You are on page 1of 21

Chương 2: Môi Trường

I. Môi Trường Địa Lí


1. Khái niệm
- Môi trường được hiểu là toàn bộ các yếu tố của hoàn cảnh xung quanh, tạo
nên điều kiện tồn tại và phát triển của một chủ thế nào đó.
o Trong đó
 Hoàn Cảnh Xung Quanh: là các yếu tố như không khí, khí hậu.
nước, đất, sinh vật và các yếu tố xã hội như các quy định xã
hội, quyền lực, kinh tế.
 Chủ thể: được hiểu như một cá nhân, một loài, cộng đồng, hệ
thống sinh thái, xã hội, quốc gia, hành tinh.
- Các nhà Địa Lí trên thế giới đều coi việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa
xã hội loài người và tự nhiên là một nhiệm vụ cơ bản của Địa Lí Học.
- Môi Trường là vấn đề mà nhiều ngành khoa học nghiên cứu nhưng trong đó
Địa Lý là đi đầu tiên.
Các khái niệm về môi trường Địa Lí của thời xưa
- Trong bách khoa toàn thư địa lý xô viết theo X.V. Kalexmic: “Môi trường
Địa Lí là bộ phận của không gian Trái Đất, mà xã hội loài người ở một thời
kì nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó, có nghĩa là môi trường
Địa Lí có liên quan mật thiết nhất với đời sống và hoạt động sản xuất.”

o Nghĩa là môi trường địa lí là một bộ phận của không gian trái đất mà
loài người ở trong một giai đoạn lịch sử nhất định tác động qua lại
với môi trường và ảnh hưởng đến cả 2 như thế nào chẳng hạn như
các việc như nông nghiệp, khai thác tài nguyên hoặc các hoạt động
xây dựng và phát triển đô thị, nhà máy thải khói ra ảnh hưởng đến
môi trường như thế nào.
o Môi trường địa lí có mối quan mật thiết nhất với đời sống con người
có nghĩa là môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng
ngày và các hoạt động sản xuất của con người ví dụ như khí hậu ở
khu vực sapa thì phát triển được loại cây nào ở đà lạt thì trông được
dâu tây bla bla.
- Thời Hiện Đại
o Môi trường tự nhiên: là bộ phận hợp thành của môi trường sống và
sản xuất của loài người, là bộ phận của môi trường xung quanh. Môi
trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên sống
và không sống bao quanh con người, các đối tượng không chịu ảnh
hưởng của hoạt động con người, những đối tượng đã chịu biến đổi
nhân tác ở những mức độ khác nhau, nhưng phần nào hay hoàn toàn
còn giữ được khả năng tự phát triển (ví dụ, các khu rừng bị chặt, đất
bỏ hóa chất, các quần thể muông thú bị tiêu diệt một phần,…) Một số
yếu tố của môi trường nhân tạo (môi trường kỹ thuật theo thời gian
cũng có thể trở thành bộ phận của môi trường tự nhiên, mà sự phát
triển tiếp tục của chúng có thể được thực hiện nếu không có sự can
thiệp của con người (ví dụ, các kênh đào và các công viên bị bỏ
hoang, các moong khai thác sẽ mọc rêu và cỏ rất nhiều).
 Giải Thích:
Môi trường tự nhiên là một phần quan trọng trong không gian
mà con người sống và làm việc. Nó bao gồm tất cả những gì tự
nhiên tạo ra, từ những sinh vật đang sống đến những yếu tố vô
hình như khí hậu. Những thành phần này có hoặc không chịu sự
tác động của con người, hoặc đã bị con người thay đổi ở mức
độ nhất định nào đó nhưng vẫn còn khả năng phục hồi và phát
triển một cách tự nhiên.
Ví dụ,
 một khu rừng đã bị chặt hạ > mọc lại cây bth
 một khu vực đã bị ô nhiễm hóa chất > dần dần được lọc
nếu không có sự tác động của con người như vứt rác
xuống
 một số loài động vật bị giảm số lượng do săn bắn > khi
con người không săn bán chúng thì chúng sẽ sinh sản và
trở lại số lượng như ban đầu.

Thú vị hơn, một số thành phần của môi trường do con người tạo
ra (môi trường kỹ thuật), như các kênh đào và công viên không
được chăm sóc, hoặc những mỏ khai thác đã ngừng hoạt động,
dần dần trở thành một phần của môi trường tự nhiên. Điều này
xảy ra khi chúng bị bỏ rơi và tự phục hồi, phát triển mà không
cần sự can thiệp của con người (hòa một thể với môi trường
như mọc cỏ).
o Môi Trường Địa Lí: là không gian của Trái Đất bao quanh xã hội
loài người, là một bộ phận của lớp vỏ địa lí được con người khai thác
ở mức độ nào đó và được cuốn hút vào sản xuất xã hội. Môi trường
địa lí là một sự kết hợp phức tạp về mặt cấu trúc và về mặt không gian
giữa các thành phần tự nhiên và các thành phần nhân tác, tạo nên cơ
sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người. Cùng với việc mở rộng
phạm vi hoạt động của con người trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất, môi trường địa lí bao quát bộ phận ngày càng lớn của lớp vỏ
địa lí và trong tương lai sẽ không khác biệt gì về môi trường địa lý và
toàn bộ bề mặt đất.

Phân Tích chuyên sâu: không phải trong giáo trình mà đây là
những gì mà t đúc kết được và phân tích.

