You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 1

KHÍ HẬU VÀ SÔNG NGÒI


TỈNH ĐỒNG THÁP

I. KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG THÁP

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng nhất
trên địa bàn toàn tỉnh. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu của tỉnh
tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển nông
nghiệp toàn diện, cụ thể thể hiện qua các yếu tố sau:

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Đồng Tháp dao động trong khoảng 26
– 30 C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 3oC). Tháng 4,
o

5 là các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (29 – 30oC). Tháng 12, 1 và 2 là
các tháng có nhiệt độ trung bình thấp (khoảng 26oC). Biên độ nhiệt trung bình
năm dao động khoảng 3 – 4oC.

Bảng 1.1. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình


các tháng trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII


Nhiệt độ
26,8 27,3 29,0 29,5 30,4 28,1 28,3 28,2 27,4 26,8 27,4 26,2
(oC)

Lượng
- 3,4 - 112,3 70,9 337,9 158,1 185,1 523,4 263,9 78,6 40,2
mưa (mm)

- : Không ghi nhận số liệu tháng


Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp năm 2020

2. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Đồng Tháp dao động trong khoảng 1
392 – 2 388 mm, thuộc vào loại tỉnh có lượng mưa trung bình ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong
năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm đến 90 – 92% lượng mưa của
cả năm và tập trung vào các tháng 9,10. Ngoài ra, do ảnh hưởng áp thấp
nhiệt đới trên Biển Đông nên thường gây mưa nhiều ngày.
3. Độ ẩm không khí

Độ ẩm của không khí biến đổi khá lớn theo mùa, theo ngày đêm. Độ
ẩm không khí trung bình năm khoảng 80,9%. Tháng 9, 10 là các tháng có độ
ẩm trung bình cao nhất, khoảng gần 87%; tháng 3, 4 có độ ẩm trung bình thấp
nhất, khoảng 76%.

4. Gió
Có hai hướng gió chính: gió Tín phong theo hướng đông bắc (hoạt động
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau); gió mùa Tây Nam (hoạt động từ tháng 5
đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn chung không cao (trung bình năm 1,0 – 1,5 m/s,
trung bình lớn nhất 17 m/s).
5. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình mỗi ngày ở Đồng Tháp khoảng 6,8 giờ. Tháng 2,
3 là các tháng có giờ nắng trung bình cao nhất, khoảng 9,1 giờ/ngày. Tháng
có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 10, khoảng 4,5 giờ/ngày. Từ tháng
1 đến tháng 4, trung bình mỗi ngày có 8 – 9 giờ nắng, trong các tháng mùa
mưa trung bình mỗi ngày có 5,5 giờ nắng. Tổng số giờ nắng hàng năm lên đến
2 600 giờ, trung bình mỗi tháng có 219,6 giờ nắng. Vào mùa khô, số giờ nắng
dao động trong khoảng 7,6 – 9,1 giờ/ngày; con số này trong mùa mưa là 5,1 –
7 giờ/ngày.
6. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh ít có các dạng thời tiết cực đoan, thiên
tai. Tuy nhiên ở một vài nơi vẫn có xuất hiện lốc xoáy, sét đánh vào mùa mưa
hoặc có mưa trái mùa trên diện rộng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan tuy ít
nhưng cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.

II. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN TỈNH ĐỒNG THÁP


1. Sông ngòi
a) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
Đồng Tháp có hệ thống sông, rạch tương đối đa dạng. Ngoài hai sông
lớn (sông Tiền và sông Hậu), Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ
bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía
nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và
sông Sa Đéc. Các sông này cùng với hệ thống kênh rạch tự nhiên, hệ thống
kênh đào đã hình thành nên hệ thuỷ nông tương đối hoàn chỉnh phục vụ việc
thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng ruộng.
Toàn tỉnh có 28 sông rạch lớn (13 sông, rạch liên tỉnh chảy qua địa bàn
và 15 sông rạch nội tỉnh) và khoảng 1 000 kênh, rạch nhỏ.
Bảng 1.2. Hệ thống sông, kênh rạch liên tỉnh ở Đồng Tháp

STT Tên sông, rạch Hướng chảy (chảy vào) Chiều dài (km)
01 Sông Tiền Biển Đông 257
02 Kênh Trung Ương Sông Tiền 44
03 Kênh An Long Sông Tiền 44
04 Sông Sa Đéc Sông Tiền, sông Hậu 51
05 Kênh Dương Văn Dương Sông Tiền 90
06 Kênh Phước Xuyên Kênh Dương Văn Dương 49
07 Kênh Tháp Mười Sông Vàm Cỏ Tây 93
08 Sông Bình Tiên Sông Trà Môn 21
09 Sông Phú An Sông Cái Tàu 14
10 Sông Cái Vừng Sông Tiền 21
11 Rạch Dâu Sông Cái Cối 27
12 Sông Hậu Biển Đông 258
13 Rạch Nha Mân Sông Sa Đéc 33

Bên cạnh hệ thống sông liên tỉnh, Đồng Tháp có 15 sông, rạch nội tỉnh
thuộc lưu vực sông lớn Mê Công với tổng chiều dài 266 km; trong đó có 2 sông
xuyên biên giới là sông Sở Thượng và sông Sở Hạ với tổng chiều dài 58 km.

