You are on page 1of 33

Giới thiệu về khí

tượng thủy văn


TS. Lê Hoàng Tú
(tu.lehoang@hcmuaf.edu.vn)
Nội dung
• Khí tượng học
• Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến khí
hậu
• Thủy văn học
Khí tượng học
• Khí tượng (hay Khí tượng học, tiếng anh:
Meteorology, có nghĩa là “khoa học về các hiện
tượng khí quyển”) là khoa học nghiên cứu các
quá trình và các hiện tượng của khí quyển.
• Các yếu tố khí tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ,
khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa.
• Các hiện tượng khí tượng là những hiện tượng
thời tiết có thể quan trắc được và được làm sáng
tỏ hay giải thích bằng khoa học khí tượng, như
mưa, gió, sấm, chớp, dông, tố, bão, tuyết,..
Khí hậu
• Khí hậu (tiếng anh: climate) là tập hợp các
điều kiện khí quyển đặc trưng và yếu tố, hiện
tượng khí tượng trong khoảng thời gian dài ở
một vùng, miền xác định.
• Khí hậu học liên quan chặt chẽ với khí tượng
học. Sự hiểu biết các quy luật khí hậu học chỉ
có thể dựa trên cơ sở các quá trình khí quyển.
• Khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của
con người như: nông nghiệp, sự phân bố địa lý
của công nghiệp, giao thông đường bộ, đường
thuỷ, hàng không.
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
• Bức xạ nhiệt (vị trí địa lí).
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
• Bức xạ nhiệt (vị trí địa lí).
• Địa hình mặt đất, vị trí gần hay xa biển, bờ
Đông hay bờ Tây lục địa.
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
• Bức xạ nhiệt (vị trí địa lí).
• Địa hình mặt đất, vị trí gần hay xa biển, bờ
Đông hay bờ Tây lục địa.
• Thổ nhưỡng địa chất và lớp phủ thực vật.
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
Các yếu tố hình thành và ảnh
hưởng đến khí hậu
• Tuần hoàn nhiệt
• Tuần hoàn ẩm
• Hoàn lưu khí quyển
Phân vùng khí hậu trái đất
Phân vùng khí hậu trái đất
• Thời tiết (tiếng anh weather) là tập hợp các trạng thái của
các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời
điểm, một khoảng thời gian và trong một phạm vi không
gian.
Thời tiết • Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối
lưu.
• Khí hậu và thời tiết.
Các hiện tượng thời tiết
Nắng Mưa Tuyết Sấm sét

Lốc xoáy Sương mù Giông tố


Các hiện tượng
thời tiết

• Nắng (ánh sáng mặt trời-


Bức xạ mặt trời)
➢ Dòng vật chất và
năng lượng phát ra
từ mặt trời.
➢ Tập hợp của ánh
sáng hồng ngoại,
khả kiến và tia cực
tím.
➢ Ánh sáng mặt trời là
yếu tố chính trong
quang hợp.
Các hiện
tượng thời
tiết
• Mưa
Mưa là các giọt
nước lỏng ngưng tụ từ hơi
nước trong khí quyển rồi
trở nên đủ nặng để rơi
xuống đất dưới tác động
của trọng lực.
Các hiện tượng
thời tiết

• Tuyết
Tuyết bao gồm các
tinh thể băng riêng lẻ phát
triển trong khi lơ lửng trên
bầu khí quyển, thường ở
các đám mây và sau đó rơi
xuống, tích tụ trên mặt đất.
Các hiện
tượng thời tiết
• Sấm sét
Sét hay tia sét là hiện tượng
phóng điện trong khí quyển giữa các đám
mây và mặt đất hay giữa các đám mây
mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn
xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa
hay bão bụi (cát).
Các hiện tượng
thời tiết
• Lốc xoáy
Lốc xoáy hay vòi rồng là
hiện tượng một luồng không khí
xoáy tròn mở rộng ra từ một đám
mây dông xuống tới mặt đất.
Các hiện tượng
thời tiết
Các hiện tượng
thời tiết
• Giông tố
Dông là hiện
tượng khí tượng phức
hợp gồm chớp và kèm
theo sấm do đối lưu rất
mạnh trong khí quyển
gây ra.
Các hiện tượng thời
tiết