Nghiên cứu ở đâu: toàn bộ bề mặt đất, không gian mà con người đang sinh sống.
Sản xuất ra cái gì (Chức Năng):
- Môi trường địa lí là không gian sống cho con người, là không gian để xã hội
tồn tại và phát triển.
- Cung cấp tài nguyên nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cần thiết cho hoạt
động sống và sản xuất của con người. (đất đai, nước, không khí, dầu mỏ, khí
đốt, năng lượng mặt trời, gió, khoáng sản, cây cỏ, động vật)
- Là nơi chứa các chất phế thải, các năng lượng dư thừa do con người thải ra
trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.
- Duy trì và cân bằng hệ sinh thái hỗ trợ cho sự sống của con người và sinh
vật.
- Tạo cơ sở cho nền văn hóa và phát triển kinh tế (du lịch): cụ thể như các
hang động, núi, sông, hồ, rừng > tạo cơ sở hình thành con người thời kỳ
trước đặt nền móng cho nền văn hóa và sau này thì phát triển du lịch phát
triển kinh tế. Ngoài ra vị trí địa lý mà con người sinh sống cũng tạo điều
kiện để phát triển kinh tế như ở gần biển thì phát triển kinh tế ngư nghiệp, ở
rừng thì phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. ngoại thương, nội thương.
- Phát triển giáo dục: môi trường như thế tạo điều kiện cho các nhà địa lí học
nghiên cứu và truyền đạt lại kiến thức này cho nhân loại đặc biệt là các em
học sinh thích nghiên cứu và khám phá thế giới.
Sản xuất bằng cách nào (Quá trình hình thành): rất phức tạp từ khi trái đất xuất
hiện và trải qua nhiều quá trình thì có được môi trường như ngày hôm nay với các
yếu tố như xuất hiện sinh vật, hình thành vỏ trái đất và đại dương, khí hậu, thiên
thạch v.v
Cấu trúc:
Môi trường là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và thành phần khác
nhau. Cấu trúc của môi trường thường được chia thành ba phần chính:
1. Môi trường vật lý: Đây là các yếu tố địa chất (như đất, đá, nước) và khí
hậu (như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, gió). Môi trường vật lý cũng bao gồm
các hệ thống thủy văn và thời tiết, các hệ thống sinh thái như rừng, sa mạc, đại
dương, và cả các thành phần do con người tạo ra như các công trình kiến trúc và cơ
sở hạ tầng.
2. Môi trường sinh học: là môi trường của các sinh vật sống, từ vi sinh vật
nhỏ nhất cho đến loài người, thực vật, và động vật. Môi trường sinh học liên quan
đến sự tương tác giữa các sinh vật với các loài sinh vật và sinh vật và môi trường.
3. Môi trường xã hội: Đây là môi trường do con người tạo ra, bao gồm văn
hóa, kinh tế, chính trị, và xã hội. Môi trường xã hội liên quan đến cách chúng ta tổ
chức và quản lý cộng đồng, kinh tế, và quyền lực.
Mỗi thành phần này tương tác với nhau theo cách riêng biệt và tạo ra những môi
trường duy nhất mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Hướng phát triển:
Hướng phát triển của môi trường chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động của con
người, cùng với các thay đổi tự nhiên trong hệ thống Trái Đất. Dưới đây là một số
xu hướng chính mà các nhà môi trường học và những người quan tâm đến môi
trường đang theo dõi:
1. Biến đổi khí hậu: Một trong những thách thức lớn nhất mà môi trường
đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu do tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động
của con người. Điều này đang gây ra nhiều thay đổi trong môi trường, bao gồm
tăng nhiệt độ toàn cầu, thay đổi các mô hình thời tiết, và mức biển dâng.

2. Giảm đa dạng sinh học: Mất mát các loài và môi trường sống đang làm
giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu, điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho hệ thống sinh thái và sự cân bằng của môi trường. Vậy nên buộc phải đưa ra
những biện pháp phù hợp để phát triển môi trường một cách tích cực chứ không
giảm
3. Ô nhiễm và sự suy giảm nguồn tài nguyên: Ô nhiễm không khí, nước
và đất, cùng với sự suy giảm nguồn tài nguyên như nước sạch, đất canh tác và các
nguồn tài nguyên khoáng sản, đều là những vấn đề lớn đối với môi trường.
4. Phát triển bền vững: Có một xu hướng toàn cầu hướng tới phát triển bền
vững, bao gồm việc giảm lượng khí thải, tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn, và bảo
vệ nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học.
5. Công nghệ xanh: Công nghệ xanh và giải pháp dựa trên thiên nhiên đang
trở nên phổ biến hơn để giải quyết các vấn đề môi trường, từ việc sử dụng năng
lượng tái tạo đến phát triển các phương pháp quản lý rác thải hiệu quả hơn.
Tại sao ở chỗ đó: ở toàn cầu bởi vì môi trường địa lí đều được kết nối với nhau
thông qua một hệ thống phức tạp như.
- Hệ thống khí hậu toàn cầu: thời tiết và khí hậu tại một khu vực cụ thể có
thể ảnh hưởng đến một khu vực khác trên thế giới chẳng hạn như nóng lên
toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, El nino, Elnina, sa mạc Sahara mang khí hậu
nóng, khô sang các khu vực khác vào mùa hè.
- Dòng chảy của nước và không khí: các dòng chảy và không khí mang các
chất này từ nơi này sang nơi khác trên trái đất và chúng liên kết với nhau
nên môi trường có phạm vi trên toàn trái đất cũng có một phần từ vấn đề
này.
- Khí Quyển: đã giữ cho oxi và các chất khác thuận lợi cho các sinh vật và
môi trường tồn tại và phát triển.
- Vì môi trường có ở toàn cầu nên ta cần phải áp dụng môi trường vào toàn
cầu và xem xét tác động của hành động của chúng ta đến địa phương và
quốc tế như thế nào
Tác động của môi trường đến sự phát triển kinh tế - xã hội: Môi
trường không chỉ là nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, mà còn ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển xã hội.

