You are on page 1of 63

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khí tượng thủy văn
– Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập vừa qua, đặc biệt là thầy PGS.TS Hoàng Ngọc Quang và
Th.S Trần Ngọc Huân, người đã hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình cho em hoàn thành
đồ án này.
Do hạn chế về khả năng của bản thân nên đồ án không tránh khỏi còn những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của
thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hữu Đô
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Dựa vào các nghiên cứu của Nguyễn Văn Cung và cộng sự năm 1981: Năng
suất lúa sẽ giảm khi độ mặn nước tưới nội đồng tăng. Ví dụ khi độ mặn là 0,5 ‰ thì
năng suất lúa sẽ chỉ còn 94 %, khi độ mặn là 1,0 ‰, 2,0 ‰ và 5,0 ‰ thì năng suất
lúa chỉ đạt tương ứng là 88 %, 60,1 % và 50 %. Đặc biệt khi độ mặn tăng đến 15 ‰
thì cả lúa và mạ đều chết. Ngoài ra độ mặn còn ảnh hưởng đến tính chất lý hoá của
nước như trọng lượng riêng, độ dẫn điện, độ truyền âm, độ hoà tan các chất khí và
nguy cơ tồn vong của hệ sinh thái nước ngọt.
Vùng hạ du sông Mã là khu vực phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch và trung tâm văn hoá của tỉnh Thanh Hoá nói riêng, cũng như của khu vực
Bắc Trung Bộ nói chung. Trong những năm gần đây vùng hạ du sông Mã đang phải
đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn đang ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là
các khu vực cửa sông ven biển, gây khó khăn cho hoạt động lấy nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Do đó với đề tài “Nghiên cứu đánh giá xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã
bằng mô hình MIKE 11 AD” được thực hiện để phục vụ quy hoạch và phát triển
kinh tế xã hội trên lưu vực.
Mục tiêu của đồ án
Ứng dụng MIKE 11 AD nghiên cứu đánh giá xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã
để có thể tính toán được khoảng cách mà mặn có thể xâm nhập vào sâu bao nhiêu so với
cửa sông, từ đó làm cơ sở để đưa ra được những giải pháp khắc phục được tình trạng xâm
nhập mặn và phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực.
1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã.
2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung công việc trên, các phương pháp nghiên cứu
chính sau đây đã được sử dụng trong đề tài:
- Phân tích đánh giá, tổng hợp và thừa kế các nội dung phù hợp phục vụ cho
nghiên cứu của đề tài.
3 Nội dung đồ án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án gồm 3 chương chính:
Chương I: Mô tả điều kiện địa lý- tự nhiên và những đặc trưng khí tượng thủy
văn của lưu vực sông Mã.
Chương II: Nêu lên hiện trạng, các tác hại,và các biện pháp khắc phục xâm
nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã.
Chương III: Xây dựng mô hình MIKE 11 AD đánh giá xâm nhập mặn hạ lưu
sông Mã

5
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LƯU
VỰC SÔNG MÃ
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Sông Mã là con sông lớn nhất ở miền trung, bắt nguồn từ dãy bon kho, ở độ cao
2.178 m thuộc huyện tuần giáo tỉnh Lai Châu, chảy theo hướng tây bắc - đông nam
qua 5 tỉnh trong nước (Hình 1.1): Lai Châu, Sơn La, Hòa bình, Nghệ An, Thanh Hóa
và tỉnh Sầm Nưa của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đổ ra biển đông tại Cửa
Hới (Lạch Trào) và hai phụ lưu Lạch Trường và Lạch Sung. [9]

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã)
Hình 1.1: Vị trí địa lý lưu vực sông Mã
Toàn bộ lưu vực sông Mã nằm trong toạ độ địa lý: Từ 19o37’30” đến 21o37’30”
độ vĩ Bắc, Từ 103o05'10” đến 106o05'10” độ kinh Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông
Đà, sông Bôi chạy suốt từ Sơn La về đến Cầu Điền Hộ. Phía Nam giáp lưu vực sông
Hiếu, sông Yên, sông Đơ. Phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông. Phía Đông là Vịnh
Bắc Bộ chạy dài từ cửa sông Càn đến cửa sông Mã với chiều dài bờ biển 40 km.
1.1.2. Đặc điểm địa hình lưu vực
Lưu vực sông Mã trải rộng trên nhiều tỉnh thuộc hai nước Việt Nam, Lào và
chạy dài từ đỉnh Trường Sơn đến Vịnh Bắc Bộ nên địa hình trên lưu vực rất đa dạng.
Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cao độ biến đổi từ
2.000 m đến 1,0 m. Có thể chia địa hình sông Mã thành 3 dạng chính:

6
+ Địa hình núi cao: Dạng địa hình này nằm ở thượng nguồn lưu vực sông: Phía
sông Mã từ Bá Thước trở lên thượng nguồn, phía sông Chu từ Cửa Đạt trở lên
thượng nguồn. Đỉnh cao nhất dạng địa hình này là núi Phu Lan 2.275 m. Độ cao
giảm theo hướng Bắc Nam. Diện tích mặt bằng dạng địa hình này chiếm tới 80 %
diện tích toàn lưu vực và vào khoảng 23.228 km2.
+ Địa hình gò đồi: Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở trên các huyện Thạch
Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Triệu Sơn, Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá, Tân
Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ (tỉnh Hoà Bình). Dạng địa hình này có cao độ từ 150 m
đến 20 m, diện tích mặt bằng chiếm tới 3.305 km 2 vào khoảng 11,75 % diện tích
lưu vực.
+ Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển: Dạng địa hình này nằm trọn vẹn
trong tỉnh Thanh Hoá có cao độ từ +20 ÷ +1.0 m. Do sự chia cắt của các sông suối
mà tạo nên các vùng đồng bằng có tính độc lập như Vĩnh Lộc (hạ du sông Bưởi);
Nam sông Mã - Bắc sông Chu, Bắc sông Lèn, Nam sông Lèn và đặc biệt khu hưởng
lợi Nam sông Chu. [9]
1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
1.1.3.1. Địa chất khoáng sản
Theo bản đồ khoáng sản của Tổng cục Địa Chất trên lưu vực sông Mã xuất hiện
hầu hết các loại khoáng sản có ở Việt Nam nhưng trữ lượng rất nhỏ khoáng sản
nhiều nhất là đá vôi và Clanhke, sau đó đến than non và Crommít. Phần thượng
nguồn hầu như không có mỏ khoáng sản mà chủ yếu là sa khoáng không tập trung.
Các vị trí dự định xây dựng kho nước đều không có mỏ khoáng sản.
1.1.3.2. Thổ nhưỡng
- So với toàn quốc, lưu vực sông Mã có 40/60 loại đất được xếp thành 11 nhóm:
đất cát ven biển, nhóm đất nhiễm mặn, nhóm đất nhiễm phèn, đất phù sa, đất lầy và
than bùn, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên
núi, đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá.
- Trong 11 loại đất ở lưu vực, phần thuộc Thanh Hoá có 8 loại: đất cát ven
biển, đất mặn, đất phù sa, đất lầy Glêy, đất đen, đất xám bạc màu, đất đỏ và đất mòn
trơ sỏi đá.
- Trong 8 loại đất ở thanh Hoá, đất phù sa là loại đất chủ yếu ở vùng đồng bằng và
loại đất quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp bền vững ở địa phương.
1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật
Thảm thực vật trên lưu vực rất phong phú về kiểu, loại được hình thành do
phân hoá của khí hậu, địa hình và do sự tác động của con người.
Địa hình lưu vực chiếm vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lớp phủ

7
thực vật trên lưu vực: địa hình núi cao thường gắn với việc hình thành các loại
thảm phủ rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới ẩm, trảng cỏ... Địa hình núi thấp hình
thành các rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới ẩm, trảng cỏ thứ sinh, tre nứa. Địa hình
vùng đồng bằng là thảm phủ cây nông nghiệp lúa nước, cây ăn quả, hoa màu...
[9]
Trong các kiểu thảm thực vật, kiểu thực vật thứ sinh, thực vật trồng là chủ yếu.
Thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh còn rất ít ở nơi khó khai thác, khó vận chuyển.
1.1.5. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
1.1.5.1. Đặc điểm khí tượng
Lưu vực sông Mã trải dài trên 2 vĩ độ và 2 kinh độ nên chế độ khí hậu của các
vùng, các tiểu lưu vực cũng khác nhau. Khí hậu chung trên lưu vực thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ 4 tiết khí hậu trong một năm là xuân, hạ, thu, đông.
Giữa các vùng khí hậu có chênh lệch nhau và thời gian chuyển mùa, phần thượng
nguồn nằm trong vùng thời tiết khí hậu Tây Bắc - Bắc Bộ, vùng sông Chu nằm trong
vùng thời tiết khí hậu Khu 4. Phần trung và hạ lưu sông Mã nằm trong vùng khí hậu
giao thời giữa Bắc Bộ và Khu 4. Chính vì vậy khí hậu trong lưu vực rất đa dạng,
phong phú và ôn hoà. Sự biến động khí hậu giữa các vùng và giữa các mùa đều thể
hiện qua các yếu tố khí tượng trên các trạm đo.
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa trên lưu vực sông Mã
Cao
Vị trí Thời gian đo Ghi chú
độ
TT Trạm
Kinh Bắt Kết
Vĩ độ (m)
độ đầu thúc
1 Tuần Giáo 103 25 21035’
0 ’
570 1961 2003 KH, sl mưa 1958
2 Sông Mã 103056' 20059' 302 1962 KH
3 Thanh Hoá 105046’ 190 49’ 5 1956 KH, sl mưa 1901
5 Yên Định 105039’ 200 09’ 9 1965 KH
6 Như Xuân 105034’ 190 38’ 10 1964 KH
7 Hồi Xuân 105007’ 200 22’ 87 1959 KH, sl mưa 1928
8 Mường Lát 104034’ 20032’ 1963 Mưa
13 Cẩm Thuỷ 105028’ 20012’ 1960 Mưa
18 Mường Hinh 105007' 19053' Mưa
21 Giàng 105045' 19053' 21 1960 Mưa
23 Cự Thôn 105053' 19058' 2 1960 Mưa
24 Hà Trung 105051' 19059' 14 1960 Mưa

8
Cao
Vị trí Thời gian đo Ghi chú
độ
TT Trạm
Kinh Bắt Kết
Vĩ độ (m)
độ đầu thúc
28 Sầm Sơn 105054' 19044' 2 1959 Mưa
31 Lang Chánh 105015' 20008' 1960 Mưa
34 Cửa Đạt 105017' 19052' 1962 Mưa
35 Xuân Khánh 105030' 19055' 1963 Mưa
37 Thọ Xuân 105031' 19056' 40 1960 1989 Mưa
39 Xuân Thượng 105026' 19043' 1968 1990 Mưa
0 0
40 Nga Sơn 105 58' 20 00' 65 1960 1978 Mưa
41 Sòi 105037' 20002' 1970 1982 Mưa
45 Yên Khương 105051' 20020' 1960 1974 Mưa
46 Có Cánh 105021' 20015' 90 1963 1987 Mưa
47 Xóm Giá 105024' 19048' 48 1960 1978 Mưa
48 Quảng Xương 105047' 19044' 41 1959 1979 Mưa

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn Việt Nam)

9
a. Chế độ mưa:
Mưa trên lưu vực sông Mã được chia thành 3 vùng có tính chất đặc thù
khác nhau:
- Vùng thượng nguồn dòng chính sông Mã nằm trong chế độ mưa Tây Bắc -
Bắc Bộ, mùa mưa đến sớm và kết thúc sớm hơn vùng Trung Bộ. Lưu vực sông Chu
nằm trong vùng mưa Bắc Trung Bộ mùa mưa đến muộn hơn Bắc Bộ 15 - 20 ngày
cũng kết thúc muộn hơn Bắc Bộ 10 - 15 ngày.
- Khu vực đồng bằng hạ du sông Mã mang nhiều sắc thái của chế độ mưa Bắc
Bộ, mùa mưa đến bắt đầu từ tháng V hàng năm và kết thúc vào tháng XI. Tuy nhiên
cũng có nhiều năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Có thể nói
vùng đồng bằng hạ du sông Mã bị sáo trộn phần nào chế độ mưa của Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Trên lưu vực sông Mã có 2 tâm mưa lớn là tâm mưa Bá Thước - Quan
Hoá và tâm mưa Thường Xuân. Tâm mưa ở Thường Xuân có lượng mưa năm lớn
hơn tâm mưa Bá Thước, Quan Hoá. Tâm mưa nhỏ nằm ở thượng nguồn sông Mã
thuộc thung lũng huyện sông Mã của Sơn La và vùng Hủa - Phăn thuộc Lào. Lượng
mưa bình quân trên lưu vực biến đổi từ 1100 mm/năm đến 1860 mm/năm. Một năm
có 2 mùa rõ rệt, mùa ít mưa (mùa khô) và mùa mưa nhiều (mùa mưa). Mùa mưa phía
thượng nguồn sông Mã bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Mùa mưa phía
sông Chu bắt đầu từ cuối tháng VI và kết thúc vào đầu tháng XII, tổng lượng mưa 2
mùa chênh nhau đáng kể. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm từ 65 – 70 % tổng lượng
mưa năm, tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ 30 – 35 % tổng lượng mưa năm. [9]
Mưa gây lũ trong năm thường là các trận mưa có tổng lượng từ 300 mm trở lên
tập trung trong 3 - 4 ngày và mưa đồng đều trên lưu vực. Một năm thường có từ 3 - 4
đợt mưa có tổng lượng trên 300 mm. Các trận mưa thường cách nhau từ 5 - 7 ngày.
Đặc biệt trên lưu vực sông Mã khi mưa có lớn vùng thượng nguồn sông Mã thì phía
sông Chu không có mưa hoặc mưa nhỏ, khi mưa lớn ở thượng nguồn sông Chu thì
phía sông Mã không mưa hoặc mưa nhỏ, ngoại trừ những trận bão đổ bộ trực tiếp
vào lưu vực sông Mã gây mưa lớn đồng thời trên toàn lưu vực gây nên lũ lớn trên
toàn bộ mạng sông Mã những năm có bão trực tiếp đổ bộ vào năm 1927, năm 1962,
năm 1989 và năm 1996 đã tạo ra mưa lớn.
b. Chế độ gió:
Mùa đông do hoàn lưu phương Bắc mạnh nên có gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió
trung bình 2 - 3 m/s. Gió mùa Đông bắc xuất hiện từ tháng XI đến tháng II năm sau,
có năm xuất hiện sớm và cũng có năm kết thúc muộn.
Mùa hè do hoàn lưu phương Nam và vị trí thấp của vùng Vịnh Bắc Bộ nên
hướng gió thịnh hành là Đông Nam, mang nhiều hơi ẩm dễ gây mưa rào. Tốc độ gió

