You are on page 1of 6

Nguyễn Thị My 21F7540065

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ


KHOA: TIẾNG TRUNG

BÀI TIỂU LUẬN

Giáo viên hướng dẫn: Đường Văn Hiếu


Học viên thực hiện : Nguyễn Thị My
Lớp : Nhóm 22

1
Nguyễn Thị My 21F7540065

CÂU HỎI: TRÌNH BÀY TÓM LƯỢC CÁC BIỂU HIỆN VÀ HẬU QUẢ CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. SINH VIÊN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ CHUNG TAY ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU?

BÀI LÀM
A. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?
- Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác
động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất.
Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các
biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính
là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch
quyển trong hiện tại và tương lai.
B. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao. Trong giai đoạn 2015-2019 nhiệt độ trung bình
toàn cầu có xu hướng cao kỉ lục, cao hơn 0.2 độ so với giai đoạn từ năm 2011-2015. Dự
đoán tốc độ tăng nhiệt sẽ không dừng lại, Trái Đất sẽ tiếp tục nóng lên.
- Hạn hán xuất hiện nhiều nơi trên Trái Đất. Kể từ năm 1970, diện tích chịu sự ảnh
hưởng của hạn hán ngày càng gia tăng. Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn
cầu này dễ dàng nhận thấy nhất ở các nước khu vực Châu Úc, phía Tây của Hoa Kì và
Châu Âu(tại Croatia, do hạn hán, mực nước tại sông Drava, con sông lớn thứ 2 ở nước
này, đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong lịch sử, tới 1.7m).
- Lượng mưa tăng giảm thất thường. Thay vì mưa theo quy luật vào một số mùa nhất
định thì hiện nay thường xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa ở nhiều khu vực trên thế
giới.
- Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương. Nguyên nhân là do nhiệt độ tăng cao
khiến băng tan nên dẫn đến mực nước biển dâng cao. Bên cạnh đó sự phát thải khí CO2
của con người vào tầng khí quyển cũng khiến lượng CO2 bị hấp thụ ở đại dương tăng dẫn
đến hiện tượng axit hóa đại dương.
- Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đó là sự gia tăng đột biến về cả
số lượng và cường độ của những cơn bão lớn, mưa đá, lốc xoay,… mỗi năm. Bắc Băng
Dương, Ấn Độ Dương,… là những nơi có thể nhìn thấy rõ nét nhất những hiện tượng thời
tiết cực đoan.
- Các hệ sinh thái bị phá hủy. Cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng
chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại
dương.
- Mất đa dạng sinh học. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng
đe dọa đến nơi cư trú của con người. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng
nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu thập của chúng ta cũng mất đi.

2
Nguyễn Thị My 21F7540065

- Dịch bệnh. Nhiệt độ tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đã trở thành môi trường sống lí
tưởng cho các loài muỗi, những loài kí sinh, chuột,… đe dọa tới sức khỏe dân số toàn
cầu. Những vùng trước kia có hí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
- Thiệt hại kinh tế. Các cơn bão lớn, lũ lụt làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la.
Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu tăng, chi phí khổng lồ để dọn
dẹo đống đổ nát sau bão lũ,…
2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.
- Mức nhiệt độ nền tăng cao khiến ngày lạnh bị rút ngắn, ngày nắng nóng kéo dài, mùa
Đông và mùa Hạ không còn phân biệt rõ rệt như trước đây.
- Thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất ở nhiều địa điểm, vùng miền trên toàn
quốc. Khu vực miền Trung từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022 đã chịu ảnh hưởng bởi 3-5
cơn bão.
- Mưa đã, lốc xoáy, sấm sét,… xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
- Nước nhiễm mặn, nhiều vùng bị xâm lấn, nhất là ở Cà Mau do địa hình thấp so với mực
nước biển, lại chịu tác động của cả hai chế độ thủy triều.
- Hạn hán kéo dài ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU.
- Các hệ sinh thái bị phá hủy. Cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng
chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại
dương.
- Mưa bão và lũ lụt. Trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4, cấp 5 đã
tăng lên gấp đôi do tình trạng ấm lên toàn cầu làm gia tăng tần suất, cường độ của các
cơn bão lớn(tại Việt Nam, bão Noru ngày 28/09/2022, gây thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh
miền Trung và Bắc Tây Nguyên).
- Băng tan do nhiệt độ trên Trái Đất nóng lên. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho
tốc độ băng tan nhanh hơn so với thập niên 90 của thế kỉ trước. Các tảng băng đang tan
nhanh hơn khiến mực nước biển tăng theo.
- Mất đa dạng sinh học. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên đã khiến nhiều loài sinh vật suy giảm
số lượng nghiêm trọng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Chiến tranh và xung đột. Xung đột ở Darfur(Sudan) xảy ra một phần là do các căng
thẳng của biến đổi khí hậu, xung đột nổ ra trong thời gian đợt hạn hán kéo dài, suốt 20
năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt, làm nhiệt độ tăng cao.
- Dịch bệnh. Nhiệt độ tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đã trở thành môi trường sống lí
tưởng cho các loài muỗi, những loài kí sinh, chuột,… đe dọa tới sức khỏe dân số toàn
cầu. Những vùng trước kia có hí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
- Thiệt hại kinh tế. Để thích nghi với việc Trái Đất nóng lên, chinh phủ các nước phải bỏ
ra một khoảng tiền rất lớn. Ví dụ tại Hà Lan, có địa hình 1/3 diện tích đất ở dưới mực
nước biển, chinh phủ đã phải bỏ tiêu tốn kinh phí xây dựng các con đê chắn sóng biển.
D. VIỆC CẦN LÀM ĐỂ CHUNG TAY ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU.

3
Nguyễn Thị My 21F7540065

- Cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu: Tìm hiểu về những chính sách, kế hoạch ứng
phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới
nhất trong việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiện truyền thông đại
chúng.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện: Sử
dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng
đèn thắp sang thông thường.
- Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng: Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ thì hãy
để ở mức 25-26 độ.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp: Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc
các chất có nguồn gốc từ thực vật.
- Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày: Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí
nhà kinh từ chăn nuôi gia súc.
- Giảm lượng rác thải nhà bếp: Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu
khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
- Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2.5kg
nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
- Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm.
- Xanh hóa nghề ngiệp: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm
việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế,…
- Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
- Chọn mua những sản phẩm địa phương: Vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ
tiêu tốn nhiều nhiên liệu gay phát thải nhiều khí nhà kinh.
- Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.
- Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Thanh Bình, “Biến đổi khí hậu là gì? Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu”. 2020. [Trực
tuyến]. Địa chỉ: https://hutbephotthanhbinh.com/bien-doi-khi-hau/ [truy cập ngày 27/11/2022].
[2] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu”.
2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-doi-khi-hau-va-tac-dong-
cua-bien-doi-khi-hau-594203.html [truy cập ngày 27/11/2022].
[3] Báo Nghệ An, “13 việc cần làm để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu”. 2017. [Trực
tuyến]. Địa chỉ: https://baonghean.vn/13-viec-can-lam-de-chung-tay-ung-pho-voi-bien-doi-khi-
hau-post151280.html [truy cập ngày 27/11/2022]

E.

4
Nguyễn Thị My 21F7540065

5
Nguyễn Thị My 21F7540065

You might also like