1. Nguyên liệu và năng lượng: Môi trường cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành
công nghiệp, từ nông nghiệp, chăn nuôi, khai khoáng đến năng lượng.
- Sự phát triển của các ngành trên đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn
có từ môi trường
- Các ngành này còn tác động đến môi trường thông qua việc sử dụng và tiêu
thụ các nguồn tài nguyên này cụ thể như sau:
 Nông nghiệp: sử dụng đất và nước làm nguyên liệu chính ngoài ra còn sử
dụng các yếu tố phụ như phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất có thể dẫn đến
ô nhiễm nguồn nước và đất > ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và
động vật.
 Chăn Nuôi: Trong qúa trình chăn nuôi gia súc như bò, gà, cừu những loài
động vật này thải ra phân làm tăng lượng lớn khí metan một loại khí làm
tăng hiệu ứng nhà kính.
 Khai Khoáng: Việc khai thác khoáng sản như than đá, dầu mỏ, và quặng
kim loại đã gây ra các động môi trường nghiêm trọng như:
- Suy giảm chất lượng đất
- Ô nhiễm nước và không khí
- Suy giảm đa dạng sinh học.
 Một ví dụ đặc biệt là việc khai thác than đá đã đặt ra các
vấn đề về quản lý chất thải và sự suy giảm chất lượng
môi trường trong quá trình khai thác. Và khi đốt than đã
xuất hiện vấn đề ô nhiễm môi trường,
 Năng Lượng: Việc sản xuất và sử dụng năng lượng cũng có thể gây ra
tác động môi trường như:
- Hiệu ứng nhà kính việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất
năng lượng tạo ra lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Chất thải phóng xạ: việc xây dựng và vận hành các nhà máy
năng lượng nguyên tử có thể tạo ra chất thải phóng xạ.

 Cách khắc phục: sử dụng các nguồn năng lượng tự


nhiên như gió, mặt trời, và nước có thể giảm thiểu tác
động môi trường.
2. Địa điểm và giao thông vận tải: Địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến vị trí của các
trung tâm sản xuất và tiêu thụ, cũng như mạng lưới giao thông vận tải. Điều này
tác động trực tiếp đến cơ cấu kinh tế và phát triển của các khu vực khác nhau
như.
- Địa điểm sản xuất và tiêu thụ: Các khu vực xuất hiện các nguồn tài
nguyên tự nhiên như dầu mỏ, than đá, v.v. thường trở thành trung tâm
của ngành công nghiệp khai khoáng. Tương tự, khu vực có đất đai màu
mỡ và khí hậu thuận lợi, nguồn nước phong phú thường thuận lợi cho
ngành nông nghiệp phát triển mạnh. Thành phố được xây dựng gần
nguồn nước hay các cảng biển để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa
giao thông, kinh tế biển.

- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng cũng
phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên. Ví dụ,
o các con sông lớn được được sử dụng như các tuyến vận tải đường
thủy
o các ngọn núi, dãy núi sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng xây dựng
các tuyến đường giao thông và việc đi lại của người dân => hiểm
trở và khó khăn. Nhưng ngày nay nhờ có sự hiện đại của khoa học
công nghệ mà ta đã đào được những đường hầm xuyên núi =>
thuận lợi cho phát triển kinh tế vì muốn phát triển bền vững giao
thông phải thuận lợi.
o các vùng đồng bằng thường thuận lợi cho việc xây dựng đường
bộ và đường sắt, cũng như sân bay.

- Các yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ cấu kinh tế và phát triển của các
khu vực khác nhau. Ví dụ, một khu vực có nguồn dầu mỏ phong phú có
thể trở thành trung tâm cho ngành công nghiệp dầu mỏ, thu hút đầu tư và
tạo ra việc làm. Tuy nhiên, nếu nguồn dầu mỏ cạn kiệt hoặc giá dầu
giảm, khu vực đó có thể gặp khó khăn kinh tế. Tương tự, một thành phố
nằm gần cảng biển có thể trở thành trung tâm thương mại, nhưng nếu
cảng bị phá hủy bởi một thảm họa tự nhiên như một cơn bão hoặc động
đất, cả kinh tế của thành phố có thể chịu tác động nặng nề.

 Do đó, việc quản lý và lên kế hoạch cho phát triển kinh tế


- xã hội đòi hỏi sự hiểu biết về cách mà môi trường tự
nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội.
3. Biến đổi khí hậu và thiên tai: Những biến đổi về môi trường như biến đổi khí
hậu có thể gây ra thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội. Điều này
không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và
cuộc sống của con người, đồng thời tạo ra những thách thức mới cho việc quản lý
và các chính sách.

