You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG

Môn: Nghiên cứu khoa học


Lớp: K59F
Giảng viên: Nguyễn Thị Xuân
Nhóm: 9

0
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và hơn thế
nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền
vững hiện nay trên toàn thế giới. Những hoạt động phát triển kinh tế – xã hội với
nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao
thông, nông – lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên,
biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, gây ra hiện tượng
nước biển dâng và xâm nhập mặn.Vấn đề xâm nhập mặn hiện nay đang là vấn đề
nhức nhói ở nhiều quốc gia. Hiện nay quá trình xâm nhập mặn đang diễn ra sớm và
nhanh hơn so với dự báo. Với tình trạng xâm nhập mặn như hiện nay thì dư đoán
đến năm 2035, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước,
khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng
suất trong sản xuất nông nghiệp giảm.

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của khí hậu cũng có những nét tương
đồng với tình hình chung trên thế giới. Đặc biệt về vấn đề xâm nhập mặn ảnh hưởng
đến các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội, nhưng trong đó tài
nguyên nước, ngành nông nghiệp, y tế và các vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh
nhất. Vùng ĐB sông Cửu Long là vùng chịu tác động nhiều nhất của vấn đề xâm
nhập mặn. Tình trạng xây dựng thủy điện và các hoạt động khai thác tài nguyên
nước thượng nguồn sông Mê Công gây thiếu hụt nguồn nước về hạ lưu thiếu hụt từ
30-40% so với trung bình nhiều năm kết hợp với yếu tố nước biển dâng đẩy mặn
sâu vào nội đồng.

Hiện tại, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Độ mặn
4% đã xâm nhập cách cửa sông 60km; trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả
các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn trung bình trên 2% ở hầu hết các huyện,
thành phố. Qua thống kê, ở Đồng bằng sông Cửu Long có trên 5.200 ha diện tích
lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây
giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng; tình hình nuôi thủy sản đang gặp khó
khăn, có 722ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng, xảy ra hiện tượng nghêu
chết với số lượng khoảng 1.100 tấn, ước thiệt hại khoảng 23 tỷ đồng. Đặc biệt,
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hàng chục ngàn hộ dân sinh sống xa trong nội
đồng, bãi ngang, vùng ven biển; trên các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, Sông
Tiền, Cổ Chiên; cặp theo các trục kênh rạch sâu trong ruộng vườn thiếu nước sinh
hoạt, do hết nguồn nước ngọt dự trữ.

Cũng do tác động của xâm nhập mặn, diện tích vùng nuôi thủy sản bị thu hẹp
đáng kể. Hầu như toàn bộ vùng quy hoạch nuôi tôm nước lợ đều bị tác động. Những
vùng nuôi thủy sản ở hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và
Kiên Giang chịu ảnh hưởng nhiều nhất, có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ các quy
hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản. Số liệu thống kê ban đầu của Tổng cục Thủy
lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại là 3.771 ha, chưa kể
diện tích nuôi cá tra và cá lóc bị thiệt hại. Cà Mau có trên 70% diện tích nuôi thủy
sản bị thiệt hại (2.700 ha), kế đến là Trà Vinh, Bến Tre có diện tích bị thiệt hại từ
30-70%. Một số địa phương có nhiều mô hình nuôi tôm được đánh giá là bền vững
như tôm - lúa, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến… cũng bị thiệt hại nặng.

Cùng với tình trạng hạn hán ở tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, tình trạng hạn và
xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã khiến ngành nông nghiệp
Việt Nam tăng trưởng âm lần đầu tiên sau nhiều năm. Số liệu được Tổng cục Thống
kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố tại cuộc họp báo về GDP và lao động - việc
làm quý 1/2018 vào chiều 25.3 cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, GDP cả nước có
dấu hiệu chững lại khi chỉ tăng 5,46%, thấp hơn mức 6,12% cùng kỳ 2017. Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng âm, giảm 1,23%, trong đó, ngành nông
nghiệp giảm mạnh nhất là 2,69%. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng khá trầm lắng với
xu hướng xuất siêu trở lại, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh 4,8% so với
cùng kỳ.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi có đường bờ biển dài
thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thủy sản ,giáp với Campuchia, Thái Lan và Tp Hồ Chí
Minh thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thương trao đổi hàng hóa với các vùng
lân cận, là vùng đất béo bở để thu hút vốn đầu từ nước ngoài. Với những lí do trên
nhóm 9 tiến hành thực hiện đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN
ĐỀ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” và tin tưởng rằng
nó thật sự cần thiết giải quyết các vấn đề về xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu
Long đề ra những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng của xâm nhập mặn và
phát huy tiềm năng vốn có của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên các bài nghiên cứu và các mô hình đã được tổng hợp, bài nghiên cứu
được thực hiện với mục đích :

+ Thứ nhất, nghiên cứu và tổng hợp lí thuyết về xâm nhập mặn nước ngầm ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Thứ hai, tìm hiểu và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đối với quá trình xâm nhập mặn nước
ngầm.

