You are on page 1of 5

Hydrosphere & Continental Water

I. KHÁI NIỆM THỦY QUYỂN


- Khái niệm: (Có thể đặt câu hỏi) Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm
nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
(Tại sao trong khí quyển lại có hơi nước? Tại vì hơi nước được sinh ra từ quá
trình bay hơi hoặc sôi của nước lỏng hoặc từ thăng hoa của băng mà trên Trái
Đất có rất nhiều biển và đại dương do đó các hơi nước sẽ bóc hơi lên khí
quyển liên tục đến tầng đối lưu thì ngưng tụ và gây mưa), …
- Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển: (Có thể đặt câu hỏi) Thủy
quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển (Tầng
đối lưu bắt đầu từ bề mặt Trái Đất mở rộng ra đến cao độ 20 km (12 dặm) ở
các vùng nhiệt đới, giảm tới khoảng 11 km ở các vĩ độ trung bình, ít hơn 7 km
(4 dặm) ở các vùng cực về mùa hè còn trong mùa đông là không rõ ràng. Là
nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, gió bão, động đất, sóng thần do đó khi
hơi nước bay đến tầng đối lưu gặp điều kiền thích hợp sẽ ngưng tụ thành mây
từ đó gây mưa) và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
- Thủy quyển phân bố không đều, chủ yếu là nước mặn chiếm khoảng 97,5% (bởi
vì phần lớn diện tích của Trái Đất là các đại dương, biển do đó có nguồn nước
mặn nhiều), nước ngọt rất ít chỉ khoảng 2,5% phân bố ở trên lục địa (Trong số
nước ngọt này, 68,9% thì ở dạng băng, dạng tuyết phủ vĩnh viễn ở Bắc Cực,
Nam Cực, và sông băng vùng núi; chỉ 30,8% nước ngọt này ở dạng nước
ngầm; và chỉ 0,3% nước ngọt (2% sông, 11% đầm lầy và 87% hồ) trên Trái
Đất nằm trong các hệ thống sông ngòi, hồ chứa dễ tiếp cận). Mỗi bộ phẩn của
thủy quyển đều có vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục
địa tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò lớn để duy trì sự sống trên đất liền.
- Nước mặn là gì? Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm
lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl).
- Nước ngọt là gì? Nước ngọt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối
hòa tan. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa
được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống
ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan
chảy của băng hay tuyết.

- Mặc dù thủy quyển của Trái Đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục
thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự tách giãn đáy biển (Tách
Hydrosphere & Continental Water

giãn đá đại dương giúp giải thích quá trình trôi dạt lục địa trong học thuyết
kiến tạo mảng. Lực gây chuyển động tách giãn là lực kéo mảng hơn là áp lực
magma, mặc dù có hoạt động magma tác động đáng kể tại các trung tâm tách
giãn) và trôi dạt lục địa (sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa
trên Trái Đất), và nó đã làm cho các vùng đất và đại dương được sắp xếp lại.

