You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA ĐỊA LÝ

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN LỢI SÔNG


MÊKÔNG

GVHD: ThS Hoàng Thị Diệu Huyền


SVTH: Lê Thị Huệ (5/9)
Trịnh Thị Sen

LỚP : 07SDL
1. MỞ ĐẦU

Trong khu vực Đông Nam Á, hệ thống sông ngòi rất


dày đặc, Mêkong là con sông lớn nhất trong khu vực. Nó
không những có ý nghĩa kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa
chính trị quan trọng. Ngày nay, việc khai thác nguồn lợi
sông đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Đó là một
vấn đề phức tạp có ý nghĩa khu vực và Quốc tế.
2. NỘI DUNG
2.1 Giới thiệu về sông MêKong
Mêkong là một trong những
con sông lớn nhất thế giới. Nó
chảy qua 6 quốc gia, đó là Trung
Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan,
Campuchia, và Việt Nam. Bắt
nguồn từ Trung Quốc đến Phnôm
Pênh, nó chia thành 2 nhánh:
sông Ba Thắc (sông Hậu), Mê
Kông (sông Tiền), chảy vào đồng
bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ
(Việt Nam), dài chừng 220-250 km
mỗi sông rồi đổ ra biển Đông.

Bản đồ lưu vực sông MêKong


2.1 Giới thiệu về sông MêKong
Nguồn: Suối Lasagongma
- Vị trí Núi Guozongmucha, Thanh Hải (Trung Quốc)
- Cao độ 5.224m (17.139 ft)
- Tọa độ 33°42′41″N 94°41′44″E
Cửa sông: đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam)
- cao độ 0m
Chiều dài: 4.880km (3.000 mi)
Lưu vực: 795.000 Km² (307.000 mi²)
Lưu lượng: (tại biển Đông)
- Trung bình16.000 m³/s (570.000 ft³/s)
- Tối đa 39.000 m³/s
Bình minh
Thượng Mekong
nguồn – đọan
của sông chảyởqua
Mêkong sơn
Pakbeng,
nguyên Tây Lào
Tạng
Cảnh
sông

Kông
trước
hoàng
hôn tại
biên
giới
Lào-
Thái
Lan

Sông
Sông Mêkong
Mêkong đoạn
đoạn chảy quaNam
qua Việt Lào
2.2 Nguồn lợi của sông Mêkong:
Các ước tính chính thức về giá trị của dòng sông là hơn
3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên con số đó vẫn chưa thể hiện
được giá trị đích thực. Những nguồn lợi của sông mang lại có ý
nghĩa với rất lớn đối với kinh tế - xã hội, môi trường

Nguồn lợi
chính

Du lịch
Nguồn nước Thủy sản Thủy điện
Giao thông
Nguồn nước
Với chiều dài 4800 km, diện tích lưu vực 795 000km2, lưu
lượng nước thứ 10 (475 triệu m3), dài thứ 12 trên thế giới. Sông
Mêkong cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Cung cấp lượng nước ngọt sạch khổng lồ: tưới tiêu cho vụ mùa
và cây trái tốt tươi, là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của cư
dân hai bên dòng chảy tự nhiên của nó.
Sông Mêkong chính là “người Mẹ Nước”, qua hàng triệu năm
bồi đắp, đã sản sinh ra các đồng bằng thuộc Châu Thổ Sông
Mêkong phì nhiêu, rộng lớn.
Nơi đây cũng chính là cái nôi của nền Văn Minh Lúa Nước, và
là vựa Lúa lớn nhất thế giới hiện nay. (Mỗi năm Thái Lan và Việt
Nam sản xuất ra khoảng trên 20 triệu tấn gạo và các sản phẩm
ngũ cốc khác. 90% lượng lương thực này xuất xứ từ vùng đồng
bằng sông Mêkong)
Thủy sản
Đây là một trong những sông có nguồn lợi thủy sản lớn nhất
thế giới. Mỗi năm nó cung cấp cho con người khoảng 2,5 triệu
tấn cá, tương đương hơn 2 tỷ USD. Dòng sông này cũng cung
cấp 80% protein động vật cho 60 triệu người sống dọc theo lưu
vực thấp của nó.
Sông Mêkong và các hồ nước của nó cung cấp 17% lượng cá
nước ngọt toàn thế giới.
Dòng sông Mêkông cũng là nơi sở hữu sự đa dạng rất lớn về
thủy sinh vật, chỉ đứng sau sông Amazon.
`Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên cho biết các nhà khoa
học tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc
khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm và cá tầm ăn
thịt ở sông Mê Kông. Đặc biệt, sông Mê Kông còn có các loài cá
chiên và cá lăng quý hiếm,
Khai thác thủy sản trên sông Mêkong
Thủy điện