+ Cuối cùng, từ những kết quả nghiên cứu tìm được sẽ đưa ra những kiến nghị; 
đề xuất các giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn và khai thác, sử dụng hợp lí
nước ngầm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long một cách hợp lí và tối ưu nhất.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt đựơc mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm
vụ nghiên cứu sau:

+ Tìm kiếm, thu thập số liệu và các tài liệu liên quan như sách, báo, các tạp chí
hay các công trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về xâm nhập mặn nước ngầm .

+ Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết từ những nghiên cứu trước đó cả trong và ngoài


nước về tác động của xâm nhập mặn.
+ Phân tích, tổng hợp số liệu; từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết và cấp
bách.

3.Câu hỏi nguyên cứu khoa học về vấn đề xâm nhập mặn ở ĐBSCL 
3.1 Đặc điểm tự nhiên và các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL 
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực ĐBSCL ( vị trí địa lý, địa chất, địa hình, mạng
lưới sông ngoài kên rạch, đặc điểm khí tượng thủy văn, các công trình khai thác
nước kiểm soát lũ triều và xâm nhập mặn ở ĐBSCL) 
- Đặc điểm xâm nhập mặn ( mạng lưới các trạm đo mặn và đặc điểm xâm nhập
nhập của các vùng ở ĐBSCL )
- Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ( dòng chảy thượng nguồn và phân bố
dòng chảy của các sông ở khu vực, chế độ thủy triều, mưa và bốc hơi nội đồng, khai
thác và sử dụng nước, quan hệ giữa xâm nhập mặn và yếu tố ảnh hưởng ...)
3.2 Các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều kện khí hậu
đang biến đổi 
- Những tác động của xâm nhập mặn đối với ĐBSCL ( kinh tế, sinh hoạt, nông
nghiệp...)
- Hệ thông công trình kiểm sóat mặn ở ĐBSCL ( hệ thông kênh rạch đào dẫn nước,
các công trình ngăn mặn lớn, các tác động của hệ thống công trình thủy lợi...)
- Xâm nhập mặn và một số giải pháp ứng phó tại một số địa phương của ĐBSCL
những năm gần đây ( Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng...)
- Một số giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều kiện biến đổi
khí hậu 
   + Tăng cường quan sát giám sát nâng cao năng lực dự đoán mặn 
  + Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy Mê Công và Trung
Quốc
  + Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuát nông nghiệp cho khu vực
  + Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi
trường nước mặn nước lợ
   + Xây dựng và hoàn thiện hệ công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng 
  + Xây dựng đập ngầm 
   + Xây dựng hệ thống đê biển đê sông 
   + Quản lí tổng hợp tài nguyên nước ở ĐBSCL và lưu vực sông Mê Công.

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí tượng thủy văn

+ Vị trí địa lý

+ Điều kiện địa chất

+ Mạng lười sông ngòi, sự phân bố các dòng chảy trên sông

+ Tình trạng rừng ngập mặn

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Đồng bằng sông Cửu Long; Tại các trạm kiểm mặn;
Trung tâm phân tích địa chất; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn,…

+ Về thời gian: thông tin được thu thập từ năm 2000 đến nay từ các tạp chí
Khoa học Việt Nam; Thư viện quốc gia Việt Nam,…

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Xin một số số liệu cần thiết như thông tin tình trạng ngập mặn, các công văn có
liên quan về tình trạng hạn mặn của các xã, các huyện của các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long ở sở Tài nguyên và Môi trường, các phương pháp thích nghi và hạn chế
ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các tỉnh này đề ra. Tìm kiếm các số liệu có liên
quan về ngành trồng trọt của các tỉnh trong hạn mặn từ đó tìm hiểu cách đo độ mặn,
thời gian đo và địa điểm tiến hành đo đạc. Các số liệu liên quan đến tình hình kinh
tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trước và sau hạn mặn từ đó đưa ra những
giải pháp, những nhận định có tính chính xác cao về vấn đề xâm nhập mặn ở đồng
bằng sông Cửu Long.

5.2 Phương pháp kế thừa số liệu

Nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở nguồn tài liệu là các báo cáo điều tra tài
nguyên nước, các đề tài, các dự án nghiên cứu đánh giá tình trạng xâm nhập mặn ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các tạp chí, các báo cáo khoa học trong và
ngoài nước nhằm kế thừa và phát huy những ưu điểm từ đó cập nhật tình hình,
những nội dung mới về vấn đề xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

5.3 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa:

Xác định thực trạng xâm nhập mặn thông qua các nghiên cứu điều tra, phân tích
mẫu, xác định nguyên nhân, nhằm đánh giá và dự báo diễn biến theo không gian và
thời gian. Công tác này giúp thu thập tài liệu về đặc điểm địa chất, địa mạo, thành
phần vật chất trong khu vực. Phát hiện những chi tiết đặc trưng của khu vực nghiên
cứu, ghi nhận bằng chụp ảnh hay đo đạc, định vị bằng GPS

5.4 Phương pháp mô hình toán:

Mô hình lan truyền vật chất ba chiều MT3D là một moldun trong mô hình dòng
ngầm ba chiều VISUAL MODFLOW do hãng WATERLOO xây dựng dựa trên mô
hình MODFLOW của Tổng cục Địa chất Hoa Kỳ

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

6.1 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ngoài nước.

