You are on page 1of 68

QUẢN LÝ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN NƯỚC


NỘI DUNG
• Chương 1. Kiến thức chung về quản lý tổng hợp tài nguyên nước
• Chương 2. Thể chế chính sách của Việt Nam về quản lý tổng hợp tài
nguyên nước
• Chương 3. Quá trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, kinh
nghiệm thực tế ở Việt Nam
• Chương 4. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và vấn đề thực
hiện ở Việt Nam
CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ
TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC
MỞ ĐẦU

Nước là một tài nguyên thiết yếu nhất đối với tất cả các khía cạnh
liên quan đến sự phát triển của con người và hệ sinh thái trên lưu
vực sông. Các tài nguyên khác như đất và các tài nguyên sinh thái
cũng phụ thuộc và có mối liên quan mật thiết với tài nguyên nước
trong quá trình sử dụng cũng như bảo tồn.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế thế giới phát triển
mạnh mẽ, tài nguyên nước được khai thác trên quy mô lớn. Đây
cũng là thời kỳ ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy lực phát
triển mạnh dẫn đến tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên
nước ồ ạt, tài nguyên nước ngày càng suy thoái.
Năm 2000, Hội đồng Nước Thế giới (World Water Council - WWC)
lần đầu tiên đưa ra nhận định:

“Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng về nước, không phải
do quá ít nước không đáp ứng được nhu cầu của con người, mà là
khủng hoảng về quản trị ngành Nước. Quản trị ngành Nước yếu
kém làm cho con người và môi trường bị ảnh hưởng nghiêm
trọng”.

=> Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) thực sự


mang quan điểm của thời đại mới.
1.1 Bối cảnh nước thế kỷ 21, những thách thức
tương lai và và yêu cầu đổi mới trong quản lý tài
nguyên nước.
1.2 Quản lý tài nguyên nước truyền thống và
NỘI DUNG những tồn tại của quản lý tài nguyên nước truyền
thống trong bối cảnh phát triển KTXH hiện nay.
1.3 Khái niệm Quản lý tổng hợp (QLTH) tài
nguyên nước và sự cần thiết phải thực hiện QLTH
tài nguyên nước.
1.4 Khuôn khổ chung/hay khung của QLTH tài
nguyên nước
1.5 QLTH tài nguyên nước lưu vực sông
1.1 Bối cảnh nước thế kỷ 21, những thách thức tương lai và và yêu cầu đổi mới
trong quản lý tài nguyên nước

Lượng nước trên Trái Đất có


vào khoảng 1,365 tỉ km³, chỉ có
0,3% nước trên toàn thế giới là
có thể sử dụng làm nước uống.
Việc cung cấp nước uống sẽ là
một trong những thử thách lớn
nhất của loài người trong vài thập
niên tới đây. Nguồn nước cũng đã
là nguyên nhân gây ra một trong
những cuộc chiến tranh ở Trung
Cận Đông.
Vai trò của nước đối với sự sống
1. Nước và môi trường tự nhiên
Việc bảo tồn các hệ sinh thái nước ngọt là nền tảng cho khái niệm về
phát triển bền vững do chúng cung cấp các dịch vụ quan trọng cho
sự sống của con người. Cũng như cung cấp nước sạch cho các hộ
gia đình, nông nghiệp, công nghiệp và ngành thủy hải sản, tái tạo lại
các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải, bổ sung nước ngầm, ngăn
chặn xói mòn đất và bảo vệ chống lại lũ lụt.
Vai trò của nước đối với sự sống
2. Nước đối với lương thực
Sản xuất lương thực đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
bền vững và tạo việc làm cho 40% dân số toàn cầu. Hoạt động này sử
dụng 70% lượng nước trên toàn cầu, do đó ảnh hưởng đến an ninh
nguồn nước. Vì vậy, an ninh lương thực đối với dân số đang phát triển
sẽ được sử dụng ít tài nguyên nước hơn.
Vai trò của nước đối với sự sống
3. Nước và năng lượng
Sản xuất lương thực đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
bền vững và tạo việc làm cho 40% dân số toàn cầu. Hoạt động này sử
dụng 70% lượng nước trên toàn cầu, do đó ảnh hưởng đến an ninh
nguồn nước. Vì vậy, an ninh lương thực đối với dân số đang phát triển
sẽ được sử dụng ít tài nguyên nước hơn.
Bối cảnh nước thế kỷ 21
➢ Áp lực về TNN tăng nhanh do sự phát triển dân số, các hoạt
động kinh tế và sự cạnh tranh giữa các hộ dùng nước
➢ Khai thác nước tăng nhanh gấp đôi tốc độ tăng dân số và hiện
nay một phần ba dân số thế giới chịu áp lực về nước từ vừa
đến cao
➢ Ô nhiễm làm tăng sự khan hiếm về nước và giảm khả năng sử
dụng nước ở hạ lưu
➢ Thiếu quản lý về nước, tập trung phát triển nguồn mới thay
vì quản lý nguồn cũ, hay cách tiếp cận từ trên xuống gây nên
sự phát triển và quản lý nguồn rời rạc
➢ Càng phát triển nhiều càng tác động đến môi trường
➢ Các vấn đề hiện nay về sự đa dạng và sự thay đổi của khí hậu
yêu cầu tăng cường cải thiện quản lý nguồn nước để đối mặt
với lũ và hạn
Bối cảnh nước thế kỷ 21

