You are on page 1of 8

BÀI 21: Biển và Đại Dương

3.Một số dạng vận động của nước biển và đại


dương
 -Để hiểu một cách đơn giản về hiện tượng này thì có
thể phân tích nghĩa của từ thủy triều. Thủy có nghĩa
là “nước. Triều có nghĩa là cường độ lên xuống. Vậy
thủy triều là hiện tượng nước dâng lên rồi rút xuống
trong một chu kỳ. 
-Nói về mặt khoa học thì Thủy triều là hiện tượng
nước biển, nước sông lên xuống theo một chu kỳ
phụ thuộc vào thiên văn. Nhờ vào lực hút của mặt
trăng và các thiên thể khác, vào một thời điểm nào
đó lên bề mặt trái đất, điều này tạo ra hiện tượng
thủy triều.
• Triều cường là gì?
Triều cường là giai đoạn trong 4 giai đoạn của thủy
triều. Triều cường hay còn gọi là chiều cao. Đây là
lúc mực nước dâng cao lên đỉnh điểm ở một điểm
bất kì trên bề mặt trái đất khi đang quay. Mực
nước chiếm vùng gian triều lên cao nhất vì có sự
tác động của lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời.
Đặc điểm của thủy triều
Thủy triều bao gồm có bốn giai đoạn sau:
• Giai đoạn triều dâng: Đây là lúc mặt nước dâng lên
cao hơn bình thường làm ngập vùng gian triều.
• Giai đoạn triều cao: Giai đoạn này hay còn gọi là
triều cường, là lúc mực nước dâng lên điểm cao
nhất.
• Giai đoạn triều xuống: Là lúc mực nước rút khỏi
vùng gian triều mà nó lấn lên. Hiện tượng này xảy ra
trong vài giờ và làm lộ ra vùng gian triều.
• Giai đoạn triều thấp: Là lúc mực nước hạ xuống
mức thấp nhất rồi cố định tại điểm đó.
• Phân loại thủy triều
• Thủy triều được chia làm hai loại cơ bản là nhật triều và bán nhật triều. Cụ thể là: 
• Nhật triều
• Nhật triều là chu kỳ thủy triều với một lần nước dâng lên và một lần nước hạ xuống.
Khoảng thời gian của chu kỳ này là 24 giờ 52 phút. Tại sao lại nói là chu kỳ 24 giờ 52
phút. Ví dụ là hôm nay tại điểm A thủy triều lên lúc 4h chiều, thì sang ngày hôm sau
thì thủy triều sẽ lên lúc 4h52 phút chiều. Thời gian chênh lệch giữa thủy triều hôm
trước với hôm sau là 52 phút. Nhật triều được chia làm hai loại là nhật triều đều và
nhật triều không đều. 
• Bán nhật triều
• Chu kỳ của bán Nhật Triều là vào khoảng 12 giờ 25 phút. Trong một ngày bán nhật
triều lên xuống 2 lần. Đặc biệt là những vùng nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo sẽ chịu
ảnh hưởng của loại thủy triều này. Bán nhật triều cũng được chia thành hai loại là bán
nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
• Ngoài nhật triều và bán nhật triều thì còn có một số loại thủy triều khác như: thủy triều
đại dương, thủy triều hồ, thủy triều khí quyển, thủy triều trái đất, thủy trường ngân hà.
• Nguyên nhân sinh ra thủy triều
• Để lý giải hiện tượng thủy triều thì các nhà khoa học
dựa vào lực hấp dẫn của mặt trăng và lực ly
tâm. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút từ
Mặt Trăng lên Trái Đất tại một đỉnh của ellipsoid nằm
trực diện đối với Mặt Trăng. Do là thủy quyển có hình
cầu dẹp, nên khi bị kéo cao lên ở hai miền sẽ tạo
thành hình elip. Một đỉnh của ellipsoid sẽ ở trực diện
với mặt trăng, lực hấp dẫn lớn nhất, phía này được gọi
là miền nước. Miền nước lớn thứ 2 sẽ đối diện với
miền nước lớn thứ nhất, điều này tạo ra vì do lực li
tâm của trái đất. 
• Thủy triều lớn nhất là khi mặt trăng và mặt trời nằm về
cùng phía so với trái đất. Còn mức triều nhỏ nhất là
phía đối diện lúc đó. 
Câu hỏi :
Đọc thông tin trong mục a, b và quan sát hình 2, em hãy trình bày hiện tượng sóng biển và hiện tượng thủy
triều (biểu hiện, nguyên nhân,...).
Trả lời:
Hiện tượng Sóng biển Thủy triều

Khái niệm Là hình thức dao động của nước biển theo Là hiện tượng dao động thường xuyên, có
chiều thẳng đứng. chu kỳ của các khối nước trong các biển và
đại dương.

Nguyên nhân Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Được hình thành chủ yếu do sức hút của
Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì Mặt Trăng và Mặt Trời.
sóng biển càng lớn.

Biểu hiện Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,… Triều cường, triều kém.

You might also like