10
bình quân 2,5 - 2 m/s. Loại gió này xuất hiện từ tháng III và kết thúc vào tháng X
hàng năm.
Ngoài ra, vào tháng IV, tháng V còn có gió mùa Tây Nam. Gió này khô, nóng,
hàng năm chỉ xuất hiện từ 3 - 4 đợt, mỗi đợt từ 4 - 5 ngày.
c. Bão:
Bão ở lưu vực sông Mã thường xuất hiện chậm hơn Bắc Bộ từ 15 - 20 ngày. Theo
số liệu thống kê từ 1954 đến 2005 trong số 150 cơn bão xuất hiện dọc bờ biển Việt Nam
thì số cơn bão đổ bộ vào Khu 4 có tới 72 cơn bão đổ bộ vào lưu vực sông Mã hoặc ảnh
hưởng trực tiếp tới lưu vực, chiếm 48 %. Phần lớn khi bão đổ bộ vào lưu vực sông Mã
có gió từ cấp VIII đến cấp XII khi gió giật trên cấp XII (Vmax > 40 m/s).
Bão thường kèm theo mưa lớn ở khu vực đồng bằng và trung du của lưu vực.
Lượng mưa trận do bão gây ra có thể lên tới 700 - 1.100 mm tại trạm Thanh Hoá.

11
Bảng 1.2: Tốc độ gió trung bình tháng, năm
Đơn vị: m/s

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Tuần Giáo 0.7 0.8 0.7 0.8 0.7 0.7 0.7 0.6 0.6 0.6 0.7 0.7 0.7

Pha Đin 2.7 3.3 3.3 3.1 3.0 2.7 2.9 2.5 2.8 2.9 2.7 2.5 2.9

Điện Biên 0.8 1.0 0.9 1.1 1.1 1.0 0.9 0.8 0.8 0.7 0.7 0.7 0.9

Sơn La 1.4 1.8 1.6 1.3 1.0 0.8 0.9 0.7 0.7 0.8 1.0 1.1 1.1

Sông Mã 1.6 2.0 1.6 1.3 1.0 0.9 0.8 0.8 0.8 1.0 1.1 1.4 1.2

Yên Châu 1.6 2.0 2.0 1.6 1.6 1.2 1.2 1.0 1.0 1.1 1.2 1.4 1.4

Mộc Châu 2.1 2.2 2.2 2.1 2.1 2.1 2.3 1.8 1.7 1.8 1.8 1.8 2.0

Hồi Xuân 1.5 1.5 1.6 1.6 1.6 1.4 1.6 1.4 1.3 1.3 1.3 1.4 1.5

Lạc Sơn 1.2 1.5 1.4 1.6 1.4 1.1 1.2 1.0 1.1 1.2 1.1 1.2 1.2

Bái Thượng 1.3 1.5 1.3 1.4 1.3 1.2 1.3 1.2 1.3 1.3 1.3 1.2 1.3

Thanh Hoá 1.8 1.8 1.7 1.9 2.0 1.9 1.9 1.5 1.7 1.9 1.8 1.7 1.8

Như Xuân 1.4 1.4 1.3 1.4 1.8 1.8 1.8 1.5 1.5 1.6 1.4 1.3 1.5

Yên Định 1.6 1.8 1.7 1.7 1.6 1.3 1.5 1.2 1.3 1.5 1.4 1.5 1.5

Tĩnh Gia 1.8 1.6 1.6 1.7 2.0 2.1 2.1 1.7 1.9 2.2 2.2 1.9 1.9
(Nguồn: Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn Việt Nam)

12
d. Nhiệt độ:

Trên lưu vực sông Mã có 2 vùng có chế độ nhiệt khác nhau:


- Vùng miền núi, mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI đến tháng II, mùa nóng từ
tháng III đến tháng X. Nhiệt độ vùng này trùng với nhiệt độ vùng Tây Bắc.
- Vùng đồng bằng hạ du sông Mã. Nhiệt độ bình quân năm cao hơn miền
núi. Mùa đông kết thúc sớm hơn Bắc Bộ từ 15 - 20 ngày. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
trung bình năm lại cao hơn ở vùng miền núi.
Bảng 1.3 : Nhiệt độ tháng, năm trung bình nhiều năm tại các trạm
(Đơn vi: oC)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Tuần Giáo 14.6 16.3 19.5 22.6 24.6 25.1 25.2 24.8 23.9 21.6 18.3 15.0 21.0

Pha Đin 12.3 14.1 17.6 19.9 20.5 20.6 20.5 20.4 19.8 17.9 14.6 12.1 17.5

Điện Biên 15.7 17.6 20.7 23.6 25.3 25.9 25.7 25.4 24.6 22.4 19.1 15.8 21.8

Sơn La 14.6 16.5 20.0 22.8 24.7 25.1 25.0 24.6 23.7 21.7 18.2 15.0 21.0

Sông Mã 16.1 18.5 21.2 24.3 26.1 26.4 26.3 25.9 25.1 22.8 19.6 16.3 22.4

Yên Châu 15.9 17.9 21.7 24.8 26.8 27.0 26.9 26.3 25.2 22.8 19.4 16.4 22.6

Mộc Châu 11.8 13.3 16.8 20.2 22.5 23.0 23.1 22.4 21.2 18.9 15.7 12.8 18.5

Hồi Xuân 16.6 18.0 20.7 24.5 26.9 27.6 27.6 27.0 25.6 23.5 20.5 17.6 23.0

Lạc Sơn 15.9 17.3 20.2 24.0 27.2 28.0 28.3 27.6 26.3 23.7 20.4 17.3 23.0

Bái Thượng 16.5 17.5 20.1 23.9 27.0 28.2 28.4 27.6 26.6 24.3 21.2 18.0 23.3

Thanh Hoá 17.0 17.3 19.8 23.5 27.2 28.9 29.0 28.2 26.4 24.5 22.4 18.6 23.6

Như Xuân 16.5 11.3 20.0 23.6 27.3 28.6 28.9 27.8 26.5 24.2 20.8 17.9 23.3

13
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Yên Định 16.7 17.6 20.2 23.6 27.2 28.5 28.9 28.0 26.8 24.4 21.2 18.1 23.4

Tĩnh Gia 16.8 17.1 19.6 23.2 27.2 28.9 29.5 28.3 26.8 24.5 21.2 18.1 23.4

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn Việt Nam)
1.1.5.3. Đặc điểm thủy văn
a. Hệ thống sông
Lưu vực sông Mã có diện tích là 28.400 km2, với chiều dài sông là 512 km,
chiều dài lưu vực là 421 km, độ cao bình quân lưu vực là 762 m, độ dốc bình quân
lưu vực là 17,6 % và độ rộng bình quân lưu vực là 68,8 km.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã)
Hình 1.2 : Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông Mã thuộc địa phận
tỉnh Thanh Hóa

14
Hệ thống sông Mã có 90 con sông nhánh các loại, trong đó có 40 sông nhánh cấp
I, 33 sông nhánh cấp II, 16 sông nhánh cấp III và 01 sông nhánh cấp IV.
- Dòng chính sông Mã: bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai Châu),
sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua
đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Mường Lát. Từ Mường Lát đến Vạn Mai sông
Chảy theo hướng Tây Đông, từ Vạn Mai đến Hồi Xuân sông chảy theo hướng Bắc
Nam, từ La Hán đến Đông Tâm sông chảy theo hướng Nam - Bắc và từ Cẩm Thuỷ
đến cửa biển, sông lại chuyển hướng theo Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại
Cửa Hới. Từ Hồi Xuân lên thượng nguồn lòng sông hẹp cắt sâu vào địa hình,
không có bãi sông và rất nhiều ghềnh thác. Từ Cẩm Hoàng ra biển lòng sông mở
rộng có bãi sông và thềm sông. Dòng chính sông Mã tính đến Cẩm Thuỷ khống chế
lưu vực 17400 km2.
- Phụ lưu cấp I của sông Mã: sông Chu, sông Bưởi.
- Sông Chu: là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao
trên đất Lào chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông Chu đổ
vào sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông Mã về phía thượng lưu 25,5 km. Chiều
dài dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện
tích lưu vực sông Chu 7.580 km 2. Diện tích lưu vực sông Chu hầu hết nằm ở vùng
rừng núi. Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh
thác, lòng sông hẹp có thềm sông nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa
sông Chu chảy giữa hai tuyến đê, bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng, dốc nên
khả năng thoát lũ của sông Chu nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông
Khao, sông Đạt, sông Đằng, sông Âm. Tiềm năng thuỷ điện của sông Chu rất lớn,
dọc theo dòng chính có rất nhiều vị trí cho phép xây dựng những kho nước lớn để sử
dụng đa mục tiêu. Dòng chảy kiệt sông Chu đã được sử dụng triệt để để tưới cho
đồng bằng Nam sông Chu. Hiện tại trong mùa kiệt lượng nước ở hạ du Bái Thượng
đều nhờ vào nguồn nước của sông Âm và dòng nước triều đẩy ngược từ sông Mã
lên. Sông Chu có vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác lũ sông Chu là hiểm hoạ lớn đe doạ nền kinh tế của tỉnh
Thanh Hoá. Sử dụng triệt để tiềm năng của sông Chu sẽ hỗ trợ rất lớn cho phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
- Sông Bưởi: là phụ lưu lớn thứ 2 của sông Mã. Sông Bưởi bắt nguồn từ núi
Chu thuộc tỉnh Hoà Bình. Dòng chính sông Bưởi chảy theo hướng Bắc Nam đổ vào
sông Mã tại Vĩnh Khang. Chiều dài dòng chính sông Bưởi là 130 km. Diện tích lưu
vực 1.790 km2 trong đó 362 km2 là núi đá vôi. Độ dốc bình quân lưu vực 1,22 %,
thượng nguồn sông Bưởi là 3 suối lớn: suối Cái, suối Bin và suối Cộng Hoà đến Vụ

15
Bản, 3 nhánh hợp lại tạo thành sông Bưởi. Từ Vụ Bản đến cửa sông dòng chảy sông
Bưởi chảy giữa hai triền đồi thoải, lòng sông hẹp, nông. Nguồn nước sông Bưởi
đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế 3 huyện thuộc tỉnh Hoà
Bình và 2 huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc của Thanh Hoá. [9]
- Chi lưu cấp I của sông Mã: sông lèn, sông Lạch Trường.
- Sông Lèn: là một chi lưu cấp I của sông Mã nó phân chia nguồn nước với
sông Mã tại ngã ba Bông và đổ ra biển tại cửa Lạch Sung. Trong mùa lũ sông Lèn tải
cho sông Mã 15 ÷ 17 % lưu lượng ra biển. Trong mùa kiệt lưu lượng kiệt sông Mã
phân vào sông Lèn tới 27 ÷ 45 %, sông Lèn có nhiệm vụ cung cấp nước cho 4 huyện
Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Bỉm Sơn. Tổng chiều dài sông Lèn là 40 km. Hai bên
có đê bảo vệ dân sinh và khu sản xuất của các huyện ven sông. [9]
- Sông Lạch Trường: sông Lạch Trường phân chia dòng chảy với sông Mã tại
ngã ba Tuần chảy theo hướng Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Lạch Trường. Chiều dài
sông chính 22 km, sông có bãi rộng. Sông Mã chỉ phân lưu vào sông Lạch Trường
trong mùa lũ, trong mùa kiệt sông Lạch Trường chịu tác động của thuỷ triều cả 2
phía là sông Mã và biển. Sông Lạch Trường là trục nhận nước tiêu quan trọng của
vùng Hoằng Hoá và Hậu Lộc.
b. Dòng chảy năm
Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ trên sông Mã thường kéo dài từ tháng VI
- X, Chiếm 73 – 74 % lượng nước cả năm. Mùa cạn từ tháng XI - V. Ba tháng có
lượng dòng chảy lớn nhất là các tháng VII - IX, Chiếm từ 53 – 56 %. Tháng có
lượng dòng chảy lớn nhất vào tháng VIII, chiếm từ 20 – 23 % tổng lượng dòng chảy.
Trên sông Chu mùa lũ thường kéo dài từ tháng VII - X, chiếm 63 – 73 %, Mùa cạn
từ tháng XI - VI. Ba tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là các tháng VII - IX, chiếm
52 – 60 %. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất muộn hơn so với sông Mã một tháng,
vào tháng IX, Chiếm từ 20 – 24 % tổng lượng dòng chảy năm.
c. Dòng chảy lũ
Sông Mã mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, hạ du sông Mã
kết thúc vào tháng XI. Sông Chu mùa lũ bắt đầu từ tháng VII và kết thúc vào tháng
X, XI. Bốn tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng VII, VIII, IX, X. Trên sông
Chu tại Cửa Đạt tháng IX là tháng có lượng dòng chảy lớn nhất. Tổng lượng của 3
tháng lớn nhất trên dòng chính sông Mã chiếm 55,5 % dòng chảy năm, trên sông
Chu tại Cửa Đạt là 54 %. Tại Cẩm Thuỷ lũ lớn nhất năm xảy ra vào các tháng VIII,
IX mỗi tháng chiếm 40,8 %, tháng X chiếm tỷ lệ 15,8 %, tháng XI chiếm 2,6 %, ảnh
hưởng của mưa bão tới phần trung lưu sông Mã thể hiện rõ rệt. Sông Chu tại Xuân
Khánh lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng IX chiếm 38,7 %, tháng X là 25,2 %