4. giá trị sinh học và sự phát triển bền vững: Môi trường cũng cung cấp các "giá
trị sinh học" - những lợi ích mà con người nhận được từ sinh học, từ việc làm sạch
không khí và nước, cung cấp thực phẩm và năng lượng, đến việc tạo ra không gian
sống và giải trí. Sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ
và quản lý những giá trị này một cách hiệu quả.

Như vậy, môi trường tự nhiên không chỉ tạo ra cơ hội, mà còn tạo ra những rủi ro
và thách thức cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ này thì chính
chúng ta đã có một chiếc chìa khóa để tạo ra một tương lai một xã hội, một nền
kinh tế phát triển bền vững.

Con người tác động đến môi trường như thế nào:
Hoạt động của con người đã và đang tiếp tục tác động mạnh mẽ đến môi trường
trong nhiều cách khác nhau:

1. Khí thải: Các hoạt động như đốt nguyên nhiên liệu, sản xuất công nghiệp, sử
dụng các phương tiện giao thông và các hoạt động làm tăng hiệu ứng nhà kính
khác => các hoạt động này đều thải ra một lượng lớn khí Carbon Dioxide làm tăng
hiệu ứng nhà kính. Gió phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu dẫn đến biến đổi khí hậu.

2. Ô nhiễm môi trường: trong quá trình sinh hoạt của con người đã có những tác
động tích cực đến môi trường nhưng cũng có một số tác động tiêu cực như:
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí từ các nguồn như khí thải từ hoạt
động sản xuất công nghiệp, giao thông và việc đôt các nguồn nguyên nhiên
liệu làm ô nhiễm nguồn không khí việc ô nhiệm này đem lại các tác động
tiêu cực như
o sức khỏe con người bị đe dọa và sẽ dễ mắc các bệnh như bệnh phổi,
tim mạch và ung thư.
o Các hậu quả kinh tế như chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất
lao động.
o Thủng tầng Ozon, hiệu ứng nhà kính, góp phần làm ô nhiễm môi
trường.

- Ô nhiễm nước: Chất thải từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác
khoáng sản có thể làm ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm đa dạng sinh học
trong hệ sinh thái sông và biển, nước ngọt và nước mặn. Ngoài ra về kinh tế
- xã hội thì còn làm giảm chất lượng nguồn nước thứ mà rất cần thết trong
sinh hoạt hàng ngày và sản xuất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
cuộc sống của cộng đồng.

- Ô nhiễm đất: Rác thải từ công nghiệp và rác thải của các hộ gia đình, cũng
như chất thải từ nông nghiệp, có thể gây ô nhiễm cho đất, làm giảm khả
năng sinh trưởng của cây cối và ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Ô
nhiễm đất cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu chúng ta tiếp xúc
với hoặc ăn thực phẩm được trồng từ mảnh đất đã bị ô nhiễm.

- Cách khắc phục: Đối mặt với những thách thức này, chúng ta cần áp dụng
các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả, như giảm lượng chất thải, tái chế
và tái sử dụng vật liệu, và tạo ra các chính sách để khuyến khích hành vi
thân thiện với môi trường. Chúng ta cũng cần nghiên cứu và phát triển các
công nghệ mới để giảm bớt tác động của chúng ta đối với môi trường.

3. Khai thác tài nguyên: Con người sử dụng tài nguyên tự nhiên như nước, đất,
khoáng sản và sinh vật sống cho nhiều mục đích khác nhau, từ sản xuất đến tiêu
dùng. Tuy nhiên, việc khai thác mà không kiểm soát có thể gây ra các vấn đề như
suy thoái môi trường, suy thoái đa dạng sinh học và suy giảm chất lượng cuộc
sống.

4. Suy thoái đất: Hoạt động nông nghiệp, xây dựng đô thị và các hoạt động khác
đã thay đổi đáng kể bề mặt đất. Điều này đã làm mất đi nhiều môi trường tự nhiên,
từ rừng nhiệt đới đến đồng cỏ và đất ngập nước. mất khả năng sản xuất thực phẩm,
làm tăng nguy cơ thiên thai như hạn hán, lũ lụt.
=> Vì vậy, để giảm bớt những tác động tiêu cực này, chúng ta cần áp dụng các
phương pháp quản lý đất bền vững, bao gồm việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh
thái tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, và quy hoạch đô
thị một cách thông minh và bền vững.

5. Thay đổi hệ sinh thái: Khi con người đang chặt phá rừng để làm đất trồng trọt
hoặc các vấn đề liên quan khác thì chúng ta đang tiêu diệt đi hàng ngàn loài động
vật vì đã phá hủy môi trường sống của chúng. Việc này đã làm giảm đa dạng sinh
học, làm giảm khả năng khôi phục của hệ sinh thái, mất đi kiến thức sinh học về
các loài mới và tiềm năng sử dụng chúng trong y học, nông nghiệp, công nghiệp
sau này.
Khi con người mang các loài mới vào các khu vực mà chúng không tồn tại
trước đây, có thể tạo ra những "loài xâm lược". Các loài xâm lược có thể cạnh
tranh với các loài bản địa về thức ăn và nơi trú ngụ, dẫn đến suy giảm hoặc tuyệt
chủng của các loài bản địa.
Tất cả những tác động này đều cần được quản lý và kiểm soát một cách cẩn thận
để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Bằng phương pháp đó mà lại không phải ở chỗ khác: X
Bằng phương pháp khác: X
Phương pháp quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là một quy trình phức tạp và yêu cầu sự kết hợp của nhiều
phương pháp và chiến lược khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp quan
trọng:
1. Luật Pháp và Quy Định: Các cơ quan chính phủ và các tổ chức chính phủ hay
các hiệp hội lớn mang tính toàn cầu nên đề ra các bộ luật và quy định hợp lí để có
thể sử dụng, bảo vệ, cải tạo môi trường một cách hợp lí và nghiêm trị nếu làm sai.

