You are on page 1of 13

Hiệu ứng nhà

kính
◎ Trình bày: Nhóm 9: Lê Quốc Bảo
Phạm Sỹ Cương
Đinh Hữu Huy Đô
Trương Quang Dương
Trần Dịch Hải
◎Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng lớn
đến môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại
cho sức khỏe cũng như cuộc sống người dân.

Vậy : Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?


Hậu quả ra sao?
Cách khắc phục như thế nào?
Sau đây chúng ta sẽ làm rõ về hiện tượng này .
1. Nguyên nhân

◎Nguyên chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2.


Khi các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời chiếu xuống Trái
Đất và bị mặt đất hấp thu. Chúng sẽ phản chiếu lại các
bước sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm gia tăng
lượng nhiệt trong không gian Trái Đất. Tạo ra 1 nhà kính
lớn mà không khí nóng bên trong không thể thoát ra nên
gây nóng, khó chịu.
◎Hoạt động của thiên nhiên: núi lửa, cháy rừng,..
Các hoạt động chính gây ra khí CO2 bao gồm:
◎Hoạt động hô hấp của động vật, con người
◎Hoạt động của con người: sản
xuất của các nhà máy và các
phương tiện giao thông

◎Ngoài khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính thì các khí như
CH4, N2O, CFC, SO2 cũng góp 1 tỷ lệ đáng kể.
2.Ảnh hưởng của hiện tượng ‘Hiệu ứng nhà kính’
◎Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh
thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi
thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông
càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới
càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven
biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng
ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học
cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển
sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển,
vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ
tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
2.1 Đối với sinh vật
◎Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các
sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận
lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
2.2 Đối với sức khỏe
◎Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch
bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì
nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự
thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền
nhiễm.
Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn.
2.3 Gây ra thảm họa thiên tai
◎Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa
khủng khiếp.
◎Xa hơn nữa nếu nhiệt độ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở
Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể
dẫn đến nạn hồng thủy.
3.Biện Pháp:
◎Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.
_Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố
không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn
phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.
_Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình
quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm
hiệu ứng nhà kính khí quyển.
◎Tuyên truyền, nâng cao ý thức về hiệu ứng nhà kính.
_Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên
nhân, tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị
tổn thương.
 
◎Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
◎Tái sử dụng và tái chế.
◎Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
◎Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
THANKS FOR
WATCHING

You might also like