You are on page 1of 8

ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN THƯỜNG XUYÊN LẦN II

I. Thông tin cơ bản và thông tin chi tiết


- Thông tin cơ bản thường là đề mục. Thông tin chi tiết giải thích,
làm rõ cho thông tin cơ bản
II. Cách sử dụng ngôn ngữ
- Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên thường sử dụng từ ngữ
thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học, thiên văn
học, khí tượng thủy văn, khí hậu,…)
-> căn cứ vào văn bản ( 2 từ trở lên )
VD: Mặt Trời, mặt Trăng, nhật thực, nguyệt thực, thiên văn,…
- Động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái ( che phủ, hoán đổi,
phun trào,…)
- Từ ngữ miêu tả trình tự ( đầu tiên, sau đó, lúc đó, kế tiếp, tiếp
theo…)
III. Cách trình bày thông tin
1. Theo trình tự thời gian
2. Theo quan hệ nhân quả
- Các từ như do vậy, nguyên nhân là,…
3. Theo mức độ quan trọng
VD ( Văn bản “ Bạn đã biết gì về sóng thần” SGK/35 )
Nguyên nhân gây ra sóng thần
Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn
do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ
thử hạt nhân dưới nước),… Thảm hoạ sóng thần chấn động ngày
26/12/2004 là hệ quả của một trận động đất xảy ra do va chạm
giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ-ma (Burma), sau khi mảng Bơ-ma
bất ngờ trôi lên, cao hơn mảng Ấn Độ. Đó là trận động đất cực
mạnh với 9 độ rích-te (richter), lớn nhất trong bốn thập niên kể từ
trận động đất Gút Phrai-đây (Good Friday) 9,2 độ rích-te tấn công
A-lát-xca vào năm 1964 và là trận lớn thứ tư kể từ năm 1900.
Trận động đất lớn đến mức lan sang tận Xô-ma-li-a (Somalia),
cách tâm chấn 4100 km. Tâm chấn động đất ở độ sâu 10 km, cách
tây Su-ma-tra (Sumatra) khoảng 160 km, nằm trong khu vực
“vành đai lửa châu Á – Thái Bình Dương”.

4. Theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí

- So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu
hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng

- Sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau: giống, tương tự như, cả


hai, tất cả, mỗi, cũng, theo cách tương tự,…

- Sử dụng một số từ ngữ chỉ sự khác nhau: khác với, nhưng, mặt
khác, trái lại, tuy nhiên,…

- Hoặc sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu

V. Cac kiểu đoạn văn: đặc điểm và chức năng

*Câu chủ đề là nội dung khái quát. Các câu sau gi ải thích, làm rõ
cho câu chủ đề

- Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn )

VD: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người g ần sen,
hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao
biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, lần nào cũng hay, cũng đẹp.
Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen
trong nhiều bài ca dao nõi chung, cũng nh ư câu “G ần bùn mà ch ẳng
hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung th ực l ẽ s ống cao
đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

-> Câu gạch dưới là câu chủ đề. Những câu sau giải thích cho câu
gạch dưới

- Đoạn văn quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn)

*Câu chủ đề thường sau các từ: Vì vậy, vì thế, tóm lại,…
VD:…và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của
người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu
“mưa dầm thấm lâu”…Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là
người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình.

-> Câu gạch dưới là câu chủ đề. Những câu trên gi ải thích cho câu
gạch dưới

- Đoạn văn song song (không có câu chủ đề )

VD: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

-> Không có câu chủ đề (đâu có câu nào giải thích cho câu nào đâu,
mỗi câu một ý mà)

- Đoạn văn phối hợp (câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn)

* Đoạn văn có mối liên hệ chặt chẽ

VD: Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản, sang trọng. Khi
trong nhà có khách, ông chủ bày cốm hạt dẻ mời trà. Còn con rể thì
dâng cốm hạt dẻ lễ bố mẹ vợ nhân ngày Tết thưởng trăng. Học trò
mang cốm trộn hạt dẻ biếu thầy cô. Tóm lại, cốm trộn hạt dẻ là một
thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.

