You are on page 1of 5

Hiệu ứng nhà kính

 Khí nhà kính


Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được
phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán
nhiệt lại cho trái đất gây nên hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chính trong bầu khí quyển của Trái Đất bao gồm: hơi nước, carbon
dioxide (CO2), methan (CH4), dinitơ monoxide (N2O), ozon (O3) và các khí CFC.
Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất sẽ vào khoảng
−18 °C (0 °F)

 Hiệu ứng nhà kính


Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí của Trái đất nóng lên do
bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Và khi đó
mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển, ở đây CO2, hơi nước, CFC,
NO, metan hấp thu năng lượng làm cho không khí nóng lên.

 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính


Hiệu ứng nhà kính là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khí trong bầu khí quyển.
Vậy đó là các khí nào ???
 Khí CO2
Khi bức xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Mặt đất sẽ hấp
thụ và nóng lên. Đồng thời, bức xạ lại nhiệt có bước sóng dài vào tầng khí quyển. Lúc
này, khí CO2 sẽ hấp thụ và tạo ra một vòng khí xung quanh trái đất khiến nhiệt độ không
khí tăng lên.
 Khí CFC
Khí CFC hay chính là khí cloro fluoro carbon chiếm đến 20% trong cơ cấu các khí gây
hiệu ứng nhà kính. CFC là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều
ngành công nghiệp và nó dần dần xâm nhập vào bầu khí quyển.
 Khí metan CH4
Khí metan có cấu tạo hóa học là CH4. Khí này chiếm 13% trong cơ cấu các khí gây hiệu
ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, mỗi phân tử CH4 giữ năng lượng nhiệt gấp đến 21
lần so với phân tử CO2.
 Tầng ozon
Khí ozon có cấu tạo hóa học là O3. Khí này chiếm 8% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng
nhà kính. Ozon là thành phần chính của tầng bình lưu. Có đến khoảng 90% khí ozon tập
trung ở độ cao từ 19 – 23 km so với mặt đất. Nó có chức năng bảo vệ sinh quyển do khả
năng hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của phân tử ozon
 Khí N2O
Khí N2O chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Bạn có biết mỗi phân tử
N2O bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2.

 Hậu quả của Hiệu ứng nhà kính

 Ảnh hưởng đến nguồn nước


Hiệu ứng nhà kính làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất. Dẫn
đến sự thiếu nước sạch để con người sinh hoạt và trong cả quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
 Ảnh hưởng đến sinh vật
Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi môi trường sống của các loại sinh vật. Theo sự
biến đổi toàn cầu này, các loài sinh vật phải thích nghi và đáp ứng với môi trường sống
đầy khắc nghiệt này. Tuy nhiên, chúng không thể thích nghi kịp và dần dần biến mất.
 Ảnh hưởng đến con người
Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát
triển. Đồng thời, các chất thải, khí thải cũng gia tăng bệnh tật và làm giảm hệ miễn dịch
của chúng ta.
 Xuất hiện hiện tượng băng tan
Hiện nay, băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực đang có hiện tượng tan nhanh. Điều này sẽ
làm cho lượng nước biển tăng cao và dẫn đến nạn hồng thủy. Trong tương lai, một số
quốc gia sẽ không có tên trên bản đồ vì mực nước biển dâng cao.

 Biện pháp

 Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi


 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
 Tối ưu hóa các phương tiện di chuyển
 Sử dụng nguồn năng lượng sạch
 Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường
Nóng lên toàn cầu
 Định nghĩa

Nóng lên toàn cầu là tên gọi của một hiện tượng thiên nhiên đại diện cho nhiệt độ. Theo
đó, nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên Trái Đất tăng dần lên theo dựa
trên sự quan sát của các chuyên gia trong nhiều năm.
 Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân do tự nhiên

 Do hoạt động của năng lượng mặt trời: Một trong những nguyên nhân tự nhiên
đầu tiên là do hoạt động mạnh mẽ của năng lượng mặt trời ngày càng có sự gia
tăng gây ra các chu kỳ gia tăng nhiệt ngắn hạn.

