You are on page 1of 7

Theo phương thức các phương tiện có thể lưu thông được người ta dự trên một số tiêu

chuẩn:
Phải đủ sâu để tàu có thể lưu thông;
Phải đủ rộng đối với chiều rộng của tàu;
Phải không có các vật cản như thác nước và ghềnh hoặc các công trình nhân
tạo ngăn cản;
Tốc độ dòng chảy đủ vừa để tàu bè có thể lưu thông về phía trước.
1/Khái niệm
-Đường thủy hay giao thông thủy là kiểu giao thông trên nước ,bao gồm các dạng :
Sông , hồ , biển, kênh- rạch
- Đường thủy nội địa là các luồng , âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đầm , khai
thác trên sông , kênh rạch hoặc luồng trên hồ , đầm phá vũng vịnh ven bờ biển ra
đảo ,nối các đảo thuộc Nội thủy của nước CHXHCNVN được tổ chức quản lí ,khai
thác GTVT
* Đặc điểm đường thủy nội địa
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc ( có 2360 sông)
- Phân bố không đều trên các vùng lãnh thổ Việt Nam
- Sông chảy theo nhiều hướng khác nhau , nhưng chủ yếu tập trung hướng chính Tây
Bắc- Đông Nam
- Theo địa hình cục bộ của các nếp núi có vùng sông chảy theo hướng vòng cung hoặc
Bắc Nam
- Các hệ thống sông lớn có dạng hình quạt: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng
Nai, sông Cửu Long
- Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái ( Quảng Ninh ) đến Hà Tiên
( Kiên Giang )
- Dọc bờ biển trung bình khoảng 25km là có một cửa sông
2/ Phân loại
Đường thủy nội địa:
+ Đường thủy nội địa quốc gia : đường thủy nối liền các trung tâm kinh tế
văn hóa xã hội đầu mối giao thông vận tải có hoạt động vận tải thủy qua biên giới
+ Đường thủy nội địa địa phương : đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lí
hành chính của tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương , phục vụ phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương

1
+Đường thủy nội địa chuyên dùng : đường thủy nội địa nối liền các cảng ,
biển thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia , địa phương , phục vụ
nhu cầu gtvt của tổ chức , cá nhân.
3/ Vai trò
*Đối với vận chuyển hàng hóa đường thuỷ
- Vận chuyển nhiều loại hàng hóa với khối lượng hàng hóa lớn ( chiếm 30% tổng
lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước)
- Tiết kiệm nhiều chi phí
*Đối với hoạt động GTVT
- Giảm sức ép lên các loại hình GTVT khác
- Giảm các tai nạn , tổn thất không đáng
*Đối với an ninh quốc phòng
- Đường thủy là các tuyến phòng thủ chiến lược của nước ta
*Đối với kinh tế
- Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn : thủy sản, dầu khí , du lịch, giao thông
hàng hải..
2/ Hệ thống Đường thủy miền Bắc:
- Luồng tuyến đường thủy Miền Bắc chủ yếu là trên sông Hồng, sông Đuống, sông
Thái Bình và sông Luộc.
Luồng chạy tàu trên các tuyến chính ở khu vực phía Bắc đối với các tuyến chính khu
vực đồng bằng có độ sâu từ 2,5 m đến 3,0 m, đảm bảo cho phương tiện trọng tải (400-
800) tấn hoạt động, các tuyến kết nối có độ sâu 1,8-2,5m đáp ứng cho tàu có trọng tải
(100-200) tấn
- 17 tuyến chính với chiều dài 2715,4 km được thông qua 3 hành lang đường thuỷ, 8
tuyến vận tải thủy và tuyến vận tải sông pha biển.
a/ Hệ thống sông Hồng
Nguồn gốc
Nguồn chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Dòng sông chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam

Đặc điểm
Sông Hồng có nhiều phụ lưu: sông Lô, sông Gâm, sông Chảy, sông Đà

Sông Lô Bắt nguồn từ biên giới Việt trung chảy qua hà Giang gặp sông chính tại Việt
Trì

