You are on page 1of 3

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Thủy triều

Thủy triều là gì?

Thủy triều được dịch sang nghĩa thuần Việt với nghĩa là nước dâng cao hoặc rút
xuống. Chiết tự câu chữ như sau “thủy” có nghĩa là nước, “triều” là cường độ mực
nước thay đổi lên – xuống. Hiểu đơn giản hơn, thủy triều là hiện tượng nước biển
hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống theo một chu kỳ dựa vào thiên văn.

Nguyên nhân xuất hiện thủy triều

Thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Có
thể hiểu là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành
hình elip.

Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự một mình quay quanh nó một
vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về
Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:

- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần
nước xuống.

- Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần
thủy triều xuống.

Đặc điểm của thủy triều

Thủy triều được chia làm các giai đoạn khác nhau:

- Nước biển dâng nhanh trong vài giờ, làm ngập cả vùng biển. Hiện tượng này gọi
là ngập triều.

- Khi nước biển hạ thấp trong vài giờ, nước rút làm lộ ra vùng gian triều thì gọi là
triều rút.

Ứng dụng của thủy triều trong đời sống

Một số ứng dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau:

- Từ xa xưa, con người sống dựa sông dựa biển nên đã biết cách tính theo con
nước. Chu kỳ lên xuống của nó. Chính nhờ yếu tố tự nhiên mà con người tìm
được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,…
- Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo nguồn thuỷ hải sản phong
phú. Do đó hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc vườn điều kiện, thời gian kéo dài mỗi
chu kỳ thủy triều.

- Con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất
điện dựa vào triều cường. Góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như đánh bắt
hải sản. Tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.

- Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Vòi rồng
Lốc xoáy (vòi rồng) là gì?

Vòi rồng hay lốc xoáy là một cột khí xoáy dữ dội, hút từ bề mặt đất lên đám mây
vũ tích, tạo thành hình phễu hoặc hình xoáy lủng lẳng từ một đám mây trông
giống như cái vòi.

Quá trình hình thành của vòi rồng

Không khí nóng ẩm từ vịnh thổi vào gặp không khí lạnh, khô hình thành mây và
dông. Nếu điều kiện thuận lợi, luồng không khí được nâng lên đột ngột sẽ quay
xung quanh một miệng phễu trung tâm với tốc độ đôi khi hơn 160km/giờ. Vòi
rồng được hình thành khi đám mây hình phễu này chạm mặt đất.

Vòi rồng có thể xảy ra bất kì lúc nào khi không khí nóng và lạnh xung đột, ngay
cả trong đêm tối nhưng thường tập trung vào buổi chiều.

Mức tàn phá của lốc xoáy

Cấp độ của một trận lốc xoáy được xếp từ thang độ F0- F5 theo mức độ thiệt hại
mà nó gây ra.

- F0: Lốc xoáy có cường độ yếu, tốc độ gió khoảng 64 - 116km/h, chỉ gây thiệt hại
nhẹ như bẻ gãy cành cây, cần ăng-ten.

- F1: Lốc xoáy có cường độ trung bình, tốc độ gió khoảng 117 - 180km/h, có thể
giật tung mái nhà, bẻ gãy cột đèn đường, làm lật xe.

- F2: Lốc xoáy gây ra thiệt hại đáng kể, với tốc độ gió khoảng 181 - 253k/h, có thể
thổi bay các mái nhà, làm bật gốc các cây lớn, làm lật các toa chở hàng.
- F3: Lốc xoáy có cường độ mạnh và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, tốc độ
gió 254-332km/h, có thể làm lật mái nhà, gây đổ tường, nhấc xe ô tô lên khỏi mặt
đất, làm các cây to bật gốc.

- F4: Lốc xoáy với tốc độ gió 333 - 418km/h có sức mạnh hủy diệt, có thể phá hủy
các ngôi nhà có nền móng yếu, cuốn bay ô tô.

- F5: Lốc xoáy với tốc độ gió từ 419 - 512 km/h có sức hủy diệt không thể tưởng
tượng nổi, có thể thổi bay các ngôi nhà kiên cố, nhấc bổng và ném ô tô xa hàng
trăm mét, làm các cây cổ thụ bật gốc.

Những điều nên và không nên làm khi xuất hiện vòi rồng

Nên làm

- Cần chú ý theo dõi các thông tin cảnh báo và quan sát các dấu hiệu báo hiệu.

- Cần tìm chỗ nấp an toàn ở trong nhà, nếu ở bên ngoài cần tránh dưới vật nặng và
giữ nó thật chặt.

- Tìm những chỗ an toàn của các công trình kiên cố: tầng hầm, tầng trệt.

Không nên làm

- Không đứng trú hoặc đứng gần các cây to, cột điện hoặc nhà không vững chãi…
để tránh bị đè bẹp.

- Không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào và tường ngoài của căn nhà.

- Không đứng gần nóc nhà.

- Tuyệt đối không chạy cùng hướng với đường đi của vòi rồng.

You might also like