• Con người chỉ có thể sử dụng 0.4% tổng lượng nước trên thế giới
• Hơn 2 tỉ người bị ảnh hưởng do thiếu nước ở trên 40 quốc gia 263
lưu vực sông đa quốc gia
• 2 triệu tấn chất thải bị đổ xuống dòng nước mỗi ngày
• Một nửa số dân ở những nước đang phát triển phải đối mặt với các
nguồn nước ô nhiễm làm gia tang bệnh tất
• 90% thảm họa tự nhiên vào thập kỷ 90 có liên quan đến nước
• Dân số trong 50 năm nữa sẽ tăng từ 6 tỷ lên 9 tỷ, chính là động lực
chủ yếu để quản lý TNN
TÀI NGUYÊN NƯỚC
KHỦNG HOẢNG VÀ XUNG ĐỘT
“ Nước đặt ra cả mối đe dọa lẫn cơ hội cho
Liên Hiệp Quốc (UN)”
▪ Sự khan hiếm ngày càng tăng của nước ngọt sạch cản trở sự phát
triển, làm suy yếu sức khỏe con người và đóng vai trò quan trọng
trong chuỗi xung đột giữa và trong các quốc gia.
▪ Trong các quốc gia, tình trạng khan hiếm nước có thể ngày càng
gây tranh cãi và bạo lực khi, ví dụ, các ngành phụ thuộc vào nước
như nông nghiệp được tưới tiêu không còn có thể duy trì được
nữa, sinh kế nông nghiệp, dẫn đến mất ổn định dòng di cư.
▪ Các nỗ lực ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột và tái thiết
sau xung đột bỏ qua nước ở mức nguy hiểm tại các khu vực quan
trọng trên thế giới (Nam và Đông Phi, cùng với khu vực Hồ Lớn;
Trung Đông; và Trung, Đông Nam và Nam Á).
“ Nước đặt ra cả mối đe dọa lẫn cơ hội cho
Liên Hiệp Quốc (UN)”
• Nước cũng đã được chứng minh là một con đường hiệu quả để xây
dựng lòng tin, hợp tác và ngăn ngừa xung đột. Các hợp tác nhiều
hơn các cuộc xung đột từ năm 1945-1999.
• Biến số chính không phải là sự khan hiếm nước tuyệt đối, mà là
khả năng phục hồi của các thể chế quản lý nước và những căng
thẳng liên quan đến nó. Một trong số ít con đường đối thoại trong
các cuộc xung đột song phương gay gắt.
• Hệ thống Liên Hợp Quốc và các đối tác có những cơ hội chín
muồi để tận dụng lời hứa hợp tác về nước trong khi giảm thiểu khả
năng xung đột.
“ Nước đặt ra cả mối đe dọa lẫn cơ hội cho
Liên Hiệp Quốc (UN)”
- Bạo lực liên quan đến nước thường xảy ra ở cấp địa phương hơn
là cấp quốc tế và cường độ xung đột thường tỷ lệ nghịch với quy
mô địa lý.
- Ngay cả khi tranh chấp quốc tế về các vấn đề liên quan đến nhau
thường không gây ra xung đột bạo lực, nhưng lại dẫn đến căng
thẳng giữa các tiểu bang và cản trở đáng kể sự phát triển, chẳng
hạn như dọc sông Nile, sông Mê Kông, sông Euphrates, Amu
Darya, Syr Darya và sông Hằng
- Và mặc dù xung đột thường mang tính cục bộ, nhưng chúng cũng
có thể tác động đến sự ổn định ở cấp quốc gia và khu vực.
Xung đột trên sông Nile

