Ủy ban Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thị xã Cai Lậy tổ chức với sự đồng hành của
đơn vị Điện lực Cai Lậy.
- Ngày 09/6/2020, tại xã Tân Phong (huyện Cai Lậy), Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường phát động hưởng ứng Ngày
môi trường thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường.Với chủ đề
"Hành động vì thiên nhiên", Ngày môi trường thế giới năm 2020 hướng đến
mục tiêu kêu gọi các quốc gia cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước...
- Thành phố Mỹ Tho ra quân vệ sinh môi trường hưởng ứng Ngày môi trường
Thế giới năm 2019.Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 23/5/2019
của Ủy ban nhân dân tỉnh về ra quân thu gom rác thải và hưởng ứng Ngày
Môi trường thế giới năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Sau lễ phát
động, các đại biểu và đoàn viên, thanh niên đã ra quân thu gom rác thải trên
các tuyến đường của Khu du lịch Thới Sơn, phát tờ rơi tuyên truyền Ngày
Môi trường thế giới, tác hại của túi nilon, hướng dẫn cách phân loại rác tại
hộ gia đình... để nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trường. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban
nhân dân các phường, xã treo băng rôn và khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng
Ngày Môi trường thế giới.
- 31/10/2019, tại Siêu thị Co.opmart Cai Lậy, Phòng Tài nguyên và Môi
trường thị xã, Thị Đoàn Cai Lậy kết hợp cùng Đoàn cơ sở Siêu thị Co.opmart
Cai Lậy tổ chức Chương trình "Đổi rác - nhận quà" với chủ đề "Chống ô
nhiễm do rác thải nhựa".
- Tháng 6/ 2019, Hội đồng Đội huyện Cai Lậy đã đa dạng hóa các hoạt động
nhằm thu hút đội viên tham gia, đồng thời phát huy được tinh thần ham học
hỏi, rèn luyệnbản thân. Và mô hình "Khu vườn tri thức xanh" và "Góc trải
nghiệm sáng tạo" giáo dục kiến thức và kỹ năng, vốn sống cho đội viên, học
sinh. Qua đó đã góp phần tuyên truyền, hướng dẫn thiếu nhi tham gia giữ gìn
vệ sinh học đường, bảo vệ môi trường thông qua hoạt động trồng và chăm
sóc, bảo vệ cây xanh, đồng thời phát huy tinh thần đọc sách trong đội viên,
học sinh.
- Tổ chức hội thảo quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang trước biến đổi khí hậu.
- Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm 2019, với chủ
đề "Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta" vào ngày 14.6.2019. Sau
lễ mít tinh, đoàn viên, thanh niên, học sinh và người dân đã ra quân thu gom
rác thải trên tuyến đường Trần Văn Ưng nhằm tuyên truyền, nhân rộng công
tác bảo vệ môi trường.

8.2.2. Xây dựng/ hoàn thiện cơ quan QLMT của tỉnh.

Hình 9. Sơ đồ bộ máy quản lý Môi trường tỉnh Tiền Giang

a) Văn phòng Sở:


- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch làm việc của Sở,
ngành.
- Tổng hợp và phân tích tình hình kết quả công tác của Sở, ngành hàng tháng,
quí, năm.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị và quản lý
tài chính của nội bộ Sở.
- Quản lý và thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trong cơ quan, ngành theo
quy định của nhà nước và phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
- Thực hiện các mặt công tác: thi đua khen thưởng, quản lý nội bộ, quốc
phòng- an ninh, pháp chế, quản trị hệ thống mạng máy tính, quản lý hệ thống
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2015.
- Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính nhà nước trong nội
bộ Sở.
b) Thanh tra Sở

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ và các quy định khác
của pháp luật liên quan đến hoạt động tài nguyên và môi trường theo quy định của
pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính: Thanh tra việc chấp hành
chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp. Nội dung, trình
tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 34 đến
Điều 44 của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành: Thanh tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý
nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan đến tài nguyên và môi trường bao gồm: về tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ và các
quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.
- Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thanh tra vụ, việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa đấu tranh chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc sở thực hiện các quy định của pháp
luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giả quyết khiếu nại, tố cáo,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi
trường với các cơ quan quản lý theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa
phương và các cơ quan liên quan trong họat động thanh tra về tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường, đo đạc bản đồ và khí tượng thuỷ
văn trên địa bàn tỉnh.
c) Phòng Tài nguyên Nước - Khoáng sản và Biển:

Phòng Tài nguyên Nước, khoáng sản và biển có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc sở quản lý các lĩnh vực về tài nguyên Nước, tài nguyên khoáng sản, Khí
tưởng thuỷ văn và quản lý tổng hợp về biển, đồng thưòi có các nhiệm vụ cụ thể sau:
i) Về Tài nguyên Nước :

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch
quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân
dân tỉnh;
- Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các
sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác
nước; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung,
đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới
đất theo thẩm quyền; thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước
theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước
quy định trong giấy phép;
- Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số
liệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan
trắc tài nguyên nước do địa phương đầu tư xây dựng;
- Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn
nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của
pháp luật;
- Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức
phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu
vực sông.
ii) Về tài nguyên khoáng sản:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực
cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò,
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất với Ủy
ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
- Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân
tỉnh;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt
động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt
động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc
thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá
nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý
hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp
luât;
- Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm
vật liệu xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê
duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

iii) Về khí tượng thuỷ văn

- Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi
giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng ở địa phương
thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân nhân dân tỉnh và kiểm tra việc thực
hiện;
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình
khí tượng, thuỷ văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn;
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương
và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật
công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn;
- Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các
yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với các ngành
có liên quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp.

Quản lý tổng hợp về biển:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút,
khuyến khích và bảo đảm quyền cư trú, sản xuất, kinh doanh trên các đảo ven bờ
phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường biển;
- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá các quy hoạch mạng lưới dịch vụ
và các dự án đầu tư công trình, trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng tài
nguyên biển và hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo
quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch
quản lý tổng hợp vùng duyên hải của địa phương sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về
quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh liên quan đến địa
bàn địa phương;
- Chủ trì, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá
tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo; thu thập, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ và khai thác có hiệu quả các lợi ích, tiềm năng kinh tế biển, ven
biển và hải đảo liên quan đến địa phương.

iv) Phòng Quản lý Đất đai

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý về đất đai và đo
đạc bản đồ, cụ thể các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương để trình Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân
cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; ký hợp đồng thuê đất,
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất;
việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc,
đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Xác nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo
quy định của pháp luật;
- Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy
hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ;
thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản lý
việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ;
quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ;
- Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tại địa phương, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc
cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống
bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục
vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình;
- Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về
thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn
phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
- Tham mưu Lãnh đạo Sở về nghiệp vụ trong công tác định giá đất và tái định
cư;
- Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với
khung giá đất do Chính phủ ban hành;
- Đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực
hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất;
- Định giá đất cho các ngành tư pháp theo quy định của pháp luật ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức
thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi
đất theo quy định của pháp luật.

v) Phòng Quản lý Môi trường

- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo
vệ môi trường; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án, đề án.
- Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án,
dự án có nôi dung về bảo vệ môi trường do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy
ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo.
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia việc các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công của
Giám đốc Sở;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các
quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quốc gia trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ
chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám
đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi
trường sau khi được phê duyệt;
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa
bàn tỉnh; xem xét trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý
chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung
đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải;
- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn
vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất trên địa bàn tỉnh;
- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Gíam đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường;
- Đánh giá, dự báo và cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh;
điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất
với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục
hồi môi trường;
- Phối hợp tổ chức thực hiện công tác bảo tồn và khai thác bền vững tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong
việc kiểm tra thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với các đô thị, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo phân công của Giám đốc Sở;
- Trình Giám đốc Sở phê duyệt chương trình quan trắc môi trường; tổ chức
thực hiện việc quan trắc hiện trạng môi trường trong phạm vi địa bàn tỉnh theo nội
dung chương trình đã được phê duyệt; giúp Giám đốc Sở xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trường của tỉnh 5 năm để trình Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường; xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên
địa bàn để Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra kỹ
thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương;
- Tổ chức thống kê, lưu giữ thông tin về môi trường trên địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đặt hàng của tổ chức,
cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chủ trì hoặc tham
gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo phân công của Giám đốc Sở;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở về hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên
môn tài nguyên và môi trường huyện, xã; chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện công tác thông tin,
tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương;
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh theo phân công của Giám đốc Sở; phối hợp với Thanh tra
Sở trong việc thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật; phát hiện các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề xuất, kiến nghị Giám đốc Sở các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường theo phân công của
Giám đốc Sở;
- Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách sự nghiệp về bảo vệ môi trường hàng
năm và dài hạn của địa phương; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức thuộc Chi cục theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
và quy định của pháp luật.