Bảng 1.3. Hệ thống sông, kênh rạch nội tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp

STT Tên sông, rạch Hướng chảy (chảy vào) Chiều dài (km)
01 Sông Sở Thượng Sông Tiền 16
02 Sông Sở Hạ Sông Sở Thượng 42
03 Kênh Sa Rài Kênh Trung Ương 17
04 Kênh Phú Hiệp Kênh Dương Văn Dương 18
05 Rạch Ba Răng Sông Tiền 15
06 Rạch Tân Thành Sông Tiền 14
07 Rạch Đốc Vàng Hạ Sông Tiền 12
08 Kênh Nguyễn Văn Tiếp Kênh Dương Văn Dương 26
09 Sông Cao Lãnh Sông Tiền 18
10 Sông Đình Trung Sông Tiền 17
11 Sông Cần Lố Sông Tiền 15
12 Rạch Ngó Cỏi Sông Tiền 10
13 Sông Cái Tàu Sông Sa Đéc 13
14 Sông Lai Vung Sông Hậu 13
15 Rạch Bàu Húc Sông Hậu 20
b) Đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của Tỉnh dày đặc. Mật độ sông trung
bình của tỉnh Đồng Tháp là 1,86 km/km 2, cao hơn mật độ sông trung bình của
cả nước (0,60 km/km2) và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (0,68 km/km 2).
Sông ngòi Đồng Tháp chảy theo hướng chính là tây bắc – đông nam.
Các sông Tiền và sông Hậu có lưu lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo
mùa, lòng sông rộng và sâu, chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, rất thuận lợi
cho giao thông vận tải; nhiều sông trên địa bàn tỉnh nhỏ, hẹp, có nhiều phụ
lưu, dòng chảy chằng chịt, ngoằn ngoèo.
Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn, được cung cấp từ lưu vực sông Mê
Công. Hệ thống sông rạch đa dạng, mật độ sông trung bình cao đã tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh: các con sông là đường
giao thông thuỷ quan trọng để vận chuyển, giao thương hàng hoá; hệ thống
đường bộ được quy hoạch song song với các sông lớn, cùng với hệ thống
giao thông thuỷ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với sản xuất, hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất lương thực, cây ăn quả,
cây công nghiệp, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các thành
phố, thị trấn, thị tứ của tỉnh đều nằm dọc các bờ sông, kênh, rạch tạo điều
kiện thuận lợi cho giao thông vận tải, giao thương hàng hoá. Tuy nhiên, vào
mùa lũ tập trung (tháng VIII, IX, X), sông ngòi có thể gây ngập lụt ảnh hưởng
đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

Em có biết?
Sông Tiền là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông Mê Công, chảy
qua huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự, huyện Tam Nông, huyện
Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, thành
phố Sa Đéc, huyện Châu Thành với chiều dài khoảng 120 km. Tổng chiều
dài chính thức là 257 km, chiều rộng sông khoảng 510 – 2 000 m, chiều
sâu lòng sông trung bình 15 – 20m, lưu lượng bình quân 11 500 m3/s, lớn
nhất 41 504 m3/s, nhỏ nhất 2 000 m3/s, chiếm 80% lưu lượng nước.
Sông Hậu là nhánh hạ lưu bên phải (hữu ngạn) của sông Mê Công,
có dòng chính chảy qua các huyện Lấp Vò, Lai Vung phần tiếp giáp với
Cần Thơ với chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng biến động trong khoảng
300 – 500 m và chiều sâu lòng sông thay đổi 10 – 30 m, chiều dài 258 km.
Sông Hồng Ngự là đoạn cuối của sông Sở Thượng và là cửa thoát
nước tốt nhất cho toàn vùng giáp biên giới Việt Nam – Campuchia, gồm
sông Sở Thượng, Sở Hạ, toàn khu trũng kéo dài dọc biên giới. Lưu lượng
lớn nhất qua sông Hồng Ngự mùa lũ năm 1996 là 1 880 m 3/s với tổng
lượng lũ tiêu thoát là 7,49 x 109 m 3. Hệ thống các kênh rạch trục ngang
chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười như: kênh Trung ương
(kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng), kênh An Long, kênh Nguyễn Văn Tiếp...

2. Nước ngầm
Ngoài hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ, Đồng Tháp còn có nguồn nước
ngầm khá quan trọng. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước cho sông và hồ. Trữ
lượng nước ngầm của tỉnh Đồng Tháp khá dồi dào.
Hiện nay, nước ngầm được khai thác để cung cấp nước cho đời sống
và tưới cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế, ở Đồng Tháp, việc
sử dụng nước ngầm theo hướng phát triển bền vững là một vấn đề cần được
mọi người quan tâm.

You might also like