You are on page 1of 174

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM


Khoa Kỹ thuật Xây Dựng
TS. Trần Hải Yến – 0906680501 – haiyen.tran@hcmut.edu.vn
2

Chương 3: ĐẠI DƯƠNG


Giới thiệu nội dung chi tiết
PHẦN 1: THỦY QUYỂN
1. Khái niệm
2. Sự phân bố của nước trên Trái Đất
3. Chu trình hoạt động của nước
PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN
1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng chảo đại dương
3. Địa chất đới bờ
PHẦN 3: SÓNG, THỦY TRIỀU
1. Sóng (sóng nước sâu, sóng nước nông)
2. Thủy triều
PHẦN 4: TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
PHẦN 5: CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY
3

Chương 3: ĐẠI DƯƠNG

Chuẩn đầu ra chi tiết


1. Nắm được sự phân bố của nước trên Trái Đất
2. Mô tả được chu trình hoạt động của nước
3. Hiểu được hoạt động địa chất của biển
4. Hiểu được tính chất của sóng (sóng nước sâu, sóng nước
nông), thủy triều
5. Nắm được các kiến thức về tài nguyên nước Việt Nam
6. Có kiến thức sơ lược về các loại hình công trình thủy
4

Hugo Lin / ThoughtCo


5

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN


6

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

1. Khái niệm chung


• Thủy quyển là quyển nước phân bố không liên tục trên bề
mặt Trái Đất, gồm nước biển và đại dương, sông hồ, nước
dưới đất và băng tuyết.

• Có thể quan niệm ranh giới trên của thủy quyển là bề mặt
của biển, đại dương, sông hồ; còn ranh giới dưới là đáy các
tầng nước ngầm
7

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

1. Khái niệm chung


• Trong số các dạng nước cấu thành thủy quyển thì biển và đại
dương đóng vai trò chủ đạo
• Chiếm diện tích trên 70% so với bề mặt hành tinh, tức
361.106 km2
• Do đó, tỷ lệ khối lượng nước giữa các dạng cũng không cân
đối
8

Hòn bi ve xanh
tiếng Anh: The Blue Marble
tiếng Pháp: La Bille bleue
9

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

2. Sự phân bố của nước trên trái đất


▫ Nước trong thiên nhiên thường được tồn tại ở hai dạng sau: nằm lộ
thiên trên mặt đất và nằm ngầm dưới đất.
▫ Nước trong thiên nhiên chia thành các loại: nước mưa, nước biển,
nước mặt và nước ngầm
▫ Nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất một phần thấm vào trong đất
qua các tầng thấm nước và được giữ lại ở tầng không thấm nước tạo
thành nguồn nước ngầm, phần nước còn lại chảy trên mặt đất theo
địa hình thấp dần tập trung hình thành suối, ao, hồ, sông,…
10

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

2. Sự phân bố của nước trên trái đất


11

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


• Nước đóng vai trò quyết định sự sống
• Trong cơ thể sinh vật, nước chiếm trên 70% khối lượng, là thành
phần cần thiết của tế bào sống và tham gia vào nhiều phản ứng
hóa học của sự sống
• Nước là 1 trong các yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình
phong hóa phá hủy đá, xói mòn đất. Nước vận chuyển vật liệu
trầm tích từ vùng xâm thực đến miền tích tụ tạo nên các đồng
bằng sông, đồng bằng châu thổ rộng lớn và trầm tích đáy biển
thềm lục địa
12

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


• Trong thủy quyển, nước phân bố không đều, song nước
không nằm yên tại chỗ mà luôn luôn vận động từ nơi này
đến nơi khác tạo thành 1 vòng tuần hoàn khép kín gọi là
“chu trình nước” hay “vòng tuần hoàn nước”.
13

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước

(Wikipedia)
14

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
1/ Nước đại dương:
• Một lượng nước khổng lồ được trữ trong các đại dương trong một thời
gian dài hơn là được luân chuyển qua vòng tuần hoàn nước
• Ước tính có khoảng 1.338.000.000 km3 nước được trữ trong đại
dương, chiếm khoảng 96,5%, và đại dương cũng cung cấp khoảng 90%
lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước.
15

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
2/ Bốc hơi:
• Bốc hơi là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể
hơi hoặc khí.
• Bốc hơi là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước
chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển.
• Các đại dương, biển, hồ và sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí
quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại do thoát hơi của cây.
• Nhiệt là nhân tố cần thiết cho bốc hơi.
16

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
3/ Nước khí quyển:
• Trong khí quyển luôn luôn có nước: những đám mây là một dạng
nhìn thấy được của nước khí quyển
• Trong không khí cũng chứa đựng nước - những phần tử nước
này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được.
• Thể tích nước trong khí quyển vào khoảng 12.900 km3. Nếu tất
cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao
phủ khắp bề mặt Trái Đất với độ dày 2,5 cm.
17

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
4/ Sự ngưng tụ hơi nước:
• Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước trong
không khí được chuyển sang thể nước lỏng.
• Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình
tuần hoàn nước bởi vì nó hình thành nên các đám mây.
• Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi
nước.
18

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
5/ Giáng thủy:
• Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng
mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết.
• Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn
lượng giáng thuỷ là mưa.
• Để giáng thuỷ xảy ra, những giọt nước nhỏ phải được ngưng tụ.
Những phân tử nước kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn
hơn và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để
hình thành chỉ một hạt mưa nhỏ.
19

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
6/ Nước băng và tuyết:
• Nước được giữ lâu dài trong băng, tuyết, và các sông băng
là một thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu.
• Vùng Nam cực chiếm 90% tổng lượng băng của Trái Đất,
các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng
toàn cầu
20

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
7/ Dòng chảy tuyết tan:
• Trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là phần chính của sự
luân chuyển nước toàn cầu.
• Dòng chảy từ tuyết tan biến đổi theo mùa và theo năm.
• Vào mùa xuân ở những vùng khí hậu lạnh, nhiều dòng chảy
mặt và dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và băng. Bên
cạnh việc gây ra lũ lụt, tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở
đất và dòng chảy bùn đá.
21

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
8/ Dòng chảy mặt:
• Dòng chảy mặt xảy ra khi đất có lượng nước cung cấp
vượt quá độ thấm tối đa, nước này có thể là nước
mưa, nước tan ra từ băng tuyết hoặc nước từ nguồn
khác chảy qua đất tạo thành dòng chảy trực tiếp trên
mặt đất theo các con kênh trước khi chảy vào sông
lớn
• Lượng lớn nước trong sông là do dòng chảy mặt cung
cấp
• Dòng chảy mặt chảy vào sông, lại bắt đầu hành trình
quay trở về đại dương
22

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
9/ Dòng chảy sông ngòi:
• Lưu vực sông: vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất
chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
• Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố của dòng chảy
trong không gian và theo thời gian.
• Mưa và bốc hơi là hai yếu tố quan trọng nhất của khí hậu ảnh hưởng đến
dòng chảy, nó quyết định tiềm năng dòng chảy sông ngòi trên các lưu vực.
• Dòng chảy sông ngòi có ý nghĩa rất lớn đối với thực tế cuộc sống: nhu cầu
nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước
thải), giao thông thuỷ…
23

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
10/ Lượng trữ nước ngọt:

• Nước ngọt trên mặt đất là một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi
sự sống trên Trái Đất.
• Lượng trữ nước ngọt có trong các dòng sông, ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm lầy.
• Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra.
• Lưu lượng vào: dòng chảy từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm
dưới đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh.
• Lưu lượng ra: dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung tích
nước bổ sung cho nước ngầm.
• Con người sử dụng nước ngọt cho các nhu cầu thiết yếu. Lượng và vị trí của nước ngọt
thay đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới tác động của con
người.
24

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
11/ Thấm:
• Bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm
xuống lớp đất và đá dưới bề mặt.
• Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất
nông, ở đó nó có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông. Một phần nước
thấm xuống sâu hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm.
• Nước ngầm có thể di chuyển được qua những khoảng cách dài hoặc được
trữ lại trong các tầng nước ngầm trong một thời gian dài trước khi quay
trở lại bề mặt hoặc qua thấm vào các thuỷ vực khác, như thấm vào các sông
và đại dương.
25

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
12/ Dòng chảy nước ngầm:
• Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm. Phần
nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào sông, nhưng do trọng lực, một phần
lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất.

• Nguồn bổ cập cho nước ngầm: nước mưa, nước từ hồ, ao, sông ngòi thấm qua các lớp đất

• Nước ngầm chảy bên dưới mặt đất, có thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần
hoàn nước. Sự chuyển động của nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ thấm và khe rỗng
của đá bên dưới mặt đất.

• Nước ngầm cũng đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông.

• Nước ngầm cũng có thể thấm sâu hơn vào các tầng nước ngầm sâu, ở đó nó sẽ mất hàng
ngàn năm để di chuyển trở lại vào môi trường.
26

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
13/ Suối:

• Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên
mặt đất, kết quả là hình thành các con suối.

• Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có một trận mưa đáng kể, cũng
có các dòng suối lớn.

• Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, nhưng phần lớn chúng
hình thành trong các loại đá vôi và dolomit, dễ dàng rạn nứt và hoà tan do mưa
axit. Khi đá bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình thành cho phép nước
chảy qua. Nếu dòng chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới mặt đất, hình
thành các con suối.
27

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
14/ Sự thoát hơi:

• Thoát hơi là quá trình nước được vận chuyển từ các rễ cây đến các lỗ
nhỏ bên dưới bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát
vào khí quyển. Do đó, thoát hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá cây.