 Lưu vực sông Mekong có tiềm năng thuỷ điện rất lớn và
phát triển thuỷ điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng lên
đáng kể trong những thập kỷ tới.Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf
(cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông), "Đây là người khổng lồ đang
ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện,
về dẫn thủy nhập điền cũng như khả năng phòng lụt, một
nguồn năng lượng bị bỏ quên.”
 Hiện nay các nước lưu vực sông Mekong đang tận dụng
những lợi thế này cho phát triển kinh tế. Ở mỗi nước đã và
đang xây dựng nhiều đập thủy diện có công suất lớn khai thác
tiềm năng này.
Các đập thủy điện ở một số nước

Trung Quốc: có 8 công trình thủy điện chính trên sông Lan
Thương đã và đang xây dựng: Đập Cống Quả Kiều, đập Mãn
Loan cao, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Cảm Lâm,
Mãnh Tống, đặc biệt là đập Tiểu Loan cao 292 m, công suất
4.200 MW (đây là đập lớn thứ 2 sau đập Tam Hiệp),
Lào có kế hoạch nghiên cứu xây dựng 23 đập thủy điện, trong
đó có đập Ban Koun công suất lớn nhất khoảng 2000 MW.
Thái Lan ngoài 2 con đập Sakamen 1 và 3, đã có kế hoạch tái
khởi động xây dựng các đập trên sông Mekongdự kiến công
suất 4.000 MW.
Campuchia có 2 đập thủy điện là Sambor và Stung Treng
công suất khoảng 3.600 MW…
Hệ thống các
đập thủy
điện trên
sông
Mêkong
Du lịch & giao thông vận tải
Du lịch:
- Với những độc đáo của nền văn hóa trên 6 quốc gia và
những đặc trưng về địa lý, du lịch, MêKong đã là một hành trình
hấp dẫn các du khách trong vùng quốc tế, có thể khám phá
nhiều nhất sự đa dạng của các dân tộc và các quần thể thiên
nhiên chỉ trên một hành trình dòng chảy của con sông.
GTVT: - Sông Mêkong là nơi giao thương quan trọng của cả 6
nước trong khu vực, có ý nghĩa chính trị quan trọng.
- “Chợ nổi” là một hình thức giao thông đặc trưng của
một số quốc gia tiểu vùng sông Mêkong.
- Giao thông bằng đường thủy trên sông MêKong gặp
nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các
đoạn chảy xiết và các thác nước cao. Ngày nay, người ta cải tạo
dòng chảy để tạo điều kiện cho giao thông
Chợ nổi trên sông Mêkong
Khai thác nguồn lợi sông Mêkong ở Việt Nam