Trong thời gian hơn 50 năm qua, đặc biệt là trong khoảng 10 năm gần đây, tác
động của biến đổi khí hậu trở nên rõ rệt tại Việt Nam. Tác động của biến đổi khí
hậu tới hạ lưu và cửa sông bao gồm sự gia tăng hiện tượng ngập lụt khu vực hạ lưu
do nước biển dâng, giảm diện tích các khu đất ngập nước và đẩy mạnh quá trình
xâm nhập mặn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2010 thì tác
động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu
hết các nghiên cứu về biến đổi khí hậu đều tập trung vào các vấn đề về ngập lụt do
nước biển dâng mà chưa xét đến các vấn đề ô nhiễm mặn. Chính vì vậy, trước các
vấn đề về nước biển dâng đang diễn ra với tốc độ rất nhanh trên thế giới, đã đặt ra
cho ta bài toán về phân tích, đánh giá, mô phỏng và dự đoán tác động xâm nhập
mặn vào đời sống xã hội.
Hiện tượng xâm nhập mặn là quy luật tự nhiên ở các khu vực, lãnh thổ có vùng
cửa sông giáp biển. Do tính chất quan trọng của hiện tượng xâm nhập mặn có liên
quan đến hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nên vấn đề tính toán và
nghiên cứu đã được đặt ra từ lâu. Mục tiêu chủ yếu của công tác nghiên cứu là nắm
được quy luật của quá trình này để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng vùng cửa sông như ở các nước như: Mỹ, Nga, Hà Lan, Nhật, Trung Quốc,
Thái Lan…. Các phương pháp cơ bản được thực hiện bao gồm: thực nghiệm (dựa
trên số liệu quan trắc) và mô phỏng quá trình bằng các mô hình toán.
Cụ thể hơn, vấn đề tính toán và nghiên cứu mặn bằng mô hình đã được nhiều nhà
nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh quan tâm từ khoảng 40-50
năm trở lại đây. Các phương pháp tính toán xâm nhập mặn đầu tiên thường sử dụng
bài toán một chiều khi kết hợp với hệ phương trình Saint - Venant. Những mô hình
mặn 1 chiều đã được xây dựng do nhiều tác giả trong đó có Ippen và Harleman .
Giả thiết cơ bản của các mô hình này là các đặc trưng dòng chảy và mật độ là đồng
nhất trên mặt cắt ngang. Mặc dù điều này khó gặp trong thực tế nhưng kết quả áp
dụng mô hình lại có sự phù hợp khá tốt, đáp ứng được nhiều mục đích nghiên cứu
và tính toán mặn. Ưu thế đặc biệt của các mô hình loại một chiều là yêu cầu tài liệu
vừa phải và nhiều tài liệu đã có sẵn trong thực tế. Các nghiên cứu về vấn đề xâm
nhập mặn có chất lượng đã được thực hiên bởi Prichard (1971), Esteban G.
Jobbágy, Robert B. Jackson (2004), National Academy of Sciences cùng với một
nhóm tác giả (2005),...Sau đây nhóm tác giả tóm tắt kết quả từ các nghiên cứu này
tạo tiền đề cho các bước tiếp theo của bài nghiên cứu.
Năm 1971, Prichard đã dẫn xuất hệ phương trình 3 chiều để diễn toán quá trình
xâm nhập mặn nhưng nhiều thông số không xác định được. Hơn nữa mô hình 3
chiều yêu cầu lượng tính toán lớn, yêu cầu số liệu quá chi tiết trong khi kiểm
nghiệm nó cũng cần có những số liệu đo đạc chi tiết tương ứng . vì vậy các nhà
nghiên  cứu  buộc  phải  giải  quyết  bằng  cách  trung  bình  hoá  theo  2  chiều 
hoặc  1 chiều. Sanker  và Fischer,  Masch và  Leendertee  đã  xây dựng các  mô
hình 2 chiều và 1 chiều trong đó mô hình 1 chiều có nhiều ưu thế trong việc giải các
bài toán phục vụ yêu cầu thực tế tốt hơn. Các nhà khoa học cũng thống nhất nhận
định rằng, các mô hình 1 chiều thường hữu hiệu hơn các mô hình sông đơn và mô
hình hai chiều. Chúng có thể áp dụng cho các vùng cửa sông có địa hình phức tạp
gồm nhiều sông, kênh nối với nhau với cấu trúc bất kỳ.
Esteban G. Jobbágy, Robert B. Jackson (2004) phác thảo một khung dự báo
chung để hiểu rõ quá trình nhiễm mặn của các đồng cỏ trồng rừng dựa trên các yếu
tố sinh lý, thủy văn và phù sa. Phương pháp chính là thử nghiệm ở 20 mảnh đất
trồng và đưa ra nguyên nhân: liên quan đến sự tăng thoát hơi nước và tiêu thụ nước
ngầm ở cây cối; đưa ra ví dụ về quá trình chuyển nhiễm mặn đi kèm với chuyển đổi
quy mô lớn đất rừng ở Úc; dùng sơ đồ so sánh độ mặn ở các tầng của đất. Nghiên
cứu đã đưa ra được nhiều khía cạnh về cây trồng liên quan đến hiện tượng, đối
tượng phân tích đa dạng gồm nhiều vùng khác nhau, phân tích số liệu chi tiết. Thế
nhưng vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết chính, số liệu đa phần liên quan đến
vấn đề trồng rừng và đất canh nghiệp. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long lại
là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của cả nước nên cần khai thác thêm những
vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất lúa và ảnh hưởng đến quá trình sử dụng
nước sạch của người dân.
National Academy of Sciences cùng với nhóm tác giả Sujay S. Kaushal, Peter M.
Groffman, Gene E. Likens, Kenneth T. Belt, William P. Stack, Victoria R. Kelly,
Lawrence E. Band, Gary T. Fisher (2005) đã nghiên cứu về sự gia tăng nhiễm mặn
ảnh hưởng đến nước sạch ở phía miền Bắc nước Mĩ: dùng những sơ đồ và số liệu
thống kê hàm lượng Clo trên các con sông trong khu vực dẫn đến độ mặn đang tăng
với tốc độ hàm mũ hoặc logarit. Nguyên nhân khác là do bề mặt không thấm nước
và nhiễm mặn lâu dài, cách sử dụng đất, tích tụ muối đường trong các tầng chứa
nước và nước ngầm. Công trình này đã phân tích số liệu cụ thể, có tính khoa học, có
dùng bản đồ thống kê các số liệu, đưa ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện
tượng xâm nhập mặn. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu lại liên quan nhiều đến đặc tính
hóa học của nước nên khó nghiên cứu và vẫn chưa đưa ra được giải pháp tốt nhất
cải thiện hiện tượng. Với bài nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một
cách đầy đủ và chi tiết những thông tin liên quan đến khu vực miền Bắc nước Mĩ
nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, đây chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ
nên kết quả chỉ mang tính chất tham khảo, bài nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được
những giải pháp cần thiết.
Sau đây là một số mô hình mặn trên thế giới có thể thống kê được:
a. Mô hình động lực cửa sông FWQA.
Mô hình FWQA thường được đề cập đến trong các tài liệu là mô hình ORLOB
theo tên gọi của Tiến sỹ Geral T. Orlob. Mô hình đã được áp dụng trong nhiều vấn
đề tính toán thực tế. Mô hình giải hệ phương trình Saint - Venant kết hợp với
phương trình khuếch tán và có xét đến ảnh hưởng của thuỷ triều tác động đến xâm
nhập mặn thay vì bỏ qua như trong mô hình không có thuỷ triều. Mô hình được áp
dụng đầu tiên cho đồng bằng Sacramento - San Josquin, Califorlia. 