16
trong khi đó tháng VIII chỉ chiếm 22,6 %. Vùng hạ du sông Mã tại Giàng mực nước
lũ vừa chịu ảnh hưởng lũ sông Chu và sông Mã vừa chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Lũ lớn ở thượng nguồn gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường là tổ hợp bất lợi gây nên
lũ lớn ở hạ du. [9]
d. Dòng chảy kiệt
Dòng chảy kiệt xảy ra vào thời kỳ ít mưa trong năm. Lưu vực Sông Mã mùa
kiệt kéo dài tứ tháng XI - V. Trên lưu vực sông Chu mùa kiệt kéo dài 8 tháng từ
tháng XI - VI sang năm. Lượng dòng chảy mùa này chỉ chiếm 20 – 35 % lượng dòng
chảy cả năm. Nhìn chung mùa kiệt có thể chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ đầu kéo dài 2
tháng (XI, XII). thời kỳ đầu có thể coi là thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa, thời kỳ
giữa kiệt nhất trong năm, từ tháng I – IV.
e. Dòng chảy bùn cát
Hàm lượng bùn cát trung bình tại Cẩm Thuỷ dòng chính sông Mã đạt 402 g/m 3,
bên sông Chu tại Xuân Khánh là 192 g/m 3, các sông suối nhỏ hàm lượng bùn cát đạt
181 g/m3 tại sông Âm, 484 g/m3 tại Nậm Ty, 109 g/m3 tại Xuân Cao. Hàng năm,
sông Mã chuyển về hạ du là 4,23 triệu tấn phù sa lơ lửng, bên sông Chu chuyển về
hạ du là 0.848 triệu tấn phù sa. Hệ số xâm thực đạt 242 tấn/km 2 tại sông Mã ở Cẩm
Thuỷ, 114 tấn/km2 tại Xuân Khánh bên sông Chu.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã)
Hình 1.3: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Tính đến năm 2005 tổng dân số trên lưu vực sông Mã kể cả khu hưởng lợi là
4.028.000. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,7 %, trong đó 15 % dân số sống tập

17
trung ở các thị trấn, thị xã và thành phố còn lại hầu hết sống ở nông thôn. Mật độ dân
số bình quân ở đồng bằng là 340 người/km 2, ở trung du 166 người/km2, ở miền núi
49 người/km2. Sự phân bố dân cư trên lưu vực phụ thuộc vào điều kiện sống từng
vùng, với tỷ lệ phân phối trên đây chưa hợp lý đối với các vùng địa lý. Dân số trên
lưu vực tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa chiếm tới 86,7 % (3.479.834 người). Dân số
phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An thuộc lưu vực sông Mã:
548.166 người chiếm tỷ lệ 13,55 % dân số trên lưu vực. Sự phân bố dân số trên nói lên
một điều là kinh tế trên lưu vực sông Mã tập trung chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa. [9]
Dân số Thanh Hoá tính đến 2007 là 3.697.227 người, dân sống trên lưu vực
sông Mã và vùng hưởng lợi (Vùng chịu ảnh hưởng lũ Nam sông Chu và hữu sông
mã từ Giàng đến cửa Hới). Dân số sống vùng miền núi là 718.000 người. Còn lại
sống chủ yếu ở vùng ở vùng đồng bằng nơi dễ bị lũ uy hiếp. Trong số dân sống ở
đồng bằng có 196.164 dân sống ở ngoài bãi nơi thường xuyên bị lũ đe doạ. Tốc độ
tăng dân số tự nhiên ở Thanh Hoá là 0,8 %.
1.2.2. Thành phần dân số
Theo thống kê hiện tại trên lưu vực sông Mã có 13 dân tộc sinh sống định
cư ở đây. Đông nhất là dân tộc kinh chiếm tới 80 %, dân tộc thứ 2 là dân tộc Mường
(Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và Thanh Hoá) chiếm tới 10 %, còn lại là dân tộc Thái,
Lô Lô, Hà Nhì, Thanh, Mèo sống ở vùng miền núi, không có sự phân chia ranh giới
sinh sống giữa các dân tộc mà các dân tộc sống đan xen nhau tạo thành cộng đồng
dân cư chung sinh sống trên lưu vực. [9]

1.2.3. Cơ cấu kinh tế


Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế qua các năm của tỉnh Thanh Hóa
Năm Nông nghiệp Dich vụ Công nghiệp
1995 28,36% 34,77% 36,87%
2000 39,57% 33,83% 26,6%
2005 32,29% 33,12% 34,59%
2007 28,36%` 34,77% 36,87%
2010 21,36% 37,77% 39,87%

1.2.4. Các ngành kinh tế chủ chốt


- Sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp trên lưu vực sông Mã từ thượng nguồn đến hạ du chủ yếu là sản
xuất hai vụ đông Xuân và vụ mùa. Theo thống kê diện tích canh tác trên lưu vực
sông Mã và vùng bảo vệ khỏi lũ sông Mã là 213.739 ha. Trong sản xuất nông nghiệp
chỉ có vụ mùa là dễ bị ảnh hưởng bởi lũ và úng nhất.
Bảng 1.5 : Thống kê diện tích đất nông nghiệp năm 2010
18
Đất cây LN
Fct ( ha)
Vùng
Đất
Tổng Lúa Đất CHN
có
Tổng toàn lưu vực sông Mã 213738 134706 3429 57297.6 23379.1

I. Vùng đồi núi 66752 30500 2640 33611 12527


29225.
1.1.Thượng nguồn sông Mã 14097.2 2396. 12732.2 4353.2
6
26366.
1.2.Thượng sông Chu 12628.5 208.0 13530.0 5050.5
4
11160.
1.3. Thượng sông Bưởi 3774.9 36.0 7348.9 3123.2
0
146986
II. Vùng đồng bằng 104205.6 789.6 23686.6 10852.1
.
2.1. Khu hạ du sông Bưởi 7163.3 5965.7 20.1 1177.5 459.1

2.2.Nam Mã- Bắc Chu 18458 15481 156 2820 605


64461.
2.3.Vùng Nam sông Chu 51555.8 511.4 12394.8 8219.8
9
38612.
2.4.Khu Bắc sông Lèn 15486 76 4745 960
5
2.5. Nam s. Lèn-Bắc 10859.
9531.8 12.5 1315.2 516.0
L.Trường 4

2.6. Khu Nam Hoằng Hoá 7432.3 6185.2 13.3 1233.7 92.2

19
Bảng 1.6 : Thống kê diện tích sản xuất vụ mùa năm 2010

Cây trồng
Vùng Lúa Màu Tổng
khác
124016.9 28430.4 162117.8
Tổng toàn lưu vực sông Mã 7 3 10371.78 6
13408.5
I. Vùng đồi núi 25108.34 4 5324.59 43841.47
10354.2
1.1.Thượng nguồn sông Mã 14680 3 3370.77 28405
12482.04
1.2.Thượng sông Chu 8205.41 2736.31 1540.32 5
1.3. Thượng sông Bưởi 2222.93 318 413.5 2954.43
15021.8 118276.3
II. Vùng đồng bằng 98908.62 9 5047.19 9
2.1. Khu hạ du sông Bưởi 4831.5 797.36 554.33 6183.19
17846.19
2.2. Nam Mã - Bắc Chu 15359.02 2055.53 431.64 6
2.3.Vùng Nam sông Chu 50658.56 5941.74 2427.89 59028.19
2.4. Khu Bắc sông Lèn 13305.54 3706.76 433.33 16744.31
2.5. Nam s. Lèn- Bắc
L.Trường 8865.96 1458.78 688.48 11013.21

Chăn nuôi là một mảng trong kinh tế nông nghiệp, tiềm năng phát triển
chăn nuôi trên lưu vực rất lớn. Hình thức chăn nuôi hiện nay tồn tại theo phương
thức chăn nuôi hộ gia đình, quy mô nhỏ. Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò lấy sức kéo và
trâu bò thịt, gia súc gia cầm cũng nuôi phân tán theo hộ gia đình. Giá trị sản lượng
chăn nuôi mới chiếm 28,69 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp lớn và tập trung hầu hết ở phần hạ du sông Mã thuộc tỉnh
Thanh Hoá. ở đây có đầy đủ các loại hình công nghiệp: công nghiệp trung ương,
công nghiệp địa phương. Có các ngành công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp
chế biến gia công và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tỷ trọng ngành công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 34,1 %.
- Thuỷ, hải sản:
Thuỷ hải sản trên lưu vực tập trung chủ yếu ở hạ du thuộc tỉnh Thanh Hoá. Bình
quân 5 năm khai thác được 40.500 tấn/ năm. Trong đó hải sản 26.098 tấn/năm. Đánh
bắt 25.380 tấn/năm, nuôi trồng 1718 tấn với 3500 ha nuôi trồng theo hình thức bán thâm
canh, năng suất thấp, giá trị đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản mới đạt gần 6 % tổng thu
nhập của tỉnh Thanh Hoá. Ngành thuỷ sản đang là ngành còn nhiều tiềm năng phát triển

20
cả về ngư nghiệp đánh bắt và nuôi trồng ven bờ.
- Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp trên lưu vực sông Mã chiếm 71,8 % diện tích lưu vực
nhưng do khai thác không có chế độ bảo dưỡng và khai thác không có kế hoạch nên
hầu hết không còn rừng nguyên sinh. Đất đai lâm nghiệp bị trọc hoá nhiều. Diện tích
có rừng trên lưu vực hiện nay chiếm khoảng 45 % diện tích đất lâm nghiệp còn lại là
cây bụi và đồi trọc.
- Du Lịch, dịch vụ:
Lưu vực sông Mã có là nơi khởi sướng ra các triều đại Tiền Lê, Hậu Lê, nhà
Hồ và nhà Nguyễn. Cộng với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, núi, sông, biển hữu
tình nên có rất nhiều vị trí du lịch với nhiều thể hình du lịch nghỉ ngơi: Bãi biển Sầm
Sơn, du lịch văn hoá cổ Lam Sơn, Thành nhà Hồ... Du lịch phong cảnh có ao cá thần
tiên Cẩm Thuỷ, Động Từ Thức và rất nhiều điểm du lịch có ý nghĩa nghỉ ngơi giải trí
khác. Du lịch ở đây đang khai thác thế mạnh tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo nên
chưa phát huy được tác dụng.
- Kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng xã hội, đời sống văn hóa:
+ Y tế: Tỉnh Thanh Hoá có 32 bệnh viên, và 626 trạm y tế cơ sở với số giường
bệnh 10.730 giường bệnh để phục vụ nhân dân.
+ Giáo dục: Bình quân trên lưu vực có tới 30 % dân số đang theo học các lớp
từ 1 đến 12 và các trường chuyên nghiệp. Có 1 trường đại học Hồng Đức đặt tại thị
xã Thanh Hoá. Riêng Thanh Hoá có 1.331 trường phổ thông, trong đó 57 trường phổ
thông trung học với đội ngũ giáo viên 27.545 người. Giáo dục trung học chuyên
nghiệp 6 trường, Cao đẳng và đại học 3 trường. Cơ sở giáo dục trên lưu vực rất tốt
để đào tạo ra lực lượng lao động có kỹ thuật cao.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
+ Đường bộ: có các tuyến đường quốc gia: đường số 6 đi từ Mãn Đức lên Sơn
La - Lai Châu và tuyến đường nối từ Sơn La vào huyện sông Mã. Tuyến đường 1A
đi ngang qua phần hạ du lưu vực. Tuyến 217 từ Cầu Lèn đi Na Mèo nối thông với
Lào. Ngoài ra, còn các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, ở vùng đồng bằng đường giao thông
vào đến tận thôn, xã, ở miền núi mới có các tuyến đường trục đến huyện.
+ Đường sắt: đường sắt Bắc Nam đi ngang qua phần đồng bằng của lưu vực song
song với đường bộ 1A rất thuận tiện cho việc chuyên chở sản phẩm và khách du lịch.
+ Đường thuỷ: tuyến đường thuỷ theo kênh nhà Lê nối giữa đồng bằng Bắc
Bộ với Thanh Hoá.
+ Công trình thuỷ lợi: công trình thuỷ lợi trải rộng trên toàn lưu vực phục vụ
công tác tưới tiêu và chống lũ. Phần hạ du các sông đều có hệ thống đê ngăn lũ.
Kinh tế hiện tại trên lưu vực sông Mã là một nền kinh tế đa dạng nhưng vẫn
mang nhiều màu sắc cuả một nền kinh tế nông nghiệp không bền vững còn phụ

21
thuộc nhiều vào thiên nhiên.