Sông Nile, con sông dài nhất thế giới với


6.853 km, chảy qua lãnh thổ 11 quốc gia gồm
Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng
hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea,
Nam Sudan, Cộng hòa Sudan và Ai Cập.
Thượng nguồn gồm 2 nhánh:
- Sông Nile Trắng bắt nguồn từ hồ Victoria
nằm giữa Uganda, Rwanda và Tanzania;
- Sông Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana trên
cao nguyên của Ethiopia, sau đó chảy qua
Sudan rồi hợp lưu với sông Nile Trắng
thành sông Nile.
Xung đột trên sông Nile
Xung đột trên sông Nile

- Với lưu lượng nước khoảng 300 triệu m³/ngày, sông Nile là nguồn
sống của hơn 300 triệu người
- Sông Nile là nguồn cung cấp nước chính cho Ethiopia, Ai Cập và
Sudan
- Nguồn nước sông Nile cực kỳ quan trọng đối với Ai Cập, một
quốc gia có hơn 90% diện tích là sa mạc. Ai Cập đang khai thác
khoảng 55,5 tỷ m3 nước mỗi năm từ sông Nile, đáp ứng 95% nhu
cầu của đất nước.
Xung đột từ đâu?
- Năm 2011, Ethiopia khởi công xây dựng Đập Đại Phục hưng (The
Grand Ethiopian Renaissance Dam-GERD) Dự án này nằm ở khu
vực Benishangul-Gumuz của Ethiopia, cách biên giới Sudan
khoảng 15 km về phía đông.
- Đập Đại Phục hưng có chiều cao 170 mét, hồ chứa rộng 1.800
km2 có thế chứa được khoảng 74 tỷ m³ nước, gần bằng lượng
nước hàng năm của Ai Cập và Sudan cộng lại , và mất 7 năm để
lấp đầy.
- Với công suất lắp đặt 6.450 MW, đây sẽ là nhà máy thủy điện lớn
nhất châu Phi và lớn thứ bảy trên thế giới.
- Hiện nay khoảng 65% dân số Ethiopia không có điện. Công suất
của nhà máy này không những sẽ đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu
điện của đất nước 100 triệu dân, mà còn có thể bán cho các nước
láng giềng Ai Cập, Sudan, Kenya và Djibouti.
Xung đột trên sông Nile
Xung đột trên sông Nile

Đập GERD
Xung đột trên sông Nile

Đập GERD
Xung đột trên sông Nile

Lưu vực sông Nile về đêm


Xung đột trên sông Nile

- Tranh chấp nguồn nước sông Nile đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời đế
quốc Anh đô hộ vùng châu thổ sông Nile hàng thế kỷ trước.
- Hai thỏa thuận, từ năm 1929 và 1959, đã hướng dẫn việc sử dụng nước
sông Nile ở phía Bắc của Ethiopia cho đến nay. Hiệp ước Anh-Ai Cập năm
1929 được ký kết bởi Vương quốc Anh: Ai Cập và Sudan được đảm bảo
cung cấp hàng năm lần lượt 48 tỷ và 4 tỷ m³ nước, trong số sản lượng hàng
năm ước tính là 84 tỷ m³ nước của sông Nile.
- Một thỏa thuận khác vào năm 1959 giữa Anh và Ai Cập độc lập đã tăng cổ
phần của Ai Cập lên 55,5 tỷ m³ và Sudan lên 18,5 tỷ m³, phần còn lại được
chia sẻ bởi các quốc gia khác dọc theo con sông. Hiệp ước mới cũng tái
khẳng định một điều khoản thiết yếu từ thỏa thuận năm 1929: Ai Cập có
quyền phủ quyết bất kỳ dự án xây dựng nào có thể cản trở dòng nước
chảy vào sông Nile.
Xung đột trên sông Nile

