You are on page 1of 3

Một số vấn đề trong khai thác, quản lý, bảo vệ sông Mê Kong đặt ra đối với

Việt Nam.
- Phần mở đầu của Hiệp định về hợp tác phát triển bèn vững lưu vực sông Mê Kong đã
ghi rõ: “Nhận thức Lưu vực Mê Công và các tài nguyên thiên nhiên liên quan và môi
trường là tài sản thiên nhiên có giá trị to lớn của tất cả các quốc gia ven sông vì lợi ích
kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, khẳng định lại quyết tâm tiếp tục hợp tác và thúc
đẩy trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi trong việc phát triển bền vững, sử dụng bảo vệ
và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công cho
các mục đích giao thông thuỷ và phi giao thông thuỷ, vì sự phát triển kinh tế, xã hội và
đời sống của tất cả các quốc gia ven sông, phù hợp với nhu cầu bảo vệ, gìn giữ, nâng cao
và quản lý các điều kiện môi trường và thuỷ sinh của lưu vực và duy trì cân bằng sinh
thái đặc biệt của lưu vực sông này”.
- Như vậy, có thể thấy những vấn đề xoay quanh trong việc khai thác, quản lý, bảo vệ
sông Mê Kong được đặt ra đối với Việt Nam là vô cùng quan trọng và luôn cần có hướng
giải quyết hợp lý, thỏa đáng.
- Vấn đề đầu tiên được đặt ra là phải khai thác hiệu quả những nguồn lợi mà sông Mê
Kong đem lại cho Viêt Nam thông qua các hoạt động như thủy sản, thủy điện, giải trí và
du lịch. Sông Mê Kong là hệ thống sông tự nhiên với hệ sinh thái giàu có, phong phú và
nhiều vùng châu thổ phì nhiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nêu trên để tạo
ra nguồn thu nhập và góp phần quan trọng để nâng cao mức sống người dân Việt Nam,
đặc biệt là cư dân sinh sống trong lưu vực sông Mê Kong. Chính vì những lợi ích thiết
thực trong việc khai thác hiệu quả nguồn lợi sông Mê Kong đem lại, Đảng và Nhà nước
đã có những chính sách, hoạt động như phát triển tối đa hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng
nhu cầu về nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, định cư và giao
thông thủy. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, Việt Nam tăng cường hợp tác với các
nước trong khuôn khổ tổ chức ASEAN nhằm mục tiêu hợp tác phát triển bền vững lưu
vực sông Mê Kong, tiêu biểu là việc kí kết Hiệp định về hợp tác phát triển bèn vững lưu
vực sông Mê Kong. Ngoài ra, Việt Nam không chỉ là một điểm đến của các nhà đầu tư quốc
tế mà còn là một nhà đầu tư ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Thep thống kê của Cục Đầu
tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến hết tháng 9/2012, tổng đầu tư trực tiếp của

Việt Nam vào Lào là gần 3,8 tỉ USD với 221 dự án; gần 2,57 tỉ USD với 123 dự án vào

Campuchia. Hai quốc gia này chiếm tỉ trọng gần 50% trong tổng đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài của Việt Nam. Qua đó, nếu sử dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp và viện

trợ phát triển, Việt Nam có thể gia tăng tiếng nói trên bàn đàm phán, đảm bảo hài hòa lợi ích

của các bên. Việt Nam có thể kêu gọi các đối tác phát triển khác cùng bảo vệ lợi ích của Việt

Nam đối với lưu vực sông Mê Kong khi đứng trước những bất lợi từ các chính sách, dự án

phát triển lưu vực sông Mê Kong của các nước khác đem lại.

- Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều tác động tiêu cực đến từ yếu tố khách quan (biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường) và chủ quan (khai thác quá mức tài nguyên sông Mê Kong,
những dự án, chương trình phát triển sông Mê Kong không hiệu quả và thiếu bền vững từ
các nước) dẫn đến hệ quả là nguyền tài nguyên sông Mê Kong đang bị suy thoái cả về số
lượng và chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia trong lưu vực sông Mê
Kong, trong đó có khả năng Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả,
điển hình là chế độ lũ diễn ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thay đổi tiêu cực,
khiến khu vưc này phải đối mặt với các đợt hạn hán nghiêm trọng và hiện tượng xâm
nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm với phạm vi, cường độ lớn hơn trước đây. Do đó,
đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực trở thành nhiệm vụ
cấp bách.
- Đứng trước thực trạng đó, vấn đề tiếp theo đặt ra đối với Việt Nam là cần phải có những
hoạt động để quản lý nghiêm việc khai thác sông Mê Kong và bảo vệ sông Mê Kong khỏi
những nguy cơ đã và đang xảy ra trong thực tế. Theo đó, trên cương vị Chủ tịch Tổ chức
các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) nhiệm kì 2018-2021, Kiểm toán nhà
nước Việt Nam đã nỗ lực ưu tiên nguồn lực cần thiết để thực hiện thắng lợi Tuyên bố Hà
Nội và Chương trình hành động Thực hiện vai trò Chủ tịch AOSAI giai đoạn 2018-2021,
điển hình là việc triển khai Cuộc kiểm toán hợp tác với chủ đề Kiểm toán việc quản lý
nguồn nước lưu vực sông Mê Kong gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững trong bối cảnh các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kong đối mắt với những thách
thức, tác động tiêu cực. Gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp
cao Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (Ủy hội) lần thứ 4 tại thủ đô Vientiane (Lào) và đề
nghị các nước lưu vực sông Mê Kông phối hợp với các đối tác đối thoại Trung Quốc và
Myanmar xây dựng một hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước sông
Mê Kông, đảm bảo an ninh nguồn nước; Việt Nam cùng các nước tham gia cũng cam kết
nỗ lực chung đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực bền vững, đồng thời kêu
gọi các quốc gia đối tác tiếp tục hợp tác, thực hiện Hiệp định Mê Kông 1995, phát triển
lưu vực trên nguyên tắc "Một Mê Kông - một tinh thần chung"...

Nguồn tham khảo:


Bối cảnh phát triển lưu vực sông Mê Kông và giải pháp ứng phó cho Việt Nam – Trung tâm Con
người và Thiên nhiên (nature.org.vn)
Giám sát khai thác dòng Mê Kông (thanhnien.vn)
Quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững
(sav.gov.vn)

You might also like