vi) Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công, đơn vị sự
nghiệp có thu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tổ chức đăng
ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ
sơ địa chính và giúp cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính
về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu và được mở tài
khoản theo quy định của pháp luật.

 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị:


- Giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trườnglàm đầu mối thực hiện các thủ tục
hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được mua nhà ở), tổ
chức nước ngoài, cá nhân ở nước ngoài.
- Đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất khi thực hiện các quyền của
người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ trường hợp được mua nhà ở), tổ chức
nước ngoài, cá nhân ở nước ngoài;
- Lập và quản lý toàn bộ sơ địa chính gốc thuộc phạm địa giới hành chính tỉnh;
cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa chính gốc cho văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất cấp huyện (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) và UBND xã, phường,
thị trấn.
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông báo
của cơ quan tài nguyên và môi trường văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện; chuyển trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý cho văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp huyện (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) và UBND
xã, Phường, Thị Trấn để chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính;
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng
đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ trường
hợp được mua nhà ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân ở nước ngoài;
- Lưu trữ, quản lý bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ
khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính quy định tại điểm 2.1
khoản này.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp tỉnh;
- Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa
chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất
đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;
- Theo quy định của pháp luật, thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử
dụng đất đai; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai;
- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc văn phòng theo
quy định của pháp luật.
- Ngoài các nhiệm vụ trên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn thực hiện
nhiệm vụ của bộ phận " Một cửa" tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

vii) Trung tâm Công nghệ Thông tin:

Trung tâm Công nghệ Thông tin là đơn vị sự nghiệp có thu giúp Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu
về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có
con dấu và được mở tài khoản riêng.
Trung tâm Công nghệ Thông tin chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Công nghệ Thông tin thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
 Quyền hạn và nhiệm vụ của đơn vị:
- Tổ chức thu thập, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh hệ thống thông tin tài nguyên
và môi trường theo phân cấp.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thông tin,
lưu trữ, chỉnh lý, khai thác hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường.
- Lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thu thập, xử lý, quản lý, lưu trử và khai
thác tư liệu về tài nguyên và môi trường.
- Cung cấp thông tin về tài nguyên và môi trường, khí tượng thuỷ văn cho các tổ
chức cá nhân có yêu cầu theo quy định.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động về dịch vụ, tư vấn trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.
- Tổ chức chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin trong lưu trử
thông tin về tài nguyên và môi trường theo quy định.
- Tổ chức quản lý tài chánh, tài sản, công chức viên chức của Trung tâm theo
phân cấp và quy định của pháp luật.
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ về thông
tin tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

viii) Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên:

- Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật về quan trắc
và phân tích môi trường, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực quan
trắc và phân tích môi trường, hoạt động dịch vụ về bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
- Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên có con dấu và tài khoản riêng
theo quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ của đơn vị:
- Thực hiện nhiệm vụ quan trắc, phân tích, đánh giá và dự báo về diễn biến môi
trường phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Tổ chức quan trắc chất lượng môi trường hàng năm theo mạng lưới quan trắc
môi trường của tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt.
- Quan trắc diễn biến chất lượng, số lượng nước
- Lập báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- Tham gia công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát ô nhiểm môi trường theo yêu cầu
của cấp có thẩm quyền, tham giá các tác nghiệp kỹ thuật trong công tác thu các loại
phí bảo vệ môi trường.
- Quản lý và vận hành các phòng thí nghiệm, trạm quan trắc và phân tích môi
trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
- Chủ trì, phối hợp chuyển giao các công nghệ môi trường theo yêu cầu của Nhà
nước và tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn dịch vụ về tài nguyên và môi trường: Lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi trường, đề án xả
nước thải vào nguồn nước, dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường, tư
vấn thiết kế các hệ thống quan trắc môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường,
đề án khai thác nước, tài nguyên, phương án phòng chống và ứng cứu sự cố môi
trường…
- Tham gia công tác truyền thông môi trường, tổ chức đào tạo, kỹ năng quan trắc
và phân tích môi trường cho tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.
- Liên doanh, liên kết, tham gia và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước
thực hiện các chương trình, đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường ( thu thập, cập nhật, xử lý, lưu
trữ và cung cấp) theo quy định.
- Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế- kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