Sông Mêkong đoạn qua Việt Nam


Đồng bằng sông Cửu Long
Với lượng phù sa lớn qua thời gian sông Mêkong( Cửu
Long) đã tạo nên đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ. Đây là
vựa lúa lớn nhất của nước ta.
Hằng năm vào mùa lũ, một lượng cá khổng lồ di cư về đây
sinh sản, cùng với nguồn cá linh, cá sặt, các loại cá quý
hiếm khác như cá hô, thờn bơn, thác lác, tôm càng, mè
vinh... đổ về tạo nguồn sống cho cư dân hai bờ sông
ĐBSCL hàng năm người dân vẫn mong lũ về (còn gọi là
mùa nước nổi) để khai thác thủy sản, vệ sinh đồng ruộng,
lấy phù sa. Chỉ riêng các tỉnh trong vùng ven biên giới Việt
Nam-Campuchia, mùa nước nổi hàng năm cũng thu nhập
khoảng 4.500 tỷ đồng.
Với những lợi ích mà nó mang lại đã làm cho ĐBSCL trở
thành vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của cả nước
2.3 Ảnh hưởng từ việc khai thác nguồn lợi sông
Mêkong
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu do con người tàn phá
rừng. Các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên như nấm trong
cuộc chạy đua “công nghiệp hóa” trên thế giới. Vấn đề “hiệu
ứng nhà kính”, Enino, Lanina vv…, đã làm các con sông trở
nên có những hoạt động khác thường. Khi thì hung dữ tàn
phá bằng lụt lội, lúc lại cạn kiệt thiếu nước, gây bao khó
khăn nguy hiểm cho đời sống con người…
Sông Mêkong cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng
từ sự biến đổi khí hậu. Nhưng ngày nay nó đang tiếp tục bị
đe dọa bởi hàng loạt các con đập chắn nước nằm dọc vùng
thượng nguồn, chủ yếu là của người Trung Quốc và người
Lào.
Đập thủy điện ở
Camphuchia & Trung
Quốc
Tác động của việc xây đập trên sông

Thuận lợi: Hạn chế:


Xét về một khía cạnh nào Việc xây dựng
đó, con người ngày càng đông, đập thủy điện trên sông
kinh tế ngày càng phát triển, mọi Mekong sẽ dẫn đến
nhu cầu cho con người và cho những tác động mang
phát triển kinh tế đều cần nước, tính dây chuyền giữa
do đó phải xây dựng đập thủy điện các đối tượng tự nhiên
là loại năng lượng sạch, tái tạo và ảnh hưởng đến con
được, đập có tác dụng để trữ người.
nước, phát điện, cắt lũ và điều tiết
nước trong mùa khô cho hạ lưu.
Trên thực tế đến mùa lũ và mùa cạn đập thủy điện phải điều
tiết cho lợi ích kinh tế. Vì vậy, những lợi ích đó không khả quan.
• Xây dựng đập thủy điện làm ngập đất, rừng, dân cư phải di dời,
thay đổi chế độ dòng chảy, và môi trường sinh thái
• Các đập thủy điện sẽ làm chậm tốc độ dòng chảy thiên nhiên
của sông, làm bồi lắng một lượng phù sa lớn tại hồ, thay đổi động
lực dòng chảy gây xói lở các đoạn sông hạ lưu, đập chắn đường
đi cho chu trình sinh sản đồng thời cũng làm thay đổi chế độ phù
du, dinh dưỡng sông ảnh hưởng đế chu trình sinh sản và sinh
trưởng của các loài cá, tác động đến sinh kế của người dân ven
sông.
Thực tế đã chứng minh: Việc xây đắp các con đập trên
dòng chảy chính làm cho các loài quý hiếm như cá heo nước ngọt
Irrawaddy, cá catfish khổng lồ Mê kông và vô số các loại cá di cư
khác tới bờ tuyệt chủng. Mất đi sự giàu có về sinh thái này có thể
sẽ là thảm họa mang tính toàn cầu.
Hoạt động khai thác sông MêKong của
Trung Quốc

Giao thông Thủy điện


vận tải

Trong lịch sử, Trung Quốc ít khi đụng chạm đến dòng
sông nhưng trong vài năm qua, họ bắt đầu những kế hoạch
đầy tham vọng nhằm biến dòng sông lớn thứ 12 trên địa cầu
thành một “thương lộ” và một nguồn thủy điện.
Giao thông vận tải

Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các
tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho
giao thông.
Trung Quốc đã tiến hành cải tạo lòng sông cho tàu bè qua lại.
Từ năm 2001, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc bắt đầu nổ
mìn phá đá, xóa sạch các thác ghềnh, các cù lao trên đoạn
sông chảy qua đất Lào

Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự
lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn
cũng như gây thiệt hại cho nguồn thủy sản.
Thủy điện

Hệ thống các đập được xây dựng trên


sông MêKong ở Trung Quốc
Thủy điện
Hiện nay Trung Quốc – Nước trên cao nhất vùng
thượng nguồn sông Mekong, đã có 8 con đập án ngữ.
• Đặc biệt là con đập khổng lồ Tiểu Loan, Với chiều cao thân
đập 292m, công suất 4.200MW.
• Đập thủy điện Cống Quả Kiều cao 105 m
• Đập Mãn Loan (Man Wan) cao 132 m, dung tích 920 triệu
m3, công suất 1.500 MW
• Đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) cao 118 m, dung tích 940
triệu m3, công suất 1.350 MW
• Đập Cảnh Hồng(Jinghong) cao 108 m, công suất 1.500 MW.
• Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá trình xây dựng là
Nọa Trát Độ (Nouzhadu), đập Cảm Lâm và đập Mãnh Tống

C
ĐỘ
NG

Các đập này ban đầu có thể phục vụ sản xuất


điện nhưng theo nhiều chuyên gia, trong tương lai nó
sẽ phục vụ việc chuyển nước từ sông Mêkong sang
lưu vực sông Trường Giang để từ đó đưa nước ngược
lên phía bắc - khu vực vốn khan hiếm nước của Trung
Quốc.
Đặc biệt là con đập khổng lồ Tiểu Loan, có dung
tích tương đương lượng nước của tất cả các hồ trong
vùng ĐNÁ cộng lại. Đây chính là “quả bom nguyên tử
bằng nước”, nếu chẳng may sự cố vỡ đập xảy ra do kỹ
thuật hoặc thiên tai động đất…
Đập Tiểu Loan
Tác động đến các nước phía hạ lưu

Xây dựng nhiều đập lớn phía thượng lưu cũng sẽ góp phần
làm giảm lượng phù sa màu mỡ ở hạ lưu. Phù sa ở hạ lưu
giảm thì nước sẽ trong và lúc đó sẽ gây ra hiệu ứng làm xói
mòn, sạt lở đất để cân bằng lại phù sa
Đập Tiểu Loan sẽ chặn mất khoảng 35% lượng phù sa vẫn
theo dòng nước xuôi về Nam bồi bổ các cánh đồng lúa; sự
thay đổi lưu lượng dòng chảy sẽ phá hoại tập quán di trú và
sinh sản của các loài cá.
Những con đập đó sẽ ngăn cản các luồng cá di cư và gây
xáo động lớn tới dòng sông, ảnh hưởng đến ngành ngư
nghiệp của các nước lưu vực sông Mê Kông, an ninh lương
thực khu vực và kế sinh nhai của hàng triệu người
Các nước hạ lưu không ai nắm được cụ thể quy
trình vận hành các nhà máy thủy điện của các nước nằm ở
thượng lưu. Phía Trung Quốc chỉ có thông báo một số
thông tin từ hai trạm thủy văn về mùa lũ, không có số liệu
về mùa khô cho nên muốn tính toán, kiểm tra lại quy trình
vận hành là rất khó khăn, nan giải.
Chưa hết, việc các đập nước đầu nguồn nếu xả lũ
vào đúng…mùa lũ, hoặc tích nước vào đúng mùa khô, thì
sẽ là thảm họa kinh hoàng cho vùng hạ lưu.