• Lượng nước bốc thoát hơi từ cây ước tính chiếm khoảng 10% hàm
lượng nước trong khí quyển.

• Một số nhân tố tác động đến tốc độ bốc thoát hơi: loại cây, nhiệt độ, độ
ẩm tương đối, gió và sự di chuyển của không khí
28

PHẦN 1 – THỦY QUYỂN

3. Chu trình hoạt động của nước


15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
15/ Lượng trữ nước ngầm:

• Nước ngầm chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước ta có thể nhìn thấy được.

• Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt, nó hình thành
vùng không bão hoà và vùng bão hoà.
▫ Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà, trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời
gian, nước tồn tại trong các lỗ rỗng của lớp đất đá bên dưới mặt đất, nhưng tầng đất
chưa đạt tới trạng thái bão hoà.

▫ Bên dưới vùng không bão hoà là vùng bão hoà, ở đây nước chứa đầy trong các khe rỗng
giữa các phần tử đất và đá.

• Con người sử dụng nước ngầm bằng cách khoan giếng trong các tầng nước ngầm.
31

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG


ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN
32

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
Thềm lục địa (continental shelf) rất đa dạng về kích thước, địa hình, độ sâu và nguồn gốc
hình thành
• Độ dốc trung bình của thềm lục địa chỉ khoảng 0,1o
• Một số nơi thềm lục địa rộng đến 500-1500 km, một số nơi chỉ là 1 dải hẹp 15-70 km
• Có những thềm lục địa đáy biển khá phẳng chỉ nhô lên ít núi san hô hoặc lòng chảo nông
• Một số thềm lục địa đáy biển khá phức tạp (thềm lục địa Việt Nam) xuất hiện thêm các
Canhon, các núi lửa ngầm và đảo san hô
33

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
• Mỗi thềm lục địa có một lịch sử phát triển lâu dài
• Thềm lục địa hiện đại của biển và đại dương trên thế giới bắt đầu từ thời
Paleogen (65 triệu năm) đến Đệ tứ (1,8 triệu năm đến nay)
• Những thềm này phát triển kế thừa từ các thềm Jura – Kreta đã bị tiêu diệt
34

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
Sườn lục địa (continental slope) là phần dốc của thềm lục địa chuyển tiếp ra vùng trũng
đại dương. Độ dốc trung bình của sườn lục địa khoảng 5o, có nơi lên đến 25o
• Đây là đới ngoài cùng của vỏ lục địa chuyển sang vỏ đại dương
• Sườn lục địa có độ dốc và độ sâu lớn là do 2 hệ thống đứt gãy kiến tạo: đứt gãy dọc tạo bờ
dốc sụt bậc, đứt gãy ngang tạo nên các rãnh sâu gọi là Cahon
• 2 hệ thống đứt gãy này tạo điều kiện cho hoạt động núi lửa trên đới sườn lục địa
35

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
Chân/bờ lục địa (continental rise) là phần rìa lục địa nằm giữa sườn lục địa và đáy biển
sâu, nó là phần cuối cùng của ranh giới giữa lục địa và phần sâu nhất của đại dương, có độ
dốc từ 0,5° trở xuống và thường có bề mặt trầm tích phẳng.
• Dù một phần trầm tích ở thềm lục địa di chuyển dọc theo dốc lục địa để rồi lắng đọng tại
đây nhưng phần lớn trầm tích tạo nên bờ lục địa là do các dòng chảy rối (turbidity
currents) mang đến
36

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


37

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

Vùng nước nội thủy


Là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở (Đường cơ sở là tổ hợp các đoạn thẳng nối các
điểm đất liền nhô ra biển, được tính từ mép nước biển thủy triều thấp nhất - trung bình trong nhiều
năm) dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Chủ quyền ở đây được hiểu là quyền đặc thù của một
quốc gia độc lập, quyền tối cao của quốc gia thực hiện trong phạm vi vùng biển thuộc quốc gia đó.

Lãnh hải
Là vùng biển có chiều rộng không quá 12 hải lý (01 hải lý = 1,852 km) ở bên ngoài đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới của lãnh hải
là biên giới quốc gia trên biển. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với
lãnh hải.
Tuy nhiên, chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các
vùng nước nội thủy, bởi vì tàu thuyền các nước khác được đi qua không gây hại trong lãnh hải,
nhưng các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng
giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và
lợi ích của mình.
38

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

Vùng tiếp giáp lãnh hải


Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ
đường cơ sở. Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định quốc gia
ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp
giáp, nhằm:
• Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế
khóa, y tế, hay nhập cư trên lãnh thổ và trong lãnh hải của mình;
• Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên
lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
39

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

Vùng đặc quyền kinh tế


Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá
200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền
riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia sẻ với
các quốc gia khác.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có :
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác , bảo tồn và quản lý các tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, các vùng nước bên trên đáy biển, cũng như về
những hoạt động khác về thăm dò, và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản
xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán về việc:
- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
- Nghiên cứu khoa học về biển;
- Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
Tuy vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả quốc gia dù cho có biển hay không có biển, đều
được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm
cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác và gắn liền với việc thực
hiện các quyền tự do nói trên và phù hợp với các quy định của Công ước.
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy trì
các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác
quá mức. Công ước của LHQ về Luật Biền năm 1982 còn quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ
của quốc gia ven biển và các quốc gia khác nhằm bảo tồn các loài sinh vật biển như: các loài cá
di cư xa; cá loài có vú; các đàn cá vào sông và ra biển sinh sản, các loài định cư…
40

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

Thềm lục địa (continental shelf) theo công ước Liên hợp quốc (LHQ)
về Luật Biển năm 1982 về các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài
lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi ở ngoài của rìa lục địa của
quốc gia này ở ngoài khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia
ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một
khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách
đường cơ sở đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.
41

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• Yếu tố vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố các loại trầm tích thềm lục địa
▫ Phân đới theo địa đới:
 Bùn là loại trầm tích đặc trưng và rất phổ biến ở các thềm lục địa nhiệt đới xích đạo vì ở đây sự
phong hóa hóa học xảy ra mãnh liệt. Bùn thường tích tụ ở vịnh, ở đáy các bồn trũng khá yên tĩnh, ở
vùng cửa sông
 Cát gặp nhiều ở các vùng thềm có vĩ độ trung bình, vì ở đới khô nóng khí hậu ôn đới có phong hóa cơ
học là chủ yếu
 Sạn và cuội gặp nhiều ở thềm gần 2 cực trái đất
 Trầm tích san hô phát triển ở vùng biển nhiệt đới và xích đạo
 Trầm tích sinh vật vỏ vôi ở rải rác, song có xu hướng tập trung nhiều hơn ở vùng khô hạn
 Ở thềm lục địa cực phát triển trầm tích trôi dạt (aisberg)
 Ở thềm biển nước lạnh phát triển trầm tích silic
▫ Phân đới theo độ sâu: trầm tích thay đổi liên tục về mặt thành phần, tính chất, tỷ lệ giữa các hợp
phần có nguồn gốc khác nhau (hóa học, sinh hóa), kích thước hạt, độ mài mòn. Nguyên nhân: sự
thay đổi liên tục của mực nước biển
42

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• a. Trầm tích tàn dư lục địa
▫ Phần lớn bề mặt thềm lục địa được phủ bởi lớp trầm tích bở rời
▫ Khoảng 70% diện tích bề mặt tạo các trầm tích bở rời có nguồn gốc môi trường
trên cạn, chúng là các thành tạo tàn dư rất đa dạng: trầm tích băng hà, proluvi,
aluvi (Emery, 1969)
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
▫ Trầm tích biển được hình thành hoặc do tái tạo các trầm tích tàn dư, hoặc từ vật
liệu trầm tích có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là lục nguyên được mang ra
từ lục địa và từ vật liệu tại chỗ do bờ và đáy bị phá hủy, hoặc nhờ các hoạt động
sinh hóa xảy ra ở chính đáy biển thềm lục địa
43

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
▫ Rìa ngoài của thềm lục địa thường phân biệt khá dễ dàng nhờ có cát thô, đới giữa
thềm lại giàu bùn
▫ Sự phân bố trầm tích phụ thuộc: tác động của dòng chảy, đường bờ cổ, địa hình
đáy biển vùng tích tụ, nguồn vật liệu mang đến, tính không đồng nhất của các
điều kiện thủy động lực, trong đó có dòng hải lưu
▫ Các kiểu trầm tích phổ biến nhất của thềm lục địa được tích tụ nơi mặt đáy khá
bằng phẳng như: bãi biển, bãi triều, biển nông
44

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
LƯU Ý:
▫ Thềm lục địa có độ sâu không lớn, ánh sáng mặt trời xuyên qua lớp nước nông,
đáp ứng nhu cầu cần thiết cho SV quang hợp => thềm lục địa là vùng hoạt động
tích cực của nhiều loại SV => thuận lợi việc tạo trầm tích SV:
 Các loài bám đáy
 Ở đới nước nông: thuận lợi sự sống rong tảo
 Ở đới mép thềm: các loài foraminifera, gai nhọn, chân rìu… khi chết vỏ vôi tham gia vào
trong trầm tích cacbonat – thành phần tạo đá
45

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
▫ Thềm lục địa là vùng có năng lượng thủy động lực rất cao => trầm tích có thể bị di
chuyển dọc theo bờ hoặc di chuyển về phía sườn lục địa
▫ Trầm tích di động từ trong ra ngoài sườn lục địa làm tăng trưởng diện tích của
thềm lục địa
46