 Sự gia tăng hơi nước: Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng mặt trời
thì sự gia tăng hơi nước trong bầu khí quyển đã góp phần khiến nhiệt độ trung
bình tăng dần theo thời gian. Hơi nước là một loại khí nhà kính, có khả năng
giữ nhiệt một cách tự nhiên.

2.2. Nguyên nhân do con người


 Nguyên nhân thứ nhất có thể kể đến là sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Khoa
học kĩ thuật phát triển đem lại nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nó cũng gây ra
cho con người những tại họa khủng khiếp. Con người ngày càng tách ra khỏi tự
nhiên, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách kiệt quệ vì lợi ích của minh.
Con người đốt cháy nhiên liệu để phục vụ cho mục đích sản xuất của mình.

 Nguyên nhân thứ hai là do sự gia tăng dân số. Sự gia tăng dân số kéo theo các nhu
cầu ngày càng tăng của con người. Theo ước tính, đến năm 2000, rừng châu Á sẽ
mất đi ít nhất là 72 triệu ha. Và nếu diễn ra ở khả năng xấu nhất thì số mất đi sẽ là
280 triệu ha. Dự báo nếu tốc độ mất rừng và phủ rừng như vậy cứ tiếp diễn thì
rừng ở Châu Á sẽ bị xóa sổ trong vòng từ 12 đến 50 năm tới.
 Các hậu quả

3.1 Băng tan ở hai cực


• Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình trạng toàn cầu ấm lên đã làm
cho lượng băng tan từ các dải Nam Cực tăng thêm 75%

• Khí hậu ấm lên dường như đang làm tan băng trên toàn cầu. Và những thảm họa
khôn lường do các núi băng tan chảy đã bắt đầu xảy đến với con người

• Băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn
của những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven
biển.

3.2 Tuyệt chủng các loài động vật


Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong
khí hậu lạnh giá,

3.3 Các cơn báo nhiệt đới xảy ra nhiều


Khí hậu nóng lên có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt các đại dương và khiến cho
cường độ các cơn bão trở nên mạnh hơn

 Các biện pháp khắc phục

4.1 Giảm dùng, tái sử dụng, tái chế


 Cố gắng tái sử dụng những vật dụng mà bạn cho là “rác” hơn là vứt nó vào “thùng
rác”.
 Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải sinh hoạt, bạn có thể giảm được 2400 kg
chất CO2 khỏi môi trường hàng năm
 Cố gắng tái sử dụng những vật dụng mà bạn cho là “rác” hơn là vứt nó vào “thùng
rác”.
 Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải sinh hoạt, bạn có thể giảm được 2400 kg
chất CO2 khỏi môi trường hàng năm

4.2 Hạn chế sử dụng nước nóng

 Hãy sử dụng các lọai vòi phun không mạnh lắm để tiết kiệm nước nóng và điều đó
làm giảm khoảng 350 kg CO2 mỗi năm.
 Chúng ta nên giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc ấm, điều đó có thể tiết kiệm ít
nhất 500kg CO2 hàng năm đối với mỗi gia đình
4.3 Trồng cây
 Một cây xanh ước tính chỉ có thể thu xấp xỉ một tấn khí CO2 suốt quá trình sống
của nó.
 Trong quá trình quang hợp, nhiều cây xanh và các loài thực vật khác thu khí CO2
và nhả khí O2

Nguyên Nhân
 Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác.
 Do nhu cầu sinh hoạt và lao động, con người đã không ngừng sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Cùng với đó, lượng khí thải lớn trong quá trình sinh hoạt, như khói xe
máy, ô tô hay khí thải nhà máy ngày càng khiến nồng độ CO2 trong không khí
tăng vọt

Tác động và giải pháp đọc trên slide

You might also like