b. Mô hình thời gian thuỷ triều của Lee và Harleman và của Thatcher và
Harleman
Lee và Harleman và sau được Thatcher và Harleman cải tiến đã đề ra một cách
tiếp cận khác, xây dựng lời giải sai phân hữu hạn đối phương trình bảo toàn mặn
trong sông đơn. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng để giải phương trình phân tán là sơ đồ
ẩn 6 điểm. Mô hình cho kết quả tốt trong việc dự báo trạng thái phân phối mặn tức
thời cả trên mô hình vật lý cũng như trong sông thực tế.

c. Mô hình MIKE 11 


Là mô hình trong bộ mô hình Mike thương mại nổi tiếng thế giới do Viện Thuỷ
lực Đan Mạch (DHI) xây dựng. Đây là mô hình thuỷ lực và chất lượng nước một
chiều (trường hợp riêng là xâm nhập mặn) có độ tin cậy cao, thích ứng với các bài
toán thực tế khác nhau. Mô hình này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới để tính
toán, dự báo lũ, chất lượng nước và xâm nhập mặn trong sông.

d. Mô hình ISIS (Anh) 


Mô hình do các nhà thuỷ lực Anh xây dựng, thuộc lớp mô hình thuỷ lực một chiều
kết hợp giải bài toán chất lượng nước và có nhiều thuận lợi trong khai thác. Mô hình
cũng được nhiều nước sử dụng để tính toán xâm nhập mặn.

e. Mô hình EFDC (Environmental Fluid Dynamic Code)


  Mô hình được cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) phát triển từ năm 1980.
Là mô hình tổng hợp dùng để tính toán thuỷ lực kết hợp với tính toán lan truyền
chất 1, 2, 3 chiều. Mô hình có khả năng dự báo các quá trình dòng chảy, quá trình
sinh, địa hoá và lan truyền mặn.