-> Câu gạch dưới là câu chủ đề

VI. Một số hiện tượng tự nhiên

1. Núi lửa
Núi lửa gây hại đến tự nhiên và con người. Hiện tượng phun trào
macma lên trên bề mặt Trái Đất được gọi là núi lửa. Nơi vỏ Trái Đ ất
bị đứt gãy, các dòng măcma từ trong lòng Trái Đất theo các khe
nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt trên lục địa và đại dương
tạo thành núi lửa. Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết
nằm dưới đại dương. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động
nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương. Năm 1815, núi lửa
Tambora đã thức giấc và phun trào những cột khói bụi mạnh nhất
trên thế giới. Các nhà sử học coi đây là vụ phun trào núi lửa có tác
động trực tiếp nguy hiểm nhất được biết đến trong lịch sử nhân loại
bởi đã gây thiệt hại to lớn cả vật chất lẫn tinh thần cho con ng ười.
Như vậy, núi lửa có rất nhiều tác hại với đời sống và sản xuất con
người và thiên nhiên, cụ thể như thiệt hại về sinh vật sống, phủ lấp,
làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi,… cũng như các tài
sản khác do con người tạo ra. Ngoài ra còn gây cháy rừng, làm biến
đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị
ảnh hưởng, số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun
trào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp của con người và động vật,
làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,…Chính vì những hậu
quả nghiêm trọng núi lửa gây ra cho đời sống sinh hoạt và kinh t ế
của con người mà chúng ta cần có những biện pháp phòng chống
trước và trong khi núi lửa xảy ra như tạo một bộ đồ tiếp liệu trong
trường hợp khẩn cấp, bao gồm các vật dụng như thức ăn không bị
hỏng, nước và đèn pin,… và tuân theo lệnh sơ tán của các cơ quan
có thẩm quyền và sơ tán ngay lập tức khỏi khu vực núi lửa để tránh
mảnh vụn bay, khí nóng, nổ bên và dòng dung nham,…

2. Động đất

Động đất gây hại đến tự nhiên và con người. Hiện tượng lớp vỏ Trái
Đất bị rung chuyển đột ngột với nhiều cường độ khác nhau và diễn
ra trong thời gian ngắn được gọi là động đất. Động đất được hình
thành do hoạt động của núi lửa, do sự dịch chuyển của các m ảng
kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất. Những trận động đất lớn
thường xảy ra ở các khu vực ranh giới các mảng lục địa như mảng
Âu Á, mảng Ấn Độ. Năm 2023 đã chứng kiến thảm họa động đất ở
Thổ Nhĩ Kỳ-trận động đất ở Syria. Cho đến nay, ít nhất 5.021
người/ khoảng hơn 5000 người đã thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và
Syria do động đất. Trận động đất xảy ra ở khu vực đông dân c ư.
Chưa kể nó diễn ra vào lúc 4h17 sáng (giờ địa phương), điều này
đồng nghĩa với việc những người dân đang ngủ sẽ dễ bị mắc kẹt và
không kịp thoát ra ngoài khi ngôi nhà của họ sụp đổ. Như v ậy, đ ộng
đất có rất nhiều tác hại với đời sống và sản xuất con người và thiên
nhiên, cụ thể như động đất có thể gây ra đất lở, sóng thần, hỏa
hoạn…Các công trình xây dựng bị phá huỷ, dẫn tới thiệt hại nhiều về
người và tài sản, theo sau động đất còn có các dư chấn có thể tiếp
tục ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân. Chính vì những hậu
quả nghiêm trọng động đất gây ra cho đời sống sinh hoạt và kinh t ế
của con người mà chúng ta cần có những biện pháp phòng chống
trước và trong khi động đất xảy ra như nâng cao sức chống chịu cho
ngôi nhà, dự trữ nước và thực phẩm, có các trạm đo rung chấn để
dự báo trước động đất và tiến hành sơ tán người dân,…