8.2.3. Thiết lập & hoàn thiện cơ sở pháp lí

 Các yêu cầu pháp lí


- Yêu cầu pháp luật là một trong những điều rất quan trọng để hệ thống quản
lý tốt hơn. Ban Môi trường nhận thấy rõ vấn đề này nên thường xuyên phổ biến cho
tất cả các công nhân thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật.
- Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục để xác định và tiếp cận các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường có thể áp dụng cho tổ chức.
- Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác
có thể áp dụng mà tổ chức tuân theo phải được xem xét khi việc thiết lập, thi hành
và duy trì hệ thống quản lý môi trường. Từ các yêu cầu trên doanh nghiệp phải có
các báo cáo và cần phải áp dụng các quy định, quy chuẩn kĩ thuật.
 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-BTC-BTNMT ngày 6 tháng 01
năm 2017 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quản lý
kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Căn cứ Quyết định số 3263/QĐ-STNMT ngày 24/9/2013 của Sở Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung
tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên;
- Căn cứ Quyết định số 2309/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống quan trắc môi
trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2010 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Phương án giá dịch vụ quan trắc
môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
- Căn cứ Công văn số 1075/TCMT-QTMT ngày 20 tháng 5 năm 2016 của
Tổng cục Môi trường về việc tăng cường hoạt động quan trắc môi trường tại địa
phương;
- Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 09 năm 2017 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về Báo cáo hiện trạng môi trường, Bộ chỉ thị môi
trường và Quản lý Số liệu quan trắc môi trường;
- Căn cứ Kế hoạch số 2833/KH-STNMT ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Sở
Tài nguyên và Môi trường về việc Triển khai thực hiện chương trình quan trắc chất
lượng môi trường năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
-
 Một số văn bản pháp luật của UBND tỉnh Tiền Giang
- Chỉ thị số 12/CT- UBND về phòng chống hạn mặn và cháy rừng năm 2020
trên địa bàn tỉnh TIền Giang
- Chỉ thị số 24/CT- UBND về việc tăng cường BVMT, kiểm soát chất lượng
nguồn nước, không để tái diễn tình trạng lục bình bùng phát trở lại trên các sông,
kênh, rạch của địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch 263/ KH - UBND về việc triển khai kế hoạch thực hiện Chiến
lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 31/2015/ QĐ - UBND ban hành quy định quản lí tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Chỉ thị số 13/ 2015/CT- UBND về việc tăng cường công tác quản lí nhà
nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
 Một số các quy chuẩn quốc gia

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về


chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng


nước ngầm;

- QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng


nước biển ven bờ;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng


không khí xung quanh;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;

- QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải


chăn nuôi;

- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

8.2.4. Chương trình giám sát, quan trắc

Tỉnh Tiền Giang tiến hành xây dựng rất nhiều các trạm quan trắc, với:

 Mục tiêu chung


- Điều tra, thu thập, phân tích tổng hợp các thành phần môi trường, thực hiện
lưu trữ, xử lý số liệu quan trắc, cung cấp và đánh giá về diễn biến chất lượng
môi trường phục vụ xây dựng hiện trạng môi trường, cảnh báo diễn biến bất
thường hay các nguy cơ ô nhiễm suy thoái môi trường và xây dựng cơ sở dữ
liệu về chất lượng môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Xây dựng mạng lưới Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có
cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2021.
 Mục tiêu cụ thể

Hình thành bản đồ quan trắc các thành phần môi trường với mạng lưới các vị
trí quan trắc cụ thể giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020.