6.2 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước.
Vào những năm 80, các mô hình tính toán xâm nhập mặn đã được xây dựng và
ứng dụng vào việc nghiên cứu quy hoạch phát triển các đồng bằng châu thổ. Kết
quả được nhìn nhận khả quan và một số mô hình thử nghiệm được ứng dụng dự báo
xâm nhập mặn. Theo thời gian, do sự phát triển của công nghệ nên có nhiều mô
hình tính toán xâm nhập mặn được chuyển giao vào Việt Nam như ISIS (Anh),
MIKE 11 (Đan Mạch), HEC-RAS (Mỹ)... đều có các module tính toán lan truyền
xâm nhập mặn.
Tác giả Vi Văn Vị trong nghiên cứu “Xâm nhập mặn ở đồng bằng Bắc Bộ” chỉ ra
rằng hệ thống sông Hồng có độ mặn lớn nhất vào tháng 1, trên hệ thống sông Thái
Bình vào tháng Giêng với Ninh Cơ và Sông Đáy (thuộc hệ thống sông Hồng) thì
thời điểm có độ mặn lớn nhất giống với sông Thái Bình. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do địa mao, lượng nước thượng nguồn và tình hình sử dụng nước trong
khu vực. Cũng từ đó, Đỗ Trọng Sự và Phạm Quý (2003) đã xây dựng mô hình dòng
chảy và mô hình dịch chuyển các chất hòa tan trong dưới đất tại khu vực Nghĩa
Hưng - Hải Hậu, tỉnh Nam Định để để dự báo khả năng xâm nhập mặn cho khai
thác nước dưới đất gây ra.
Trong báo cáo điều tra cơ bản “Dự án điều tra cơ bản khảo sát nhiễm mặn sông
Hồng năm 2007” cũng có đề cập giai đoạn 2006-2007 độ mặn xâm nhập vào các
sông rất phức tạp. Các nghiên cứu mực nước biển dâng làm thay đổi các tính chất kĩ
thuật của đất do xâm nhập mặn cũng đã được Nguyễn Ngọc Trực và những người
khác nêu. Gần đây năm 2015 có đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi
kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng
” của nhóm nghiên cứu Viện Nước tưới tiêu và môi trường - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn do Vũ Thế Hải đứng đầu đã xây dựng bộ bản đồ chuyên đề khí
tượng, thủy văn, xâm nhập phục vụ công tác quản lí hạn; lập hồ sơ thiết kế mô hình
ứng dụng các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp ứng phó với hạn hán, xâm
nhập mặn cho khu vực các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Thành Công về
“nghiên cứu ban đầu ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm
nhập mặn sông Hóa - Thái Bình”. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mức độ xâm
nhập mặn nước sông Hóa dưới ảnh hưởng của nước biển dâng bằng mô hình số.
Các kết quả mô hình cho thấy chế độ xâm nhập mặn sông Hóa với lưu lượng dòng
chảy trung bình ngày ở tần suất 85% và dao động mực nước triều theo giờ năm
2013, xâm nhập mặn mạnh nhất xảy ra vào tháng 1. Mặc dù xâm nhập mặn diễn ra
mạnh mẽ vào mùa khô, trong các tháng mùa khô đầu năm có rất nhiều thời điểm
nước sông có hàm lượng muối thấp hơn 1 ppt, có khả năng cung cấp nước cho sinh
hoạt và nông nghiệp.
Nhìn chung ở Việt Nam, các nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm thường được
kết hợp trong các báo cáo đánh giá tài nguyên nước dưới đất, chủ yếu là lấy mẫu
nước và khảo sát địa vật lí để điều tra khảo sát ranh giới mặn nhạt và tính toán thời
gian, tốc độ dịch chuyển ranh giới trên cơ sở điều kiện địa chất thủy văn của vùng
nghiên cứu với lưu lượng khai thác nước dưới. Các nghiên cứu đã đưa ra được các
cảnh báo về hiện tượng xâm nhập mặn vào các công trình khai thác. Các nhà nghiên
cứu trong nước chủ yếu áp dụng 3 phương pháp nghiên cứu sau:
1. Nhóm phương pháp thủy địa hóa/ thủy độnng lực.
2. Nhóm phương địa vật lí.
3. Nhóm phương pháp mô hình số.