3. Lũ lụt

Lũ lụt gây hại đến tự nhiên và con người. Hiện tượng ngập lụt, nước
chảy xiết với tốc độ cao, mang tính chất bất ngờ, có khả năng cu ốn
trôi nhà cửa, vật nuôi, tài sản, cây cối, thậm chí đe dọa tính m ạng
con người được gọi là lũ lụt. Lũ lụt xảy ra chủ yếu ở vùng có địa hình
đồi núi cao và dốc. (Những cơn mưa lớn, lượng mưa nhiều kéo dài
trút xuống các khu vực đồi núi, địa hình dốc sẽ gây ra tình tr ạng lũ
lụt). Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban
đêm, trong các tháng đầu mùa lũ (tháng sáu, bảy ở Bắc Bộ, Tây
Nguyên, tháng chín, mười ở Trung Bộ). Nước ta lũ quét thường xảy
ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh,
dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa
lớn đổ xuống. Do tác động của con người như chặt phá rừng, san đồi
xẻ đất, gây sói mòn đất, lũ lụt, sạt lở vào mùa mưa. Ngoài ra do các
tác động của con người gây ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh
thái làm trái đất nóng lên, băng tan,… cũng là một trong nh ững
nguyên nhân gây ra lũ lụt. Những thiệt hại do lũ lụt gây ra r ất l ớn,
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái
Đất như gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước để ăn, uống
bị nhiễm bẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra bệnh
tật, thiệt hại về hoa màu, cây trồng, ngập úng gây ra tình trạng
thiếu lương thực. Nhiều người dân lâm vào cảnh trắng tay sau trận
lũ lụt, thiệt hại về tính mạng con người. Những trận lũ lụt, sạt lở đã
gây ra thiệt hại về tính mạng con người. Con số không chỉ dừng lại ở
hàng chục người mất tích, thương vong. Chính vì những hậu quả
nghiêm trọng lũ lụt gây ra cho đời sống sinh hoạt và kinh t ế c ủa con
người mà chúng ta cần có những biện pháp phòng chống trước và
trong khi lũ lụt xảy ra như thường xuyên theo dõi thông tin cảnh
báo bão, gia cố, chằng chống nhà cửa, xác định vị trí an toàn để trú
ẩn, dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật
dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày, đề phòng tai nạn do đổ
nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật ,…thông tin
kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu
hộ,…

4. Bão cát

- Bão cát gây hại đến tự nhiên và con người

- Bão cát hay bão bụi là một hiện tượng khí tượng phổ biến ở các
vùng khô hạn hoặc bán khô hạn

- Bão cát thường xuất hiện ở các hoang mạc khu vực Bắc Phi và bán
đảo Arab

- Các hạt bụi mịn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như hen
suyễn, bệnh tim mạch, đồng thời phát tán virus, vi khuẩn, thuốc tr ừ
sâu và các chất độc hại khác. Các hạt bụi với đường kính nh ỏ h ơn 10
micromet thường có thể mắc kẹt trong mũi, miệng, cũng như đường
hô hấp trên, và được cho là có liên quan đến các bệnh hô h ấp nh ư
hen suyễn và viêm phổi.
- Chính vì những hậu quả nghiêm trọng lũ lụt gây ra cho đời sống
sinh hoạt và kinh tế của con người mà chúng ta cần có những biện
pháp phòng chống trước và trong khi bão cát như theo dõi thông
tin cảnh báo bão, dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc
men, thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi
cần cứu nạn, cứu hộ,…

5. Băng tan

- Băng tan gây hại đến tự nhiên và con người

- Hiện tượng tan băng ở hai cực Trái đất không chỉ làm mực n ước
biển dâng lên mà còn khiến bề mặt của Trái đất bị biến đổi, trang
Science Alert dẫn một nghiên cứu mới đây cho biết. Khi lớp băng tại
các vùng Greenland, Nam cực và Bắc cực tan ra cũng là lúc lớp vỏ
Trái đất bị trồi lên và lan rộng.

- Một khi lượng băng bị sụt giảm sẽ khiến các cơn bão dễ hình thành
và sóng biển càng lớn hơn. Thiên tai như lũ lụt, hạn hán càng tr ở
nên nghiêm trọng với tần suất dày đặc hơn. Đồng thời, nước ngọt sẽ
dần cạn kiệt vì các lục địa băng lưu trữ 3/4 lượng nước trên Trái
Đất.

- Các sông băng có nhiệm vụ cân bằng nhiệt độ Trái Đất, duy trì h ệ
sinh thái

-> Băng tan khiến cho môi trường sống của nhiều loài động vật bị đe
dọa ( VD: gấu Bắc cực, chim cánh cụt,…)

- Tình trạng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến
hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp và thiệt hại về kinh tế cho
người dân

- Chính vì những hậu quả nghiêm trọng lũ lụt gây ra cho đời sống
sinh hoạt và kinh tế của con người mà chúng ta cần có những biện
pháp phòng chống trước và trong khi băng tan như giảm thiểu các
hoạt động công nghiệp thải ra môi trường quá nhiều khí thải, các
nhà máy cũng phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường,
không chặt phá rừng bừa bãi gây biến đổi khí hậu toàn cầu,…

You might also like