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng:
▫ Sự thay đổi mực nước biển: sự vận chuyển của trầm tích phụ thuộc vào tương
quan độ sâu trung bình H và độ sâu mép thềm Hm. Nếu H = Hm : trầm tích tăng
trưởng và có khả năng dịch chuyển về phía đại dương theo chiều lục địa. Nếu Hm
>> H : trầm tích không di chuyển ngang để tăng trưởng thềm lục địa mà chỉ lắng
đọng tôn cao đáy
47

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng:
▫ Chuyển động kiến tạo: độ nghiêng sườn càng tăng càng tạo nên trầm tích mới và
“trẻ hóa” sườn lục địa. Quá trình tăng trưởng thềm lục địa đưa đến sự mất cân
bằng thủy tĩnh và hậu quả là đáy sườn chìm xuống và bù trừ bởi sự nâng và bào
mòn ở rìa trong thềm lục địa. Nếu quá trình liên tục tiếp diễn sẽ xảy ra 2 trường
hợp:
+ tiếp tục trầm tích -> lún chìm > tích tụ trầm tích tạo tăng trưởng rìa ngoài
+ nâng -> bào mòn -> nâng ở rìa trong thềm lục địa
48

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.1 Trầm tích thềm lục địa:
• b. Trầm tích thềm lục địa hiện đại nguồn gốc biển
3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng:
▫ Khối lượng trầm tích lục nguyên: quy mô sự tăng trưởng sườn tùy thuộc lượng
vật chất mang ra biển. Nếu lượng bồi tích mang đến ít thì quá trình này xảy ra yếu
hoặc không xảy ra. Ngược lại, nếu lượng bồi tích mang ra nhiều thì thềm lục địa sẽ
lấn dần ra đại dương
49

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

1. Họat động địa chất thềm lục địa và sườn lục địa
1.2 Các kiểu chính thềm lục địa:
• Biển tiến: chiếm 90-95% toàn bộ diện tích thềm
• Mài mòn (hay tái tạo)
• Tích tụ (avandelta)
50

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng
chảo đại dương

Sống núi trung tâm đại dương (mid-ocean


ridge - MOR)
51

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng
chảo đại dương

Mặt cắt sống núi trung tâm đại dương


52

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng
chảo đại dương

Phân bố các sống núi giữa đại dương trên thế giới; USGS
53

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng chảo đại dương

In Iceland the Mid-Atlantic Ridge passes across A bathymetric map of the Mid-Atlantic Ridge
the Þingvellir National Park
54

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

2. Họat động địa chất của các sống núi trung tâm đại dương và lòng chảo
đại dương
• Các sống núi trung tâm đại dương chiếm khoảng 1/3 diện tích đại dương
• Các sống núi bị chia cắt bởi rất nhiều đứt gãy chuyển dạng (đứt gãy ngang)
làm cho các khối bị xê dịch tương đối với nhau
• Các trục đối xứng của sống núi (đường sống lưng hay đỉnh núi) thường
trùng với thung lũng trung tâm với chiều rộng tương đối hẹp (gần 30 km)
và cắt sâu xuống (đến 2km). Các thung lũng này gọi là rift đại dương
• Sự có mặt của sống núi trung tâm đại dương là bằng chứng của sự tách giãn
đáy đại dương
55

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
• Sóng biển là yếu tố động lực vô cùng quan trọng trong hoạt động địa chất
ngoại sinh ở biển
• Sóng đóng vai trò xói lở, phá hủy các thành tạo địa chất ở ven bờ cũng như
bồi đắp bờ
• Hoạt động địa chất vùng ven bờ thường phụ thuộc vào các quá trình chuyển
tải bùn cát (sediment transport)
• Sediment transport:
▪ particles are put in motion by the shear stress impacting on the bottom
and transported by the oscillatory velocity of the wave motion.
▪ wave motions: asymmetry, skewness and undertow.
56

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
57

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
58

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
59

6/14/2020

France: 24 % of the coast is eroding. Vietnam: 29 % of the coast is eroding.


(Suanez et al., 2012)

erosion

stable

accretion
The East Sea

(VP Vu, 2010)


60

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
Có 2 dạng chuyển tải bùn cát: chuyển tải vuông góc với bờ (cross-shore
transport) và chuyển tải dọc bờ (longshore transport)
Cross-shore transport: sediment displacement perpendicular to the shore
summer beach

winter beach
summer beach profile

S(t1)
0 S(t2)

bar
winter beach profile
61

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
62

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
63

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
Longshore transport: sediment displacement parallel to the shore
induced by oblique wave breaking

Qx Qx Qx sea
Qx = 0

land
64

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
65

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
66

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
67

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
68

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

Từ điển ngành kỹ thuật ven bờ

http://www.coastalwiki.org/wiki
69

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
3.1.3 Hoạt động địa chất của thủy triều
• Hoạt động của thủy triều là hoạt động ngoại sinh quan trọng tạo nên các
cảnh quan trầm tích ((môi trường trầm tích): bãi triều, lạch triều, đồng
bằng triều, môi trường mangro, vũng vịnh cửa sông, đầm lầy ven biển
• Bãi triều (vùng gian triều) là phần diện tích nằm giới hạn giữa mực nước
triều cao nhất (triều cường) và mực nước triều thấp nhất (triều kiệt)
70

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN

3. Địa chất đới bờ


3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
3.1.3 Hoạt động địa chất của thủy triều
Tùy thuộc vào các yếu tố nội, ngoại sinh mà có các loại bãi triều sau:
• Bãi triều cuội – sạn pha cát: phát triển vùng bờ có đá gốc hoặc tái trầm tích
• Bãi triều cát: đặc trưng cho vùng biển hở (miền Trung VN)
• Bãi triều lầy: thành phần trầm tích chủ yếu là sét, đặc trưng cho vùng biển
kín và nửa kín
• Bãi triều hỗn hợp: ở những vùng bờ động lực thay đổi, giàu phù sa, bờ biển
bồi tụ mạnh
71

PHẦN 2 – HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA BIỂN


3. Địa chất đới bờ
3.1 Những yếu tố thủy động lực ven bờ
3.1.3 Hoạt động địa chất của thủy triều
Điều kiện để hình thành các loại bãi triều khác nhau:
• Bãi triều cuội – sạn pha cát: cuội sạn mài tròn tốt, trục dài, hạt cuội xếp song song với
hướng bờ
• Bãi triều cát:
▫ Bờ biển hở, động lực sóng hoạt động mạnh
▫ Bờ biển được cấu thành bởi các thành tạo cát cổ
▫ Đáy biển sườn bờ ngầm nông, thoải và giàu cát
• Bãi triều lầy: vùng biển kín và nửa kín, yên tĩnh, giàu vật liệu sa mịn (sét – bột)
• Bãi triều hỗn hợp:
▫ Động lực thay đổi theo mùa, hình thái, động lực yên tĩnh của bãi triều lầy xen kẽ với hình thái năng
lượng cao của bãi triều cát
▫ Giàu phù sa, thành phần cấp hạt sét – bột – cát chưa được phân dị chọn lọc khi môi trường năng
lượng thấp, và chọn lọc trung bình khi năng lượng cao hơn
72

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


73

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


• Rất khó để tìm thấy 1 mặt thoáng trong tự nhiên mà không có sóng
• Sóng thể hiện các lực tác động lên mặt nước, các lực này chống lại những
lực có xu hướng giữ cho mặt nước nằm ngang là trọng lực và sức căng
mặt ngoài.
• Các lực này có thể là những lực gây nên bởi một cơn gió giật, hay lực gây
bởi 1 hòn đá rơi xuống mặt nước => Các lực này sẽ tạo ra sóng, trọng lực
và sức căng mặt ngoài sẽ làm cho sóng lan truyền.
• Các sóng trong đại dương có thể phân thành 5 loại: sóng âm, sóng sức
căng mặt ngoài, sóng trọng lực, sóng nội và sóng có quy mô hành tinh
74

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


• Sóng âm: gây ra do tính nén được của nước biển
• Sóng sức căng mặt ngoài: tại bề mặt tiếp xúc giữa khí và nước, sự kết hợp của rối do
gió và lực căng mặt ngoài tạo ra sóng sức căng mặt ngoài với tần số lớn
• Sóng trọng lực: do lực trọng trường tác động lên các hạt nước đã bị dịch chuyển khỏi
vị trí cân bằng trên bề mặt biển hay là trên 1 bề mặt đẳng địa thế bên trong 1 chất
lỏng phân tầng (sóng mặt hay sóng nội)
• Sóng nội
• Sóng có quy mô hành tinh (hay sóng Rossby): được tạo ra bởi những biến đổi của độ
xoáy thế trong tình trạng cân bằng, gây ra những thay đổi của độ sâu hoặc vĩ độ
Tất cả các dạng sóng trên có thể xảy ra đồng thời, tạo ra những dạng dao động phức tạp
75

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


• Dải tần số liên quan đến ngoại lực rất rộng và những phản ứng của bề
mặt đại dương có 1 dải bước sóng và chu kỳ đặc biệt rộng, từ các sóng
sức căng mặt ngoài có chu kỳ nhỏ hơn 1s, sóng gió và sóng lừng có chu
kỳ tới chừng 15s, tới những sóng triều và sóng nước dâng do gió có chu
kỳ vài giờ tới vài ngày
76

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương

Sơ đồ phân bố năng lượng sóng theo tần số (Massel, 1996)


77

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


Chu kỳ và cơ chế thành tạo của các loại sóng khác nhau
78

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


• Sóng trọng lực có tầm quan trọng lớn nhất đối với những hoạt động kỹ thuật trên
biển, vì ảnh hưởng của sóng do gió gây ra đối với các công trình biển là nguy hiểm
nhất.
• Các công trình biển cần được thiết kế sao cho chúng có khả năng chịu đựng tất cả các
lực và vận tốc dòng nước do các sóng trọng lực gây ra.
• Vai trò của sóng đối với môi trường vùng ven biển cần được đánh giá đúng:
▫ Sóng tiến tới bờ, vỡ và tiêu tán năng lượng trên bãi cát.
▫ Sóng gió và sóng bão tác động những lực rất lớn lên các công trình tự nhiên và nhân tạo
ven bờ.
▫ Dòng ven do sóng tạo ra kết hợp với các dòng chảy từ nguyên nhân khác vận chuyển
trầm tích và tạo ra những miền bồi và xói.

