You are on page 1of 19

NỘI DUNG KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 1

Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu và


những tác động chính đến địa phương nơi em
sống. Em và gia đình đã làm gì để ứng phó với
những biến đổi khí hậu đó?
CHỦ ĐỀ 1

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở


TỈNH AN GIANG
Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập trong video
và cho biết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai?
• Hiện nay khí hậu thế giới nói chung
đang có sự biến đổi với nhiều biểu
hiện khác nhau đã và đang diễn ra
trên phạm vi toàn cầu đặc biệt ở nước

Kết luận
ta, trong đó có tỉnh An Giang. Điều đó
đã gây tác động đáng kể đến môi
trường tự nhiên và xã hội ở tỉnh An
Giang.Vậy khí hậu toàn cầu đang biến
đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và
con người có thể ứng phó với biến đổi
khí hậu như thế nào?
Nhiệt độ
27 – 280C Dựa vào bảng 1 và thông
trung bình tin trong bài, em hãy:
Độ ẩm 80 – 81% + Trình bày đặc điểm của
khí hậu An Giang?
+ Nhận xét về nhiệt độ, độ
Lượng mưa 1 200 – 1 300
ẩm và lượng mưa ở An
trung bình mm Giang?

Bảng 1. Một số đặc điểm về khí hậu của tinh An Giang


1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG

Khí hậu tinh An Giang có tính chất cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
+ Về nhiệt độ: tinh An Giang có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27ºC (cao nhất
35ºC – 36ºC vào tháng 4 – 5, thấp nhất 20ºC – 21ºC vào tháng 12 và tháng 1).
Tỉnh An Giang là địa phương có số giờ nắng trong năm lớn ki lục của cả nước.
+ Về độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm từ 80% đến 85% và có sự
dao động theo chế độ mưa theo mùa.
+ Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1 130 mm, có năm lên tới
1700 – 1800 mm, trong đó mưa ít nhất vào tháng 2 và mưa nhiều nhất vào tháng
9.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG

+ Về gió mùa: Tinh An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam mát và ẩm
nên gây ra mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Gió mùa Đông Bắc thổi
vào tinh An Giang không tạo ra rét, mà chi hanh khô, có phần nắng
nóng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, khí hậu tinh An
Giang thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa, nuôi bò và
phát triển nuôi trồng thuy sản,…Tuy nhiên, vào mùa khô thường thiếu
nước, mùa lũ nước sông dâng cao, gây ngập úng,...
Trình bày được biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí
hậuở tỉnhAn Giang. Khai thác các số liệu, hình ảnh, bảng số
liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu tỉnh An Giang.

Trạm Cao nhất Trung bình Thấp nhất


Châu Đốc 0,177 0,126 0,466
Long Xuyên 0,954 0,390 0,546

Bảng 2. Tốc độ biến đổi của mực nước tại Châu Đốc và Long Xuyên (cm/năm)(2)
2. Biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở
tỉnh An Giang

a. Biểu hiện
-Trong những năm gần đây, khí hậu tinh An Giang có nhiều biến đổi như: khô hạn,
không có lũ, xâm nhập mặn,… Nhiệt độ có thời điểm cao nhất lên đến 37,6°C, mực
nước lũ tại thị xã Tân Châu chi đạt 255 cm (thấp nhất so với chuỗi số liệu quan trắc
được từ năm 1926), xâm nhập mặn có nồng độ cao và kéo dài (4,5% )(1),…
Nhiệt độ tăng: Trong 30 năm qua (1979 – 2008), nhiệt độ trung bình năm ở tinh
An Giang tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C và nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C.
Sự dâng lên của nước biển và quá trình xâm thực: Phân tích số liệu mực nước
tại trạm Châu Đốc và Long Xuyên (tinh An Giang) trong 34 năm (1977 – 2010) cho
thấy xu thế mực nước của các trạm Châu Đốc và Long Xuyên có xu hướng tăng.
2. Biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi
khí hậu ở tỉnh An Giang

a. Biểu hiện
- Mưa bão, lũ lụt thất thường: Từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê
Công thiếu hụt từ 30 – 40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mê Công cũng đang ở mức
rất thấp. Đinh lũ năm ở đầu nguồn song Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu
Đốc ở mức báo động 1 – 2, thấp hơn đinh lũ trung bình nhiều năm 0,2 – 0,4 m.
- Hạn hán kéo dài: Do lượng mưa ngày càng giảm, mực nước trên các kênh rạch xuống thấp kem
theo nắng nóng, gây khó khăn cho công tác bơm tưới. Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất, đời
sống người dân ở các huyện vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên và vùng đồng bằng ở các huyện An Phú,
Phú Tân, Châu Đốc, Tân Châu ở các vùng đất gò cao.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác: lốc xoáy, vòi rồng, bão,… đang xuất hiện hằng năm và có
xu hướng tăng dần tại tinh An Giang.
2. Biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi
khí hậu ở tỉnh An Giang

b. Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu ở tinh An
Giang: khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên): sự biến đổi các hoạt động
của Mặt Trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, sự dịch chuyển của các châu lục, sự biến
đổi của các dạng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
- Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người): xuất phát từ sự thay đổi mục
đích sử dụng đất và nguồn nước; sự gia tăng lượng thải khí CO2 và các khí nhà kính
khác từ các hoạt động của con người.
3. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI AN GIANG