2. Giáo dục và nhận thức: Việc tăng cường nhận thức và những kiến thức về môi
trường trong cộng đồng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về những hành động
của họ tác động đến môi trường thì nó sẽ có những tích cực và hạn chế nào. Từ đó
dần dần thay đổi hành động và nhận thức của họ đối với môi trường

3. Kỹ thuật và công nghệ: Việc sử dụng công nghệ có thể làm giảm thiểu các tác
động đến môi trường. Ví dụ, công nghệ xử lý chất thải có thể giúp giảm lượng chất
thải độc hại thải ra môi trường, trong khi công nghệ năng lượng tái tạo có thể giúp
giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm.

4. Hợp tác quốc tế: Nhiều vấn đề về môi trường, như biến đổi khí hậu và suy
giảm đa dạng sinh học, là vấn đề toàn cầu hiện nay và để giải quyết các vấn đề này
yêu cầu sự hợp tác giữa các quốc gia đồng thời thành lập các Tổ chức quóc tế và
Các hiệp định quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được kí kết vào
năm 2015 về biến đổi khí hậu là một phần quan trọng của quản lý môi trường.

Những phương pháp trên không được thực hiện riêng lẻ mà phải được thực hiện
cùng nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Với sự phát triển của công nghệ và nhận
thức môi trường, chúng ta cần không ngừng nâng cấp và điều chỉnh các phương
pháp quản lý môi trường để đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ hành tinh của
chúng ta.

Theo giáo trình


1.3 Vai trò của môi trường địa lí đối với sự phát triển của xã hội loài người
1.3.1 Môi trường địa lý là cơ sở vật chất của sự tồn tại của xã hội loài người
- Môi trường địa lý là môi trường mà trong đó loài người sống, lao động, xây
dựng và phát triển xã hội.
- Môi trường cung cấp những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất của
chúng ta.
- Con người không thể sống thiếu môi trường địa lý chẳng hạn như
o Không thể sản xuất nông nghiệp ở một môi trường thiếu đất và nước.
o Không thể luyện kim nếu không có mỏ quặng và năng lượng.

 Vì vậy chỉ có thông qua lao động và sản xuất thì con người và môi trường
hay tự nhiên mới tồn tại. Chính cái quan hệ giữa người với người ấy đã
quyết định mối quan hệ giữa người với tự nhiên
1.3.2 môi trường địa lý không phải là nguyên nhân căn bản làm thay đổi đời
sống xã hội.
- Tự nhiên thì phát triển theo quy luật của tự nhiên. Còn xã hội loài người thì
vận động theo quy luật phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường là một nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã
hội loài người nhưng trong trường hợp khác thì môi trường lại gây trở ngại
cho sự phát triển của xã hội loài người được thể hiện cụ thể trong các ngành
sau đây:
 Các ngành thuộc hướng tài nguyên như
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp sử
dụng nhiều nguyên liệu.
- Một số ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch
- Sự phân hóa không gian của các điều kiện tự nhiên và thiên nhiên là tiền
đề quan trọng của sự phân bố các hoạt động sản xuất và phân công trong xã
hội.
 Ví dụ: một khu vực có nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ có thể
trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp, trong khi một khu vực có
nhiều khoáng sản sẽ trở thành trung tâm khai thác mỏ và chế tạo.
 Tóm lại Môi trường địa lý rất đa dạng nhưng kem thuạn lợi đối với cuộc
sống con người nhưng lại thúc đẩy xã hội loài người phát triển mạnh
mẽ.
1.4 Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa môi trường địa địa lí và
xã hội loài người (bỏ hoặc đọc thêm trong sách để hiểu thêm).
2. Tài Nguyên Thiên Nhiên
2.1 Khái niệm tài nguyên.
- Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở một trình độ nhất
định của sự phát triển lực lượng sản xuất thì chúng được sử dụng hoặc có thể được
sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
đoạn này đang nói về việc trình độ phát triển của mình sẽ quyết định vật mà mình tạo ra vd như
thời xưa làm j có quạt máy vs điện đâu nma thời nay lại tạo ra đc là do trình độ phát triển của
mình đã đc update và còn 1 nghĩa nx m tự nghĩ r cho vd nha
- Tài nguyên thiên nhiên có thuộc 2 thuộc tính.
 Thuộc tính đầu tiên (tài nguyên chưa được khai thác): thì chúng là
các vật thể hoặc là một phần của tự nhiên. Được hình thành bởi tự
nhiên nên các thuộc tính, phân bố của chúng được quy định bởi các
quy luật tự nhiên
 Thuộc tính thứ 2 (tài nguyên đã được khai thác): loại tài nguyên
này đã được khai thác và được đưa vào sản xuất rồi tiêu dùng. Loại tài
nguyên này phụ thuộc vào trình độ phát triển của con người mà giá trị
của chúng sẽ được thay đổi theo.
=> Vậy nên con người cần có tầm nhìn xa và trong việc xác định thái độ và
hành vi của chúng ta đến môi trường sao cho tránh làm tổn hại cơ sở tài
nguyên của tương lai.
2.2 Phân Loại Tài Nguyên
Có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên như
- Cách thứ 1 Phân loại TNTN theo các thuộc tính tự nhiên của chúng:
gồm
 Tài nguyên đất
 Tài nguyên nước (nước trên bề mặt hoặc nước ngầm)
 Tài nguyên thực vật
 Tài nguyên động vật
 Tài nguyên khoáng sản
 Tài nguyên khí hậu
Ngoài ra còn có các tài nguyên mang tính độc lập như
 Tài nguyên rừng
 Tài nguyên biển.
- Cách thứ 2 phân loại theo mục đích sử dụng: việc phân loại tài nguyên
theo mục đích sử dụng phải phân loại theo các thứ tự ưu tiên trong việc sử
dụng tài nguyên chẳng hạn như:
 Tài nguyên nông nghiệp
 Tài nguyên công nghiệp
 Tài nguyên du lịch
 Tài nguyên khoáng sản
- Trong tài nguyên khoáng sản còn có thể chia thêm thành 2
nhóm như:
+ Nhóm nguyên liệu: được dùng trong công nghiệp luyện kim
+ Nhóm khoáng sản nhiên liệu: được dùng trong công nghiệp hóa chất.