2
Sông Gâm bắt nguồn từ biên giới Việt Trung chảy qua Na hang , Chiêm hóa gặp Sông
Lô tại chợ Bờ
Sông Chảy Bắt nguồn từ biên giới Việt Trung chảy qua Lào Cai , Yên Bái, PHú Thọ
gặp Sông Lô ở Đoan Hùng
Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lào, lai Châu, Sơn la Hòa Bình gặp sông
Hồng tại Việt Trì.
Sông Hồng có 5 chi lưu: sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đao –
Nam Định

- sống đáy nối với sông hồng phía dưới sơn tây 5km sông đáy chảy về nho quang qua
ninh bình chia làm 2 nhánh.
-sông đuống nối với sông hồng phía trên hà nội 5km chảy qua sông thái bình
- sông luộc nối với sông hồng ở dưới thị xã hưng yên đem nước đồ sang sông thái
bình
- Sông trà lí nối với sông hồng ở ngã 3 phú hữu
- Sông đào –nam định nối với sông hồng ở ngã 3 hưng long
b/ hệ thống sông Thái Bình
Nguồn gốc
- Sông Thái Bình không có nguồn gốc chính mà do 3 con sông hợp thành: sông Cầu,
sông Thương, sông Lục Nam
- Ngoài ra song Thái Bình còn nhận nước của sông Hồng từ 2 con sông : sông Đuống
và sông Luộc
Đặc điểm
- Dòng chính đổ ra các cửa Thái Bình , Vân Úc , Lạch Trây
- Dòng chính được nối với hệ thống sông Hồng tạo thành mạng lưới giao thông thủy
- Mực nước sông không thay đổi đột biến qua các mùa
3/ Hệ thống đường thủy miền nam
Sông Đồng Nai
Nguồn gốc: Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc cao nguyên Lang-Biang. Chảy qua các
tỉnh Lâm Đồng, Dak Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình dương, TPHCM, với chiều
dài 530km
Đặc điểm: Đồng Nai có dạng một sông già, Sông nhiều nước song lũ ít đột ngột vì
lòng sông ít dốc, ngay ở một số đoạn trung lưu cũng vậy, đặc biệt là mạng lưới sông
dạng lông chim của khu vực

3
Hướng chính của dòng sông là Đông Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam.
Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên
(Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ
Tẻh.
Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng
Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, quận 2, quận 7,
Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh
(Cần Giờ).

Có Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài
Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ.Các phụ lưu sông Đồng Nai có hình giống nan
quạt, hợp lưu ở gần cửa. Sau đó phản ra rất nhiều nhánh đổ ra biển như hệ thống sông
Thái Bình miền Bắc
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là:
Sông Đồng Nai sau khi nhận nước của sông Sài Gòn xuôi xuống Nhà Bè thì chia làm
hai. Nhánh phía tây là sông Soài Rạp chảy ra cửa Soài Rạp. Nhánh phía đông là sông
Lòng Tàu