- Đề xuất hợp lý danh mục mua sắm trang thiết bị, hóa chất phù hợp trong điều
kiện thực tế của tỉnh.
- Đề xuất về mặt nhân sự dựa trên thực tế và khả thi của Trung tâm quan trắc
môi trường, đáp ứng nhiệm vụ và chức năng.
- Ứng dụng thành tựu công nghệ GIS trong quản lý số liệu quan trắc các thành
phần môi trường.
- Hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Tiền Giang bao gồm quan trắc các mạng
lưới chuyên ngành: Quan trắc môi trường nền, quan trắc môi trường tác động
Mạng lưới được xây dựng dựa trên cơ sở duy trì, nâng cấp các trạm, điểm
quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ sung các điểm quan trắc mới
sao cho không trùng lắp với các điểm quan trắc môi trường quốc gia của
tỉnh, trong đó:
- Quan trắc môi trường nền: Gồm 02 điểm quan trắc môi trường nền không khí
và 02 vị trí quan trắc môi trường nền nước mặt.
- Quan trắc tác động:
+ Không khí: Giai đoạn 2011 – 2015: 35 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 41 vị trí
+ Nước mặt: Giai đoạn 2011 – 2015: 34 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 34 vị trí
+ Nước dưới đất: Giai đoạn 2011 – 2015: 34 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 34 vị trí
+ Nước thải: Giai đoạn 2011 – 2015: 16 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 21 vị trí
+ Nước biển ven bờ: Giai đoạn 2011 – 2015: 7 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 10 vị trí
+ Quan trắc đất: Giai đoạn 2011 – 2015: 26 vị trí Giai đoạn 2016– 2020: 26 vị trí
Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ

Dựa trên Quyết định số 2309/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2010 – 2020 và Kế hoạch số 2833/KH-
STNMT ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc
Triển khai thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường năm 2018 trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên đã phối
hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các công việc theo kế hoạch, cụ thể trong
năm 2018 đã hoàn thành công tác lấy mẫu phân tích quan trắc trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang bao gồm:

- Quan trắc chất lượng môi trường không khí: Tại 35 vị trí quan trắc tác
động, tần suất quan trắc 04 lần/năm.
- Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt: Tại 34 vị trí quan trắc tác động
(trong đó, bao gồm 6 vị trí quan trắc liên vùng Tiền Giang – Long An), tần suất
quan trắc 04 lần/năm.
- Quan trắc chất lượng nước dưới đất: tại 32 vị trí theo kế hoạch (hiện còn 31
vị trí), tần suất quan trắc 04 lần/năm.
- Quan trắc chất lượng nước biển ven bờ: tại 10 vị trí, tần suất quan trắc 04
lần/năm.
- Quan trắc chất lượng nước thải: tại 12 vị trí, tần suất quan trắc 02 lần/năm.
- Lập báo cáo sau mỗi đợt quan trắc và báo cáo tổng hợp đánh giá về các diễn
biến chất lượng môi trường.

8.2.5. Tạo nguồn vốn.

Tỉnh thường được hỗ trợ nguồn vốn từ quốc gia và từ Quỹ bảo vệ môi trường
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

BIBLIOGRAPHY
[1] Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Điều kiện tự nhiên tỉnh Tiềng
Giang.

[2] Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang: Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã
hội tỉnh Tiền Giang năm 2020.

[3] Nghị quyết Số: 117/2015/NQ-HĐND Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Tiền Giang 05 năm 2016-2020.

[4] Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2020, 2020.

[5] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, 2020.

[6] Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang.

[7] Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược và kế hoạch quốc gia về biến
đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, 2019.

[8] moitruong.com.vn.

[9] Trang điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang.

[10 Trang thông tin điện tử VNExpress.


]

[[11] "http://vov.vn/xx-hoi/song-tien-ngay-cang-bi-o-nhiem-nang-426345.vov,".

[12 "http://www.baoapbac.vn/phong-su-ky-su/201804/cuu-nguon-nuoc-song-tien-
] 792276/,".

You might also like