You are on page 1of 3

ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 8


I/ Lí thuyết
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: Nước ta có 2360 sông dài > 10km, phân bố rộng
khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ và ngắn
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung
bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ
m3/năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
Câu 2. Hoàn thành bảng sau về đặc điểm của một số hệ thống sông lớn ở nước ta:
Hệ thống Sông Hồng Sông Thu Bồn Sông Mê Công
Mạng lưới sông Hồng Mạng lưới sông Mê
Mạng lưới sông Thu
có dạng nan quạt. Sông Công có hình lông chim,
Bồn có hình nan quạt.
a. Mạng lưới có 2 phụ lưu chính là được chia thành nhiều
Các sông, suối trong hệ
sông sông Đà và sông Lô. sông nhỏ cùng hệ thống
thống thường ngắn, dốc,
Các phụ lưu lớn hợp kênh rạch chằng chịt.
phân thành nhiều lưu
với dòng chính Sông
vực nhỏ độc lập.
Hồng hội tụ tại Việt Trì
Chế độ nước của hệ Chế độ nước của hệ Chế độ nước của hệ
thống sông Hồng có thống sông Thu Bồn có thống sông Mê Công có
hai mùa: Mùa lũ từ hai mùa: mùa lũ diễn ra hai mùa: mùa lũ kéo dài
tháng 6 đến tháng 10, từ tháng 9 đến tháng 12, từ tháng 7 đến tháng 11
b. Chế độ
chiếm khoảng 75% lượng nước chiếm chiếm khoảng 80% tổng
nước
tổng lượng nước cả khoảng 65% tổng lượng lượng nước cả năm; mùa
năm; mùa cạn từ tháng nước cả năm; mùa cạn cạn từ tháng 12 đến
11 đến tháng 5, chiếm từ tháng 1 đến tháng 8, tháng 6 năm sau, chiếm
khoảng 25% tổng chiếm khoảng 35% tổng khoảng 20% tổng lượng
lượng nước cả năm. lượng nước cả năm. nước cả năm.
Câu 3. Nối các ý ở cột B với 1 ý ở cột A sao cho đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối với
khí hậu và thủy văn:
Yếu tố (A) Biểu hiện (B) Nối ý A - B
a. Sự chênh lệch lưu lượng nước vào mùa lũ và mùa cạn
gia tăng.
1. Khí hậu b. Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. 1 – b, d, h
c. Vào mùa lũ, tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở
đồng bằng ngày càng trầm trọng.
2. Thủy văn d. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi 2 – a, c, e, g
cả nước.
e. Mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài.
g. Vào mùa cạn lưu lượng nước có xu thế giảm.
h. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Câu 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước
ta.
*Thuận lợi:
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, tăng vụ,
tăng năng suất.
- Sự phân hóa khí hậu tạo nên sự khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng sản
phẩm nông nghiệp trên cả nước.
- Do chịu tác động của gió mùa và sự phân hóa khí hậu theo đai cao nên ngoài các cây
trồng, vật nuôi nhiệt đới, nước ta còn phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn
đới.
Khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta có nhiều
thiên tại như bão, lũ, hạn hán, sương muối, rét đậm, rét hại làm thiệt hại cho sản xuất
nông nghiệp. Môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng
đến sản lượng và chất lượng của nông sản
Câu liên hệ: Nêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch.
(HS lấy ví dụ về một địa điểm du lịch cụ thể và phân tích khí hậu ở địa điểm du lịch đó
ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch.)
Câu 5. Các câu sau đúng (Đ) hay sai (S)? Hãy đánh dấu x vào nội dung em chọn:
Nội dung Đ S
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã góp phần tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới. x
2. Sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng chịu tác động của gió mùa và sự phân hóa x
khí hậu theo chiều đông – tây.
3. Thị xã SaPa (Lào Cai) ở độ cao khoảng 1600m so với mực nước biển, có nhiệt độ x
trung bình năm 15,50C, không khí trong lành mát mẻ quanh năm thích hợp cho du lịch
nghỉ dưỡng.
4. Các địa điểm du lịch biển như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô x
(Thừa Thiên Huế)… có thể diễn ra quanh năm.
5. Các địa điểm du lịch biển như Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), Phú x
Quốc (Kiên Giang)…hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10).
6. Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước sông nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của x
các ngành kinh tế, hạn chế lãng phí nước, bảo vệ các hệ sinh thái ở lưu vực sông và
góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước.
II/ Thực hành
Dựa vào bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một số trạm
khí tượng (SGK – Trang 118), em hãy:
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện nhiệt độ các tháng trong năm của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
b. Nhận xét đặc điểm khí hậu của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh vào bảng sau:

Nội dung Hà Nội Tp Hồ Chí


Minh
Nhiệt độ trung
bình năm
Biên độ nhiệt
độ trung bình
năm
Tổng lượng
mưa trung
bình năm

Thời gian mùa


mưa trong năm

Nhiệt độ trung bình năm = tổng lượng mưa 12 tháng/12


Biên độ nhiệt trung bình năm = nhiệt độ cao nhất – nhiệt độ thấp nhất
Tổng lượng mưa trung bình năm = Tổng lượng mưa 12 tháng
Thời gian mùa mưa trong năm: là các tháng có lượng mưa trên 100mm

You might also like