Tuy nhiên do tính chất tổng hợp đa mục đích trong sử dụng tài nguyên, sự
phân loại này rông nhiều trường hợp là không thực sự đúng vì một tài
nguyên riêng biêt có thể xếp vào các nhóm khác nhau.

- Cách 3 phân loại theo tính có thể bị hao kiệt hay không bị:

Tài Nguyên Thiên Nhiên

Tài Nguyên có thể bị hao kiệt Tài Nguyên không bị hao kiệt

Tài nguyên Tài nguyên


không khôi khôi phục
phục được được

Sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên theo tính có thể bị hao kieetjt rong úa
trình sử dụng tài nguyên.
Đường có 2 mũi tên là trong quá trình sử dụng tài nguyên thì có một số loại tài
nguyên có thể chuyền từ nhóm này sang nhóm khác: Chuyển từ bị hao kiệt sang
không bị hao kiệt và ngược lại. Khôi phục được sang không khôi phục được.
Tài nguyên không bị hao kiệt: là những tài nguyên mà số lượng vật chất của
chúng trên thực tế không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể trong quá trình sử
dụng tự nhiên lâu dài (năng lượng mặt trời, nhiệt lòng đất, không khí của khí
quyển, tổng trữ lượng nước trên trái đất) cái này nghĩa là nói những loại tài
nguyên dùng xong thì sẽ nạp lại 100% chứ không bị mất đi giống như tài nguyên
vĩnh cữu dùng kh bao h hết.
Tài nguyên thiên nhiên có thể bị hao kiệt: là những tìa nguyên mà số lượng và
chất lượng của chúng thay đổi một cách căn bản trong quá trình sử dụng tự nhiên
lâu dài > đoạn này nghĩa là tài nguyên này càng sài càng hao hụt kh như vĩnh cữu.
Tài nguyên thiên nhiên không khôi phục được: là các loại tài nguyên có thể bị
hao kiệt mà việc sử dụng lâu dài các tài nguyên này sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ
của chúng, còn việc bổ sung tài nguyên trên thực tế là không thể được > đoạn này
đang nói về mấy cái tài nguyên như khoáng sản chẳng hạn. càng khai thác thì
càng mất chứ kh có phục hồi lại như điện đc vì lấy ra là lấy luôn.
Tài nguyên thiên nhiên khôi phục được: là các loại tài nguyn thiên nhiên có thể
bị hao kiệt nhưng số lượng và chât lượng của chúng có thể được tái tọ lại bởi các
quá trình tự nhiên khi sử dụng tự nhiên hợp lí > đoạn này nói về các tài nguyên
như thủy điện khi mà mình sài điện thì dưới quá trình mình sử dụng tự nhiên hợp lí
thì điện sẽ dựa vào nước mà hồi phục lại.