- Tác động:
Biến đổi khí hậu đang diễn ra, ảnh hưởng đến các mặt kinh tế – xã hội của tinh An Giang. Tình
trạng hạn hán, giông lốc, lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô,
nguy cơ cháy rừng, sạt lở bờ sông,... thường xuyên xuất hiện những năm gần đây, tác động đến
chất lượng sản xuất nông nghiệp, gây nhiều thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân.
Tác động đến tài nguyên nước: Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, chế độ mưa thay đổi gây lũ lụt
nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu
thuẫn trong sử dụng nước đặc biệt ở vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Tác động đến ngập nước: Theo nghiên cứu nếu kết hợp có lũ, nước biển chi dâng 12 cm thì
phần lớn huyện Châu Thành và Châu Phú đều bị ngập, nhất là các huyện ven sông, diện tích bị
ngập hơn 82%.
3. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI AN GIANG

Tác động đến xâm nhập mặn: Những tháng mùa khô, lưu lượng dòng chảy mùa
kiệt trên sông Mê Công giảm mạnh làm nước sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch
nội đồng giảm nhanh, trong khi độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình lại khá bằng
phẳng kết hợp với sự dâng cao của nước biển sẽ làm cho quá trình xâm nhập
mặn tiến sâu vào nội đồng.
An ninh lương thực: An Giang là một trong những tinh có diện tích đất canh tác
lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Biến đổi khí hậu sẽ tác động
nghiêm trọng đến lĩnh vực an ninh lương thực của tinh. Cụ thể diện tích đất nông
nghiệp sẽ bị thu hẹp do thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn (theo nghiên cứu
đến năm 2050 gần 1/2 tinh bị ảnh hưởng).
3. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI AN GIANG

Đa dạng sinh học: Mực nước biển dâng làm mất đi một số vùng đất ngập nước,
làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, đe
doạ các loài thuy sinh sống trong đó. Hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp dần và
hệ sinh thái nước mặn và lợ sẽ lan rộng làm suy thoái các giống cây trồng đặc hữu
của địa phương.
Các ngành kinh tế: Làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan
trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng
đường thuy; làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh; nguy cơ
ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn và xử lí nước nhiễm
bẩn từ các khu công nghiệp.
3. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI AN GIANG

• - Hậu quả:
“Từ năm 2016 – 2020, thiệt hại về tài sản và sản xuất của người dân do thiên tai
gây ra trên địa bàn tinh là 1 204 ti đồng; làm 6 người chết và 8 người bị thương
(do lũ và sét đánh); 273 vụ mưa, giông lốc làm sập và tốc mái 3 885 căn nhà,
khiến 118 271 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái bị ngã đổ; xảy ra 251 điểm sạt lở (1)
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.11 với chiều dài 20 890
m, 723 hộ phải di dời khẩn cấp, 1 643 căn nhà bị sập và ngập do lũ (năm 2018);
3 146 ha lúa, hoa màu bị ngập.”
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang

* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 5 và thông tin


trong bài, em hãy:
+ Cho biết tại sao phải ứng phó với biến
đổi khí hậu của tỉnh An Giang?
+ Trình bày nhóm giải pháp giảm nhẹ
biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 5 và thông tin
trong bài, em hãy:
+ Trình bày nhóm giải pháp thích ứng
biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang?
+ Bản thân em có thể làm gì để ứng phó
với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang?
4. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH
AN GIANG

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
cho toàn xã hội về biến đổi khí hậu. Phát động mọi người dân trồng cây, gây rừng.
Đẩy mạnh tuyên truyền về các lợi ích mà rừng mang lại như: hạn chế lũ lụt, mưa
bão, lốc xoáy, hạn hán; cải thiện tốt nguồn nước ngầm, không khí, nhiệt độ,…
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của ngập lụt, hạn hán, sạt
lở bờ sông, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như:
+ Xây dựng hệ thống hồ chứa miền núi và khu vực đồng bằng nhằm điều tiết,
phân phối và dự trữ lượng nước hợp lí đáp ứng nhu cầu.
+ Tôn tạo, nâng cấp các các tuyến đê chính nhằm ngăn lũ và xâm nhập mặn, đảm bảo
tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống kinh tế – xã hội.
4. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH
AN GIANG

+ Nâng cấp và củng cố hệ thống kênh mương, trạm bơm bảo đảm vững chắc
bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất.
+ Trong nông nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí
hậu, nghiên cứu lai tạo các giống mới đảm bảo sản xuất bền vững.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ
quốc tế, bao gồm tài chính, chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động hợp
tác, tài trợ.
- Xây dựng kế hoạch hành động của các ngành, địa phương ứng phó với biến đổi
khí hậu.

You might also like