6.2.1. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Tính đến năm 2020, ở Việt Nam vấn đề xâm nhập mặn lưu vực sông Cửu Long đã
được nghiên cứu trên nhiều phương diện. Nghiên cứu về biện pháp đối phó và thích
ứng xâm nhập mặn ở địa phương như Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn và Thạch Sô
Phanh (2012). Nghiên cứu về ảnh hưởng, tác động của xâm nhập mặn như Nguyễn
Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển và Văn Phạm Đăng Trí (2017). Các
nghiên cứu giám sát tình trạng xâm nhập mặn như Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu
Trung, Kanchit Likitdecha (năm 2012); Lâm Mỹ Phụng, Văn Phạm Đăng Trí, Trần
Quốc Đạt (2013). Sau đây nhóm tác giả tóm tắt các nghiên cứu này tạo tiền đề cho
các bước tiếp theo của bài nghiên cứu.
Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn và Thạch Sô Phanh (2012) đã nghiên cứu về:
“Đánh giá tổn thương có sự tham gia: trường hợp xâm nhập mặn ở đồng bằng sông
Cửu Long”. Tác giả thực hiện nghiên cứu trên nhiều nhóm xã hội khác nhau dựa
vào điều kiện kinh tế và môi trường sinh thái ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu
Long. Bằng phương pháp chọn điểm nghiên cứu ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, thu
thập số liệu bằng cách phỏng vấn chuyên gia, đánh giá tổn thương có sự tham gia
của cộng đồng sử dụng cách tiếp cận VPA như tài liệu hướng dẫn của Actionaid.
Nghiên cứu tìm ra những bất cập từ những biện pháp đối phó và thích ứng xâm
nhập mặn của địa phương trên địa bàn, tìm ra nhóm dễ bị tổn thương cần giúp đỡ và
đánh giá được năng lực của họ, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp trong tương
lai, những biện pháp cụ thể để khắc phục những bất cập ấy. Tuy nhiên, nghiên cứu
cần người am hiểu về VPA, cần được trang bị kiến thức và kĩ năng sử dụng công cụ
có sự tham gia, công tác chuẩn bị còn nhiều khó khăn. Qua đó cho thấy tình hình
xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang tăng nhanh hơn so với dự
kiến, ngoài các biện pháp đã đề ra trong nghiên cứu, người dân cần chủ động hơn
trong sản xuất mùa vụ, chủ động ứng phó với xâm nhập mặn để khắc phục khó khăn
đảm bảo kinh tế cho gia đình, xã hội.
Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung, Kanchit Likitdecha (2012) đã mô phỏng
xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long cho những kịch bản khác nhau của mực
nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11. Mô hình
được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005. Kết quả mô phỏng
xâm nhập mặn năm 1998 được chọn kịch bản gốc so sánh với bốn kịch bản xâm
nhập mặn vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên
kịch bản CRES B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông
nghiệp không đổi. Hai kịch bản đầu là khi mực nước biển dâng 14 cm và lưu lượng
thượng nguồn giảm 11% và 22%. Kịch bản số ba và bốn là khi mực nước biển dâng
20 cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 15%. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ
mặn 2.5 g/l xâm nhập 14 km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra xâm nhập
mặn cũng tác động hầu hết các dự án ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm
tác giả đã sử dụng mô hình MIKE11, đây là mô hình đa tính năng, đã được kiểm
nghiệm thực tế, cho phép tính toán thủy lực và chất lượng nước với độ chính xác
cao. Bên cạnh đó, cần mất nhiều thời gian để lên kịch bản dự trù, tốn nhiều chi phí
cho mô hình MIKE11 vì nó chứa nhiều module có những tính năng khác nhau, cơ
sở dữ liệu chuẩn xác do dựa trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ nhưng đưa ra kịch bản
mô hình dự kiến cho tương lai. Những điều trên dẫn đến xâm nhập mặn sâu hơn
kịch bản gốc năm 1998 14 km. Do đó, chúng ta cần cập nhật những dữ liệu gần
nhất, chuẩn xác nhất với thời gian nghiên cứu gần đây. Nên đẩy mạnh đầu tư vào
những mô hình như trên để có thể kiểm nghiệm thực tế, tính toán và khắc phục vấn
đề tốt nhất.
Lâm Mỹ Phụng, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Quốc Đạt (2013) đã nghiên cứu về
ứng dụng mô hình toán thuỷ lực một chiều, đánh giá và dự báo tình hình xâm nhập
mặn trên hệ thống sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bằng cách nghiên cứu mô
hình thủy động lực học một chiều (MIKE-11), tác giả đánh giá tình hình xâm nhập
mặn trên hệ thống sông chính thuộc tỉnh Trà Vinh và dự báo sự xâm nhập mặn do
nước biển dâng và suy giảm lưu lượng nước thượng nguồn trong tương lai. Với mô
hình đó, tác giả đã xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu năm 2005, đây là kịch bản gốc
để đánh giá tính chính xác của mô hình. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu, mô
phỏng xâm nhập mặn vẫn chưa bao gồm hết các yếu tố ảnh hưởng bao gồm gió
mùa, nhu cầu sử dụng nước nên cần được hiệu chỉnh với đầy đủ các yếu tố ảnh
hưởng đến xâm nhập mặn để có cái nhìn toàn diện hơn về động thái xâm nhập mặn.
Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển và Văn Phạm Đăng Trí
(2017) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp,
thủy sản ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tác giả thực hiện nhằm đánh giá tác
động của xâm nhập mặn (mùa khô năm 2016) đến sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản của người dân vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp
nghiên cứu tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Nghiên cứu có số liệu rõ ràng, cho
thấy ảnh hưởng của xâm nhập mặn chủ yếu đến sản xuất lúa 2 vụ, tìm ra biện pháp
pha loãng nước để giảm độ mặn cho phù hợp với trồng lúa và nuôi tôm. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xâm nhập mặn còn một số tác động đáng kể đến
số lượng lao động di cư tự do (đến vùng khác làm thuê) của người dân đã gây ra sự
biến động về nguồn lao động tại vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ mới
đưa ra ảnh hưởng của xâm nhập mặn làm di cư nhiều hộ gia đình dẫn đến thiếu lao
động tại địa phương nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục, vấn đề sử dụng đất
canh tác chưa phù hợp. Đối với các vấn đề di cư, địa phương cần tuyên truyền cho
người dân hiểu cách sống chung với xâm nhập mặn, hướng dẫn các biện pháp canh
tác nuôi trồng cho hợp lí cũng như tạo ra nhiều việc làm cho người dân tránh tình
trạng di cư thiếu lao động cho địa phương.