2.2 bản chất địa lí của quá trình sử dụng tài nguyên
Quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Là quá trình con người khai thác các vật liệu, vật chất có ích cho sự phát
triển xã hội loài người chẳng hạn như.
 Khai thác tiềm năng của đất để phát triển nông nghiệp
 Khai thác nước để phát triển thủy điện
 Khai thác các khoáng sản để phục vụ công nghiệp.
 V.v
- Cái quá trình khai thác ấy con người đã để lại một mớ hỗn độn cho thiên
nhiên như: chất thải, năng lượng thừa, tài nguyên thiên nhiên thì dần bị cạn
kiệt, môi trường thì dần bị ô nhiễm.
- Con người là tác nhân làm vật chất biến đổi: trong quá trình con người sử
dụng tài nguyên thiên nhiên thì con người sẽ làm biến đổi một chu trình có
trong tự nhiên.
 trong việc sử dụng tài nguyên nước nếu con người sử dụng nước làm
thủy điện xây dựng đập thì nguồn nước sẽ không chảy liên tục nữa mà
bị chặn lại ở khu vực xây dựng đập thủy điện. Ví dụ cho thấy ở nước
ta hiện nay do Trung Quốc xây dựng 12 cái đập trên sông Mekong
nên hạ lưu của con sông này nằm ở nước ta thì nguồn nước rất ít và
hầu như không có.
 Trong công nghiệp thì khi khai thác xong một loại tài nguyên thì ta
đem đi chế biến nó > việc này sẽ khiến chât đó biến thành một loại
chất khác hoặc là một quá trình phản ứng hóa học khác.
- Môi trường mang tính toàn cầu: bởi do tính không thể chia cắt được của
môi trường tự nhiên nhất là ở khí quyển, sinh quyển và thủy quyền. Khi mà
con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì các chất này sẽ dựa theo các
quyển này mà đến nơi khác chẳng hạn như
 Nhật bản mới vừa đây thải chất thải phóng xạ đã qua xử lí vào thái
bình dương điều này có hệ quả là đem đến chất đã nhiễm phóng xạ tới
đại dương khác có khi đến Việt Nam ta khiến cho cá không ai dám ăn.
 Việc này được hình thành do quy luật trao đổi vật chất trong lớp vỏ cảnh quan
nên các tác động của con người đến tự nhiên sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền
việc này sẽ gây ra những hậu quả mà ta không ngờ tới. nếu hôm nay bạn vứt
rác bừa bãi thì ng khác thấy sẽ bắt chước theo nhất là con cái bạn và dần dần
như thế nơi bạn vứt rác bừa bãi ấy thành một cái bãi rác và dần dần ô nhiễm
đủ loại và thế rồi là ô nhiễm môi trường. vì thế nên buộc con người ta phải có
trách nhiệm và cư xử đúng mực với môi trường.
- Khả năng tự tái tạo của thiên nhiên: thiên nhiên có khả năng duy trì trạng
thái cân bằng và có khả năng làm sạch. Tuy nhiên, nếu tác động của con
người đến thiên nhiên vượt quá sự chịu đựng của thiên nhiên thì trạng thái
cân bằng sẽ bị phá vỡ, môi trường bị suy thoái và bị ô nhiễm và bắt đầu hủy
diệt sự sống trên trái đất rồi phục hồi lại từ đầu
3. Tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và việc sử dụng chúng
3.1 Tài nguyên Đất và việc sử dụng chúng.
a. tài nguyên đất
- Tài nguyên đất là tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai và tất cả các thành
phần của nó như đất trồng trọt, đất rừng, đất chết và đất nước.
- Theo FAO (1984) tổng diện tích đất nổi trên trái đất là 14,477 triệu Ha.
Trong đó:
 13252 ha không bị phủ băng hà
 1225 ha bị phủ băng hà
b. Việc sử dụng tài nguyên đất
- Việc sử dụng tài nguyên đất là sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội cụ
thể như về nông nghiệp thì đất được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi. Tuy
nhiên việc sử dụng đất phải được cần được quản lí để phát triển và sử dụng
một cách bền vững và bảo vệ môi trường
- Việc sử dụng tài nguyên đất phả gắn với việc khai khẩn đất hoang lấy đất
làm nông nghiệp.
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất nhằm đảm bảo cơ sở lương thực, thực
phẩm cho khối cư dân đông đảo trên Trái Đất.
 Dân cư càng đông, thì nhu cầu lương thực càng nhiều, thì dẫn đến
việc khai khẩn đất hoang quá độ và người dân thiếu đất để sinh sống
phải chen chúc nhau ở cái chung cư để giảm bớt diện tích. Hoặc có
một số trường hợp khai khẩn quá đà sẽ dẫn đến việc sụt giảm tài
nguyên rừng, làm trái đất nóng lên.
- Trong lúc mà con người sử dụng đất, thì con người đã không ngừng làm
biến đổi đất đai chẳng hạn như
 Việc mở rộng diện tích đất canh tác thường được tiến hành thông qua
các việc như
- Thôn tính đất chăn nuôi gia súc
- Khai khẩn đất hoang
- Chặt phá rừng
- Tháo úng ở các đầm lầy
 Việc làm biến đổi đất thành đất trồng trọt như này đã có những tác động xấu đến
động vật hoang dã và làm tăng khả năng hoang mạc há ở các khu vực có khí hậu
khô hạn.
Thành tựu và khó khăn của việc sử dụng tài nguyên đất
- Việc tháo úng nước ở các đầm lầy:
 Thành tựu: đã tạo ra đất trồng cho phát triển nông nghiệp, có đất để
thực hiện đô thị hóa rồi phát triển kinh tế.
 Khó Khăn:
- Giảm đi giá trị sinh thái mà đầm lầy cung cấp
- Góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính do giảm khả năng hấp
thụ Cacbon của các đầm lầy.
- Việc tưới nước cho các vùng khô hạn ngày được tăng cường do sự phát triển
của các vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp để xuất khẩu như mía
đường, cacao, café, cọ, dầu.
 Thành tựu:
- Giải quyết một số vấn đề về việc làm cho người dân
- Phát triển kinh tế, tăng cường xuất khẩu, tăng cường ngoại tệ.
 Khó Khăn:
- có thể làm giảm thể tích nước, suy giảm chất lượng nước.
Sử dụng đất ở cuối thế kỉ 20
- Nhờ sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp nên chuyển một số đất nông
nghiệp thành đất chuyên dùng và đất thổ cư.
- Việc đẩy mạnh thâm canh làm cho đất bị ô nhiễm bởi các hóa chất nông
nghiệp, Và bây giờ con người phải tìm đến các giải pháp để giải quyết các
vấn đề này từ nông nghiệp sinh thái.
 Quá trình sử dụng đất của con người đã làm biến đổi tuy từ từ nhưng ở quy mô rất
lớn thì tài nguyên đất và môi trường sinh thái trên thế giới cũng dần thay đổi theo.
Vậy nên cần có giải pháp và sử dụng tài nguyên đất một cách phù hợp để sử dụng
bền vững.