- Tổng khối lượng thủy quyển trên Trái Đất vào khoảng 1.4 × 1018 tấn, chiểm
khoảng 0.023% tổng khối lượng của Trái Đất
MỞ RỘNG: “VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC”
- Nước trong các đại dương và biển, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển
có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau thông qua vòng tuần hoàn của nước
(vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn).
- Vòng tuần hoàn nhỏ (Bốc hơi – nước rơi): Hơi nước bốc lên ở đâu thì sẽ gây mưa
ở đó (cụ thể, dưới sức nóng của bức xạ mặt trời sẽ làm cho nước ở các biển và đại
dương bốc hơi lên  hình thành mây và gây mưa ở tại biển và đại dương hay cũng
diễn ra tương tự tại các địa điểm như sông, suối, hồ, nước cũng bốc hơi lên  hình
thành mây và gây mưa tại nơi đó.
- Vòng tuần hoàn lớn (bao gồm cả vòng tuần hoàn nhỏ): Bức xạ mặt trời chiếu
xuống làm cho nước ở các biển và đại dương bốc hơi lên  hình thành mây, mây
được gió đưa vào trong đất liền và gây mưa ở những vùng khí hậu nóng, ngoài ra
thì mây còn được gió đưa lên các đỉnh núi cao hoặc là vùng ôn đới lạnh sẽ tạo ra
tuyết rơi  các nguồn nước từ mưa hoặc tuyết rơi sẽ được tích tụ về sông, suối 
tạo nên dòng chảy trên bề mặt  nước ngấm xuống các tầng đá tạo nên mạch nước
ngầm. Tất cả các nguồn nước từ các mạch nước ngầm, sông, suối lại đổ ra biển và
nước ở biển, đại dương lại tiếp tục bốc hơi  Tạo nên một vòng tuần hoàn khép
kín.
- Rất nhiều quá trình nhưng chủ yếu có 3 quá trình chính đó là Bốc hơi – nước rơi
– dòng chảy.
II. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông (Nhịp điệu thay đổi lưu lượng
của con sông trong năm làm thành thủy chế)
- Các nhân tổ ảnh hưởng đến chế độ nước sông: (Có thể đặt câu hỏi)
+ Nguồn cung cấp nước sông:
Hydrosphere & Continental Water

*Chế độ mưa, tuyết tan: Biến động theo mùa, nên chế độ nước phụ thuộc vào chế
độ mưa hay tuyết tan.
Tùy vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau. Nếu sông chỉ phụ
thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản.
 Tức là mùa mưa sẽ tương ứng với mùa nước của con sông và mùa khô
sẽ tương ứng với mùa cạn của con sông.
Ngược lại, nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do
mưa, vùa do băng tan, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đối phức tạp.
 Bởi vì phụ thuộc vào chế độ mưa cũng như là chế độ băng tan, tuyết tan
để xác định được chế độ nước sông.
Ví dụ: + Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới,
thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
   + Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc
vào lượng tuyết băng tan.
+ Ví dụ 1: Sông Hồng (nguồn cung cấp từ nước mưa là chủ yếu) ở miền nhiệt đới,
mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.
+ Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ
tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.
*Nước ngầm: Ít biến động. Tại sao nói nước ngầm có vai trò quan trọng trong
điều hòa chế độ nước sông? Bởi vì vào mùa khô, khi mà chế độ mưa giảm các
con sông sẽ cạn thì nguồn nước ngầm sẽ là nguồn cung cấp chính cho các con
sông để có chế độ nước sông điều hòa.
Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thấm nước, tạo
nguồn nước ngầm phong phú nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Tại sao? Bởi
vì nguồn nước ngầm sẽ được tích tụ và sẽ cung cấp cho sông ngòi vào mùa
khô. Ngược lại, những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa
mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất
ít nước. Do đất cứng, không thấm nước do đó nước mưa sẽ không được giữ lại
làm nguồn nước ngầm do đó gây lũ lụt vào mùa mưa và không cung cấp nước
cho sông vào các mùa khô  chế độ nước sông không ổn định (không nước,
cạn kiệt).
+ Các nhân tố tự nhiên khác: (Có thể đặt câu hỏi)
Hydrosphere & Continental Water