7. Tính mới và đóng góp của đề tài


Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy đề
tài có những tính mới và đóng góp sau:

7.1. Ý nghĩa lý luận:


Thứ nhất, đề tài làm sáng tỏ cơ chế xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long thông qua việc đánh giá vai trò các nhân tố tự nhiên, biến đổi khí hậu, kinh tế
- xã hội ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn. 
Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và quá trình sử dụng nước vùng
nghiên cứu.
Thứ ba, đề tài đề ra những giải pháp cần thiết cho vấn đề xâm nhập mặn. 

7.2. Ý nghĩa thực tiễn: 


Thứ nhất, kết quả nghiên cứu khoa học giúp đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu xâm nhập mặn và khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên vùng nước ngầm đồng
bằng sông Cửu Long. 
Thứ hai, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để định hướng khai thác, sử dụng tài
nguyên nước ngầm và hỗ trợ công tác quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông
Cửu Long cũng như các vùng khác có điều kiện tương tự.
Thứ ba, đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông
nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn
Thứ tư, báo cáo hiện trạng hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động đến sản xuất
nông nghiệp và thủy sản.
Thứ năm, đề tài nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng
bằng sông Cửu Long.

8. Bảng hỏi
1. Bạn có quan tâm đến vấn đề xâm nhập mặn xảy ra ở Việt Nam không?
A. Có
B. Không

2. Mức độ quan tâm của bạn đến vấn đề xâm nhập mặn ở Việt Nam là?
A. Luôn quan tâm và tìm hiểu kĩ.
B. Có quan tâm nhưng không đào sâu.
C. Chỉ muốn biết
D. Không quan tâm đến

3. Nơi bạn sinh sống có xảy ra tình trạng xâm nhập mặn vào hàng năm chưa?
A. Rất nhiều lần
B. Đôi lúc
C. Rất ít
D. Chưa từng 

4. Bạn có quan tâm đến vấn đề ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long không?
A. Có
B. Không

5. Tỉnh nào bạn thấy bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn nhiều nhất? 
A. Long An.
B. Sóc Trăng. 
C. Cà Mau.
D. Khác.

6. Bạn đã từng đi đến tỉnh có mức độ xâm nhập mặn nhiều nhất chưa?
A. Đã từng
B. Chưa từng 

7. Điều gì khiến bạn nghĩ tỉnh đó là tỉnh có mức độ xâm nhập mặn nhiều nhất
đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Ảnh hưởng đến đời sống người dân.
B. Ảnh hưởng đến cây trồng và đất đai. 
C. Cả 2 ý trên.
D. Khác.

8. Hạn mặn năm nay diễn ra gay gắt, tình hình như vậy có đáng báo động rằng
ĐBSCL sẽ ngày càng cạn kiện nguồn nước không?
A. Có
B. Không

9. Theo bạn, liệu việc xâm nhập mặn là do tự nhiên hay do tác động của con
người?
A. Tự nhiên.
B. Tác động của con người.
C. Cả hai ý trên.

10. Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng phổ biến của xâm nhập
mặn qua hàng năm?
A. Thời tiết.
B. Mức độ gia tăng dùng nước trong sản xuất.
C. Biến động môi trường mặt đệm lưu vực.
D. Khác.
11. Theo bạn, biến đổi khí hậu có phải là một trong những nguyên nhân dẫn
tới tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn hay không?
A. Chắc chắn có.
B. Cũng có gây ảnh hưởng một phần.
C. Không có.
D. Không có đáp án nào đúng.

12. Sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng ra sao trước tình hình xâm nhập mặn
kéo dài?
A. Không bị ảnh hưởng gì.
B. Ảnh hưởng rất ít.
C. Ảnh hưởng rất lớn, rất nghiêm trọng.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

13. Theo bạn, những giải pháp nào nên được áp dụng để giải quyết tình trạng
này ?
A. Chính quyền cần phải nâng cấp hệ thống đê bao, cống dưới đê, thay thế
sửa chữa hệ thống cống lấy nước, không cho nước mặn xâm nhập vào.
B. Chính quyền cần phải kiếm soát chặt chẽ hơn các mức độ diễn biến xâm
nhập mặn.
C. Người dân tiến hành phương pháp ép mặn, tiến hành hoạt động thau chua
rửa mặn nội đồng trước khi sản xuất.
D. Khác.