4
Sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái. Sông Lòng Tàu lại chia thành
hai nhánh là sông Đồng Tranh và sông Ngã Bảy
Luồng Lòng Tàu: Sông Đồng Nai sau khi nhận nước của sông Sài Gòn xuôi xuống
Nhà Bè thì chia làm hai. Nhánh phía tây là sông Soài Rạp chảy ra cửa Soài Rạp.
Nhánh phía đông là sông Lòng Tàu. Sông Lòng Tàu có tầm sâu trung bình là 15 m,
chảy quanh co cắt ngang rừng Sác trước khi đổ ra Biển Đông. Sông Lòng Tàu chia
làm hai nhánh. Nhánh về phía tây là sông Đồng Tranh chảy về phía cửa Soài Rạp,
còn nhánh về phía đông tiếp tục mang tên Lòng Tàu chảy xuống Ngã Bảy nơi sông
Dừa đổ vào. Tính từ ngã ba nơi sông Lòng Tàu tách ra khỏi sông Đồng Nai đến chỗ
sông Ngã Bảy tách ra, Lòng Tàu dài khoảng 75 km. Từ Ngã Bảy ra biển, khúc hạ lưu
sông này còn được gọi là sông Ngã Bảy.
Sông Lòng Tàu là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở Đông Nam Bộ, nơi
các tàu biển từ Biển Đông đi qua cửa sông Ngã Bảy vào cập Cảng Sài Gòn. So với
sông Soài Rạp, tuy bề ngang rộng hơn sông Lòng Tàu nhưng lòng sông lại cạn vì hay
bị cát lấp nên về mặt giao thông, sông Lòng Tàu là thủy lộ chính nối liền Sài Gòn và
biển.
Sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m,
sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ
Luồng soài rạp
- là luồng tàu biển thứ hai sau luồng sông Lòng Tàu cho phép tàu biển có trọng tải lớn
đưa hàng hóa xuất nhập khẩu về Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc di chuyển qua luồng sông Soài Rạp sẽ giúp các phương tiện rút ngắn được 20 km
và tiết kiệm được 2 giờ so với việc di chuyển qua luồng Lòng Tàu, giúp nhà đầu tư tiết
kiệm được chi phí hoa tiêu, chi phí nhiên liệu và thời gian vận chuyển hàng hóa,
nguyên vật liệu
Chi lưu hay Phân lưu là những nhánh sông từ sông chính tỏa ra, tại đó nước của
sông chính được chia ra, chảy đi và đổ ra biển hay vào sông khác
Phụ lưu là một dòng sông đổ nước vào dòng sông chính hoặc hồ nước. Vùng đổ nước
này gọi là cửa sông, cũng là nơi kết thúc của phụ lưu đó, còn điểm chung với sông
chính thì gọi là điểm hợp lưu
Vai trò:
- giúp cải thiện giao thông, đi lại thuận tiện
Hạ lưu, nhất là cửa sông có dạng vịnh (estuaire) nên đi lại thuận tiện và ở đây có
cảng Sài Gòn, một cảng lớn nhất của nước ta cũng như trong toàn bán đảo Đông
Dương.
- Chế độ nước và nhiệt đều thuộc loại đơn giản, tuy mùa lũ có bị điều tiết chậm lại so
với mùa nóng.
- Nhìn chung trong lưu vực, các dòng chảy đều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

5
- Lượng nươc dồi dào chênh lệch giữa hai mùa mưa và mùa khô không lớn, chịu ảnh
hưởng của thủy triều khá mạnh nên thuận lợi cho công tác vận tải thủy
Sông Cửu Long
Nguồn gốc: Sông cửu long hay Cửu Long Giang bắt nguồn từ cao nguyên Tây tạng
chảy qua 5 nước với chiều dài 4200km rồi đến nước ta và đổ ra 9 cửa sông

Đặc điểm:
- Phần sông ở lãnh thổ nước ta chia làm 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu
- Sông quanh co, uổn khúc, sông rộng, nước sâu, nước chảy chậm, êm đềm, giữa sông
có nhiều bãi giữa, cù lao. .
Lưu lượng hai sông Tiền và sông Hậu rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến
120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam
Bộ
Sông Cửu Long có nhiều phụ lưu:
Sông Nậm U Nhập vào sông chính ở phía trên Luông Pha Băng
Sông Mê Nam Mun nhập vào sông chính ở cao nguyên Cò Rạt
Sông Sê Công, Sê San, Srepoc đem nước từ khu vực Tây Trường Sơn đổ vào sông
chính ở Stungtreng
Sông Tonlesan đem từ khu vực Biển Hồ đổ vào sông chính ở Phnom-pênh
Vai trò:
Nguồn nước tự nhiên dồi dào, cung cấp nước ngọt cho đời sống và sản xuất
Nguồn thủy sản, tôm-cá phong phú
Lượng phù sa lớn, màu mỡ. Bồi đáp hằng năm ,mở rộng mũi đất Cà Mau từ 60-80m
mỗi năm
Giao thông đường thủy quan trọng trong nước và ngoài nước

6
Sông Cửu Long được nối liền với các sông miền Tây và hệ thống sông Đồng Nai bằng
hệ thống sông Nhánh và kênh rạch chằng chịt lại chịu ảnh hưởng của thủy triều khá
mạnh tạo thành mạng lưới vận tải thủy rất thuận lợi ở Nam Bộ

You might also like