22
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN
VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÃ

2.1. Thuỷ triều và xâm nhập mặn


2.1.1. Chế độ triều
Thuỷ triều ở vùng cửa lưu vực sông Mã thuộc chế độ nhật triều không đều với
chu kỳ triều trên 24 h trong ngày. Trong một kỳ triều, còn có ngày xuất hiện bán nhật
triều. Thời gian triều lên ngắn 7 h – 8 h, những ngày triều cường thời gian triều lên 8
h – 9 h, thời gian triều rút 15 h – 16 h trong ngày.
Biên độ triều lớn nhất tại Hoàng Tân cửa sông Mã: 3,19 m, tại Giàng 2,46 m,
2,58 m tại Lạch Sung, 2,2 m tại Cự Thôn. Biên độ triều trung bình trên sông Hoạt là
1,3 m, sông Lèn 1,53 m tại Lạch Sung, sông Mã tại Hoàng Tân là 1,58 m.
Mực nước đỉnh triều cao nhất đạt 2,9 m tại Hoàng Tân cửa sông Mã và thấp nhất
đạt 1,81 m lúc chân triều. Tại Giàng, mực nước chân triều thấp nhất vào tháng kiệt III,
IV đạt -1,42 m. Tại Lạch Sung cửa sông Lèn mực nước cao nhất là 2,32 m vào tháng
VIII/1971 khi có lũ và mưa bão, đạt thấp nhất -0,97 m vào tháng IV/1970. Càng vào sâu
nội địa, biên độ mực nước triều càng giảm ảnh hưởng triều về mùa lũ, mùa cạn yếu dần.
2.1.2. Diễn biến mực nước triều trong năm
Từ số liệu mực nước triều trung bình ngày của trạm Hoàng Tân vùng cửa sông
Mã qua 6 năm (1996 – 2001) được lấy từ “Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng
thủy văn quốc gia”, em đã tổng hợp lại mực nước triều trung bình tháng qua các năm
vào bảng dưới đây:

Hình 2.1: Mực nước triều trung bình tháng qua các năm của trạm Hoàng
Tân

23
Bảng 2.1: Mực nước triều trung bình tháng của trạm Hoàng Tân từ 1996 đến 2001

Nă I II III IV V VI VII VII IV X XI XII


m I
1996 -91 -91 -97 -81 -80 -91 -53 10 27 -48 -21 -88
1997 -86 -92 -88 -77 -89 -84 -39 -19 -8 -30 -79 -88
1998 -95 -97 -87 -94 -96 -90 -88 -92 -70 -73 -76 -83
1999 106 -103 -87 -73 -78 -70 -94 -73 -57 -50 -59 -79
2000 -86 -90 -93 -79 -82 -74 -77 -24 -24 -58 -80 -94
2001 -87 -91 -87 -90 -89 -66 -46 -28 -53 -49 -66 -92

Bảng 2.2: Mực nước trung bình năm của trạm Hoàng Tân từ 1996 đến 2001

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001


Hoàng Tân -60 -65 -87 -78 -78 -71

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy mực nước triều tại trạm Hoàng Tân có xu hướng
giảm đi, và mực nước thay đổi mạnh vào các tháng từ tháng VII đến tháng XI.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy mực nước trung bình năm của trạm giảm dần từ 1996
đến 1999, đến năm 2001 thì mực nước lại tăng nhẹ.
Mực nước triều đạt trị số cao nhất vào các tháng VIII, IX và thấp nhất vào các
tháng II, III.
Năm 1996: mực nước triều lớn lơn cao độ 0 tại tháng VIII (10 cm) và tháng IX
(27 cm), các tháng còn lại dưới cao độ 0.
Năm 1997 đến năm 2001 mực nước đều dưới cao độ 0, cụ thể năm 1997 mực
nước tháng VIII (-19 cm) giảm đáng kể so với tháng VIII năm 1996 (10 cm) là 29
cm, tháng IX của năm 1997 (-8 cm) so với tháng IX năm 1996 (27 cm) là 35 cm.
Năm 1998 mực nước giảm mạnh từ tháng VIII và tháng IX, tháng VIII giảm từ
-19 cm xuống -92 cm, tháng IX giảm từ -8 cm xuống -70 cm.
Năm 1999 đến 2000 mực nước có tăng lên mạnh vào tháng VIII và tháng IX,
tuy nhiên đến năm 2001 thì mực nước lại giảm mạnh vào tháng IX.
2.1.3. Tình hình xâm nhập mặn vào hạ lưu sông Mã
Do ảnh hưởng của thuỷ triều mà nước sông ở vùng cửa sông thường bị nhiễm
mặn. Độ mặn của nước sông phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thuỷ triều, cường độ
truyền triều vào sông và lượng nước thượng nguồn đổ về hạ lưu. Có thể nói, dòng
triều truyền vào đến đâu, mặn xâm nhập đến đấy, nước sông vì thế bị nhiễm mặn
không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Do vùng đất ven cửa sông cũng bị

24
nhiễm mặn, nên các loài sinh vật vùng cửa sông cũng thay đổi khác với vùng thượng
lưu. Đó là các loài sinh vật nước lợ.
Độ mặn ở cửa sông là lớn nhất, gần bằng độ mặn nước biển khoảng 30 – 32 ‰
và giảm dần về phía thượng nguồn theo mức độ yếu đi của triều. Tuỳ theo các nhánh
phân lưu mà mức độ xâm nhập mặn trên sông khác nhau. Số liệu quan trắc được từ
1990 - 2010 (Bảng 2.3 và 2.4):

Bảng 2.3: Độ mặn các trạm vùng sông Mã, sông Lạch Trường từ năm 1990 – 2010

Năm Giàng Hàm Rồng Nguyệt Viên Cầu Tào Cự Đà


S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰
max min max min max min max min max min

1990 0.16 0.12 2.8 0.1 4.9 0.1

1991 6 0.1 10.4 0.12

1992 6 0.12 10 0.15

1993 1.5 0.1 8.8 0.16 13 0.22

1994 2.1 0.09 4.5 0.09 9.1 0.09

1995 0.3 0.09 3.04 0.11 7 0.25 0.74 0.13 0.56 0.12
1996 5.47 0.11 11.4 0.12 3.03 0.1

1997 1.04 0.07 3.5 0.09 0.18 0.08 0.13 0.08


1998 1.04 0.1 5.6 0.1 2.8 0.1 1.2 0.1
1999 4 0.1 13.5 0.3 16.5 2.5 8.9 0.3 3.7 0.9
2000 0.3 0.1 2.8 0.1 6.1 0.1 1.3 0.1 0.2 0.1
2001 0.1 0.1 3.6 0.1 9 0.1 1.7 0.1 0.1 0.1
2002 0.2 0.1 3.3 0.1 10.8 0.1 0.9 0.1 0.2 0.1
2007 2.3 0.1 9.2 0.1 14.4 0.5 5.8 0.1 2.8 0.1
2008 1.2 0.1 9 0.1 12.6 0.1 4 0.1 5.3 4
2009 0.2 0.1 6.7 0.1 9.8 0.1 5 0.1 3.4 0.1
2010 6.1 0.1 12.3 0.2 17.5 0.3 9.4 0.2 7.4 3.5
TB 1.54 0.1 5.83 0.12 10.1 0.3 3.65 0.13 2.27 0.84
Max 6.1 0.12 13.5 0.3 17.5 2.5 9.4 0.3 7.4 4

Nguồn: Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn Việt Nam)

25
Bảng 2.4: Độ mặn tại các trạm vùng sông Lèn từ 1990 – 2010
Năm Yên Ổn Đồ Thắm Cầu De Lạch Sung
(L=13km) (L=13km) (L=13km) (L=13km)
S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰ S‰
max min max min max min max min
1990 0.6 0.15 6.3 0.14 17.5 0.18
1991 5 0.1
1992 1.9 0.12 11 0.12 15.2 0.13
1993 2.1 0.12 10.7 0.13
1994 3.27 0.11 9.8 0.07
1995 0.24 0.13 2.9 0.13 19 0.14
1996 0.19 0.11 0.63 0.11
1997 0.14 0.09 0.28 0.09 12 0.09
1998 0.39 0.1 1.2 0.1 19.4 0.1
1999 7.2 0.1 12.7 0.2 25.3 0.2
2000 0.9 0.1 3 0.1 17.7 0.1
2001 1 0.1 6.1 0.1 20.1 0.1 21.1 0.1
2002 1.3 0.1 8.4 0.1 22.6 0.1 21.8 0.2
2007 10.6 0.2 16 0.3 26.7 0.4 25.9 1.7
2008 16.5 0.5 25.6 0.7 23.8 2.8
2009 6.1 0.1 11.6 0.3 26.7 0.7 24 1.7
2010 17.8 1.6 22.7 3.6 27.9 6.5 28.3 10
TB 3.97 0.22 8.52 0.36 22.1 0.83 22.2 2.1
Max 17.8 1.6 22.7 3.6 27.9 6.5 28.3 10

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn Việt Nam)
- Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tại các trạm vùng sông Lèn tuy từ năm 1990
đến năm 2010 lúc tăng lúc giảm nhưng vào năm 2010 là có độ mặn rất cao so với các
năm còn lại.
- Trên sông Lèn, độ mặn 1 ‰ thường xâm nhập sâu tới 12 - 15/18 km chiều dài
sông. Tại Yên Ổn, cách cửa sông 13 km độ mặn lớn nhất có năm đo được lên tới
17,8 ‰ (2010).
- Trên sông Lạch Trường, độ mặn 1 ‰ thường xâm nhập sâu tới 15 - 18/25 km
chiều dài sông. Tại Cầu Tào, cách cửa sông 24,6 km, độ mặn lớn nhất có năm đo
được lên tới 9,4 ‰ (2010).
.- Trên sông Mã, độ mặn 1 ‰ thường xâm nhập sâu tới 22 - 25 km chiều dài sông.
Tại Giàng, cách cửa sông 25,0 km độ mặn lớn nhất có năm đo được lên tới 6,1 ‰ (2010).

2.1.3.1. Diễn biến độ mặn


Diễn biến độ mặn vùng cửa sông tương đồng với diễn biến thuỷ triều nhưng
phức tạp hơn nhiều. Độ mặn lớn nhất thường xảy ra cùng lúc hoặc chậm hơn 1 – 2
26
giờ so với đỉnh triều. Độ mặn nhỏ nhất xuất hiện cùng lúc với chân triều (riêng tại
trạm Cự Đà thuộc khu vực giao thoa triều từ hai phía: ảnh hưởng triều từ cửa Hới
phía sông Mã và từ cửa Lạch Trường – sông Lạch Trường nên diễn biến độ mặn có
những biểu hiện bất bình thường so với quy luật chung, cụ thể trong một số con triều
diễn biến mặn bị lệch pha so với diễn biến triều; Tại âu Mỹ Quan Trang và âu Báo
Văn do việc đóng cửa âu để ngăn mặn nên diễn biến mặn cũng có nét bất thường,
không tương đồng với diễn biến triều).
Theo độ sâu tại thuỷ trực lấy mẫu, độ mặn biến đổi theo quy luật tăng dần, từ mặt
xuống đáy. Đa số các điểm đo cho thấy những điểm có độ sâu lớn, lòng sông lồi lõm
phức tạp, độ mặn thay đổi theo chiều sâu lớn và ngược lại. [7]
Theo chiều dọc sông về phía thượng lưu, khả năng xâm nhập mặn giảm dần.
Ngoài nhân tố ảnh hưởng do thuỷ triều, độ mặn xâm nhập vào các sông còn phụ thuộc
vào lượng nước đến từ thượng nguồn, hình thái sông, độ dốc đáy sông, điều kiện về
thời tiết và các tác động khác do con người trong quá trình khai thác và sử dụng nước.
2.1.3.2. Diễn biến độ mặn theo thời gian
Theo thời gian trong năm, mức độ xâm nhập mặn vào sông nhiều hay ít tùy
thuộc chủ yếu vào lượng dòng chảy cơ bản trên sông. Trong mùa lũ (Sông Mã: từ
tháng VI - X, 2 tháng có dòng chảy lớn nhất là VIII, IX; sông Chu, sông Yên: từ
tháng VII - XI, 2 tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng IX và tháng X) lượng dòng
chảy trên các sông dồi dào nên mặn ít có khả năng lấn sâu vào nội địa. Vào mùa cạn
(Sông Mã: từ tháng XI - V, tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là tháng III, IV;
sông Chu, sông Yên: từ tháng XII - VI, 2 tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là
tháng III, IV) lượng dòng chảy cơ bản trên sông nhỏ nên mặn xâm nhập mạnh và lấn
sâu vào nội địa dọc theo các sông.
Mùa cạn năm 2009 – 2010, mực nước trên các sông suối không ngừng hạ thấp
và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0.23 – 0.94 m. Đặc biệt,
mực nước trung bình và nhỏ nhất các tháng mùa cạn năm nay đều ở mức thấp nhất
so với cùng kỳ lịch sử. Mực nước nhỏ nhất năm tại trạm thủy văn Lý Nhân là 2.90 m
(ngày 16/IV), nhỏ hơn mực nước kiệt lịch sử H min: 3.28 m - 6/5/2005.
Do tình trạng khô hạn thiếu nước diễn ra sớm nên vùng cửa sông độ mặn đã
xâm nhập sớm hơn và cường độ mạnh hơn những năm trước đây.
2.1.3.3. Diễn biến theo không gian
Nếu lấy độ mặn 1.0 ‰ làm giới hạn, tính từ cửa biển về phía thượng lưu, độ
mặn xâm nhập vào các sông trong đợt điều tra năm 2010 như sau: Trên dòng chính
sông Mã mặn có thể xâm nhập vào sâu tới 28 km (năm 2009 là 23 km); sông Lèn tới
trên 22 km; sông Lạch trường và kênh Dê xâm nhập trên toàn tuyến sông; sông Hoạt
tới âu Mỹ Quan Trang, sông Báo văn tới âu Báo văn (do có sự chặn dòng ngăn mặn