14. Mức phạt hợp lí đối với các hành vi, tổ chức cá nhân gây ô nhiễm đất và
làm ảnh hưởng đến tình trạng xâm nhập mặn?
A. 5 triệu đồng.
B. 5 -10 triệu đồng. 
C. 10- 20 triệu.
D. Trên 20 triệu đồng.
9. Tài liệu tham khảo.
[1] Lê Thị Phụng, Nguyễn Kỳ Phùng, Bùi Chí Nam, Trần Xuân Hoàng, Lê Ngọc
Tuấn. (2017). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn ở tỉnh Vĩnh Long.
[2] Lâm Mỹ Phụng, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Quốc Đạt. (2013). Ứng dụng mô
hình toán thủy lực một chiều đánh giá và dự báo tình hình xâm nhập mặn trên hệ
thống sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
[3] Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn, Thạch Sô Phanh. (2012). Đánh giá tổn thương
có sự tham gia: trường hợp xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
[4] Nguyễn Văn Bé, Trần Lê Thị Hằng, Trần Văn Triển, Văn Phạm Đăng Trí.
(2017). Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện
Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
[5] Sujay S. Kaushal, Peter M. Groffman, Gene E. Likens, Kenneth T. Belt, William
P. Stack, Victoria R. Kelly, Lawrence E. Band , and Gary T. Fisher. (2005).
Increased salinization of fresh water in the northeastern United States
[6] Nguyễn Quốc Hậu, Cao Thảo Nguyên, Võ Thanh Phong, Lê Văn Khoa, Võ
Quang Minh. Đánh giá ảnh hưởng xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến
sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
[7] Đoàn Văn Hải, Lê Thị Huệ. (2020). Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa xây
dựng phần mềm dự báo lũ, xâm nhập mặn sông Cửu Long hiển thị kết quả dự báo
mặn lên Google Earth.
[8] Hoàng Ngọc Hiếu, Nguyễn Hải Thanh, Ngô Đức Lưu, Nguyễn Trần Quốc Vinh,
Huỳnh Xuân Hiệp. (2016). Mô phỏng xâm nhập mặn tại hệ thống cống tại Đồng
bằng sông Cửu Long.

[9] Nguyễn Đăng Tính, Nguyễn Trịnh Chung, Trương Quốc Bình. (2012). Xây
dựng công nghệ dự báo hạn khí tượng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

[10] Lê Thanh Chương, Trần Bá Hoằng. (2017). Chế độ thủy trạch động lực khu
vực cửa sông, ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
[11] Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung, Kanchit Likitdecharote. (2012). Mô
phỏng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của mực nước biển
dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn.
10. Đề cương chi tiết dự tính
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Ở Việt Nam
- Ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Chương 2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH XÂM NHẬP MẶN Ở KHU VỰC ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Thực trạng tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1 Khái niệm xâm nhập mặn
2.1.2 Đặc điểm xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
2.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn
2.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
2.2.2 Vị trí địa lý
2.2.3 Chế độ thủy triều
2.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
- Diện tích rừng ngập mặn
- Tình trạng rừng ngập mặn hiện nay
2.3 Các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn
2.3.1 Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân
2.3.2 Tình trạng xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện
2.3.2 Hoạt động dân sinh
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng nước
- Các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Tình trạng thiếu nước sạch
3.1.1 Thiếu nước trong đời sống sinh hoạt
3.1.2 Thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp
3.2 Ảnh hưởng đến quá trình khai thác thủy hải sản
3.3 Ảnh hưởng đến ngành trồng trọt đặc biệt là cây ăn quả
3.3.1 Chất lượng quả
3.3.2 Tăng số lượng sâu hại
3.4 Ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống của người dân và làm suy thoái nền kinh tế
3.4.1 Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu lúa
gạo
3.4.2 Sản lượng lúa gạo đang giảm mạnh

Chương 4: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
4.1 Nạo vét sâu các con mương trong vườn để trữ nước ngọt và đồng thời đầu tư
mua máy đo độ mặn và đo trước khi cho nước vào vườn tưới cây để kiểm soát được
mặn
4.2 Xây dựng đập ngăn mặn 
4.3 Quy hoạch phát triển và bảo vệ hệ thống rừng ngập mặn 
4.4 Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại các công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung nông thôn thường xuyên bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
4.5 Điều chỉnh mô hình sản xuất theo hướng ít sử dụng nước ngọt và tăng cường sử
dụng nước lợ, nước mặn
4.6 Hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào qua các vùng đất phèn cần lựa chọn giải pháp
nhằm hạn chế quá trình oxi hoá các vật liệu sinh phèn gây chua cho các vùng xung
quanh và nguồn nước phía dưới
4.7 Con người cần hành động nhiều hơn để giảm thiểu tình trạng này
4.7.1 Các địa phương cần quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo quan điểm
phát triển bền vững, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với
mục tiêu bảo vệ môi trường
4.7.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng nước tiết kiệm
hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước, đặc biệt trong điều kiện xâm nhập mặn
là cần thiết
4.7.3 Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn để có
các giải pháp ứng phó kịp thời
4.8 Thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao trình độ và hiệu quả
của sản xuất nông nghiệp
4.9 Đối với cây trồng, vật nuôi
4.9.1 Thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu một cách hợp lý
4.9.2 Lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng vật nuôi có thể thích nghi và
tồn tại với điều kiện môi trường nước mặn, nước lợ.
4.10 Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và
cộng đồng quốc tế để ứng phó với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu
4.11  Xây dựng các trạm bơm cột nước thấp trên kênh

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


1. Nguyễn Thị Ngọc Hoài
2011115179
2. Hoàng Đặng Thu Hiền
2011115160
3. Huỳnh Trần Thanh Long
2011115298
4. Lê Lệ Huỳnh
2011115221
5. Vũ Nguyễn Việt Linh
2011115295
6. Nguyễn Thị Huỳnh Mai
2011115307
7. Bùi Vân Khánh
2011115241
8. Lưu Văn Bình
2011115063
9. Trương Yến Khoa
2011115255
10. Nguyễn Thị Phương Khuyên
2011115260

You might also like