Kiến thức về chuyển động sóng và cán cân bùn cát cho ta chìa khóa để lựa chọn đúng
đắn phương pháp và loại công trình cần thiết cho bảo vệ bờ
79

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


80

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

1. Sóng đại dương


81

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

2. Các định nghĩa cơ bản

Các thông số để định nghĩa một sóng


82

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

2. Các định nghĩa cơ bản


83

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

2. Các định nghĩa cơ bản


• Mực nước cao nhất trong một sóng được gọi là đỉnh sóng, mực nước thấp nhất được
gọi là bụng sóng.
• Khoảng cách giữa một bụng sóng và một đỉnh sóng liên tiếp được gọi là độ cao sóng
(H).
• Một nửa của độ cao sóng là biên độ sóng a.
• Khoảng cách nằm ngang giữa hai đỉnh sóng liên tiếp được gọi là bước sóng L. Đối với
một song tiến, thời gian để hai đỉnh sóng liên tiếp tới một điểm cố định trong không
gian được gọi là chu kỳ sóng T.
• Tốc độ di chuyển của đỉnh một sóng tiến được gọi là vận tốc pha hay vận tốc truyền
sóng, c = L/T
Các sóng có chu kỳ và độ cao tại một vị trí không thay đổi theo thời gian được gọi là sóng
điều hòa.
84

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

2. Các định nghĩa cơ bản


• Sóng trong tự nhiên rất hiếm khi là sóng điều hòa và truyền theo một hướng cố định.
• Nếu một sóng ký được đặt đâu đó tại một điểm ở giữa đại dương để đo mực nước ζ
như là hàm của thời gian thì kết quả đo sẽ giống như trong hình:

Ví dụ về một giản đồ sóng ký

• Các sóng biểu diễn trên hình này được gọi là sóng ngẫu nhiên.
• Sóng do gió tạo thành độ ngẫu nhiên rất cao, nhưng sau khi lan truyền một quãng
đường dài, chúng trở thành các sóng lừng có tính chất gần sóng điều hòa hơn
85

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

3. Sóng nước sâu, sóng nước nông


• Sóng nước được phân thành ba loại chính căn cứ vào độ sâu tương đối của biển, được
định nghĩa là tỷ số h/L, trong đó h là độ sâu của biển còn L là bước sóng.
• Độ sâu tương đối h/L là một biến quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của đáy lên
chuyển động sóng. Nếu độ sâu tương đối là nhỏ hơn 1/20 thì độ sâu được xem là nhỏ
so với bước sóng và sóng được gọi là sóng nước nông (hay sóng dài).
• Nếu tỷ số lớn hơn 1/2, sóng được gọi là sóng nước sâu (hay sóng ngắn).
• Khi 1/20 < h/L < 1/2, sóng được gọi là sóng tại độ sâu trung gian
Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, sóng có thể xem hoặc là sóng nước nông hoặc là
sóng nước sâu.
86

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

3. Sóng nước sâu, sóng nước nông


87

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

3. Sóng nước sâu, sóng nước nông


88

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

4. Chuyển động của hạt nước

Sơ đồ quỹ đạo chuyển động của hạt nước khi có sóng


89

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

5. Cơ chế tạo sóng do gió


• Loại trừ một số rất ít loại sóng gây ra do các nguyên nhân khác (như do tàu thuyền đi qua
v.v...) thì sóng biển là do gió tạo ra.

• Gió tác động lên mặt nước một ứng suất nhất định.

• Ứng suất này thông thường được đại diện bằng vận tốc ma sát.

• Vận tốc gió trên mặt biển thường được biểu diễn bằng một chỉ số là độ cao đo vận tốc gió tính
bằng m từ mực nước biển (MWL) .

• Ví dụ, biểu thị vận tốc gió tại độ cao 10 m trên mực nước biển. Giá trị vận tốc gió này thường
được chấp nhận để sử dụng cho hầu hết các hoạt động trên biển.
90

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

5. Cơ chế tạo sóng do gió


• Gió có thể tạo ra dòng chảy trong biển do tác dụng một ứng suất vào bề mặt biển, hoặc là
tạo sóng do các biến động áp suất.

• Một khi đã có gió thì sẽ có những xoáy rối do gió gây ra.

• Các xoáy rối này được gió vận chuyển đi theo hướng gió, đồng thời chuyển động lên xuống
phía trên bề mặt nước.

• Những biến động áp suất gây ra do chuyển động của các xoáy rối này sẽ tạo ra những dao động
trên bề mặt nước và như vậy tạo ra sóng.

• Dòng chảy do gió tạo ra trên bề mặt cũng ảnh hưởng tới nước ở một độ sâu nào đó
91

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


5. Cơ chế tạo sóng do gió
• Sự lõm của bề mặt nước gây ra bởi các xoáy rối là rất nhỏ, tuy nhiên, khi được duy trì
trong một khoảng thời gian nào đó cùng với phần lồi lên của mặt nước do nó tạo ra, nó sẽ
phát triển.
• Điều này cũng giống như một luồng gió chạy trên mặt nước như trong hình 5.2 mà độ lớn
của tốc độ gió sẽ tạo nên một bước sóng nào đó.
• Nếu như luồng gió đứng yên thì sẽ không có sóng tạo thành. Nếu như nó chuyển động chậm
thì phần lõm xuống sẽ tự biến mất.
• Tuy nhiên, nếu như nó chuyển động với tốc độ bằng với tỷ lệ giữa bước sóng và chu kỳ,
sóng sẽ lớn lên.
• Rối trong không khí là rối ba chiều, vì vậy, các chỗ lõm là ngẫu nhiên cả về không gian và
thời gian. như vậy, sóng được tạo thành tại rất nhiều hướng mà chỉ những sóng chuyển động
cùng tốc độ với các xoáy rối là lớn lên.
• Góc cộng hưởng với hướng gió càng lớn thì chu kỳ sóng càng nhỏ, và sóng có chu kỳ lớn
nhất là sóng chuyển động theo hướng gió
92

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

5. Cơ chế tạo sóng do gió


• Một khi gió đã thổi thì nó sẽ tạo ra rất nhiều sóng có độ cao và chu kỳ khác nhau. Một
khi song đã tạo ra được một khoảng thời gian đủ dài, các sóng ngắn sẽ phát triển đến
một độ cao tới hạn nào đó và sau đó nó sẽ bị vỡ. Các sóng dài cũng giúp cho các quá
trình này bằng cách làm giảm bước sóng của các sóng ngắn nằm trên đỉnh của nó
(Longuet Higgins và Stewart 1960; Wu 1971) và làm cho chúng vỡ trên mặt trước của
các sóng này (hiện tượng sóng bạc đầu).
93

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

5. Cơ chế tạo sóng do gió


94

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


5. Cơ chế tạo sóng do gió

Sóng gió: Nếu như sóng vẫn đang được tạo thành và duy trì nhờ gió, sóng được gọi là sóng gió

• Bản chất đa hướng của sóng gió được vẽ trên hình, với các sóng ở đầu gió chủ yếu là các sóng ngắn và lan

truyền theo hướng gió. Tiến thêm về phía cuối gió ta thấy rằng các sóng lớn hơn và dài hơn có xu hướng lan

truyền theo hướng gió hơn, nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Điều này mang lại tầm quan trọng của

chiều rộng đà trong quá trình tạo sóng, bởi vì các sóng ngắn lan truyền theo một hướng xiên với hướng gió

cần phải đạt tới sự bất ổn định và vỡ để năng lượng của chúng biến thành năng lượng của các sóng dài hơn.

Một đà rất hẹp sẽ không cho phép điều này xảy ra, loại trừ trong mô hình máng sóng hay vực sâu gần cửa sông

khi mà phản xạ sóng xảy ra.


