You are on page 1of 6

Tìm hiểu thông tin về bão

Nhóm 5
1. Khái niệm
Khái niệm về bão
Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng
khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời
tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không
khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,..
Khái niệm về mắt bão
Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức
phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình
yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao
quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy
thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.
2. Nguyên nhân hình thành
Sự hình thành của lốc xoáy
Phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định
hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy
không khí thành mắt bão.
Nguyên nhân chủ quan từ con người
Hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một
nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công
nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc
đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên
sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không
kém.
Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên
Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển
và sự hình thành của hơi nước.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu
xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên
mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều
hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.
3. Các loại bão
Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa
vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):
Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thấp nhiệt đới. Tên tiếng Anh là tropical
depression.

Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng Anh là ("tropical
cyclone" hoặc "tropical storm")

Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão tố với cuồng phong. Tên
tiếng Anh là (typhoon)

Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng Anh là
(super typhoon).

4. Các giai đoạn bão

Các giai đoạn bão (xoáy thuận nhiệt đới)


Xoáy thuận nhiệt đới hay bão nhiệt đới là các hệ thống bão (storm system) quay
nhanh đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông
xoắn ốc tạo ra mưa lớn.

Vùng áp thấp : có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt nhưng không thể xác định
được vị trí trung tâm

Áp thấp nhiệt đới: vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax < 34 kt

Bão tố nhiệt đới

Bão tố nhiệt đới dữ dội

Bão Đài phong :Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão"
(supertyphoon).

5. Tác hại

Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà
cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính
mạng của con người.
Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế
và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn
kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.

6. Một số cơn bão từng đổ bộ tại Việt Nam

Bão số 9 (bão Molave), tháng 10/2020

Bão số 9 (bão Molave) đổ bộ vào miền trung Việt Nam tháng 10/2020, với sức gió
giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại
Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm.

Bão số 9 và hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, úng ngập, sạt lở đất đã khiến 80 người chết
và mất tích. Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng.

Bão số 12 (bão Damrey), tháng 11/2017

Bão số 12 (bão Damrey) đổ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây Nguyên
Việt Nam, đầu tháng 11/2017. Bão đổ vào các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên với sức gió
cấp 11-12 giật cấp 13-14.

Cơn bão làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương; hơn

4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224ha lúa và 27.301ha hoa

màu bị thiệt hại.

Bão số 14 (bão Hải Yến), 2013

Bão Hải Yến là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới.
Cơn bão này đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết,
gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines.

Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp
17.
Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ
vào Hải Phòng-Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, 2 người mất tích, 93
người bị thương.

Bão Hải Yến cũng làm 149 nhà sập đổ, bị cuốn trôi và 4.567 nhà ngập nước; 3.828ha
lúa, 52.363ha hoa màu bị thiệt hại.

7. Cách phòng chống thiệt hại

Trước khi bão xảy ra

Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.

Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ
động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng
nước dâng.

Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để
dùng ít nhất 7 ngày.

Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình
mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn
sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại
bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào
trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát
nước, đường ống thoát nước.

Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Hãy chuẩn bị bằng
cách lập một kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu
vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị
trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bạn tách ra.
Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ
cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có trẻ
em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.

Trong khi xảy ra bão

Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm
đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Nên ở bên trong và ở trung tâm ngôi nhà hoặc tầng hầm.

Nếu bạn được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình bạn và di
chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.

Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn,

cứu hộ.

Sau khi xảy ra bão

Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.

Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì
thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.

Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển
cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay
cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

You might also like