27
của 2 âu); sông Yên, sông Hoàng tới 26 km, sông Nhơn tới 23 km. Như vậy, so với
những năm có số liệu thì năm 2010 xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển đã gia
tăng mạnh mẽ, một số tuyến sông như dòng chính sông Mã, sông Lèn... độ mặn xâm
nhập đạt mức cao nhất lịch sử.
Trên hệ thống sông Mã:
+ Về độ mặn lớn nhất:
Độ mặn lớn nhất tại các trạm trong đợt điều tra năm 2010 phổ biến ở mức lớn
hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ (những năm có thống kê số liệu) cũng như
so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt trên dòng chính sông Mã, sông Lèn, sông Lạch
Trường độ mặn lớn nhất xâm nhập vào sông đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay:
Tại Giàng (sông Mã) tới 6.1 ‰; Tại Cự thôn (sông Lèn) tới 7.1 ‰... Qua tài liệu
thực đo cho thấy lượng dòng chảy cơ bản trên sông Mã và sông Chu nhỏ hơn so với
cùng kỳ năm 2009, nhưng biên độ triều lên năm 2010 lại lớn hơn so với cùng kỳ
năm 2009 là nguyên nhân chính dẫn đến mức độ xâm nhập mặn vào sông Mã mạnh
hơn so với cùng kỳ năm 2009 (Độ mặn cao nhất tại Giàng năm 2009 là 0.2 ‰, năm
2010 là 6.1 ‰).
+ Độ mặn nhỏ nhất:
Độ mặn nhỏ nhất tại các trạm phổ biến ở mức xấp xỉ đến lớn hơn so với trung
bình nhiều năm và lớn hơn so với cùng kỳ năm 2009. Tình trạng khô hạn và xâm
nhập mặn năm 2010 ở Thanh Hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của nhân dân 4 huyện ven biển gồm: Nga Sơn, Hà Trung, Hậu
Lộc, Hoằng Hóa.
Theo báo cáo của các địa phương, diện tích đã gieo cấy lúa, cói vụ chiêm xuân
năm 2010 của 4 biển huyện ven trên là 23827 ha thì diện tích có khả năng tiếp tục
xảy ra thiếu nước ngọt và hạn hán là gần 5000 ha, trong đó có khoảng 3000 ha lúa,
cói có nguy cơ mất trắng. Đặc biệt, nếu tình hình khô hạn, xâm nhập mặn kéo dài sẽ
làm cho hơn 65000 hộ dân thuộc 5 xã vùng Đông kênh De của huyện Hậu Lộc thiếu
nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. [7]

28
Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa cho biết: Từ sau Tết Canh Dần đến nay, mực nước
và lưu lượng nước trên sông Mã đã xuống thấp dưới mức lịch sử, tại trạm thủy văn
Lý Nhân mực nước dao động ở mức 3,06 m (thấp hơn so với mực nước trung bình
cùng kỳ là 0,88 m); tại trạm Kiểu có thời kỳ xuống còn 2,90 m, không đủ để các máy
bơm hoạt động. Lưu lượng dòng chảy sông Mã chỉ đạt 60 m 3/s, thấp hơn rất nhiều so
với lưu lượng nhỏ nhất mùa kiệt; lưu lượng dòng chảy sông Lèn (một nhánh của
sông Mã) chỉ còn 3 m3/s. Tình hình xâm nhập mặn cũng đáng báo động khi mặn xâm
nhập vào sớm, sâu hơn, độ mặn cao hơn các năm trước và duy trì ở mức 1 – 12 ‰,
có thời điểm lên tới 16 ‰. [5]
2.1.4. Tình hình thiệt hại
- Năm 2010: đây là đợt xâm nhập mặn lịch sử, tại xã Nga Thạch, nơi được xem
là “điểm nóng” về tình trạng xâm nhập mặn của huyện Nga Sơn- Thanh Hóa, gần
400 ha lúa của xã bị nhiễm mặn, trong đó đã có trên 50 ha lúa bị chết, gần 350 ha lúa
bị giảm năng suất tới 80 %.
Tại địa bàn tỉnh, thủy triều sâu xâm nhập mặn vào tất cả các cửa sông có xu
hướng tăng, nạn xâm nhập mặn trong địa bàn tỉnh vào sớm và sâu hơn, độ mặn cao
hơn các năm trước và duy trì ở mức 1 – 12 ‰, có thời điểm lên tới 16 ‰. Chưa bao
giờ ở Thanh Hóa độ nhiễm mặn lại cao đến như vậy. Do độ mặn cao,nhiều trạm bơm
đã dừng hoạt động, đóng cửa lấy nước hơn 1 tháng nay, một số trạm bơm hoạt động
cầm chừng. Độ mặn đã xâm nhập sâu trong đất liền có nơi tới gần 20 km (tại trạm
thủy văn Cự Thôn trên sông Lèn, đo được từ 0,3 - 0,6 ‰). Dự báo tình hình mặn có
khả năng tiếp tục xâm nhập sâu hơn nhiều. [5]
- Năm 2011 - 2012: Tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, trong năm 2011, xã có
97,5/195 ha lúa được gieo cấy bị chết do tình trạng xâm nhập mặn khiến cho nhiều
hộ dân gặp khó khăn. Bước sang năm 2012, tình hình xâm nhập mặn tuy được cải
thiện, song vẫn còn hàng chục ha lúa bị thiếu nước.
Cũng giống như xã Đa Lộc, xã Minh Lộc năm 2011, do nắng hạn kéo dài, xâm
nhập mặn tiến sâu vào trong đất liền, độ mặn cao, có lúc lên tới 20 ‰ đã làm cho 30
ha lúa của xã bị chết hoàn toàn, hàng trăm ha lúa khác cũng rơi vào tình trạng thiếu
nước nghiêm trọng. [3]
- Năm 2014: Tình hình xâm nhập mặn trên sông Mã, tại Quảng Châu (Thanh
Hóa) có độ mặn lớn nhất: 26,7 ‰ xuất hiện ngày 27/2/2014 xấp xỉ so với trung bình
nhiều năm cùng thời kỳ và tương đương so với cùng kỳ 2013.

29
2.2. Nguyên nhân và các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn
2.2.1. Nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu sông Mã
2.2.1.1. Nguyên nhân khách quan (do thời tiết)
a. Trên đất liền
Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bão, lũ nhiều và liên tục, rét đậm, rét
hại kéo dài nhiều ngày, tình hình khô hạn xảy ra khốc liệt từ tháng 12 năm trước đến
tháng 5 năm sau.
b. Trên biển
Trái đất ngày càng nóng lên, các khối băng lớn trên 2 bán cực ngày một tan
nhanh làm mực nước biển ngày càng dâng cao. Trong lúc đó mực nước đệm trong
đất liền ngày càng thấp đi, dẫn đến nước biển ngày càng xâm nhập sâu hơn vào
đất liền.
2.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan (do con người gây ra)
1. Ngày càng xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn làm giảm bớt lượng nước chảy
về xuôi dẫn đến lượng nước chảy về hạ lưu vào mùa kiệt thấp.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 610 hồ chứa nước, trong đó chỉ có 63/610 hồ chứa có
quy trình vận hành được cơ quan chức năng phê duyệt, số còn lại chưa được kiểm
chứng an toàn và ngày càng xuất hiện nhiều hồ chứa.
2. Con người đã tàn phá rừng làm cho rừng không còn khả năng giữ được nước
và đất màu, khi có mưa lớn từ thượng nguồn gây nên hiện tượng lũ quét. Đến mùa
khô nước còn lại trong đất hầu như khô kiệt.
3. Nhu cầu nước sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp
ngày càng tăng, làm cho nguồn nước ngọt thiếu trầm trọng.
Đó là một số nguyên nhân chủ yếu và dễ nhận thấy nhất làm cho nước biển
xâm nhập ngày càng sâu, càng xa vào trong đất liền gây hậu quả khôn lường cho sản
xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và nước sinh hoạt cho con người.
2.2.2. Các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn
Với điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế vùng hạ lưu sông Mã, tác giả đã tổng
hợp và nêu ra những biện pháp hạn chế xâm nhập mặn thiết thực và phù hợp với
vùng như sau:
2.2.2.1. Biện pháp trước mắt
a) Về biện pháp công trình
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, tranh thủ những đợt xả nước của các hồ lớn tổ
chức lấy nước và tích trữ vào các ao, hồ, trục sông, trục kênh, thùng đào, thùng đấu,
thực hiện tưới tiết kiệm nước, không để rò rỉ, thất thoát nước, tận dụng tối đa thời
gian mở cống lấy nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép.
30
- Đối với vùng thủy triều, phải tăng cường canh gác mặn tại các cửa cống lấy
nước, thường xuyên tổ chức đo mặn, tranh thủ những lúc mặn thấp để mở cống lấy
nước, khi nguồn nước sông đảm bảo lưu lượng có thể mở các âu cống lấy nước vào
các hệ thống sông ngòi để lấy nước và đẩy mặn.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi, đê điều ngăn chặn xâm nhập mặn.
b) Về biện pháp phi công trình:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình hạn hán,
xâm nhập mặn và biện pháp phòng chống.
- Phát động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương lấy nước,
đào đắp bờ vùng, bờ thửa, nạo vét các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm trên toàn
tỉnh Thanh Hóa để tạo điều kiện lấy nước thuận lợi.
- Xây dựng lịch canh tác đảm bảo thời vụ, phù hợp và tranh thủ bám sát lịch xả
nước tưới của hồ thủy điện Cửa Đạt hàng năm.
- Quy hoạch phát triển và xây dựng hệ thống rừng ngập mặn khu vực ven biển
tỉnh Thanh Hóa.

- Các giải pháp quản lý, khai thác nguồn nước lưu vực hạ lưu sông.

2.2.2.2. Giải pháp lâu dài


a) Các giải pháp thủy lợi:
- Cải tạo nâng cấp hệ thống hồ chứa nhằm tăng dung tích đảm bảo việc điều tiết
tưới năm cho toàn bộ diện tích canh tác các huyện.
- Sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi theo quy hoạch.
b) Các giải pháp nông nghiệp:
- Đầu tư cho hệ thống đê, kết hợp trồng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển (chủ
yếu là cây vẹt, xen bần chua có bầu); quản lý, nâng cấp độ che phủ rừng, bảo vệ tốt
diện tích rừng ngập mặn hiện có.
- Cải tạo hạ tầng kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu kinh tế (như cơ cấu cây trồng,
nghiên cứu, sử dụng các loại cây con thích ứng với hạn hán, chịu ngập, chịu mặn…)
- Đối với các xã vùng núi như Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy…
công trình phục vụ tưới không vươn tới lâu dài chủ động chuyển đổi cây trồng từ lúa
sang trồng các loại cây trồng cạn.
- Các diện tích được tưới bằng nguồn nước hồ khi lượng mưa ít, khô hạn dẫn
đến hết nguồn tưới thì vụ đó có thể xem xét chuyển đổi canh tác sang các cây công
nghiệp có khả năng chịu được khô hạn cao.

31
c) Các giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách:
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thuỷ văn, nhất là dự báo sự
biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục xây dựng quy hoạch về: Lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi đến năm
2020 phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thích ứng
với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Từng bước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch,
thiết kế công trình có tính đến tác động hạn hán, xâm nhập mặn.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống hạn hán các cấp nhằm tăng cường công
tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành có hiệu quả.

32
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MIKE 11 AD ĐÁNH GIÁ XÂM
NHẬP MẶN HẠ LƯU SÔNG MÃ
3.1. Giới thiệu về mô hình MIKE11
3.1.1. Giới thiệu chung
- Xuất xứ, nguồn gốc: Mô hình toán là tập hợp các biểu thức toán học phức tạp
mô tả các quy luật vật lý trong những điều kiện nhất định. Tính toán thuỷ lực mạng
lưới sông không thể thiếu mô hình toán. Với bài toán thuỷ lực thường áp dụng mô
hình 1 chiều giải hệ phương trình Saint – Venant gồm phương trình liên tục và
chuyển động, nghiệm là mực nước và lưu lượng/vận tốc. Khi có số liệu địa hình của
mạng lưới sông nghiên cứu và số liệu thuỷ văn: mực nước, lưu lượng, mô hình cho
phép tính toán mô phỏng quá trình thuỷ động lực trong toàn bộ mạng lưới sông. Một
khi các kết quả tính toán của mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm chứng so với số
liệu quan trắc trong thực tế, thường là tại các trạm thuỷ văn, mô hình cho phép dự
báo theo các kịch bản khác nhau. Kịch bản là những tình huống có thể xảy ra trong
những điều kiện nhất định, giúp cho các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách
tiếp cận vấn đề một cách khoa học.
Bởi tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giải bài toán thủy lực nên trên thế giới
có rất nhiều mô hình đáp ứng mục đích này. Tiêu biểu cho các mô hình loại này là
SOGREAH/TELEMAC của Pháp; DELF/WENDY/SOBEK của Hà Lan; ISIS của
Anh; SMS/HEC-RAS của Mỹ (Mô hình HEC-HMS: là mô hình mưa dòng chảy của
Trung tâm Thủy văn kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ được phát triển từ mô hình HEC-1,
mô hình có những cải tiến đáng kể cả về kỹ thuật tính toán và khoa học thủy văn
thích hợp với các lưu vực sông vừa và nhỏ. Là dạng mô hình tính toán thủy văn được
dùng để tính dòng chảy từ số liệu đo mưa trên lưu vực. Trong đó các thành phần mô
tả lưu vực sông gồm các công trình thủy lợi, các nhánh sông. Kết quả của Hec-HMS
được biểu diễn dưới dạng sơ đò, bảng biểu tường minh rất thuận tiện cho người sử
dụng. Ngoài ra, chương trình có thể liên kết với cơ sở dữ liệu dạng DSS của mô hình
thủy lực Hec-RAS); MIKE của Đan Mạch, ở Việt Nam có KAL 1D, VRSAP của Gs.
Nguyễn Như Khuê... Các mô hình này thường tích hợp nhiều mô đun, mỗi mô đun
có thể giải quyết những vấn đề cụ thể: mưa-dòng chảy, truyền lũ. Các mô hình này
thường có dạng cấu trúc dữ liệu truy nhập hoặc truy xuất phù hợp với một số phần
mềm thông dụng như AutoCAD, ArcView,… [2]
Bộ mô hình thuỷ động lực và vận chuyển bùn cát sử dụng trong nghiên cứu này
có tên gọi MIKE của Viện Thuỷ lực DHI, Đan Mạch. Đây là một trong các mô hình
1 và 2 chiều tiên tiến nhất thế giới hiện nay, được sử dụng trong hầu hết các trường
đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị tư vấn ở trong và ngoài nước với các lợi thế:

33
- Cơ sở toán học chặt chẽ, chạy ổn định, thời gian tính toán nhanh.
- Có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có khả năng tích hợp với một số phần mềm
chuyên dụng khác.
Khả năng ứng dụng của bộ mô hình (Giới thiệu các mô đun):
Bộ mô hình MIKE 11 là mô hình tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều với các
tiểu mô đun về tính thủy lực, tiểu mô đun tính dòng chảy từ mưa, tiểu mô đun cho
tính lan truyền chất và vận chuyển bùn cát.
Mô hình MIKE 11 bao gồm những mô đun cơ bản sau:
- Mô đun HD (Hydrodynamic): mô đun thủy động lực .
- Mô đun AD/CST (Advection-dispersion/Cohesive Sediment Transpot): mô đun
khuyếch tán/ vận chuyển trầm tích kết dính .
- Mô đun NST (Non-cohesive Sediment Transpot): vận chuyển bùn cát không kết dính
.
- Mô đun RR (Rainfall-Runoff): mô đun mưa dòng chảy .
- Mô đun FF (Flood Forecasting): mô đun dự báo ngập lũ .
- Mô đun Data assimilation: mô đun phân tích dữ liệu .
3.1.2. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 (HD và AD)
a) Mô đun thủy lực (HD)
- Hệ phương trình Saint-Venant.
Phương trình cơ bản của mô hình MIKE 11 để tính toán trong mạng sông cho
trường hợp dòng không ổn định là hệ phương trình bao gồm phương trình liên tục và
phương trình động lượng (hệ phương trình Saint Venant) với các giả thiết:
- Dòng chảy là dòng một chiều, độ sâu và vận tốc chỉ thay đổi theo chiều dọc
của lòng dẫn.
- Dòng chảy thay đổi từ từ dọc theo lòng dẫn để áp suất thủy tĩnh chiếm ưu thế,
gia tốc theo chiều thẳng đứng được bỏ qua.
- Trục của lòng dẫn được coi như một đường thẳng
- Độ dốc đáy lòng dẫn nhỏ và đáy cố định, bỏ qua hiện tượng xói và bồi
- Có thể áp dụng hệ số sức cản của dòng chảy rối đều, ổn định cho dòng không
ổn định để mô tả các tác động của lực cản
- Chất lỏng không nén được và có khối lượng không đổi trong toàn dòng chảy. [2]
Hệ phương trình:
Phương trình liên tục:

(3.1)
Hoặc

34
(3.2)
Phương trình chuyển động:

(3.3)
Trong đó:
Q: Lưu lượng (m3/s)
A: diện tích mặt cắt ngang (m2)
q: lưu lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s)

C: hệ số Chezy, C , theo Manning y=1/6


α: hệ số sửa chữa động lượng
R: bán kính thủy lực (m)
g: gia tốc trọng trường (m/s2)
h: độ sâu dòng nước (m)
x: biến không gian
- Phương pháp giải hệ phương trình:
Hệ phương trình Saint – Venant là một hệ gồm hai phương trình vi phân đạo
hàm riêng phi tuyến bậc nhất, về nguyên lý là không giải được bằng các phương
pháp giải tích, vì thế trong thực tế tính toán người ta phải giải gần đúng bằng cách rời
rạc hóa hệ phương trình. Có nhiều phương pháp rời rạc hóa hệ phương trình, và
trong mô hình MIKE 11, các tác giả đã sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn 6
điểm ẩn Abbott.
- Điều kiện biên và điều kiện ban đầu:
Trong mô hình MIKE 11, điều kiện biên của mô hình khá linh hoạt, có thể là
điều kiện biên hở hoặc điều kiện biên kín. Điều kiện biên kín là điều kiện tại biên đó
không có trao đổi nước với bên ngoài. Điều kiện biên hở có thể là đường quá trình
của mực nước theo thời gian hoặc của lưu lượng theo thời gian, hoặc có thể là hằng
số.
Các điều kiện ban đầu bao gồm mực nước và lưu lượng trên khu vực nghiên cứu.
- Điều kiện ổn định:
Để sơ đồ sai phân hữu hạn ổn định và chính xác, cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Địa hình phải đủ tốt để mực nước và lưu lượng được giải một cách thoả đáng.
Giá trị tối đa cho phép đối với x phải được chọn trên cơ sở này.

35
- Điều kiện Courant dưới đây có thể dùng như một hướng dẫn để chọn bước
thời gian sao cho đồng thời thoả mãn được các điều kiện trên. Điển hình, giá trị của
Cr là 10 đến 15, nhưng các giá trị lớn hơn (lên đến 100) đã được sử dụng:

Với V là vận tốc.


Cr thể hiện tốc độ nhiễu động sóng tại nước nông (biên độ nhỏ). Số Courant
biểu thị số các điểm lưới trong một bước sóng phát sinh từ một nhiễu động di chuyển
trong một bước thời gian. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng trong MIKE 11 (sơ đồ 6
điểm Abbott), cho phép số Courant từ 10 – 20 nếu dòng chảy dưới phân giới (số
Froude nhỏ hơn 1).
b) Mô đun tải khuyếch tán (AD)
Bên cạnh mô đun thủy động lực HD nói trên, trong MIKE có thể lựa chọn thêm
mô đun AD (mô đun khuyếch tán và lan truyền chất) để tính toán và dự báo xâm
nhập mặn.
- Phương trình khuếch tán
Ngoài mô đun thủy lực HD là phần trung tâm của mô hình làm nhiệm vụ tính
toán thủy lực. MIKE 11 còn cho phép chúng ta giải quyết một số vấn đề thông qua
các môđun khác, trong đó có vấn đề chất lượng nước.
Trong tính toán 1 chiều, các quá trình chất lượng nước có liên quan đến những
phản ứng sinh hóa, ngoài ảnh hưởng của các phản ứng này gây ra còn có ảnh hưởng
của các quá trình thủy văn, thủy lực của dòng chảy. Do vậy, để giải quyết vấn đề chất
lượng nước trong mô hình MIKE 11 phải đồng thời sử dụng cả hai mô dun đó là mô
đun tải – khuếch tán (AD) và mô dun sinh thái (Ecolab). Trong những trường hợp
tính toán các yếu tố không liên quan đến các phản ứng sinh hóa thì chỉ cần sử dụng
mô đun tải – khuếch tán để tính toán, khi đó các hệ số liên quan đến các phản ứng
sinh hóa trong phương trình tính toán sẽ không được xét đến và mô đun sinh thái
(Ecolab) không cần được kích hoạt.
Song song với việc sử dụng hệ phương trình thủy động lực nói trên, khi tính
toán với mô đun khuyếch tán và lan truyền chất, trong mô hình MIKE 11 sử dụng
thêm phương trình khuyếch tán có dạng như sau:

(3.4)

36
Trong đó:
C là nồng độ chất ô nhiễm (chất hòa tan)
D là hệ số khuyếch tán
A là diện tích mặt cắt ngang
K là hệ số tự phân hủy tuyến tính
C2 là nồng độ của nguồn gia nhập/ra khỏi của hệ thống
q là lượng gia nhập khu giữa
x, t là tọa độ theo không gian và thời gian.
Phương trình trên đây phản ánh hai quá trình diễn ra đồng thời:
1. Quá trình vận chuyển bình lưu theo dòng chảy
2. Quá trình khuyếch tán do sự chênh lệch về nồng độ chất hòa tan
Mô đun truyền tải khuếch tán (AD) được dùng để mô phỏng vận chuyển một
chiều của chất huyền phù hoặc hòa tan (phân hủy) trong các lòng dẫn hở dựa trên
phương trình để trữ tích lũy với giả thiết các chất này được hòa tan trộn lẫn. Nghĩa là
không có thay đổi hay biến động trong cùng một mặt cắt và dòng chảy không phân tầng.
Phương trình truyền tải – khuếch tán

(3.5)
Hệ số phân hủy sinh học K bao hàm trong đó rất nhiều các hiện tượng và phản
ứng sinh hóa. Hệ số này không cần xem xét trong bài toán lan truyền chất thông
thường.
Phương trình (3.5) thể hiện 2 cơ chế truyền tải:
- Truyền tải đối lưu do tác dụng của dòng chảy
- Truyền tải khuếch tán do gradien nồng độ gây ra
Sự khuếch tán theo chiều dọc sông gây ra do sự kết hợp của dòng chảy rối và
sự khuếch tán. Sự phân tán dọc theo sông do ảnh hưởng của chảy rối lớn hơn rất
nhiều so với sự phân tán hỗn loạn của các phân tử đơn lẻ. Về mặt trị số, thành phần
khuếch tán rối lớn hơn nhiều so với thành phần khuếch tán phân tử. Sự phân bố của
thành phần khuếch tán rối trong dòng chảy là không đồng đều, nó phụ thuộc vào
hướng của tốc độ dòng chảy và khoảng cách đến thành ống, do đó hệ số khuếch tán
rối khác nhau theo các hướng khác nhau. Quá trình truyền tải khuếch tán tuân theo
định luật Fick. [2]

37
Hệ số khuếch tán được xác định như là một hàm của dòng chảy trung bình:

(3.6)
Trong đó: a, b: các hằng số do người dùng xác định
Hệ số khuếch tán không đổi thu được bằng cách chọn b=0.
- Phương pháp giải phương trình truyền tải khuếch tán
Người ta thường giải phương trình truyền chất theo phương pháp số với sơ đồ
sai phân ẩn trung tâm. Sơ đồ sai phân hữu hạn này được xây dựng bằng cách xem xét
lượng dòng chảy vào một thể tích kiểm tra xung quanh nút điểm j. Các giới hạn biên
của thể tích kiểm tra này là đáy sông, bề mặt nước và hai mặt cắt tại hai điểm j-1/2
và j+1/2.
3.2. Chuẩn bị số liệu đầu vào mô hình mike11 AD
Để thiết lập và ứng dụng mô hình MIKE11 vào tính toán xâm nhập mặn khu
vực hạ lưu sông Mã thì cần phải có 2 loại tài liệu sau đây:
3.2.1.Tài liệu địa hình:
Tài liệu địa hình được sử dụng trong tính toán là tài liệu thực đo do Viện Quy
hoạch Thủy lợi Việt Nam thực hiện năm 2008.
- Trắc dọc ngang sông Mã từ Cẩm Thuỷ đến Cửa Hới, sông Chu từ Cửa Đạt
đến Giàng, sông Bưởi từ Kim Tân đến Vĩnh Khang, sông Lạch Trường đo năm 1999
với hệ cao độ quốc gia, trong đó cứ 500 đến 1000 m có 1 mặt cắt ngang.

38
Hình 3.1: Phạm vi mô phỏng dòng chảy hệ thống sông Mã
- Trắc dọc ngang sông Lèn, kênh Dê, sông Hoạt đo năm 1996 phục vụ cho dự
án khả thi đập ngăn mặn sông Lèn theo hệ cao độ quốc gia với khoảng cách mặt cắt
1000 m/1 mặt cắt ngang.
- Trắc dọc ngang sông Bưởi từ Thạch Lâm đến Kim Tân đo năm 2005 theo hệ
cao độ Quốc gia.
3.2.2. Tài liệu thủy văn:
+ Lưu lượng tại các biên trên, mực nước tại biên dưới
+ Độ mặn tại biên dưới
+ Mực nước, độ mặn tại các trạm hiệu chỉnh và kiểm định
3.3. Thiết lập mô hình
3.3.1. Thiết lập mạng thủy lực
Mạng thủy lực được thiết lập trong mô hình MIKE11 với sông chính là sông
Mã, phụ lưu cấp I của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi ; Chi lưu cấp I của sông Mã
là sông lèn, sông Lạch Trường; với nhánh sông Kênh De nối giữa sông Lèn và sông
Lạch Trường, 1 nhánh của sông Lèn là sông Báo Văn với 191 mặt cắt cho mạng lưới
sông có tổng chiều dài xấp xỉ 318 km, trung bình 1,7 km có một mặt cắt ngang.
Có 4 biên lưu lượng phía trên (trạm Cẩm Thủy trên sông Mã, trạm Cửa Đạt trên
sông Chu, trạm Thạch Lam trên sông Bưởi và trạm Hoạt trên sông Báo Văn), tại các

39
biên này qua các nghiên cứu trước đây cho thấy thỏa mãn điều kiện mặn không xâm
nhập tới (độ mặn tại đây bằng 0).
Có 3 biên mực nước phía dưới (trạm Lạch Sung tại sông Lèn, trạm Lạch
Trường tại sông Lạch Trường, trạm Cửa Hới tại cửa sông Mã).

Hình 3.2: Sơ đồ mạng lưới sông Mã mô phỏng trên mô hình MIKE11


3.3.2 Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
- Điều kiện ban đầu
Điều kiện ban đầu về thủy động lực được giả thiết cho phù hợp với trạng thái
bắt đầu mô phỏng của vùng tính toán.
- Điều kiện biên:
Biên thủy lực bao gồm:
Theo sơ đồ thủy lực mạng sông đã xây dựng ở trên, có 4 biên lưu lượng phía
trên:
- Quá trình lưu lượng tại trạm Cẩm Thủy trên sông Mã.
- Quá trình lưu lượng tại trạm Cửa Đạt trên sông Chu.
- Quá trình lưu lượng tại trạm Thạch Lam trên sông Bưởi.
- Quá trình lưu lượng tại trạm Hoạt trên sông Báo Văn.
Biên mực nước phía dưới:
- Quá trình mực nước tại trạm Lạch Sung trên sông Lèn.
- Quá trình mực nước tại trạm Lạch Trường trên sông Lạch Trường.
- Quá trình mực nước tại cửa biển (Cửa Hới) trên sông Mã.