• Bão (Xoáy thuận nhiệt đới)


Xoáy thuận nhiệt đới là một
vùng gió xoáy, có đường kính rộng
tới hàng trăm km, hình thành trên
vùng biển nhiệt đới.
Thủy văn học
• Thuỷ văn (hay Thuỷ văn học, tiếng anh:
Hydrology có nghĩa là khoa học về nước) là
khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển
động và phân bố của nước (thể lỏng và thể
rắn) trong toàn bộ Trái đất.
• Thủy Văn học là một ngành Khoa học trái đất
có liên quan tới chu trình của nước. Có nghĩa
là nghiên cứu về sự trao đổi giữa khí quyển,
bề mặt trái đất và dưới lòng đất.
Thủy văn học
• Thủy văn học mang tới lợi ích rất lớn vì dựa
vào những nghiên cứu về thủy văn chúng ta có
thể hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta sống và
cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc
hơn về khoa học môi trường, chính sách và
hoạch định môi trường.
Các ngành của thủy văn học
• Hóa học thủy văn nghiên cứu các tính chất hóa học của
nước.
• Thủy văn sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa
sinh vật và vòng tuần hoàn nước.
• Địa lý thủy văn nghiên cứu sự hiện hữu và chuyển động của
nước trong các tầng ngậm nước.
• Tin học thủy văn là sự ứng dụng công nghệ thông tin vào
thủy văn học và các ứng dụng tài nguyên nước.
• Khí tượng học thủy văn nghiên cứu sự chuyển dịch nước và
năng lượng giữa mặt đất và bề mặt sông suối với khí quyển
thấp.
• Thủy văn đồng vị nghiên cứu các dấu hiệu đồng vị của nước.
• Thủy văn nước mặt nghiên cứu các tiến trình thủy văn xảy ra
ở hoặc gần bề mặt Trái Đất.
Các hiện tượng liên quan đến thủy văn
• Lũ
➢ Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian
nhất định, sau đó xuống.
Các hiện
tượng liên
quan đến thủy
văn
• Hạn
➢ Hạn là một hiện tượng
tự nhiên, tạo thành bởi
sự thiếu hụt nghiêm
trọng lượng mưa trong
thời gian kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm
trong không khí và hàm
lượng nước trong đất,
làm suy kiệt dòng chảy
sông suối, hạ thấp mực
nước ao hồ, mực nước
trong các tầng chứa
nước dưới đất
Các hiện tượng
liên quan đến
thủy văn

• Trượt lở đất
➢ Một hiện tượng địa
chất về sự chuyển
động của một phần
nền đất so với phần
khác theo một bề
mặt do sự mất cân
bằng về trọng lực
Các hiện
tượng liên • Triều cường
➢ Triều cường là hiện tượng nước biển, nước sông
quan đến lên xuống trong ngày.

thủy văn
Các hiện tượng liên quan đến thủy
văn
• Xâm nhập mặn
➢ Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong sông hay các tầng chứa nước ở ven
biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt.
Các hiện tượng liên quan đến
thủy văn
• Xâm ngập mặn
➢ Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước
ngọt trong sông hay các tầng chứa nước ở
ven biển bằng nước mặn do sự dịch
chuyển của khối nước mặn vào tầng nước
ngọt.
Tổ chức Khí
tượng thế giới

• Tổ chức Khí tượng thế giới


(World Meteorological
Organization - WMO)
• Một cơ quan chuyên nghiệp
thuộc Liên hợp quốc, được
thành lập để phối hợp, chuẩn
hoá và cải thiện những hoạt
động khí tượng trên thế giới và
khuyến khích trao đổi hữu hiệu
thông tin số liệu khí tượng
giữa các nước vì lợi ích khác
nhau của nhân loại.
Câu hỏi ôn tập

• Sự khác biệt giữa khí tượng,


khí hậu và thời tiết?
• Nêu ví dụ về các hiện tượng
khí tượng?
• Nếu ví dụ về các vùng khí hậu
trên trái đất?
• Nêu ví dụ về các hiện tượng
thủy văn?
• Mô tả và ví dụ về mối tương
tác qua lại giữa khí tượng và
thủy văn?

You might also like