*Địa hình: Độ dốc địa hình làm tăng cường tập trung lũ, ở đây sông có tốc độ
dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng. Sườn đón gió sông có lượng nước dồi dào
hơn sườn khuất gió. Bởi vì khi gió đến sướn đón gió không khí được đưa lên
cao cứ 100m tăng 0,6oC từ đó ngưng tụ lại gây mưa và đổ xuống các sông, hồ ở
sườn đón gió. Khi qua sườn khuất gió thì hơi nước đã giảm dần, cứ xuống
100m thì giảm 1oC do đó không có mưa nhiều ở sườn khuất gió.
Ví dụ: Đồi núi ở nước ta – Việt Nam thì các con sông chảy xiết và có chức năng
thủy điện lớn. Phải kể đến như Sông Đà (chảy qua các tỉnh Tây Bắc, thượng
nguồn: Vân Nam, Trung Quốc), Sông Đồng Nai (chảy qua các tỉnh Lâm Đồng,
Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh),
Sông Sê San ở vùng Tây Nguyên.
Còn ở khu vực có địa hình bằng phẳng. Ví dụ như đồng bằng Sông Cửu Long thì
nước lũ lên từ từ, dòng chảy bình lặng và người dân ở đây sống chung với lũ.
*Hồ, đầm, thực vật: có tác dụng điều tiết dòng chảy.
+ Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại.
Nước thấm dần vào đất tạo thành nhựng mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn
các con sông giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt,…
+ Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông
dâng lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược
lại cho sông. Điển hình như Biển Hồ ở Cambodia giúp sông Mê Công điều hòa
dòng chảy.
 Sông Mê Công là con sông bắt nguồn từ khu vực Tây Tạng, Trung Quốc
và đi qua rất nhiều các quốc gia. Đối với các khu vực thượng nguồn thì
sông Mê Công có dòng chảy khá là xiết nhưng khi đi qua Biển Hồ ở
Cambodia về đến Việt Nam thì dòng chảy được điều hòa hơn. Tuy
nhiên, đối với những khu vực ở thượng nguồn sông Mê Công, hiện nay,
có xây dựng rất nhiều những nhà máy thủy điện cũng ảnh hưởng lớn
đến lưu lượng nước của sông Mê Công và ảnh hưởng trực tiếp đến các
quốc gia hạ nguồn ví dụ như Việt Nam.
Nếu rừng đầu nguồn bị tàn phá thì nước mưa sẽ chảy xuống làm cho sông
ngòi có dòng chảy rất là xiết, mạnh hơn là các khu vực có rừng che phủ.
*Sự phân bố phụ lưu, chi lưu ảnh hưởng đến chế độ lũ trên sông:
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sông Mê Công chảy vào Việt Nam
qua 2 nhánh sông chính: sông Tiền và sông Hậu. Và chúng ta có thể nhìn thấy
Hydrosphere & Continental Water

được hệ thống các chi lưu rất nhiều  điều tiết dòng chảy khiến cho dòng
chảy không chảy tập trung vào một chỗ và chảy rộng ra toàn bộ địa hình
khiến cho lũ lụt lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng và gây
ảnh hưởng quá nhiều cho người dân.
Ngược lại với Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, thì tập trung
vào khu vực Việt Trì, làm lũ lên rất nhanh và rút nhanh khiến cho ngập ún,
do đó mà ngập ún, lũ lụt là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Đồng bằng sông
Hồng.
2. Hồ: là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất không trực tiếp thông
với biển. Độ sâu của hồ từ vài mét tới hàng trăm mét, đôi khi tới trên 1000m (hồ
Bai-can ở Nga độ sâu tới 1741).
- Theo nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính cụ
thể là:
+ Hồ có nguồn gốc nội sinh (Quá trình xảy ra do tác nhân từ bên trong vỏ
Trái Đất): Hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn như Hồ Baican (Nga), Hồ
Victoria (Victoria-Kenya, Urganda, Tanzania), …; hồ núi lửa hình thành trên
miếng núi lửa đã tắt như Biển Hồ ở Pleiku (Việt Nam), Hồ Crây-tơ (Hoa Kỳ), …
+ Hồ có nguồn gốc ngoại sinh (Quá trình xảy ra do tác nhân từ bên ngoài vỏ
Trái Đất): hồ do băng hà tạo ra như Ngũ Hồ (Canada, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn
(Canada), hồ bồi tụ do sông như Hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam).
Ngoài ra, còn có hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thủy điện và cung cấp
nước cho sản xuất và đời sống như hồ Ka-ri-ba (Dimbabuê), hồ Dầu Tiếng, hồ Hòa
Bình (Việt Nam),…

You might also like