You are on page 1of 36

Fghdhfewthdhh4he2h4hBước tới nội dung

Bật/tắt thanh bên

WikipediaBách khoa toàn thư mở

Tìm kiếm Wikipedia

Tạo tài khoản

Công cụ cá nhân

Biểu quyết xóa bài Xóa bài: Khả Trang • Locker Password Manager • Kiều Chí Thành • Tống Vĩ Ân •
ComputerCraft • Đặng Nghiêm Diệm • Bài ca tạm biệt (lần 2) • MCV Group • Kurapika • Tấn Tùng •
Phục hồi trang

Đóng (mở lại bằng cách xóa cookie dismissASN1 trong trình duyệt)

Nội dung ẩn

Đầu

Từ nguyên

Hiện/ẩn mục Từ nguyên

Trái Đất

Hiện/ẩn mục Trái Đất

Khí quyển, khí hậu, và thời tiết

Nước trên Trái Đất

Hiện/ẩn mục Nước trên Trái Đất

Hệ sinh thái

Hiện/ẩn mục Hệ sinh thái

Sự sống

Hiện/ẩn mục Sự sống

Tương tác với con người


Hiện/ẩn mục Tương tác với con người

Vật chất và năng lượng

Bên ngoài Trái Đất

Xem thêm

Chú giải

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tự nhiên

Bài viết

Thảo luận

Đọc

Sửa đổi

Sửa mã nguồn

Xem lịch sử

Thêm

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.

Đây là một bài viết chọn lọc. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thác Hopetoun, Australia

Sét đánh xuống núi lửa Galunggung đang phun trào, Tây Java, Indonesia, năm 1982.

Biểu thời gian lịch sử tự nhiên

Hộp này: xemthảo luậnsửa


−13 —–−12 —–−11 —–−10 —–−9 —–−8 —–−7 —–−6 —–−5 —–−4 —–−3 —–−2 —–−1 —–0 —

Thời kỳ Tăm tối

Tái ion hóa

Thời kỳ

vật chất lấn át

Mở rộng gia tăng

Nước trên Trái Đất

Sự sống đơn bào

Quang hợp

Sự sống

đa bào

Đ.V. có xương sống

Vũ trụ sớm nhất

Ngôi sao sớm nhất

Thiên hà sớm nhất

Chuẩn tinh / Hố đen

Omega Centauri

Thiên hà Andromeda

Xoắn ốc Ngân Hà


Cụm sao NGC 188

Alpha Centauri

Trái Đất / Hệ Mặt trời

Sự sống sớm nhất

Oxy sớm nhất

Oxy khí quyển

Sinh sản hữu tính

Nấm sớm nhất

Động vật / cây cối sớm nhất

Vụ bùng nổ Cambri

Thú vật sớm nhất

Vượn người / người sớm nhất

g
(tỉ năm trước)

Tự nhiên hay thiên nhiên theo nghĩa rộng nhất, là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất. "Tự nhiên"
nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi
bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ. Nghiên cứu về tự
nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Dù cho con người hiển nhiên là một phần của
tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người thường được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện
tượng tự nhiên.

Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu ngày nay, "tự nhiên" cũng nhắc đến địa chất và thế giới hoang dã.
Tự nhiên cũng bao gồm nhiều loại động thực vật sống khác nhau, và trong một số trường hợp liên
quan tới tiến trình của những vật vô tri vô giác – cách mà những kiểu riêng biệt của sự vật tồn tại và
làm biến đổi môi trường quanh nó, tỉ như thời tiết và hoạt động địa chất của Trái Đất, cũng như vật
chất và năng lượng của tất cả mọi thứ mà chúng cấu thành lên. Khi hiểu theo nghĩa là "môi trường
tự nhiên" hoặc vùng hoang dã – động vật hoang dã, đá, rừng, bờ biển, và nói chung những thứ
không bị tác động của con người thay đổi hoặc phản kháng trước những tác động của con người. Ví
dụ, các sản phẩm được sản xuất hoặc có tác động bởi con người nói chung sẽ không được coi là
thuộc về tự nhiên, trừ khi được định nghĩa thành những lớp lang phù hợp, ví dụ, "bản chất con
người" (nhân tính) hay "toàn thể tự nhiên". Khái niệm truyền thống này về các vật tự nhiên mà đôi
khi ngày nay vẫn sử dụng hàm ý sự phân biệt giữa thế giới tự nhiên và nhân tạo, với những thứ nhân
tạo được ngầm hiểu từ tâm thức hoặc tư duy của con người. Phụ thuộc vào từng ngữ cảnh, thuật
ngữ "tự nhiên" cũng có thể khác hẳn với từ "không tự nhiên" hay "siêu nhiên".