Trữ lượng cá giảm sút và mực nước sông biến đổi


không dự đoán được đã làm cuộc sống của những cộng
đồng dưới hạ lưu dòng sông thêm khó khăn, điều này cho
thấy rằng các con đập trên dòng chảy chính của sông sẽ
gây ra sự tàn phá.
Phù sa trên thượng nguồn sông
Mêkong
Tác động tới Việt Nam

Là nước cuối cùng của sông Meekong, Việt Nam sẽ là nước


chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Điều dễ thấy nhất sẽ là thiếu nguồn nước ngọt nghiêm
trọng. Điều đó đã xảy ra vào mùa khô giữa tháng tư (2009) và
trong những năm tới sẽ còn tiếp tục gay gắt.
Vào mùa lũ, lượng nước cũng đã sụt giảm
Tạo điều kiện cho nước mặn từ biển Đông thâm nhập sâu
vào Châu thổ sông Cửu Long, tàn phá ruộng đồng và các khu
vực nuôi thủy sản; có khi nước mặn lan vào tận huyện Mỏ Cày
tỉnh Bến Tre, cách bờ biển hơn 50 cây số.
Tình trạng hạn hán ở Đồng Bằng sông Cửu
Long
2.3 Vấn đề sử dụng chung nguồn lợi sông
Mêkong
Sông Mêkong là con sông Quốc tế, việc khai thác nguồn
lợi không chỉ là vấn đề của các nước trong lưu vực mà còn nó
còn mang tính chất Quốc tế. Để đảm bảo cho việc sử dụng
nguồn lợi và phát triển bền vững thì nhiều tổ chức đã ra đời.
Liên minh cứu trợ sông Mê kông liên kết các tổ chức phi
chính phủ, người dân địa phương, các nhà báo, nghệ sĩ cùng
mọi người dân ở các nước vùng sông Mê kông và quốc tế.
Ủy ban Sông Mê kông (MRC). Hiệp định hợp tác Mekong giữa
bốn nước hạ lưu Mekong bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia
và VN năm 1995 (MRC) là cơ sở pháp lý để các nước ven sông
cùng nhau xây dựng các chương trình chung như quy hoạch
phát triển lưu vực (BDP), chương trình môi trường (EP),
chương trình quản lý lũ giảm nhẹ thiên tai...
Riêng hai nước thượng lưu là Trung Quốc và Myanmar
vì lý do riêng vẫn từ chối tham gia hoạt động của Ủy hội sông
Mekong (MRC) nên thực tế vẫn chưa nhất trí được dòng chảy
môi trường về mùa khô của cả lưu vực.
Việc xây dựng các đập thủy điện cần tuân theo quy ước Quốc tế
1 Cần có sự chấp nhận của công chúng
2 Cần đánh giá toàn diện các phương án khác nhau có thể
3 Đánh giá về tác động của các đập hiện có
4 Bảo đảm bền vững cho con sông &sinh kế cho người dân
5 Công nhận quyền và chia sẻ lợi ích;
6 Đảm bảo tuân thủ (pháp lý quốc tế, khu vực, quốc gia,
quy trình…)
7
Sử dụng các sông vì mục đích hòa bình, phát triển và an
ninh
Đối với Việt Nam

Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chúng ta cần lên
tiếng để các quốc gia ở thượng nguồn không khai thác quá
mức cho phép quy định,
Cực lực phản đối việc chuyển nước sang các lưu vực khác,
bởi tác hại rất lớn nhất là khi phải chịu thêm tác động của biến
đổi khí hậu,
Có các chiến lược quốc gia:
VD: - Xây dựng các cửa cống ngăn triều tại cửa đổ ra
biển của 9 cửa sông Mêkong
- Xây dựng các hồ sinh thái để tích nước trữ cho
mùa khô…
3. Kết luận

Nguồn lợi mà sông Mêkong mang lại cho con


người rất lớn. Nhưng trên thực tế chưa sử dụng được
nhiều, chỉ ở một khía cạnh nào đó. Những tác động ngày
nay của con người đã và đang đe doa đến sự tồn tại của
dòng sông lớn nhất Đông Nam Á này. Vì vậy vấn đề sử
dụng nguồn lợi sông Mêkong cần được cá nước chung
tay góp sức vì lợi ích chung. Đây không chỉ là vấn đề
trong khu vực mà còn có ý nghĩa Quốc tế.
THANK YOU !!

You might also like