- Căng thẳng gia tăng khi đập GERD được khởi công xây dựng.
- 3 nước Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã có nhiều đối thoại về chia sẻ
nguồn nước nhưng không thành công.
- Ai Cập, nơi sông Nile cung cấp gần như toàn bộ nước cho quốc
gia, đề nghị được đảm bảo ít nhất 40 tỷ m³ nước. Tuy nhiên
Ethiopia đề nghị dành cho Ai Cập 31 tỷ m³ (bằng 1/2 lượng nước
theo thỏa thuận 1959)
 Ngày 22/6/2020, Liên đoàn Ả Rập (AL) và Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc đã họp và kêu gọi Ethiopia, Ai Cập và Sudan trở lại bàn
đàm phán để thỏa thuận về việc phân chia nguồn nước sông Nile
và trước mắt là các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và vận
hành đập Đại Phục hưng của Ethiopia.
NGUỒN NƯỚC SÔNG HẰNG
XUNG ĐỘT GIỮA ẤN ĐỘ - BANGLADESH
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
- Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc
Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và
chảy vào vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km²,
một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất
thế giới.
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
Lưu vực sông Hằng - Brahmaputra - Meghna là lưu vực sông lớn thứ 02 trên
thế giới với dân cư rất đông đúc. Trong lưu vực này, có 54 con sông chảy qua
biên giới giữa Ấn Độ ở thượng nguồn và Bangladesh ở hạ nguồn.
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
- Hiệp ước sông Hằng (1996) giữa Ấn Độ và Bangladesh là một
thỏa thuận chia sẻ nguồn nước mặt tại đập Farakka gần biên
giới chung giữa hai nước.
- Tại chỗ chia nhánh, Ấn Độ muốn duy trì một bến cảng quan
trọng, nên vào năm 1962, họ đã xây một kênh chuyển dòng
dài 2,25km – kênh Farakka để chuyển hướng dòng chảy sông
Hằng vào sông Hooghly trong suốt mùa khô.
- Sau này, do nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp và các mục
đích khác tăng cao, lượng nước xả ra tại đập Farakka từ sông
Hằng đã bị giảm. Điều này đã dẫn đến việc Bangladesh nhiều
lần không nhận được lượng nước đúng như hiệp ước quy
định.
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
- Đập Farakka gần như đã lấy đi nguồn cung nước của nước
láng giềng Bangladesh, nơi mà trên 80% nông dân phụ thuộc
vào nguồn nước chảy từ Ấn Độ để trồng trọt.
- Dần dần, hiện tượng nhiễm mặn xuất hiện ở phía thượng
nguồn, ảnh hưởng đến nguồn cá, đe dọa chất lượng nước và
sức khỏe người dân ở thượng nguồn.
- Độ ẩm thấp của đất cùng với độ mặn gia tăng đã gây sa mạc
hóa.
- Các cuộc khủng hoảng và xung đột giữa Ấn Độ và
Bangladesh cũng phát sinh từ con đập Farakka này khi trong
mùa cạn, Bangladesh bị thiếu hụt nguồn nước còn trong mùa
mưa thì tình trạng ngập lụt thường xuyên diễn ra.
- Nguy cơ lũ lụt ngày càng phức tạp do sự gia tăng nhanh
chóng tỷ lệ lắng đọng phù sa xảy ra kể từ khi đập Farakka
được xây dựng.
Xung đột trên sông Hằng (Ganga)
- Như vậy, sự phân bổ nước sông Hằng hiện tại không thể giải
quyết được tình trạng lũ lụt, hạn hán và gây hại đến lợi ích kinh
tế và sinh thái nông nghiệp của Bangladesh.
- Hiệp ước này cũng được xem là cách đối xử không công bằng
giữa một nước lớn là Ấn Độ và một quốc gia nhỏ là Bangladesh.
- Bangladesh đã nhiều lần đề nghị cả Nepal, Ấn Độ và
Bangladesh cùng ngồi lại với nhau để bàn về sự chuyển hướng
sông Hằng gây ảnh hưởng đến lượng nước về Bangladesh trong
mùa khô. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn duy trì tình trạng này và rất khó
để thay đổi được hiện trạng này trong tương lai gần.
=>Do vậy, các vấn đề này chưa thể được giải quyết với Hiệp ước
sông Hằng và còn là xung đột dai dẳng giữa Ấn Độ và Bangladesh.
1.2 Quản lý tài nguyên nước truyền thống và những tồn tại
của quản lý tài nguyên nước truyền thống trong bối cảnh
phát triển KT-XH hiện nay.
Quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước theo Savanije [1997] là “tập hợp tất cả
các hoạt động thuộc về kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành
cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn
nước cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông”.