Từ nguyên

Tiếng Anh

Từ nature có nguồn gốc từ natura trong tiếng Latin, có nghĩa là "phẩm chất thuần khiết, thiên hướng
bẩm sinh", và trong thời cổ đại nó có nghĩa đen là "sự sinh nở".[1] Natura trong tiếng Latin là dịch từ
physis (φύσις) trong tiếng Hy Lạp, một từ có nguồn gốc liên quan đến đặc tính nội tại của thực vật,
động vật và những đặc trưng khác trong thế giới do chính người cổ đại nghĩ ra hoặc ghi chép lại.1 2
Khái niệm tự nhiên theo nghĩa tổng thể, hay vũ trụ vật chất, là một trong vài khái niệm mở rộng của
khái niệm ban đầu; nó bắt đầu bằng những cách thông hiểu trọng tâm của từ φύσις bởi các triết gia
trước Sokrates, và đã thu được sự chú ý dần dần theo thời gian kể từ đó. Cách sử dụng này dần
được chấp nhận trong giai đoạn phát triển của phương pháp khoa học hiện đại trong vài thế kỷ
qua.3 4[2][3]

Trái Đất

Bài chi tiết: Trái Đất và Khoa học Trái Đất

Trái Đất là hành tinh duy nhất hiện đã được biết là có hỗ trợ cho sự sống, và các đặc điểm tự nhiên
của nó là đối tượng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh
gần Mặt Trời thứ 3; là hành tinh đất đá lớn nhất và là hành tinh lớn thứ 5 trong 8 hành tinh. Đặc
điểm khí hậu nổi bật nhất của nó là hai vùng cực rộng lớn, hai đới ôn hòa tương đối hẹp và một vùng
trải rộng từ nhiệt đới xích đạo đến cận nhiệt đới.[4] Giáng thủy biến thiên rộng tùy theo vị trí, từ vài
met mỗi năm đến ít hơn một milimet. 71% bề mặt Trái Đất là nước mặn, phần còn lại là các lục địa
và đảo, với hầu hết con người định cư ở những vùng đất thuộc Bắc Bán cầu.

Trái Đất tiến hóa qua các quá trình sinh học và địa chất đã để lại các dấu vết của những môi trường
nguyên thủy. Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo chuyển dịch chầm chậm. Phần bên
trong hành tinh vẫn còn hoạt động với một lớp dày được gọi là manti và lõi sắt trong cùng tạo ra một
từ trường. Lõi sắt này bao gồm một pha rắn ở trong và một pha lỏng ở ngoài. Sự chuyển động đối
lưu trong lõi tạo nên những dòng điện tử thông qua những hoạt động xuất điện, và hình thành nên
từ trường Trái Đất.

Các đặc tính khí quyển hiện tại đã thay đổi đáng kể so với môi trường sơ khai do sự hiện diện của các
dạng sống,[5] chúng tạo nên sự cân bằng sinh thái, giúp ổn định môi trường bề mặt. Mặc cho những
biến động khí hậu trên một khu vực rộng dọc theo vĩ độ và các yếu tố địa lý khác, khí hậu trung bình
dài hạn toàn cầu là khá ổn định trong thời kỳ gian băng,[6] và những biến đổi về mức độ hoặc nhiệt
độ toàn cầu trung bình trong lịch sử đã tạo ra những ảnh hưởng chính yếu đối với cân bằng sinh thái
và địa lý hiện thời của Trái Đất.[7][8]

Địa chất

Bài chi tiết: Địa chất học

Ba kiểu ranh giới mảng kiến tạo.

Địa chất học là ngành khoa học nghiên cứu về vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất. Lĩnh vực địa
chất bao gồm việc nghiên cứu về thành phần, cấu tạo, thuộc tính vật lý, động lực và lịch sử của các
vật liệu trên Trái Đất và các quá trình mà các vật liệu này được hình thành, di chuyển và biến đổi. Địa
chất học là một trường học thuật chính, và cũng rất quan trọng trong khai thác mỏ, dầu khí, những
kiến thức về các tai biến thiên nhiên và những giải pháp giảm thiểu các tai biến này, các lĩnh vực địa
kỹ thuật, và hiểu về cổ khí hậu và cổ môi trường.

Tiến hóa địa chất

Địa chất của một khu vực liên quan đến thời gian các đơn vị đá kết tụ và đệm chèn, và quá trình biến
dạng làm thay đổi hình dạng và vị trí tồn tại ban đầu của chúng.
Các đơn vị đá đầu tiên được hình thành bằng cách tích tụ trên bề mặt hoặc xâm nhập vào các đá có
trước. Sự tích tụ xảy ra khi trầm tích lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và sau đó biến thành đá tạo
thành đá trầm tích, hoặc khi vật liệu núi lửa phun lên ở dạng tro núi lửa hoặc dòng dung nham phủ
trên bề mặt. Những loại đá macma xâm nhập như batholith (thể nền), laccolith (thể nấm), dike (thể
mạch), và sill, làm đẩy các lớp đá bên trên lên và kết tinh khi chúng xâm nhập vào.

