You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Môn: Lịch Sử
Nội dung: Kiểm tra giữa kì 1

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Ngọc Trinh


Học sinh thực hiện : Đỗ Khánh Linh
Lớp : 11 Hóa
A.BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ:

Yêu cầu để thực hiện chuyên đề:


1. Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu nào?.
2. Trình bày được: biểu hiện, nguyên nhân, hệ quả, giải pháp của những vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Liên hệ với Việt Nam.

B.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

I. Những vấn đề mang tính toàn cầu mà thế giới đang đối mặt

Vấn đề con người


 Bùng nổ dân số, là hiện tượng dân số tăng nhanh và đột biến
trong một khoảng thời gian ngắn. Bản chất của bùng nổ dân số
đó chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến về số
lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực
hay, nói rộng ra là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Nó diễn ra
chủ yếu ở các nước đang phát triển, các nước này chiếm 80% dân
số và 95% dân số tang lên hằng năm.
 Già hóa dân số, là sự thay đổi về thành phần tuổi của dân số làm
tăng tỷ lệ người cao tuổi do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ
trung bình tăng. Khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, tỉ lệ sinh giảm và
dân số trong độ tuổi lao động cũng dần giảm đi.

 Đáp ứng các nhu cầu cuộc sống: Dân số đang gia tang rất nhanh
nên việc đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, việc làm và các nhu yếu
phẩm sinh hoạt cũng trở nên khó hơn. Hiện nay, trên thế giới có
khoảng 100 triệu người vô gia cư và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.
Trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang ở trong tình trạng
nghèo đói, thiếu thốn.
Vấn đề về môi trường
 Ô nhiễm môi trường, là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng
với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay
đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự
nhiên. Chủ yếu gây ra bởi các hoạt động của con người. Mỗi năm, có
khoảng 1,3 tỉ người thiếu nước sạch và hơn 7 triệu người chết do ô
nhiễm không khí.

 Biến đổi khí hậu, là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu
do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí
quyển trái đất, là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí
quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

 Suy giảm đa dạng sinh học, là sự suy giảm chất lượng và số lượng của
các loài sinh vật, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm
1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá
và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể. trong thời gian 30 năm (1960 –
1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện
tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ
giảm trung bình 160.000km2/năm.
Các vấn đề khác
 Các cuộc chiến tranh do mâu thuẫn, xung đột, nạn khủng bố,
buôn lậu và phân biệt chủng tộc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa
bình thế giới.
II. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

Biểu hiện
 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao:

 Hạn hán xuất hiện nhiều nơi: hạn hán xảy ra ở khắp các nơi trên thế
giới làm giảm nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất. Các nhà phân tích
cho rằng điều kiện khí hậu hiện nay khiến tần suất xảy ra hạn hán mùa
Hè ở Bắc bán cầu là 20 năm 1 lần, rút ngắn hơn nhiều so với tần suất
400 năm 1 lần vào giữa thế kỷ 18. 
 Lượng mưa tăng giảm thất thường và xuất hiện nhiều hiện tượng thời
tiết cực đoan: trái ngược với hạn hán thiếu nước thì một số khu vực lại
xảy ra những trận mưa, lũ lụt lớn trong vài chục năm đổ lại. Trong năm
2021, đã có hơn 50 trận lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới,
thường do bão ven biển gây ra. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra
rằng ở các khu vực phía Bắc của Vương quốc Anh, các cơn bão mạnh
hơn và thường xuyên hơn trên Bắc Đại Tây Dương kể từ năm 1960 dẫn
đến các đợt triều cường mạnh hơn. Hoạt động của bão gia tăng là
nguyên nhân khiến lũ lụt tăng cường theo. Nếu các nước không kịp
thích ứng có thể gây ra thiệt hại 1 nghìn tỉ đô trên toàn cầu vào năm
2100.
 Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương: Trái Đất nóng lên làm tan
băng khiến cho mực nước biển dâng cao, NASA dự báo mực nước có
thể dâng thêm 0,3 – 1,2m vào năm 2100. Lượng khí CO2 lớn bị thải ra
làm axit hóa đại dương khi chúng bị hấp thụ bởi nước, mỗi năm lượng
CO2 bị hấp thụ tăng 2 tỉ tấn.
Nguyên nhân
 Do sản xuất năng lượng, hàng hóa và lương thực, sử dụng
phương tiện giao thông: việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch và
các chất hóa học trong công nghiệp và giao thông thải một lượng
lớn khí thải ra môi trường, sản xuất lương thực thải ra rất nhiều
khí metan, khí nhà kính từ xác, chất thải sinh vật.
 Do nạn phá rừng: rừng là một phần quan trọng của quá trình điều
hòa khí hậu và lấy khí CO2 để sản xuất oxi. Do phá rừng bừa bãi,
không có kế hoạch làm diện tích rừng giảm đi đáng kể.
 Nguyên nhân khách quan: do thiên tai như khí thải từ núi lửa
phun trào, …
Hệ quả
 Các loại thiên tai có sức ảnh hưởng nghiêm trọng: nước biển
dâng, hạn hán, lũ lụt, …
 Hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học: những thay đổi
trong điều kiện khí hậu và lượng khí CO2 tăng nhanh chóng đã
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước
ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức
khỏe. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật
biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài
động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050
nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.
 Chiến tranh và xung đột: hiện biến đổi khí hậu gây ra các thiên
tai, ảnh hưởng đến lương thực và nước sạch, và với việc dân số
ngày càng tăng, đất đai ngày càng ít đi, đến một ngày con người
không thể nhường nhịn, giúp đỡ nhau nữa thì sẽ dẫn đến những
cuộc chiến tranh giành quyền lợi cá nhân.
Giải pháp
 Sử dụng phương tiện công cộng, tìm ra nguồn nhiên liệu sạch
hơn để giảm 1 lượng lớn khí thải, khí nhà kính từ các phương
tiện giao thông.
 Chuyển đổi sang nông nghiệp, công nghiệp xanh hạn chế chất
thải và các hóa chất độc hại.
 Tái chế, tái sử dụng những đồ dùng có thể và hạn chế sử dụng túi
nilon, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường để giảm lượng
rác thải cũng như tăng mĩ quan đô thị.
 Sử dụng tiết kiệm tài nguyên và chuyển sang các loại năng lượng
tái tạo.
III, Việt Nam trong việc ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu

 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách, quy định cụ thể, rõ ràng
về việc ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu và thực thi các chính
sách đó có kế hoạch cụ thể: Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Thông tư số
01/2022/TT-BTNMT quy định có 04 thủ tục hành chính về giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Nghị định 117/2020/NĐ-
CP và nghị định 42-CP về các vấn đề xã hội và dân số.
 Các tổ chức ở Việt Nam đã hành động và tích cực tuyên truyền về việc
bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Có các tổ chức từ thiện, chính
phủ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thoát nghèo, có cơ hội
được sống tốt. Như: WildAct, WWF VietNam, AFEO, … là các tổ
chức vì môi trường và cộng đồng được sự ủng hộ lớn từ nhiều người.
 Việt Nam đã có những sự trao đổi, gặp mặt, hợp tác với các tổ chức lớn ở nước
ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ các dữ liệu, thông tin và cùng hợp tác
với nhau trong các hoạt động xã hội.

You might also like