=> Như vậy, quản lý tài nguyên nước bao gồm tất cả các hoạt
động từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng, và vận hành khai thác
các hệ thống nguồn nước và là hoạt động gồm nhiều thành phần,
nhiều mục tiêu và có nhiều ràng buộc.
Tầm quan trọng của việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước
- Các nhà quản lý trong các lĩnh vực thuộc Chính phủ hoặc tư nhân đã gặp khó khăn
khi phải đưa ra những quyết định trong việc phân phối nước, họ phải cân đối nguồn
nước cấp đang giảm dần giữa những nhu cầu đang ngày càng tăng.
- Những yếu tố quan trọng như thay đổi về nhân khẩu học và khí hậu làm cho tài
nguyên nước trở nên căng thẳng hơn. Phương pháp tiếp cận phân mảnh truyền
thống không còn khả thi và cần có cách tiếp cận toàn diện hơn để quản lý tài
nguyên nước.
- Có những khác biệt đáng kể về nguồn nước giữa các khu vực. Ngoài ra, nguồn
nước cấp cũng thay đổi theo thời gian như thay đổi theo mùa và thay đổi hàng năm.
Do đó khó có thể dự đoán được lượng nước cấp theo các giai đoạn, điều này gây ra
những thách thức lớn cho các nhà quản lý nước nói riêng và cho xã hội nói chung.
- Ngoài khối lượng nước, chất lượng nước cũng có những vấn đề. Ô nhiễm nguồn
nước đang đặt ra vấn đề lớn đối với người sử dụng nước cũng như việc duy trì các
hệ sinh thái tự nhiên.
=> Đây là lý do cơ bản để tiến đến phương pháp tiếp cận Quản lý tổng hợp tài
nguyên Nước (IWRM) mà hiện nay đã được chấp nhận ở quy mô quốc tế như một
giải pháp nhằm hướng đến việc quản lý hiệu quả, công bằng và bền vững tài
nguyên nước có hạn của thế giới và giải quyết những yêu cầu liên quan đến tranh
chấp.
YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trong "Tầm nhìn an ninh nước thế kỷ 21 của Việt Nam" thông qua năm 2000 với
tiêu chí "Sử dụng tổng hợp, bảo vệ tài nguyên nước vững bền và phòng chống có
hiệu quả các tác hại về nước" đã đưa ra 07 thông điệp trong đó có 03 thông điệp
liên quan đến quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước đó là:
{ Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội.
{ Định giá nước hợp lý.
{ Cộng tác nhiều bên để quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước có hiệu
lực và hiệu quả.
Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21 của Việt Nam cũng vạch ra một khung hành
động gồm bốn chiến lược, trong đó chiến lược đầu tiên cũng là thực hiện
QLTHTNN:
{ Thực hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước để bảo đảm nước cho
dân sinh, kinh tế, xã hội, vững bền môi trường và phòng chống lũ lụt.
{ Thực hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông.
{ Nâng cao nhận thức và ý chí chính trị, tăng cường thể chế và năng lực để thực
hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước.
{ Bảo đảm dịch vụ nước hoạt động hiệu quả
1.3 Khái niệm Quản lý tổng hợp (QLTH) tài
nguyên nước và sự cần thiết phải thực hiện
QLTH tài nguyên nước.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, tài nguyên nước nhất thiết
phải được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc tổng hợp, gọi tắt là quản lý tổng
hợp tài nguyên nước. Điều này được nêu lên trong chương 18 của Chương
trình nghị sự 21 được các nguyên thủ quốc gia của 172 nước thông qua tại Hội
nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển lần thứ nhất họp tại Rio de Janeiro
(Braxin,1992) và là một trong bảy chương trình lớn của “Chương trình hành
động tổng hợp toàn cầu cho phát triển bền vững” của Liên hợp quốc nêu lên
trong hội nghị trên.
Tại Việt Nam, thực hiện QLTHTNN là một trong những hoạt động mang tính
chiến lược để PTBV tài nguyên nước đã quy định trong Luật Tài nguyên nước.
Tháng 3/2000, tại diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague (Hà Lan),
tầm nhìn về nước thế giới thế kỷ 21 đã được thảo luận rộng rãi và một tuyên
bố về “Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường ” với tiêu đề tổng quát là
“tiến tới một thế giới an ninh về nước trong thế kỷ 21” đã được thông qua,
trong đó có 6 chỉ tiêu thế giới cần thực hiện từ nay đến năm 2015, trong đó
QLTHTNN được nêu đầu tiên.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Trong Chương 18 của Chương trình nghị sự 21 có nêu rõ:

"Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là một bộ phận
nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một loại hàng
hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng và chất lượng quyết định bản chất của việc
sử dụng. Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến
chức năng của các hệ sinh thái nước và tính tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để
có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con
người"
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu [GWP, 2000] nêu lên định nghĩa
QLTHTNN:

"QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài
nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế
và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của
các hệ sinh thái thiết yếu"
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu [GWP, 2000] nêu lên định
nghĩa QLTHTNN:

"QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và
quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để
tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng
mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu"

Trong đó khái niệm “tổng hợp” ở đây cần được phải hiểu rõ như
sau:
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Trong đó khái niệm “tổng hợp” ở đây cần được phải hiểu rõ như
sau:
Tổng hợp trong cụm từ quản lý tổng hợp tài nguyên nước phải
xem xét trong hai hệ thống chủ yếu, đó là trong hệ thống tự nhiên
và hệ thống nhân văn.
Hệ thống tự nhiên (natural system) với đặc trưng chủ yếu là số
lượng và chất lượng của các tài nguyên tự nhiên như nước, đất,
không khí và các tài nguyên sinh học, là đầu vào quan trọng cho
hệ thống nhân văn (human system) khai thác và sử dụng.
Khái niệm tổng hợp trong hệ thống tự nhiên và nhân văn

Tổng hợp trong HT tự nhiên: Tổng hợp trong HT nhân văn:


• Tổng hợp quản lý nước và đất • Tổng hợp giữa quy hoạch
• Tổng hợp quản lý nước xanh PTTNN với xóa đói giảm
lá cây và nước xanh da trời nghèo
• Tổng hợp quản lý nước mặt • Tổng hợp xuyên ngành trong
và nước ngầm chính sách quốc gia
• Tổng hợp quản lý số lượng và • Tổng hợp QL nước tại tất cả
chất lượng nước các cấp khác nhau
• Tổng hợp lợi ích sử dụng • Tổng hợp tất cả các bên quan
nước giữa thượng lưu và hạ tâm trong quá trình quy hoạch
lưu và ra quyết định
 Nước xanh lá cây (green water): nước sử dụng trực
tiếp để tạo ra sinh khối và “bị mất” đi do bốc thoát
hơi
Nước xanh da trời (Blue water): nước chảy trong
sông và tầng ngậm nước

Hệ sinh thái trên cạn phụ thuộc vào nước xanh lá cây
(xlc). Còn hệ sinh thái dưới nước phụ thuộc vào nước
xanh da trời (xdt).
Hầu hết quản lý nước tập trung vào nước xdt, vì thế
bỏ qua quản lý nước mưa và nước trong đất. Quản
lý nước xlc có tiềm năng rất lớn trong việc tiết
kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng nước và bảo vệ
hệ sinh thái thiết yếu.
QLTHTNN và mối quan hệ của
nó với các nhánh
Tiêu chuẩn đánh giá QLTHTNN