Các vấn đề về Tài Nguyên Đất


 Xâm Thực Đất: đây là quá trình chủ yếu làm thoái hóa đất, đồng thời gây ứ
bùn ở các hồ chứa, công trình thủy lợi việc này:
- Làm giảm hiệu suất của các công trình thủy lợi.
- Giảm chất lượng nước sạch.
- Làm giảm quá trình cung cấp nước nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
- Gây sa bồi ở các cảng làm mực nước không được sâu từ đó giảm khả năng
vận chuyển đường thủy và các vấn đề khác.
 Cái việc xâm thực đất ấy được diễn ra nghiêm trọng một phần là do con người
khai khẩn đất hoang, chặt rừng.
Các vấn đề của tài nguyên đất:
 Đất bị Hóa Lầy: là loại đất ẩm ướt và lầy lội do việc ngập nước kéo dài.
Việc này gây khó khăn cho việc canh tác và nông nghiệp.
 Đất bị Hóa Mặn: là loại đất có lượng muối tích tụ nhiều trong đất gây khó
khăn cho phát triển nông nghiệp vì có một số loài cây không chịu đc mặn.
 Đất bị ô nhiễm: là loại đât mà bị ô nhiễm bởi các rác thải, chất thải của con
người vào môi trường đất khiến đất ô nhiễm. Ảnh hưởng đến sức khỏe của
cây trồng, con người, động vật.
 Đất bị sa mạc hóa: một phần là do khí hậu quá khắc nghiệt, 1 phần là do
con người chặt phá rừng các nhân tố trên dần làm đất đai bị sa mạc hóa.
 V.v
Phương pháp tăng năng xuất nông nghiệp
- Thủy lợi: đây là phương pháp hiệu quả nhất để
 Cung cấp nước cho cây trồng giúp tăng năng xuất và chất lượng cây
trồng.
 Nhờ sự đa dạng hóa của thủy lợi mà con người có thể trồng được
nhiều loại cây khác nhau để phát triển kinh tế.
 Giảm nguy cơ hạn hán bằng cách tích trữ nước.
 Kiểm soát lũ lụt bằng cách định hướng dòng chảy và giảm thiểu xói lở
đất tránh nguy cơ mất mát nông sản.
 Cung cấp các nguồn nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp phát
triển đô thị.
- Phân Bón: Nếu bón phân một cách hợp lí sẽ
 Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng từ đó cây trồng
phát triển một cách mạnh mẽ và tăng năng xuất thu hoạch.
 Cải thiện đất bằng cách bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt từ đó độ
phì nhiêu của dất tăng cao.
 Kiểm soát tốt sâu bệnh: một số loại phân bón có chứa các chất chống
sâu bệnh từ đó bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại bệnh tật.
Còn không hợp lí thì ngược lại
3.2Tài nguyên nước ngọt và việc sử dụng chúng
Tổng trữ lượng nước: trên trái đất là 1,3 – 1,4 nghìn tỉ km3 trong đó chỉ có 2,5 –
2,7% là nước ngọt với độ khoáng hóa 1g/l
Tài nguyên nước ngọt là gì?
- Là những nguồn nước không mặn mà con người có thể sử dụng mà không
cần qua quá trình lọc hoặc tách muối trong nước.
- Nguồn nước này có từ sông, hồ, nước ngầm, nước mưa, băng chưa tan.
- Tài nguyên nước ngọt là một loại tài nguyên rất quan trọng trong xã hội loài
người.
- Phân bố: nước ngọt phân bố rất không đều trên Trái Đất. Phần lớn các nước
Trung Đông và Châu Phi, một phần Trung Mĩ và Tây Hoa Kì bị thiếu nước
trầm trọng một phần là do
 Nguồn cung cấp nước bị hạn chế
 Nhu cầu sử dụng nước lớn nhưng sử dụng nước thì kém hiệu quả
 Việc chuyển nước ngọt từ vùng nhiều nước sang vùng thiếu nước đã được con
người tiến hành từ lâu nhưng chuyển nước ở quy mô lớn như thế sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hệ sinh thái.
Việc sử dụng tài nguyên nước ngọt
- Cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày của con người như ăn uống, vệ sinh
cá nhân, dọn dẹp nhà cửa, làm sạch các vật dụng cần thiết.
- Tưới tiêu: nước ngọt chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp để tưới tiêu,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Trong công nghiệp: hỗ trợ sản xuất các ngành thực phẩm, sản xuất năng
lượng, công nghiệp hóa.
- Cung cấp nước cho các loài động vật.
- Sản xuất năng lượng như thủy điện
- Giải trí: đi bơi, du lịch, câu cá.
 Tuy nhiên tài nguyên nước ngọt đang gặp phải nhiều khó khăn do vấn đề con người
sử dụng nguồn nước quá mức, không có ý thức xả rác bừa bãi, chất thải nông
nghiệp, công nghiệp dần dần khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

3.3 Tài nguyên rừng và việc sử dụng chúng

You might also like