95

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

5. Cơ chế tạo sóng do gió


• Sóng lừng: Sóng đã rời khỏi khu vực tạo sóng và phân tán trên biển được gọi
là sóng lừng
Các sóng có một chu kỳ nào đó trong đà sẽ có một hướng phát triển tối ưu. Một khi đã
được tạo thành, các sóng này sẽ lan truyền theo hướng cho trước và đi ra khỏi miền
gió lớn hay bão. Các sóng này được gọi là sóng lừng và lan truyền qua một khoảng
cách rất dài, thậm chí là vượt đại dương.
96

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

6. Mô tả sóng gió
• Mặt nước khi có sóng gió, biểu thị bằng ζ(t) thường là khá hỗn loạn và không cho
phép mô tả nó bằng một phương pháp xác định. Nói chung, không thể dự báo được
ζ(t) vì nó là một
hàm ngẫu nhiên của thời gian. Mặt nước khi có sóng gió, biểu thị bằng ζ(t) thường là
khá hỗn loạn và không cho phép mô tả nó bằng một phương pháp xác định. Nói
chung, không thể dự báo được ζ(t) vì nó là một hàm ngẫu nhiên của thời gian.
97

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

6. Mô tả sóng gió
Các đặc trưng sóng hay sử dụng là độ cao và chu kỳ sóng, H và T
Độ cao sóng H: hiệu số của các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ζ(t) giữa hai điểm cắt
đường không từ trên xuống liên tiếp (tức là giữa một đỉnh và một bụng sóng)

với i là thứ tự của sóng trong một chuỗi thời gian (tức là, i =1 là sóng đầu tiên trong
chuỗi thời gian, i =2 là sóng thứ hai v.v...)

• Độ cao sóng đặc trưng hay được dùng nhất là độ cao trung bình của 1/3 sóng cao
nhất, thường được gọi là độ cao sóng có nghĩa:
98

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

6. Mô tả sóng gió
Chu kỳ sóng T: là khoảng thời gian giữa hai lần cắt đường không từ trên xuống của ổ (t)
liên tiếp

với i là thứ tự của sóng trong một chuỗi thời gian

• Chu kỳ sóng có nghĩa:


99

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


100

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


101

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
• Khi sóng tới vùng gần bờ có độ sâu giảm dần, sóng sẽ trải qua quá trình nước nông
với độ cao độ dốc mặt của nó tăng lên. Do vậy, năng lượng sóng sẽ bị tiêu tán dưới
dạng rối và ma sát đáy. Rối được gây ra bởi sóng vỡ sẽ tăng cường quá trình vận
chuyển vật chất đáy và ảnh hưởng tới độ ổn định của công trình.
• Các dạng sóng vỡ:
▫ Surging: rất giống với sóng đứng ngoại trừ nó tạo ra những bọt nước trắng xoá trong khoảng
giữa đường mặt nước và đỉnh sóng đầu tiên về phía biển
▫ Plunging: mặt trước của sóng trở nên dốc hơn, đỉnh sóng uốn cong và một lưỡi nước xuất
hiện tại đỉnh sóng và nhào xuống bụng của sóng trước đó hay nhào xuống mặt dốc của đáy.
▫ Spilling: mặt dốc của sóng bị giới hạn trong một khoảng tương đối hẹp gần đỉnh sóng. Lưỡi
nước được tạo thành ban đầu là nhỏ so với độ cao sóng và nó ảnh hưởng tới mặt tự do ngay
gần đỉnh sóng. Ngay sau đó nó biến mất vì các bọt nước trắng xoá trên mặt trước của sóng.
Khác với sóng vỡ dạng plunging, trong toàn bộ quá trình song vỡ, profile mặt nước hầu như
giữ nguyên tính đối xứng đối với một mặt thẳng đứng đi qua đỉnh sóng.
102

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
Các dạng sóng vỡ:
103

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
104

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
105

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
106

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ
107

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

7. Sóng vỡ

108

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU



109

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU



110

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU



111

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều
• Là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến
chuyển thiên văn.
• Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt
Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên
hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định
trong một ngày.
• Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:
• Triều ngập, triều dâng, triều lên (flood tide): mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian
triều.

• Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó. Mực nước cao nhất gọi là nước lớn (high
water).

• Triều rút, triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều.

• Triều thấp (low tide): nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó. Mực nước thấp nhất gọi là nước ròng (low
water).
112

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều
113

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều

https://maree.shom.fr/
114

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


https://maree.shom.fr/
8. Thủy triều
115

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều
Thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều.

• Nhật triều: trong một chu kỳ triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần
triều lên và một lần triều xuống

• Bán nhật triều: trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Như vậy
có hai lần nước lớn trong ngày, có đỉnh triều không bằng nhau, bao gồm mực nước
lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự có hai lần nước ròng
gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này
thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi, người ta còn phân biệt chế độ bán nhật
triều đều và bán nhật triều không đều.
116

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều
• Nguyên nhân: do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai
miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm
trực diện với mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của
mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước
lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên
tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi
thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khi đó là miền
xích đạo của Trái đất.
• Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một
phía với Trái Đất khi đó lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt
Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều xuống điểm cực tiểu.
117

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều
118

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU


8. Thủy triều
Từ mực nước cao nhất đến thấp nhất:
• Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT, Highest astronomical tide) – Thủy triều cao nhất
• Trung bình nước lớn triều cường (MHWS, Mean high water springs) – Trung bình của 2 triều cao trong
những ngày triều cường.
• Trung bình nước lớn triều kém (MHWN, Mean high water neaps) – Trung bình của 2 triều cao trong những
ngày triều kém.
• Mực nước biển trung bình (MSL, Mean sea level) –trung bình của mực nước biển. MSL là hằng số đối với bất
kỳ điểm nào trong một khoảng thời gian dài.
• Trung bình nước ròng triều kém (MLWN, Mean low water neaps) – Trung bình của 2 triều thấp trong
những ngày triều kém.
• Trung bình nước ròng triều cường (MLWS, Mean low water springs) – Trung bình của 2 triều thấp trong
những ngày triều cường.
• Thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT, Lowest astronomical tide) và Chuẩn hải đồ (CD, Chart Datum) – Thủy
triều thấp nhất. Các hải đồ hiện đại sử dụng nó như là chuẩn hải đồ. Lưu ý rằng trong những điều kiện khí
tượng nhất định thì nước có thể rút xuống thấp hơn cả LAT, nghĩa là có ít nước hơn là những gì chỉ ra trên các
hải đồ
119

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

8. Thủy triều

Thủy triều trong tiến trình nửa tháng


120

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

9. Hải lưu
• Dòng hải lưu là sự chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển, lưu
thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các dòng hải lưu có thể lưu thông trên một quãng
đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của các lục địa,
đặc biệt ở những khu vực gần biển.

• Các dòng hải lưu bề mặt nói chung được lưu thông bởi gió và có xu hướng chảy theo các xoắn ốc
cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu do hiệu ứng
Coriolis. Trong các dòng hải lưu chuyển động bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng
chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

• Các dòng hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ.
Luân chuyển nhiệt độ muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các dòng hải
lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy
biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển.
121

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

9. Hải lưu
Hiệu ứng xoắn ốc Ekman: là xu hướng của các dòng hải
lưu lan truyền theo một góc với hướng gió bề mặt. Nó có tên
gọi như vậy theo tên của nhà hải dương học người Thụy
Điển Vagn Ekman.
• Hiệu ứng này là hệ quả của hiệu ứng Coriolis. Lực gây ra
chuyển động của các dòng hải lưu là gió bề mặt. Tại bắc bán
cầu, các hải lưu bề mặt bị làm trệch hướng sang bên phải
của hướng gió bởi các lực coriolis, và các lớp sâu hơn bị làm
lệch hướng nhiều hơn về phía phải. Trong các đại dương có
mực nước sâu, những luồng chảy phía đáy có thể cuối cùng
1. Gió
bị làm lệch hướng đến mức chảy theo hướng ngược lại với
2. lực từ trên cao
các luồng chảy bề mặt cũng là do hiệu ứng này.
3. Hướng hiệu quả của hiện tại
4. Hiệu ứng Coriolis
122

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

9. Hải lưu

Bản đồ tất cả hải lưu trên thế giới


123

PHẦN 3 – SÓNG, THỦY TRIỀU

9. Hải lưu
124

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC


VIỆT NAM
125

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Thế nào là tài nguyên nước?

• Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất, năng lượng,
thông tin có giá trị tự thân, thể hiện qua các đặc tính cơ, lý,
hoá, sinh... của chúng mà con người đã biết hoặc chưa biết,
tồn tại khách quan và tuân theo những quy luật tự nhiên
nhất định, mà con người có thể sử dụng được trong hiện tại
hoặc tương lai

• Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên
nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu
diễn ở dạng nước có thể khai thác (nước mặt và nước dưới
đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998) quy định
"Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước
mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ
Việt Nam".
126

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Thế nào là tài nguyên nước?

• Tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con

người có thể khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh

hoạt, sản xuất, trong hiện tại và tương lai.

• Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống

và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai

họa đến cho con người. Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về

năng lượng.
127

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Tài nguyên nước


Chia thành ba loại:

• Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái Đất mà trong điều
kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai thác, như nước ngầm nằm rất
sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại dương…

• Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng ở trạng thái tự
nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc xảy ra rủi ro, ví dụ như
nước lũ, nước ngầm nằm sâu…

• Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm truyền thống hiện
nay, chỉ toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và ngầm mà con người dễ
dàng khai thác sử dụng.
128

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Tài nguyên nước


Một số đại lượng biểu thị tài nguyên nước:
1. Mực nước H (cm): Là độ cao mặt nước so với một mặt chuẩn quy ước bất kỳ (tương
đối), hoặc mặt biển trung bình (tuyệt đối). H cho biết vị trí mặt nước, cung cấp thông tin về
lượng nước, dòng chảy, khả năng khai thác, cấp nước và rủi ro. H tương đối dùng để nghiên
cứu các vấn đề về nước tại điểm đo. H tuyệt đối cho phép đánh giá các vấn đề về nước tại
nơi đo đạc và so sánh, lập tương quan giữa các số liệu đo đạc ở những điểm khác nhau.
2. Độ sâu h (m): Là khoảng cách từ mặt nước tới đáy theo phương thẳng đứng. h cho biết
thông tin liên quan tới lượng nước, đặc tính thuỷ lực, khả năng tự làm sạch, chế độ nhiệt
của dòng chảy... Độ sâu được đo bằng thước, dây tại từng điểm, hoặc bằng máy đo liên tục
theo tuyến
129

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Tài nguyên nước

Một số đại lượng biểu thị tài nguyên nước

3. Vận tốc V (m/s): V biểu thị mức độ chảy, động năng của dòng nước, mức độ cực đoan của chế

độ dòng chảy. Với cùng một lưu lượng, V tỷ lệ nghịch với diện tích mặt cắt hoạt động và để điều

chỉnh V có thể thay đổi diện tích mặt cắt hoạt động bằng các giải pháp khác nhau.