40
Biên xâm nhập mặn bao gồm:
- Biên trên xâm nhập mặn Cẩm Thủy, Cửa Đạt, Thạch Lam, Hoạt có thể giả thiết độ
mặn bằng 0 do rất xa vùng cửa sông.
- Biên dưới xâm nhập mặn tại Lạch Sung, Lạch Trường và Cửa Hới.
Các trạm kiểm tra:
+ Trên dòng chính sông Mã: Tại trạm thủy văn Giàng, Hàm Rồng.
+ Phân lưu sông Lèn: Tại trạm thủy văn Phong Mục.
+ Sông Lạch Trường: Tại trạm thủy văn Cự Đà, Hoàng Hà.
3.4 Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số của mô hình:
3.4.1 Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô hình
Quá trình hiệu chỉnh có thể tóm tắt thành các bước sau đây:
- Bước 1: Giả thiết bộ thông số (chủ yếu là độ nhám), điều kiện ban đầu
- Bước 2: Sau khi đã có bộ thông số giả thiết, tiến hành chạy mô hình.
- Bước 3: So sánh kết quả tính toán với số liệu thực đo tại các trạm có số liệu
đo đạc lưu lượng và mực nước.

Hình 3.3: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình


a Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô dun thủy lực:
Các thông số thủy lực được hiệu chỉnh chủ yếu là hệ số nhám lòng dẫn và điều
kiện ban đầu.
Điều kiện ban đầu trong lần chạy đầu tiên được xác định dựa trên mực nước,
lưu lượng tại các trạm thủy văn từ đó nội suy tuyến tính cho các mặt cắt còn lại. Đối
với các lần chạy sau, điều kiện ban đầu được xác định bằng cách lấy toàn bộ trạng
thái thủy lực ở bước thời gian trước đó làm điều kiện ban đầu, tính năng này được
tích hợp trong mô hình và như vậy có thể dễ dàng xác định được điều kiện ban đầu
cho mỗi lần tính toán.

41
Đối với hệ số nhám, việc hiệu chỉnh có thể tự động, tuy nhiên trong thực tế đối
với vùng nghiên cứu thì hệ số nhám được chỉnh theo thứ tự, ban đầu là xác định sơ
bộ hệ số nhám căn cứ vào địa hình lòng dẫn của từng đoạn sông, tiếp theo tiến hành
thay đổi thủ công với hàm mục tiêu là sự phù hợp giữa mực nước, lưu lượng tính
toán và thực đo tại các vị trí kiểm tra. Sau nhiều lần thay đổi thông số của mô hình,
kết quả hệ số nhám trong từng sông được thể hiện trong hình 3.4

Hình 3.4: Hệ số nhám trong từng sông của hạ lưu sông Mã


Sai số thu được từ mô hình tính theo chỉ tiêu Nash-Sutcliffe cho mô đun thủy lực:

NASH = 1 -
Trong đó: Hobs, i: mực nước thực đo tại thời điểm thứ i.
Hsim, i: mực nước tính toán tại thời điểm thứ i.
: mực nước thực đo trung bình các thời đoạn.
n: số giá trị tính toán.
Chuỗi số liệu tính toán mực nước của mô hình được so sánh với số liệu thực đo
tại vị trí các trạm Giàng, Hàm Rồng, Phong Mục, Cự Đà và Hoàng Hà từ 3/13/2009
3:00:00 PM đến 3/27/2009 2:00:00 AM được biểu diễn từ hình 3.5 đến hình 3.9.

42
Hình 3.5: Quá trình mực nước thực đo và tính toán Trạm Cự Đà trên sông Lạch
Trường tháng 3/2009

Hình 3.6: Quá trình mực nước thực đo và tính toán Trạm Giàng trên sông
Mã tháng 3/2009

43
Hình 3.7: Quá trình mực nước thực đo và tính toán Trạm Hàm Rồng trên
sông Mã tháng 3/2009

Hình 3.8: Quá trình mực nước thực đo và tính toán Trạm Hoàng Hà trên
sông Lạch Trường tháng 3/2009

Hình 3.9: Quá trình mực nước thực đo và tính toán Trạm Phong Mục trên sông Lèn
tháng 3/2009

44
Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu đánh giá bộ thông số HD –trường hợp hiệu chỉnh

TT Trạm Sông NASH


1 Giàng Mã 0.76
2 Hàm Rồng Mã 0.74
3 Phong Mục Lèn 0.90
4 Cự Đà Lạch Trường 0.89
5 Hoàng Hà Lạch Trường 0.72
Nhận xét:
- Kết quả so sánh giá trị thực đo và tính toán tại các trạm Giàng, Hàm Rồng,
Phong Mục, Cự Đà và Hoàng Hà được biểu diễn ở các hình trên cho thấy giá trị tính
toán từ mô hình tương đối phù hợp với giá trị thực đo, đặc biệt là về pha dao động.
Tại đây, đường quá trình mực nước thực đo và tính toán tương đối bám sát nhau.
- Xét về thời gian xuất hiện mực nước lớn nhất, nhỏ nhất trong một ngày tại các
trạm trên cả kết quả tính toán và thực đo đều phù hợp.
b) Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô đun khuếch tán-lan truyền mặn
Từ các thông số cho mô đun thủy lực, tiến hành tích hợp mô đun khuếch tán và
hiệu chỉnh mô đun này cho số liệu đầu vào có thời gian tương ứng với tính toán thủy
lực. Với nguồn số liệu thực đo độ mặn tại các trạm trên hệ thống sông Mã, việc hiệu
chỉnh mô hình dựa trên việc thay đổi hệ số khuếch tán D cho từng đoạn sông ứng với
mỗi cửa sông tương ứng. Hệ số D trên sông Mã từ Ngã ba Giàng tới Cẩm Thủy nằm
trong khoảng 100 – 500 m2/s, khu vực hạ lưu từ 400 – 1100 m 2/s, sông Lèn từ Phà
Thắm tới ngã ba Giàng từ 800 – 1200 m 2/s, vùng gần biển từ 1500 – 2500 m 2/s, sông
Lạch Trường khu vực thượng lưu từ 150 – 650 m 2/s và hạ lưu từ 55 – 220 m 2/s. Quá
trình hiệu chỉnh thông số mô hình dựa trên sự phù hợp giữa tính toán và thực đo tại
các trạm kiểm tra, cụ thể là sự phù hợp về giá trị đỉnh mặn với kết quả thu được.

45
Hình 3.10: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Hàm Rồng sông
Mã tháng 3/2010

Hình 3.11: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Hoàng Hà sông
Lạch Trường tháng 3/2010

Hình 3.12: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Nguyệt Viên sông Mã tháng
3/2010

46
Hình 3.13: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Phà Thắm sông Lèn
tháng 3/2010

Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu đánh giá bộ thông số AD –trường hợp hiệu chỉnh
TT Trạm Sông NASH
1 Hàm Rồng Mã 0.76
2 Hoàng Hà Lạch Trường 0.73
3 Nguyệt Viên Mã 0.83
4 Phà Thắm Lèn 0.70
Nhận xét:
Từ kết quả hiệu chỉnh có thể thấy hầu hết các vị trí kiểm tra đỉnh mặn tính toán
và thực đo có sự phù hợp tốt, thời gian xuất hiện tính toán đỉnh không chênh lệch
nhiều so với thời gian xuất hiện đỉnh mặn thực đo. Quá trình độ mặn tính toán và
thực đo tại hầu hết các vị trí nhìn chung khá phù hợp.
Chỉ tiêu Nash cho các trạm đo mặn trên sông Mã đạt giá trị cao và nằm trong
khoảng 0.76 – 0.83, trong khi các sông Lèn, Lạch Trường cũng đạt được kết quả từ
khoảng 0.70 – 0.73.
3.4.2 Kiểm định bộ thông số cho mô hình, đánh giá tính hiệu quả của mô hình:
a) Kiểm định bộ thông số cho mô đun thủy lực:
Giữ nguyên bộ thông số thủy lực đã tìm được, tiến hành kiểm định với thời
đoạn từ 3/18/2010 10:00:00 AM đến 3/30/2010 5:00:00 AM được biểu diễn từ hình
3.14 đến hình 3.17.

47
Hình 3.14: Quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Hoàng Hà trên
sông Lạch Trường tháng 3/2010

Hình 3.15: Quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Hàm Rồng trên
sông Mã Tháng 3/2010

48
Hình 3.16: Quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Cự Đà trên sông Lạch
Trường Tháng 3/2010

Hình 3.17: Quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Nguyệt Viên trên sông Mã
Tháng 3/2010

Bảng 3.3: Bảng chỉ tiêu đánh giá bộ thông số HD –trường hợp kiểm định
TT Trạm Sông NASH
1 Hoàng Hà Lạch Trường 0.94
2 Hàm Rồng Sông Mã 0.81
3 Cự Đà Lạch Trường 0.83
4 Nguyệt Viên Sông Mã 0.79

Kết luận:
- Sơ đồ thủy lực đã lựa chọn khi xây dựng mô hình là hợp lý, các mặt cắt và các
công trình trên sông đã thể hiện được các đặc điểm thủy lực của hệ thống.
- Bộ thông số thủy lực sử dụng trong mô hình có đủ độ tin cậy để tiến hành các
bước tiếp theo.
b) Kiểm định bộ thông số cho mô đun tính toán truyền mặn:
Qua quá trình hiệu chỉnh mô hình (thủy lực và mặn) ta đã có được bộ thông số
phù hợp, dùng bộ thông số này tiến hành chạy kiểm tra cho thời đoạn từ 19/3/2010 -
30/3/2010. Dưới đây là bảng, hình vẽ kết quả kiểm nghiệm bộ thông số cho mô hình

49
Hình 3.18: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Hoàng Hà - sông Lạch
Trường tháng 3 năm 2010

Hình 3.19: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Phà Thắm- sông Lèn
tháng 3 năm 2010

Hình 3.20: Quá trình mặn thực đo và tính toán tại trạm Nguyệt Viên – sông Mã tháng
3 năm 2010
50
Bảng 3.4: Bảng chỉ tiêu đánh giá bộ thông số AD –trường hợp kiểm định
TT Trạm Sông NASH
1 Hoàng Hà Lạch Trường 0.73
2 Phà Thắm Lèn 0.70
3 Nguyệt Viên Mã 0.62
Nhận xét:
Qua kết quả tính toán truyền mặn cho thấy, hầu hết tại các vị trí kiểm tra giá trị
mặn tính toán và thực đo có sự phù hợp tương đối tốt, thời gian xuất hiện tính toán
đỉnh không chênh lệch nhiều so với thời gian xuất hiện đỉnh mặn thực đo.
3.4.3. Kết quả biểu diễn xâm nhập mặn hạ lưu sông Mã năm 2009

Hình 3.21: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Mã năm 2009.

Hình 3.22: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lèn năm 2009.

Hình 3.23: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lạch Trường năm 2009.

51
Tại sông Mã, độ mặn 1‰ có thể xâm nhập vào sâu tới 20 km tính từ cửa biển,
và cách Giàng 5 km tính từ phía thượng nguồn.
Với sông Lèn và Lạch Trường thì độ mặn này có thể xâm nhập vào toàn bộ
sông.
Từ kết quả hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số của mô hình cho hai mô đun HD,
AD cho thấy các kết quả mô phỏng khá phù hợp với quan trắc.
Bộ thông số này sẽ được sử dụng tính toán mô phỏng mặn cho các kịch bản
được xác định tương ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3.5. Kết luận chung và đánh giá bộ thông số của mô hình:
Bộ thông số của mô hình cho hệ thống Mã đã được hiệu chỉnh và kiểm nghiệm
bằng số liệu thực đo của hai thời kỳ là tháng 3/2009 và tháng 3/2010. Qua đó cho
một số kết luận như sau:
- Mô hình đã mô phỏng tốt cho mùa kiệt của hệ thống sông Mã thông qua kết
quả đánh giá sai số về mặt thủy lực và mặn, nhìn chung đạt kết quả tốt.
- Quá trình triều và mặn xảy ra đồng pha, đỉnh mặn xuất hiện trùng với đỉnh
triều, thời gian xuất hiện đỉnh mặn giữa tỉnh toán và thực đo lệch 2 - 3 giờ.
- Qua kết quả tính toán thủy lực và truyền mặn cho thấy, hầu hết tại các vị trí
kiểm tra quá trình mực nước giữa tính toán và thực đo tương đối phù hợp, quá trình
mặn tính toán và thực đo tại hầu hết các trạm kiểm tra nhìn chung khá phù hợp.
3.6. Ứng dụng mô hình MIKE11 AD đánh giá diễn biến xâm nhập mặn theo các
kịch bản biến đổi khí hậu:
Để có thể tính toán dự báo xâm nhập mặn, cũng như xây dựng các kịch bản
trong tương lai, điều quan trọng là cần tính toán và dự báo được các biên đầu vào của
mô hình. Ứng với các kịch bản khác nhau, việc tính toán bằng mô hình đã được hiệu
chỉnh và kiểm định ở trên sẽ cho thấy bức tranh tổng thể của tình hình xâm nhập mặn
trên khu vực hạ lưu sông Mã.
3.6.1. Tác động của biến đổi khí hậu và dự báo của IPCC:
Theo các nghiên cứu của Chương trình Quốc tế về biến đổi khí hậu IPCC
Climate Change 2012 thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, đến năm 2100 mực nước
biển trung bình của các đại dương thế giới sẽ tăng thêm khoảng 0,1- 0,9 m so với
năm 1990 tùy theo các kịch bản về phát triển kinh tế và công nghệ.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để xây dựng kịch bản nước
biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải
trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản
phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A1FI). [4]

52
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt
Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 18 – 25 cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 – 72 cm;
thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 42 – 57 cm. Trung
bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 49 – 64 cm.
Bảng 3.5: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn
Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 24 – 27 cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước
biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 – 82
cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 – 64 cm.
Trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 – 73 cm. [4]
Bảng 3.6: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)

- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt
Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 26 – 29 cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 – 105 cm;
thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 66 – 85 cm. Trung
bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 78 – 95 cm.