Sau khi lớp đá được hình thành hay tích tụ, các đơn vị đá có thể bị biến dạng hoặc biến chất. Sự biến
dạng làm cho các lớp nằm ngang co lại, hoặc kéo giãn ra hoặc di chuyển dọc theo nhau giữa hai phần
của đứt gãy. Những cơ chế cấu trúc này liên quan đến các ranh giới hội tụ, ranh giới tách giãn và
ranh giới chuyển dạng giữa các mảng kiến tạo.

Quan điểm lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Trái Đất và Tiến hóa

Ảnh động miêu tả sự dịch chuyển của các lục địa khi tách ra từ Pangaea cho đến nay.

Trái Đất ước tính được hình thành cách đây 4,54 tỉ năm từ tinh vân Mặt Trời, cùng với Mặt Trời và
các hành tinh khác.[9] Mặt Trăng được hình thành khoảng 20 triệu năm sau đó. Ban đầu Trái Đất ở
dạng nóng chảy, lớp ngoài cùng của hành tinh nguội dần rồi tạo thành vỏ rắn. Các khí thoát ra và
hoạt động núi lửa tạo nên bầu khí quyển nguyên thủy. Phần lớn hoặc tất cả hơi nước ngưng tụ đến
từ băng được sao chổi mang đến, tạo ra các đại dương và những nguồn nước khác.[10] Môi trường
hóa học năng lượng cao được cho là đã tạo ra các phân tử tự sao chép khoảng 4 tỉ năm về trước.[11]

Phiêu sinh vật trong đại dương, biển và hồ tồn tại với nhiều hình dạng khác nhau từ ít nhất 2 triệu
năm.[12]

Các lục địa được hình thành, rồi sau đó vỡ ra và tái sáp nhập thành bề mặt Trái Đất trải qua hàng
trăm triệu năm, đôi khi kết hợp với nhau tạo thành các siêu lục địa. Khoảng 750 triệu năm trước,
siêu lục địa đầu tiên có tên Rodinia bắt đầu vỡ ra. Các lục địa sau đó kết hợp lại tạo thành Pannotia,
lục địa này sau đó tiếp tục vỡ ra vào khoảng 540 triệu năm trước, sau cùng thì sáp nhập tạo thành
Pangaea, rồi lại vỡ ra vào khoảng 180 triệu năm trước.[13]

Có bằng chứng rõ ràng về hoạt động băng hà trong suốt Đại Tân Nguyên sinh (Neoproterozoic), băng
đã bao phủ phần lớn hành tinh, trong những sông băng và tảng băng. Giả thiết này được gọi là "Quả
cầu tuyết Trái Đất", và nó được đặc biệt quan tâm khi nó có trước sự kiện bùng nổ kỷ Cambri mà
theo đó các dạng sống đa bào bắt đầu sinh sôi nảy nở khoảng 530–540 triệu năm trước.[14]
Kể từ vụ bùng nổ kỷ Cambri đã có 5 sự kiện tuyệt chủng lớn.[15] Vụ tuyệt chủng lớn gần đây nhất
xảy ra vào khoảng 66 triệu năm trước, khi một thiên thạch có lẽ đã va chạm vào Trái Đất làm tuyệt
chủng các loài khủng long phi chim và các loài bò sát lớn khác, ngoại trừ những loài động vật nhỏ
như động vật có vú. Và hơn 66 triệu năm qua, lớp thú đã tiến hành đa dạng hóa chủng loài.[16]

Kỷ nguyên hiện tại được xem là một phần của sự kiện tuyệt chủng lớn có tên gọi là tuyệt chủng
Holocen, đây là thời kỳ tuyệt chủng nhanh chưa từng thấy.[17][18] Một số tác giả như E. O. Wilson
thuộc Đại học Harvard, dự đoán rằng sự phá hoại sinh quyển của con người có thể là nguyên nhân
làm tuyệt chủng phân nửa các loài trên Trái Đất trong vòng 100 năm tới.[19] Phạm vi của sự tuyệt
chủng hiện tại vẫn đang được nghiên cứu, vẫn còn tranh cãi và tính toán của các nhà sinh học.[20]
[21][22]

Khí quyển, khí hậu, và thời tiết

Ánh sáng xanh tán xạ mạnh hơn so với các sóng dài khác trong không khí của khí quyển, làm cho Trái
Đất có màu xanh da trời khi nhìn từ không gian.