4. Lưu lượng nước Q (m3/s, l/s): Là lượng nước chuyển qua mặt cắt ngang của dòng chảy trong

thời gian một giây. Q nước biểu thị lượng và động năng của dòng chảy trong sông.

5. Tổng lượng nước W = Q. ΔT (m3, km3), là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang dòng chảy

trong thời đoạn nghiên cứu. W đặc trưng tốt nhất cho lượng nước có trong lưu vực. Trong cùng

điều kiện hình thành dòng chảy, diện tích lưu vực (F) càng lớn, W sinh ra trên đó và chảy trong

sông càng lớn. W được dùng để tính toán cân bằng, điều tiết, phân phối sử dụng nước
130

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Tài nguyên nước


Một số đại lượng biểu thị tài nguyên nước
6. Mô đun dòng chảy M = Q/F (l/s.km2) biểu thị trung bình lượng nước hình thành trên
một đơn vị diện tích lưu vực (km2), trong một đơn vị thời gian (s), chảy về và đo được tại
điểm nghiên cứu. M đặc trưng cho khả năng sinh thuỷ của lưu vực, dùng để so sánh khả
năng sinh thuỷ của các lưu
vực khác nhau, xây dựng bản đồ tài nguyên nước.
7. Lớp dòng chảy, tức độ sâu dòng chảy Y = W/F (mm) đặc trưng cho khả năng sinh thuỷ
của lưu vực, giúp so sánh khả năng sinh thuỷ của các lưu vực, xây dựng bản đồ tài nguyên
nước và tính cân bằng nước.
8. Mức đảm bảo về nước nhạt (m3/người/năm): Là lượng dòng chảy bình quân đầu
người năm, có giá trị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thuỷ văn tự nhiên và giảm theo sự
tăng dân số
131

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Quy luật biến động nước theo thời gian


Tính chu kỳ: theo thời gian tài nguyên nước phân phối không đồng đều. Hai chu kỳ biến
động rõ nét nhất của tài nguyên nước theo thời gian là chu kỳ mùa và chu kỳ nhiều năm.
• Chu kỳ mùa: Chế độ nước trong các thuỷ vực tăng cao trong một số tháng liên tục (mùa
lũ) và hạ thấp trong một số tháng liên tục còn lại (mùa kiệt) một cách có quy luật rõ
ràng. Cách phân mùa dòng chảy sông ngòi đơn giản nhất là theo chỉ tiêu vượt trung
bình:
Mùa lũ là thời kỳ không dưới hai tháng liên tiếp có lưu lượng trung bình tháng bằng
hoặc vượt lưu lượng trung bình năm, với xác suất vượt trung bình không dưới 50%.
Theo chỉ tiêu này có thể xác định được mùa lũ và kiệt cho bất kỳ năm nào, không quan
tâm tới mức độ ác liệt của dòng chảy các mùa. Chu kỳ mùa của dòng chảy sông dao động
tương đối đồng pha với chu kỳ mưa. Chu kỳ mùa của nước dưới đất giảm dần về
phương diện phân hoá và chậm dần về thời gian bắt đầu, kết thúc tuỳ theo sự tăng độ
sâu phân bố và mức độ được cấp do ngấm từ mưa.
132

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Quy luật biến động nước theo thời gian

Tính chu kỳ

• Chu kỳ nhiều năm: Là sự dao động chế độ dòng chảy theo chu kỳ dài, mỗi chu kỳ

có một số năm ít nước liên tiếp (pha ít nước) và một số năm nhiều nước liên tiếp

(pha nhiều nước), giữa chúng có thể có một số năm chuyển tiếp với những giá trị

nước trung bình. Nghiên cứu chế độ dòng chảy sông ngòi thế giới đã phát hiện thấy

chu kỳ nhiều năm dòng chảy thường có giá trị gần với 11 hoặc bội của 11 năm.
133

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Quy luật biến động nước theo thời gian

Tính chu kỳ

• Tính chu kỳ của tài nguyên nước là cơ sở cho việc lập bài toán quy hoạch, ra quyết

định phát triển, cũng như thiết kế, vận hành các công trình điều tiết dòng chảy.

• Để thích ứng được với nhịp điệu thời gian của chế độ dòng chảy, con người sẽ phải

hoặc là điều tiết nhịp điệu sản xuất và dùng nước, hoặc là xây dựng hồ chứa để điều

tiết dòng chảy


134

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Quy luật biến động nước theo thời gian

Tính ngẫu nhiên

• Dòng chảy là sản phẩm tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Khi các yếu tố ngẫu
nhiên đều có tác động đáng kể tới dòng chảy thì nó sẽ mang tính ngẫu nhiên rõ rệt.

• Những hiện tượng thuỷ văn, như lũ lụt, hạn hán, xảy ra theo chu kỳ, nhưng các đặc
trưng định lượng của chúng, như độ lớn, thời điểm xuất hiện..., lại có tính ngẫu
nhiên và tuân theo một số quy luật ngẫu nhiên nhất định.

• Đó là cơ sở cho phép ứng dụng các lí thuyết xác suất thống kê vào nghiên cứu dòng
chảy, xác định xác suất xuất hiện một giá trị nào đó trong khoảng biến động có thể
của chuỗi, cho dù hiện tượng đã từng xảy ra hay chưa, hoặc tính được gần đúng giá
trị của đại lượng cần nghiên cứu ứng với xác suất định trước, bao gồm cả các giá trị
có xác suất hiện nhỏ và rất nhỏ.
135

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Quy luật biến động nước theo thời gian

Tính ngẫu nhiên


• Các công trình xây dựng bền vững trên, trong, hoặc liền kề các dòng sông đều phải

thiết kế ứng với một tần xuất dòng chảy rất hiếm nào đó, ví dụ 1%, 0,1%..., để đảm

bảo độ bền vững và an toàn.

• Các công trình khai thác nước, phục vụ giao thông thuỷ thường phải thiết kế ứng

với những tần suất thường gặp nào đó, ví dụ 75%, 90%, 99%...
136

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Khả năng tự tái tạo của tài nguyên nước

Nước có thể tự tái tạo về lượng, chất và năng lượng.

Khả năng tái tạo của nước phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:

• Chất và lượng nguồn cấp nước.

• Khả năng tự làm sạch của thuỷ vực, phụ thuộc đặc điểm hình thái lòng chứa, các quá

trình động lực và lý hoá sinh học diễn ra trong thuỷ vực.

• Đặc điểm quá trình tiêu hao lượng và chất nước.

• Khả năng tự tái tạo của nước hạn chế và cần những điều kiện nhất định. Một thuỷ vực

khi đã bị khai thác quá khả năng tự phục hồi sẽ suy thoái, cạn kiệt, không còn khả năng

cho khai thác.


137

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Tính lưu vực của tài nguyên nước


• Một số yếu tố khí hậu có tính phân hoá theo lưu vực (ví dụ như mưa...);

• Kết hợp với các yếu tố bề mặt lưu vực, chúng tạo ra tác động tổng hợp làm cho

lượng và phân phối dòng chảy mang tính đặc thù của lưu vực rõ nét và có tính quy

luật.

• Hàm quan hệ tổng quát giữa tài nguyên nước với các yếu tố hình thành dòng chảy

trên lưu vực của nó khá chặt chẽ và có dạng:

Dòng chảy = f ( khí hậu, bề mặt lưu vực, nhân tạo).


138

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các yếu tố tự nhiên hình thành tài nguyên nước

• Khí hậu:

▫ Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu.

▫ Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng quyết định tới tài nguyên nước là bức xạ Mặt Trời,

nhiệt độ, mưa và gió. Các yếu tố này một mặt trực tiếp tham gia vào quá trình

hình thành cán cân nước khu vực, mặt khác tác động gián tiếp tới lượng và chất

nước thông qua các quá trình phong hoá, thành tạo địa hình, địa mạo, thổ

nhưỡng, phát triển thảm thực vật, hệ sinh thái...


139

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các yếu tố tự nhiên hình thành tài nguyên nước

• Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng :

▫ Yếu tố địa hình ảnh hưởng đáng kể tới tài nguyên nước là độ cao, hình dạng,
mức độ cắt xẻ bề mặt, độ dốc và độ dài sườn dốc.