53
Bảng 3.7: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)

Hình
3.24: Dự báo sự dâng mực nước biển trung bình tùy theo các kịch bản phát
triển kinh tế và công nghệ khác nhau
(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam – Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012, trang 70)
Sự dâng mực nước biển diễn ra không hoàn toàn đồng nhất trên các đại dương
và vùng biển trên thế giới, nhưng các nghiên cứu chi tiết vẫn chưa có điều kiện tiến
hành. Dựa trên các phân tích và đánh giá trên, trong khuôn khổ đồ án sẽ ứng dụng bộ
mô hình đã được kiểm định với kịch bản theo hướng bất lợi là kịch bản phát thải cao
(A1FI) cho các năm khác nhau trong tương lai (nhằm tăng cường khả năng ứng phó
với các diễn biến xấu của thiên nhiên). [4]

54
3.6.2 Tính toán xâm nhập mặn theo kịch bản biến đổi khí hậu:
Kịch bản 1: Q năm 2009 tại các biên trên, biên dưới mực nước biển dâng theo
dự báo 60 cm (dự báo năm 2080).

Hình 3.25: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Mã - kịch bản 1
Nhận xét:
Theo kịch bản 1 nhận thấy khi mực nước biển dâng thêm 60 cm thì:
Dọc sông Mã: Độ mặn bằng 0 ‰ có thể vào sâu cách cửa sông 35 km.
- Ranh giới mặn 1 ‰ chưa tiến đến Giàng, cách Giàng 2.5 km về phía thượng
lưu và cách cửa biển 22.5 km.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 13.5 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 9.5 km.
- Ranh giới mặn 22 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 6.5 km.

Hình 3.26: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lèn - kịch bản 1
Nhận xét:

55
Dọc sông Lèn:
- Ranh giới mặn 1 ‰ có thể xâm nhập toàn bộ sông.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 18.8 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 8.8 km.
- Ranh giới mặn 22 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 4 km.

Hình 3.27: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lạch Trường - kịch bản 1
Nhận xét:
Dọc sông Lạch Trường:
- Ranh giới mặn 1 ‰ có thể xâm nhập toàn bộ sông.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 15.9 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 0.6 km.
Kịch bản 2: Q năm 2009 tại các biên trên, biên dưới mực nước biển dâng theo
dự báo 90 cm (dự báo năm 2100).

Hình 3.28: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Mã - kịch bản 2

56
Nhận xét: độ mặn bằng 0 ‰ có thể vào sâu cách cửa sông 35.5 km.
- Ranh giới mặn 1 ‰ chưa tiến đến Giàng, cách Giàng 2km về phía thượng lưu
và cách cửa biển 23 km.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 15 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 9.5 km.
- Ranh giới mặn 22 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 6.5 km.

Hình 3.29: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lèn - kịch bản 2
Nhận xét: dọc sông Lèn
- Ranh giới mặn 1 ‰ có thể xâm nhập toàn bộ sông.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 18 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 8 km.
- Ranh giới mặn 22 ‰ sẽ lên đến vị trí csách cửa biển 4 km.

Hình 3.30: Đường quá trình độ mặn lớn nhất dọc sông Lạch Trường - kịch bản 2

57
Nhận xét:
- Ranh giới mặn 1 ‰ có thể xâm nhập toàn bộ sông.
- Ranh giới mặn 5 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 15 km.
- Ranh giới mặn 15 ‰ sẽ lên đến vị trí cách cửa biển 0.6 km.
Bảng 3.8: Thống kê tình hình xâm nhập mặn giữa các kịch bản
Đơn vị: PSU
Hiện Thay đổi độ mặn
Kịch Kịch
Sông trạng Kịch bản 1 – Kịch bản 2 –
bản 1 bản 2
2009 Hiện trạng Hiện trạng
SONG MA
65385.00
DOMAN 0.651 0.937 0.986 0.286 0.335
SONG MA
65940.00
DOMAN 0.663 0.958 1.013 0.295 0.35
SONG MA
66620.00
DOMAN 0.679 0.984 1.054 0.305 0.375
SONG MA
67300.00
DOMAN 0.699 1.028 1.129 0.329 0.43
SONG MA
67473.50
DOMAN 0.704 1.046 1.152 0.342 0.448
SONG MA
67647.00
DOMAN 0.711 1.065 1.174 0.354 0.463
SONG MA
68025.25
DOMAN 0.748 1.147 1.266 0.399 0.518
SONG MA
68403.50
DOMAN 0.794 1.231 1.359 0.437 0.565
SONG MA
68781.75
DOMAN 0.847 1.314 1.45 0.467 0.603
SONG MA 0.903 1.395 1.537 0.492 0.634
69160.00

58
Hiện Thay đổi độ mặn
Kịch Kịch
Sông trạng Kịch bản 1 – Kịch bản 2 –
bản 1 bản 2
2009 Hiện trạng Hiện trạng
DOMAN
SONG MA
69620.00
DOMAN 0.977 1.501 1.65 0.524 0.673
SONG MA
70080.00
DOMAN 1.069 1.629 1.785 0.56 0.716
SONG MA
70540.00
DOMAN 1.176 1.775 1.939 0.599 0.763
SONG MA
71000.00
DOMAN 1.29 1.935 2.109 0.645 0.819
SONG MA
71543.00
DOMAN 1.437 2.139 2.323 0.702 0.886
SONG MA
76195.00
DOMAN 4.368 5.939 6.318 1.571 1.95
SONG MA
76707.50
DOMAN 5.015 6.713 7.099 1.698 2.084
SONG MA
77220.00
DOMAN 5.747 7.575 7.968 1.828 2.221
SONG MA
77871.25
DOMAN 6.795 8.782 9.181 1.987 2.386
SONG MA
78522.50 10.10 10.50
DOMAN 7.976 5 1 2.129 2.525
SONG MA
79173.75 11.92
DOMAN 9.296 11.54 4 2.244 2.628
SONG MA 10.756 13.07 13.44 2.322 2.688
79825.00 8 4
59
Hiện Thay đổi độ mặn
Kịch Kịch
Sông trạng Kịch bản 1 – Kịch bản 2 –
bản 1 bản 2
2009 Hiện trạng Hiện trạng
DOMAN
SONG MA
80476.25 14.66
DOMAN 12.315 3 14.99 2.348 2.675
SONG MA
81127.50 16.20 16.46
DOMAN 13.893 7 9 2.314 2.576
SONG MA
81778.75 17.62 17.81
DOMAN 15.416 6 6 2.21 2.4
SONG MA
82430.00 18.94 19.07
DOMAN 16.872 3 8 2.071 2.206
SONG MA
82942.50 20.15 20.23
DOMAN 18.276 3 4 1.877 1.958
SONG MA
83455.00 21.52 21.56
DOMAN 19.909 6 7 1.617 1.658
SONG MA
83967.50 23.20 23.24
DOMAN 21.778 9 8 1.431 1.47
SONG MA
84480.00 24.65 24.67
DOMAN 23.675 3 1 0.978 0.996
SONG MA
85018.34 25.63 25.66
DOMAN 25.106 1 2 0.525 0.556
SONG MA
85556.66 26.38 26.39
DOMAN 26.217 5 2 0.168 0.175

Dọc sông Mã: giá trị độ mặn giảm dần từ cửa sông ngược lên thượng lưu, cụ
thể từ 26.3 ‰ xuống ngưỡng 1 ‰ cách cửa sông 20 km.

60
- Đối với kịch bản 1: Khoảng cách 1 km tính từ cửa sông thì độ mặn tăng 0.978
‰ so với hiện trạng năm 2009 (tại điểm 84480.00). Khoảng cách 5 km tính từ cửa
sông thì độ mặn tăng 2.244 ‰ so với hiện trạng năm 2009 (tại điểm 79173.75). Với
khoảng cách 15 km tính từ cửa sông thì độ mặn tăng 0.599 ‰ so với hiện trạng năm
2009 (tại điểm 70540.00).
Đối với kịch bản 2: Khoảng cách 1 km tính từ cửa sông thì độ mặn tăng 0.996
‰ so với hiện trạng năm 2009 (tại điểm 84480.00). Khoảng cách 5 km tính từ cửa
sông thì độ mặn tăng 2.628 ‰ so với hiện trạng năm 2009 (tại điểm 79173.75). Với
khoảng cách 15 km tính từ cửa sông thì độ mặn tăng 0.763 ‰ so với hiện trạng năm
2009 (tại điểm 70540.00).
Với độ mặn 23.675 ‰ ứng với khoảng cách 1 km tính từ cửa sông của hiện
trạng năm 2009 thì với kịch bản 1 độ mặn ấy vào sâu hơn 513 m (tại điểm 83967.50),
tương đương đối với kịch bản 2.
Với độ mặn 9.296 ‰ ứng với khoảng cách 5 km tính từ cửa sông của hiện trạng
năm 2009 thì với kịch bản 1 độ mặn ấy vào sâu hơn 1302 m (tại điểm 77871.25),
tương đương đối với kịch bản 2.
Với độ mặn 1.176 ‰ ứng với khoảng cách 15 km tính từ cửa sông của hiện
trạng năm 2009 thì với kịch bản 1 độ mặn ấy vào sâu hơn 2514 m (tại điểm
68025.25), và 2893 m đối với kịch bản 2.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
- Trong quá trình thực hiện đồ án này, tác giả đã rút ra những đánh giá tổng
quan về điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Mã. Tổng quan về điều kiện kinh tế
xã hội và tình hình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu (hạ lưu sông Mã).
- Đồ án đã tổng quan cơ sở lý thuyết mô hình MIKE11, tập trung chủ yếu vào
2 mô đun: mô đun thủy lực (HD) và mô đun tải khuyếch tán (AD).
- Đồ án đã thiết lập sơ đồ thủy lực khu vực hạ lưu sông Mã.
- Mô hình MIKE11 với bộ thông số: hệ số nhám (Bed Resist) và hệ số khuyếch
tán (Dispersion) đã được hiệu chỉnh (3/13/2009 đến 3/27/2009) và kiểm định
(3/18/2010 đến 3/30/2010) cho kết quả thuộc loại Trung Bình – Khá.
61
- Mô hình với bộ thông số này đã áp dụng tính toán xâm nhập mặn theo 2 kịch
bản cho trước:
Kịch bản 1: Mực nước biển dâng theo dự báo 60 cm (dự báo năm 2080).
Kịch bản 2: Mực nước biển dâng theo dự báo 90 cm (dự báo năm 2100).
Sự chênh lệch giữa kịch bản 1 và kịch bản 2 là không quá lớn và chưa gây ảnh
hưởng quá nghiêm trọng đến tình hình xâm nhập mặn ở các vùng hạ lưu sông Mã.

KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các vấn đề đã nghiên cứu ở trên, những vấn đề chưa được giải quyết
và những mặt hạn chế của đồ án, em xin kiến nghị một số vấn đề sau:

- Để mô phỏng và đề xuất các giải pháp cho hệ thống đòi hỏi phải có chuỗi tài liệu các
đặc trưng thủy hải văn phải liên tục và đồng bộ. Với tình hình tài liệu như hiện có rất
khó để khẳng định một cách chắc chắn những kết quả đã mô phỏng và vì vậy như đã
trình bày ở những phần trên nó mới chỉ là giai đoạn đầu và cũng chỉ là những nghiên
cứu tham khảo, chính vì vậy đề xuất việc tiến hành đo đạc độ mặn tại các trạm thủy
văn ở vùng hạ lưu sông Mã, sông Lèn, Lạch Trường, Kênh De.
- Từ các vị trí mặn xâm nhập vào nên đưa ra những công trình chống mặn như đập
ngăn mặn, bờ, kè….để tối ưu giảm thiểu mức độ nhiễm mặn trong sông.

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam.
2. Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007, “MIKE 11 User Guide” DHI, 514
pp.
3. Hoa Mai (2011), “Chống hạn và xâm nhập mặn ở Thanh Hóa”. Ngày truy
cập: 20/5/2015.
Link website: http://www.tinmoitruong.vn/thien-tai/Chong-han-va-xam-nhap-
man-o-Thanh-Hoa_23_2157_1.html
4. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và
Môi Trường.
5. Nguyễn Dương (2010), Thanh Hóa: “Nỗ lực chống hạn hán và xâm nhập
mặn”. Ngày truy cập: 20/5/2015.
Link website http://stttt.thanhhoa.gov.vn/default.aspx?
portalid=quabaochi&selectpageid=Page.333&maxi=l961&newsdetail=Thanh_Hoa
_No_luc_chong_han_han_va_xam_nhap_man_&n_g_manager=NewsGroup.162
6. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2010.
7. Trần Mạnh Linh (2011), “Nghiên cứu chế độ thủy lực sông Mã và thiết kế
các giải pháp ngăn mặn (kịch bản II)”. Đại học Thủy Lợi.
8. Trung tâm dữ liệu và thông tin khí tượng thủy văn quốc gia.
9. Viện Quy Hoạch Thủy Lợi (2010), “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ
nguồn nước lưu vực sông Mã”.

63

You might also like