You are on page 1of 2

Quảng Trị, ngày….

tháng 2 năm 2022


Kính gửi bác Nguyễn Trường Khoa – giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng
Trị!
Theo như cháu được biết hiện nay, thế giới đang phải gánh chịu một thách thức lớn đối với
môi trường cũng như cuộc sống trong tương lai mang tên “khủng hoàng khí hậu”. Song
những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng
xuất phải từ quả bom nổ chậm này như ngập úng, lũ lụt diễn ra ngày càng khắc nhiệt hơn,
gây nên những tổn thất rất nặng về của cải, con người và vật chất. Thế nên hôm nay, cháu
xin được viết thư này gửi bác để được bày tỏ quan niệm của mình về vấn đề biến đổi khí hậu
trên toàn cầu và cả Việt Nam ta.
Theo đó, biến đổi khí hậu không chỉ xuất phát từ những yếu tố tự nhiên, mà theo các nhà
nghiên cứu thì con người cũng chính là nguyên do lớn nhất gây nên tình trạng đáng báo động
này. Ở một thời đại mới mà tất cả các nước đều đang phát triển, việc ồ ạt chạy đua nền công
nghiệp, chặt phá cây rừng lạm dụng khai thác tài nguyên quá mức và phá huỷ hệ sinh thái
biển ngày một khiến bề mặt Trái Đất của chúng ta trở nên mòn mỏi. Kinh tế-xã hội càng phát
triển bao nhiêu thì ý thức của người dân lại trái ngược lại hoàn toàn. Mỗi năm con người thải
ra hàng ngàn tấn ni-long ra đại dương, hàng ngàn tấn lượng khí CO2 được thải ra môi trường
và đặc biệt là đến cả lá phổi xanh của thế giới “rừng Amazon” cũng bị chính tay chúng ta
dần huỷ hoại đi.
Nhiệt độ nóng lên cũng đồng nghĩa với việc băng tan làm tăng lượng nước đổ vào biển và
đại dương. Các nhà khoa học đã cho rằng, mực nước biển ngày càng dâng cao sẽ khiến nhiều
thành phố bị nhấn chìm biến mất hoàn toàn như Indonesia, khiến các động vật quý hiếm, hệ
sinh thái biển bị phá huỷ làm mất đi sự đa dạng sinh học. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, kinh tế,
thực phẩm và sức khỏe. Không những vậy, nếu khủng hoảng khí hậu ngày càng diễn ra
nghiêm trọng thì việc lũ lụt, hạn hán xuất hiện thường xuyên sẽ tạo điều kiện tốt cho các loài
muỗi, kí sinh trùng và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí
hậu. Theo ước tính trung bình, hằng năm nước ta phải chịu đến 16 cơn bão kèm theo nhiều
trận sạt lở đất, lũ lụt. Đáng kể đến là trận lũ lụt lịch sử vào 2 năm trước ở miền Trung. Thế
nên, cháu muốn nói rằng đã đến lúc thế con người cần đưa ra những biện pháp để ngăn chặn
biến đổi khí hậu vì con người không chỉ là nguyên nhân mà còn là giải pháp.

Theo cháu, để làm chậm và giảm quá trình biến đổi khí hậu các cơ quan chức cao thì cần
tăng cường kiểm soát vấn nạn dân số, nạn chặt phá rừng, đầu từ vào những việc làm bền
vững. Còn người dân phải thu gom rác thải và xử lí đúng quy trình thay vì xả bừa bãi để bao
vệ tài nguyên rừng; khuyến khích trồng cây gây rừng để bù lại những phần đồi trọc; sử dụng
túi vải thay vì bao nilong. Biến đổi khí hậu xảy ra cũng do một phần sử dụng nhiên liệu hoá
thạch như than, dầu,…. Chính vì vậy, để tránh hiệu ứng nhà kính diễn ra chúng ta có thể sử
dụng nhiên liệu thay thế an toàn và có thể tái tạo được. Ta có thể xây dựng thói quen đi bộ,
sử dụng xe điện, xe đạp hoặc di chuyển bằng phương tiên công cộng thay thế các phương
tiện cá nhân. Học sinh chúng cháu có thể làm những việc nhỏ như trồng thêm cây xanh xung
quang trường học, hạn chế xử dụng bao ni-long để bao vở mà có thể thay vào đó là dùng
giấy báo, sử dụng vở từ giấy tái chế.

Thư đã dài, cháu xin được dừng bút tại đây. Cháu mong bác sẽ đọc được thư này và đón
nhận những tâm tư của cháu để trái đất mãi xanh-sạch-đẹp.
Cháu mong tin vui từ bác,

You might also like