▫ Địa hình bằng phẳng hạn chế tiêu thoát nước, thuận lợi cho việc kéo dài thời
gian duy trì lớp nước trên mặt, tăng thấm. Địa hình âm thuận lợi cho tích luỹ
trầm tích và chứa nước, tạo cơ chế điều tiết tự nhiên dòng chảy lũ. Địa hình cắt
xẻ mạnh thuận lợi cho tiêu thoát nước và tăng mật độ lưới sông

▫ Địa chất thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới nước mặt, nước dưới đất cả về chế độ,
lượng và chất do nó quyết định: Mức độ bền vững của bề mặt chống xói mòn,
hoà tan; Đặc điểm vật chất cuốn theo; Khả năng thấm, chứa, giữ và cấp nước của
đất đá; Thế nằm và độ sâu của các tầng chứa nước dưới đất
140

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các yếu tố tự nhiên hình thành tài nguyên nước

• Lớp phủ thực vật:

▫ Vai trò của lớp phủ thực vật trong quá trình hình thành tài nguyên nước thể hiện ở
chỗ: Che phủ, ngăn không cho mặt đất chịu tác động trực tiếp của mưa, bức xạ gây
phong hoá bở rời, bảo vệ đất chống xói mòn và giảm dòng rắn từ lưu vực vào sông.

▫ Làm cho đất tơi xốp, có cấu tượng, bền vững trước các tác động xói mòn, giữ ẩm đất
và tăng thấm tạo ra tăng điều tiết dòng chảy theo mùa.

▫ Điều hoà vi khí hậu, duy trì độ ẩm hợp lý trong đất và không khí

▫ Khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật phụ thuộc vào loại cây, tuổi cây, mật độ cây,
đặc điểm quá trình khai thác sử dụng... và tăng theo sự tăng độ dày tán lá, thời gian
che phủ, độ phì của đất. Bộ rễ bảo vệ đất chống xói mòn do nó tạo khe nứt cho nước
thấm qua và tạo bề mặt ghồ ghề, cản trở không cho dòng mặt sinh nhiều, chảy nhanh,
chảy thẳng theo hướng sườn dốc và xói mạnh
141

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm chung Tài nguyên nước Việt Nam :

• Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn so với các vùng cùng vĩ độ địa lý.

• Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960 mm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung

bình lục địa, cung cấp 640 tỷ m3/năm, từ đó tạo ra một lượng dòng chảy khoảng

320 tỷ m3, hệ số dòng chảy là 0,5.

• Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian do bị đặc điểm

địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối.

▫ Những vùng có lượng mưa lớn đều nằm trên các sườn và đỉnh núi đón gió, địa hình dạng

phễu hội tụ như Bắc Quang, Móng Cái - Tiên Yên (>5.000mm)

▫ Tâm mưa nhỏ nằm trong những vùng khuất gió như thung lũng Mường Xén, Phan Rang

(500 - 600mm)
142

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm chung Tài nguyên nước Việt Nam :

• Lượng bốc hơi lớn, > 900 mm/năm.

▫ Bốc hơi nhỏ nhất 400 - 500 mm/năm quan sát thấy ở vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc

Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trường nhiệt và ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn

chế bởi trường ẩm.

▫ Tây Nam Bộ có lượng bốc hơi lớn nhất, > 1.300 mm/năm do cả hai trường nhiệt ẩm đều

phong phú.

▫ Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 - 1.200 mm, phần còn lại của lãnh thổ

800 - 1.000 mm.


143

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM


Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam

Nước ta có bao nhiêu sông suối?

• Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều.

• Mật độ trung bình 0,6 km/km2, lớn nhất 2 - 4 km/km2 ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình và Cửu
Long, do nhu cầu tiêu thoát nước lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng
can thiệp của con người cao.

• Những vùng mưa nhiều, địa hình thuận lợi cho sinh dòng mặt như Móng Cái, Hoàng Liên Sơn, Đèo
Ngang, Hải Vân, thượng nguồn Đồng Nai... có mật độ sông suối lớn, 1,5 - 2 km/km2.

• Vùng mưa vừa, độ cao trung bình như Quảng Ninh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), trung lưu Đồng Nai, Thu
Bồn, thượng nguồn các sông Tây Nguyên, một số sôn8g ở Đông Trường Sơn mật độ sông suối 1 - 1,5
km/km

• Vùng mưa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt, như Trùng Khánh (Cao Bằng), Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Sơn
(Lạng Sơn), Trà Lĩnh, Mộc Châu (Sơn La), Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc và trung Tây Nguyên, Ninh
Thuận, Bình Thuận có mạng lưới sông suối kém phát triển, chỉ đạt <0,3 - 0,5 km/km2
144

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam

Nước ta có bao nhiêu sông suối?

• Đa phần sông ngòi thuộc loại vừa và nhỏ, chảy theo hướng chủ đạo Tây Bắc – Đông Nam,
đổ ra biển Đông.

• Việt Nam có 9 lưu vực sông lớn diện tích >10.000 km2, tổng diện tích 258.800 km2,
chiếm 74% diện tích toàn quốc, có số dân là 60 triệu, bằng 85% dân số Việt Nam và tạo
ra 91% GDP cả nước, cung cấp 771 tỷ m3, tương ứng 88% tài nguyên nước Việt Nam =>
mọi tiếp cận bền vững trong khai thác tài nguyên và phát triển trên 9 lưu vực sông
chính này có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững cả nước.

• Sông ngòi có tính đa quốc gia. 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua từ 2 - 5
nước, tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 9 - 87% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5
- 90% . Dòng chảy ngoại nhập là yếu tố khó kiểm soát, điều tiết, phân phối cả về mặt
lượng và chất, đòi hỏi quản lý sử dụng trên tinh thần hợp tác đa quốc gia.
145

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam


Nước ta có bao nhiêu sông suối?
146

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam

Sông ngòi cho chúng ta những gì?

• Cấp nước

• Giao thông thủy

• Xử lý và pha loãng các chất thải

• Cung cấp các sản vật

• Du lịch

• Duy trì, nuôi dưỡng động, thực vật, bảo vệ môi trường sống

Nhưng sông ngòi không thể thỏa mãn hết những gì chúng ta muốn. Sông không thể
chịu nổi sự khai thác quá mức như lấy nước tưới, cung cấp cho công nghiệp, dân sinh,
xả các chất thải không được xử lý từ các hoạt động của con người => Sông trở thành
dòng sông chết
147

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Nhánh sông Tô Lịch bị ô


nhiễm nặng nề, nước chuyển
sang màu đen kịt

Nước
thải sinh
hoạt xả
ra từ các
cống
Cống xả thải hàng ngày ngày
đổ ra sông hàng chục đêm 'bức
m3 nước thải gây ô tử' con
nhiễm sông
148

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam


Chất lượng nước sông

• Là tính chất hóa lý và sinh học của nước

• Chất lượng nước tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người cũng như môi trường.

• Trong tự nhiên nước sông khá sạch, nhưng do chất độc hại không được xử lý đổ vào nguồn
nước mà làm suy giảm chất lượng nước

• Khi vượt quá giới hạn nào đó, nguồn nước trở thành nguồn độc và là nguồn bệnh

• Sử dụng và Bảo vệ nguồn nước:

▫ Nước là một dạng tài nguyên nên cần được sử dụng một cách tiết kiệm hiệu quả

▫ Đảm bảo sự hài hòa trong các nhu cầu dùng nước theo hướng sinh thái bền vững

▫ Dự báo nguồn nước ngắn hạn và dài hạn đáp ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài

▫ Ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của thiên nhiên và con người đến chất lượng
149

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam

Sông ngòi cho chúng ta những gì?

• Sông ngòi Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện lớn.

• Tiềm năng thuỷ điện lí thuyết của các sông ngòi Việt Nam là 28,27 triệu kW, tương ứng
248,5 tỷ kWh/năm, tức 94 kWh/ km2, gấp 3,6 lần trung bình thế giới.

• Trữ năng thuỷ điện kỹ thuật của Việt Nam là 91,4 tỷ kWh, bằng 33,7% tiềm năng lí
thuyết;

• Trữ năng khai thác kinh tế là 55 - 60tỷ kWh, bằng 20 - 22% tiềm năng lí thuyết, tương
đương với khoảng 14.000 - 17.000 MW công suất lắp máy (gấp > 6 lần công suất nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình).
150

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam


151

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Việt Nam

• Tiềm năng nước dưới đất của nước ta rất lớn với tiềm năng khai thác gần 60 tỷ m3/năm

• Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá
vào khoảng 1828 m3/s, tương ứng với môđun dòng ngầm là 4,5 l/s.km2

• Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều
kiện địa lý tự nhiên và điều kiện địa chất nên các con số trên chưa nói lên mức độ giàu
nghèo nước và khả năng khai thác nước dưới đất của các miền địa chất thuỷ văn.
152

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Việt Nam

Cả nước mới khai thác chưa tới 5% tổng trữ lượng


nước ngầm có tiềm năng
153

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Hồ đầm Việt Nam

Hồ đầm tự nhiên

• Việt Nam không có các hồ đầm tự nhiên cỡ lớn vì trong giai đoạn tân kiến tạo vận

động nâng là chủ yếu, mạnh mẽ, liên tục, không có những đứt gãy kiến tạo và vùng

sụt võng sâu.

• Mặt khác khả năng bồi tích của sông ngòi rất lớn, nhanh chóng lấp đầy các địa hình

trũng.

• Hồ nguồn gốc từ sông thường gặp rất nhiều trong vùng đồng bằng châu thổ các con

sông lớn => các đô thị đồng bằng, như Hà Nội có rất nhiều hồ nhỏ tạo nên nhiều giá

trị cảnh quan sinh thái và môi trường.