➢ Hiệu quả kinh tế trong sử dụng nước


➢ Công bằng
➢ Bền vững về môi trường và sinh thái
Các nguyên tắc của quản lý tổng hợp tài nguyên nước
4 nguyên tắc được thảo luận và thống nhất trong Hội nghị về
Nước và Môi trường năm 1992 tại Dublin (gọi tắt là nguyên tắc
Dublin) là những nguyên tắc nền tảng của QLTHTNN:
Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn không tài nguyên
nào có thể thay thế được, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, phát
triển và môi trường
Nguyên tắc 2: Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải dựa trên
phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả các thành phần bao
gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây
dựng chính sách ở tất cả các cấp
Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp,
quản lý và bảo vệ nguồn nước
Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng
và cần phải được xem như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế
So sánh giữa QLTHNN và QLTNN truyền thống
QLTNN truyền thống QLTHTNN
➢ Tập trung vào QL tài nguyên ➢ Mang tính đón đầu và các
riêng rẽ, không quan tâm đến quyết định được đưa ra để
mối liên quan giữa chúng ngăn chặn sự cố
➢ Mục tiêu là các loài sinh vật ➢ Bảo vệ dài hạn TNN và MT
cụ thể, đặc biệt là các loài có ➢ Tăng khả năng không xuống
giá trị thương mại cấp của tài nguyên
➢ Bỏ qua mối quan hệ hữu cơ ➢ Giảm chi phí về năng lượng
trong hệ sinh thái và tài chính trong giải quyết
➢ Bỏ qua các thành phần khó mâu thuẫn
xác định và kiểm soát, ví dụ ➢ Khôi phục nhanh chóng và
như nước ngầm hiệu quả các hệ sinh thái bị
➢ Sự mâu thuẫn về luật pháp hư hại
➢ Ảnh hưởng lũy tích từ nhiều
ngành không trọng tâm
thường bị bỏ qua
1.4 Khuôn khổ chung để thực hiện QLTH
tài nguyên nước
Các yếu tố quan trọng để thực hiện QLTHTNN
• Môi trường chính sách và pháp luật:
- Thiết lập hệ thống các quy tắc cho quản lý nước để xác định những gì
phải quản lý trong thực tế và với mỗi lĩnh vực cần quản lý thì quản lý như
thế nào?
- Phải có đủ quy tắc cần thiết và nội dung các quy tắc nêu trong chính
sách phải phù hợp với và thực thi được trong thực tế
• Xây dựng khung thể chế
- Xác định rõ đối tượng tham gia thực hiện quản lý nước theo nguyên tắc
tổng hợp cũng như chức năng quyền hạn và cơ chế cần thiết cho các đối
tượng đó tham gia vào công tác quản lý nước được hiệu quả
• Các công cụ quản lý
VD: cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, các mô hình toán để tính toán
hoặc dự báo số lượng và chất lượng nước, hệ thống giám sát chất
lượng nước, đánh giá tác động môi trường, cỗng cụ đánh giá và quản lý
rủi ro
1.5 QLTH tài nguyên nước lưu vực sông
Một số thuật ngữ
▪ Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước
mưa và nước biển thuộc lãnh thổ nước CHXHCNVN
▪ Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá,
biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, bang, tuyết và các dạng
tích tụ nước khác
▪ Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước
duới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc
thoát ra biển.

(Luật TNN 2012)


LVS được thừa nhận là đơn vị thủy văn thực tế để
quản lý tài nguyên nước
- Theo ranh giới “thủy văn” của lưu vực sông thì trên một lưu
vực sông, nhất là lưu vực sông lớn xuyên quốc gia, có thể tồn tại
nhiều ngôn ngữ, tộc người, các hình thái kinh tế, chính trị xã hội
khác nhau.
- Trong một quốc gia thì một lưu vực sông có thể gồm ranh giới
hành chính của nhiều tỉnh có trình độ phát triển khác nhau, trên
đó tồn tại các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên, các hệ
sinh thái, các điều kiện kinh tế xã hội không giống nhau.
=> QLLVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần
phải sử dụng nước và tác động tới hệ thống tài nguyên nước
mặt.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông khác với cách quản lý theo địa giới
hành chính thông thường ở chỗ:
- Phạm vi không gian của quản lý là bao quát trên toàn bộ lưu vực
sông.
- Cách quản lý dựa trên nguyên tắc của quản lý tổng hợp các nguồn
tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực nhằm đạt đến mục tiêu bền
vững, trong đó trọng tâm là quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong
mối liên quan tới tài nguyên đất và các tài nguyên liên quan khác
Vì thế, quản lý tổng hợp lưu vực sông cần phải:

➢ Chú ý quản lý các dạng khác nhau của nước: nước mặt và nước
ngầm.
➢ Chú ý quản lý cả số lượng và chất lượng nước trên lưu vực sông.
➢ Chú ý các mối liên quan giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là
giữa tài nguyên đất và tài nguyên nước.
➢ Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế xã hội.
➢ Tổng hợp về luật pháp, chính sách và thể chế.
Định nghĩa QLTHLVS:
➢ Theo Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) : “Quản lý tổng
hợp lưu vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát
triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã hội
một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của
các hệ sinh thái then chốt”.
➢ Theo J. Buston thì “Quản lý tổng hợp lưu vực sông bao hàm việc
các nhà hoạch định chính sách xem xét tất cả các khía cạnh về
các nguồn tài nguyên có trên lưu vực, nhu cầu sử dụng các
nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm
bảo những sự lựa chọn phương án phát triển kinh tế xã hội có
hiệu quả lâu dài thông qua sự phát triển các mối quan hệ hài hòa
giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng đồng dân cư sống
trên lưu vực”.
Mục đích của quản lý lưu vực sông
Theo quan điểm của phát triển bền vững thì quản lý lưu vực sông
có ba mục đích chủ yếu sau:

1. Bảo vệ các các chức năng của sông và lưu vực sông

2. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối


quan hệ với đất và các tài nguyên sinh thái khác

3. Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực
sông bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai
Yêu cầu cần đạt được của quản lý lưu vực sông
1. Phối hợp các chính sách, chương trình và các hoạt động trong
mối quan hệ của quản lý tổng hợp lưu vực sông;
2. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp
lưu vực;
3. Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên
tự nhiên khác;
4. Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy
giảm và xuống cấp;
5. Cung cấp đất canh tác ổn định, cung cấp đủ nước với chất lượng
đảm bảo, bảo vệ lớp phủ thực vật trong lưu vực.
Quá trình phát triển của quản lý lưu vực sông
- Từ xa xưa, con người khai thác tài nguyên trên lưu vực sông và
cũng có ý thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên các
hoạt động đó thường đơn lẻ, tự phát;
- Đầu TK 19, vấn đề quản lý lưu vực sông chỉ được nêu lên và
được Chính phủ các nước quan tâm và coi đó là yêu cầu cần thiết
phải thực hiện khi mà tài nguyên, môi trường bị tổn hại nghiêm
trọng;
- Vấn đề quản lý lưu vực sông thực sự được thế giới quan tâm và
thực hiện kể từ giai đoạn phát triển mạnh của kinh tế thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ 2;
Quá trình phát triển của quản lý lưu vực sông
Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập
và hoạt động nhất là trên các con sông quốc tế. Tình hình này đặc biệt phát triển
mạnh nhất là trong khoảng 30 năm trở lại đây, ví dụ:
- Tại khu vực Đông Nam á, ủy ban quốc tế sông Mê Kông được thành lập năm
1957 với bốn nước thành viên là Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia.
- Tại Trung Quốc, kế hoạch quản lý lưu vực sông đã được nhà nước thông qua và
hiện tại các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Trường Giang, Hoàng Hà,... đều
đã thành lập các ban quản lý lưu vực các sông và hoạt động có hiệu quả.
- Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 quản lý lưu vực sông đã được Nhà nước
quan tâm với việc thành lập ủy ban trị thủy sông Hồng.
- Thực hiện Luật Tài nguyên nước, năm 2002 nhà nước đã thành lập 3 Ban quản lý
quy hoạch lưu vực của ba lưu vực sông lớn là lưu vực sông Hồng - Thái Bình,
lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Cửu Long.
Quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
➢ Quản lý tài nguyên nước ở nước ta cho đến nay vẫn chủ yếu là quản lý theo địa
giới hành chính và riêng rẽ do từng ngành sử dụng nước tự đảm nhiệm. Tình trạng
đó kéo dài cho đến năm 1998 khi Luật Tài nguyên nước ra đời đã nêu định hướng
cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông.

➢ Thực hiện Luật Tài nguyên nước, năm 2002 nhà nước đã thành lập 3 Ban quản
lý quy hoạch lưu vực của ba lưu vực sông lớn là lưu vực sông Hồng - Thái Bình,
lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Cửu Long (Mê Kông).

➢ Nhiều đề tài và dự án nghiên cứu về quản lý lưu vực sông đã được thực hiện do các
cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế như dự án của ADB cho lưu vực sông
Hồng, dự án Danida của chính phủ Đan Mạch cho lưu vực sông Serepok và lưu
vực sông Cả, dự án của Nhật quy hoạch quản lý lưu vực sông cho 12 lưu vực sông
lớn của nước ta,... Các đề tài và dự án này đã chuẩn bị tiền đề tốt cho việc tìm một
mô hình phù hợp cho thực hiện việc quản lý lưu vực sông ở nước ta.

You might also like