154

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Hồ đầm Việt Nam

Hồ chứa

• Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa kích thước khác nhau, trong đó chỉ có chưa đến

15% là các hồ cỡ vừa và lớn, dung tích >1 triệu m3 hoặc có độ cao >10m. Hồ chứa

lớn thường được thiết kế và sử dụng đa mục đích, trước tiên là phát điện, điều tiết

dòng chảy (cắt lũ và cấp nước mùa kiệt), ngoài ra còn có các mục đích sử dụng khác

như phục vụ giao thông, thuỷ lợi, du lịch


155

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Nguồn nước biển

• Nước ta có hơn 3000km đường bờ biển, nguồn nước biển là 1 tài sản vô giá mà

thiên nhiên ưu đãi

• Biển là nơi nuôi dưỡng, cung cấp nguồn hải sản lớn nhất và là nơi khai thác muối

chủ yếu

• Biển điều hòa khí hậu, cho ta những nơi nghỉ dưỡng lý tưởng, nhưng cũng là nơi

xuất phát của những cơn bão đổ bộ vào nước ta


156

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước
1. Bão, áp thấp nhiệt đới

• Bão, áp thấp nhiệt đới, gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới,
là vùng gió xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều
kim đồng hồ, có đường kính tới hàng trăm km, áp suất khí
quyển (khí áp) thấp hơn xung quanh

• Cấp độ mạnh của xoáy thuận nhiệt đới được chia 12 cấp

• Theo tốc độ gió, xoáy thuận nhiệt đới lại chia ra: áp thấp
nhiệt đới và bão
▫ Áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7
(tốc độ gió từ 10,8 – 17,1 m/s)

▫ Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên (tốc độ gió trên
17,2 m/s)
157

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

1. Bão, áp thấp nhiệt đới

• Ven biển nước ta nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương là nơi nhiều bão nhất thế

giới (chiếm 3,6%)

• Mưa bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu từ tháng 5, 6 ở Bắc Bộ và có xu thế muộn dần

từ Bắc vào Nam

• Bão kèm mưa to gió lớn, gây lũ lụt, phá hủy nhà cửa, cây cối, cột điện, phá vỡ đê

biển…

• Tuy nhiên, bão, áp thấp nhiệt đới là nguồn cung cấp nước mưa dồi dào => về

phương diện nào đó, bão và áp thấp nhiệt đới cũng có thể xem như nguồn tài

nguyên nhưng không khống chế được


158

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

1. Bão, áp thấp nhiệt đới

- Siêu bão Haiyan có sức gió lên đến 314 km/giờ và


giật đến 379 km/giờ. Đây là một trong những cơn
bão có tốc độ gió mạnh nhất trong lịch sử thế giới.
- Đây là cơn bão đổ bộ vào đất liền mạnh nhất
trong lịch sử, nếu tính theo sức gió đo bằng vệ tinh,
rộng đến hơn 483 km, gây ra sóng thần cao đến
khoảng 5m ở một số khu vực tại Philippines.
- Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines
trong lịch sử hiện đại, với ít nhất 6.300 người đã
chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này

Bão Haiyan 11/2013


159

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

2. Lũ lụt

Lũ được phân loại như sau:

▫ Lũ nhỏ - đỉnh lũ thấp hơn đỉnh trung bình nhiều năm.

▫ Lũ vừa: đỉnh lũ đạt mức trung bình nhiều năm.

▫ Lũ lớn: đỉnh lũ cao hơn đỉnh trung bình nhiều năm.

▫ Lũ đặc biệt lớn: có đỉnh cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc.

▫ Lũ lịch sử là trận lũ có đỉnh cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều

tra khảo sát được bằng các nghiên cứu hồi tưởng, điều tra vết lũ lịch sử…

Lũ lớn nhiều khi gây vỡ đê, xói lở bờ sông, cuốn trôi cầu cống, nhà cửa gây ra thiệt

hại to lớn về người và của


160

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước
2. Lũ lụt

Mức độ ác liệt của lũ lụt gia tăng khi:

• Thay đổi điều kiện hình thành dòng chảy trên lưu vực theo hướng tăng cường dòng mặt
(như tăng tốc độ chảy truyền trên sườn dốc, giảm thấm, thu hẹp dung tích điều tiết tự
nhiên của các địa hình trũng) và tăng cường dòng vật chất cuốn theo.

• Xuất hiện các công trình thu hẹp mặt cắt hoạt động của dòng nước, giảm chiều rộng và
tăng độ sâu dòng nước.

• Xây dựng công trình làm giảm mật độ lưới sông, tăng độ dốc mặt nước (như nắn thẳng
dòng, cắt dòng ...).

• Dâng nước hạ lưu cản trở quá trình chảy xuôi dòng, như triều cường, bão...
161

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

3. Lũ quét

• Là một dạng lũ núi đặc biệt, xảy ra nhanh (bất ngờ), có sức công phá lớn.

• Thường lũ quét hình thành khi có lượng mưa lớn trong thời gian ngắn, trên các lưu

vực sông nhỏ, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, bắt nguồn từ núi cao, mật độ

sông suối dày, hệ số uốn khúc nhỏ, khu sinh lũ có độ dốc lớn và rất lớn, còn khu

chịu lũ có độ dốc nhỏ, điều kiện thoát lũ hạn chế, đường thoát lũ có thể phát sinh

cản trở.
162

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM


163

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước
4. Lũ bùn đá

• Lũ bùn đá là dòng chảy lũ có hàm lượng bùn cát từ 200- 1.200kg/m3, kể cả đá


tảng, tạo thành một khối chuyển dịch đặc sệt.

• Khối bùn cát chuyển theo lũ chiếm khoảng 30 - 50% thể tích chung. Thành phần
bùn đá gồm 25 - 60% hạt mịn, cát, còn lại là các hạt lớn
và đá tảng.

• Nguyên nhân là do sự ùn tắc gây nên bởi đá tảng hoặc đống đất đá tại những chỗ
địa hình kém thuận lợi, và sự phá vỡ ùn tắc khi tích luỹ bùn đá đủ lớn.

• Mức độ ùn lại và tính chất biến động của chuyển động cùng với độ bão hoà phù sa,
đất đá vừa là nét độc đáo nhất của lũ bùn đá, vừa là nguyên nhân chính gây ra sức
công phá mạnh của dòng bùn đá.
164

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước
5. Hạn hán

• Hạn hán là hiện tượng thiên tai liên quan tới nước nghiêm trọng không kém gì lũ lụt cả
về quy mô tác động và tổn thất..

• Hạn khí tượng là sự thiếu hụt nước trong cán cân mưa - bốc hơi, xảy ra trong thời kỳ
không mưa kéo dài và gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo.

• Các nhà khí hậu Việt Nam xác định một số chỉ tiêu hạn với các điều kiện mưa cụ thể như
sau: Đợt hạn là ít nhất 20 ngày liên tục lượng mưa không quá 10mm, trong đó ngày mưa
nhiều nhất không quá 5mm. Tuần hạn khi lượng mưa tuần không quá 5mm. Tháng hạn
khi lượng mưa tháng không quá 10mm đây chỉ là một dấu hiệu về sự thiếu
khả năng cấp nước trực tiếp cho lưu vực từ mưa, chứ chưa nói lên được mức độ thiếu
ẩm thực tế của nó
165

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

6. Ngập úng

• Ở các vùng trũng, khi mưa lớn, không tiêu thoát nước được sẽ gây ngập úng

• Ở đồng bằng sông Hồng, do địa hình bằng phẳng và thấp, được chia cắt bởi hệ thống sông

ngòi, kênh mương thủy lợi, mực nước về mùa lũ cao hơn đồng ruộng ngoài đê, nên khi mưa

lớn nội đồng khó tiêu thoát nước mưa ra sông

• Ở các thành phố, do hệ thống kênh mương không tiêu thoát kịp nước mua nên thường bị

ngập úng cục bộ khi co mưa cường độ cao gây ngập nghiêm trọng. Ví dụ: TPHCM

• Các thành phố ở ven biển cũng có thể bị ngập úng do thủy triều lên cao
166

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

7. Sạt lở

• Sạt lở, còn được gọi là chuyển động dốc hoặc chuyển động khối, là quá trình địa mạo mà

đát, cát, lớp đất mặt và đá di chuyển xuống dốc thường là một khối rắn, liên tục hoặc không

liên tục, chủ yếu dưới lực hấp dẫn, nhưng thường có đặc điểm của một dòng chảy như trong

các mảnh vụn chảy và dòng chảy bùn

• Nguyên nhân gây sạt lở ở Việt Nam, chủ yếu là do các hiện tượng thời tiết bất thường, trong

đó có mưa lớn kéo dài xảy ra ngày càng nhiều, cùng với các hoạt động nhân sinh như phá

rừng, khai khoáng, xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa…
167

PHẦN 4 – TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

Các dạng tai biến, rủi ro môi trường liên quan tới nước

7. Sạt lở

Đoạn sông Hậu nơi xảy ra 2 vụ sạt lở có chiều Sạt lở Quốc lộ 91 đoạn qua ấp
rộng khoảng 300m Bình Tân, xã Bình Mỹ (huyện
Châu Phú, An Giang)
168

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH


CÔNG TRÌNH THỦY
169

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY


Đập và hồ chứa nước

Đập Itaipu
170

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY


Đập và hồ chứa nước

Đập Sayano - Shushenskaya (Nga)


171

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY


Trạm bơm
172

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY

Cống
173

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY

Hệ thống dẫn, chuyển nước

Pont du Gard (Cầu Gard)


174

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY

Hệ thống dẫn, chuyển nước


175

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY


176

PHẦN 5 – CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY

Bờ bao thủy lợi

You might also like