Bài chi tiết: Khí quyển Trái Đất, Khí hậu, và Thời tiết

Khí quyển Trái Đất là yếu tố quan trọng nhằm duy trì hệ sinh thái của hành tinh. Lớp khí mỏng bao
bọc Trái Đất được giữ bởi trọng lực của Trái Đất. Không khí khô bao gồm 78% nitơ, 21% oxy, 1%
argon và các khí trơ khác, cacbon dioxide...; nhưng không khí cũng chứa một lượng đáng kể hơi
nước. Áp suất khí quyển giảm từ từ theo cao độ, và tồn tại trong khoảng khoảng 8 km từ bề mặt Trái
Đất: độ cao mà áp suất khí quyển giảm theo hằng số e (hằng số toán học tương đương 2,71...).[23]
[24] Tầng ozon của khí quyển Trái Đất có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tia cực tím đến bề
mặt Trái Đất. Vì DNA dễ bị hủy hoại bởi các tia UV, nên tầng này giúp bảo vệ sự sống tại bề mặt. Khí
quyển cũng giúp duy trì nhiệt vào ban đêm, và giảm nhiệt độ cực nóng vào ban ngày.

Thời tiết trên mặt đất xuất hiện hầu hết ở phần dưới của khí quyển, và có vai trò là hệ đối lưu trong
việc tái phân phối nhiệt. Các dòng hải lưu là nhân tố quan trọng khác trong việc xác định khí hậu, đặc
biệt là các dòng tuần hoàn muối nhiệt chính dưới nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối
năng lượng nhiệt trong các đại dương ở xích đạo đến các vùng cực. Các dòng hải lưu này giúp điều
hòa sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè ở các vùng ôn đới. Cũng thế, do không có sự
tái phân bố năng lượng nhiệt của các dòng hải lưu và khí quyển, nên các vùng nhiệt đới sẽ nóng hơn,
và vùng cực lạnh hơn.
Thời tiết có thể có những ảnh hưởng tốt và xấu. Thời tiết cực đoan như vòi rồng, bão nhiệt đới và lốc
xoáy, có thể tiêu tốn phần lớn năng lượng trên đường đi của chúng và gây tàn phá. Thảm thực vật
trên bề mặt phát triển phụ thuộc vào sự biến động của thời tiết theo mùa, và những thay đổi bất
ngờ chỉ trong vài năm có thể ảnh hưởng rất lớn đến thảm thực vật này và cả những động vật sống
phụ thuộc vào nó để kiếm ăn.

Khí hậu Trái Đất là thước đo về xu hướng diễn biến trong thời gian dài của khí thời tiết. Nhiều yếu tố
khác nhau được cho là ảnh hưởng đến khí hậu như hải lưu, suất phản chiếu bề mặt, khí nhà kính,
thay đổi độ chiếu sáng của Mặt Trời, và những thay đổi về quỹ đạo của hành tinh. Dựa trên những
dữ liệu lịch sử, Trái Đất từng trải qua những lần biến đổi khí hậu mạnh mẽ trong quá khứ như các
thời kỳ băng hà.

Vòi rồng ở trung tâm Oklahoma

Khí hậu của một khu vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là vĩ độ. Dải vĩ độ của một bề mặt với
các đặc điểm khí hậu tương tự tạo thành một vùng khí hậu. Trên Trái Đất người ta chia thành một số
vùng khí hậu từ khí hậu nhiệt đới ở xích đạo đến khí hậu vùng cực ở cực bắc và nam. Thời tiết cũng
chịu ảnh hưởng theo mùa là kết quả của sự nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo. Vì
vậy, tại một thời điểm trong năm trong mùa hè hoặc đông, một phần của hành tinh sẽ hướng thẳng
vào các tia bức xạ của Mặt Trời. Sự tiếp xúc này thay đổi luân phiên khi Trái Đất xoay quanh quỹ đạo
của nó. Vào bất kỳ thời điểm nào, bất kể mùa, bán cầu bắc và nam đều có các mùa trái ngược nhau.

Thời tiết là một hệ hỗn loạn dễ dàng bị thay đổi theo môi trường, vì vậy việc dự báo thời tiết chính
xác hiện còn bị giới hạn chỉ trong vòng vài ngày.[cần dẫn nguồn] Nhìn chung có hai điều đang diễn ra
trên toàn cầu: (1) nhiệt độ đang tăng tính theo giá trị trung bình; và (2) khí hậu khu vực đang trải qua
những biến đổi rõ rệt.[25]

Nước trên Trái Đất

Bài chi tiết: Nước

Nước là một hợp chất hóa học được cấu tạo từ hydro và oxy và là nguồn sống thiết yếu cho tất cả
sinh vật.[26] Ở dạng sử dụng thông thường, nước được xem chỉ ở dạng lỏng hoặc trạng thái lỏng,
nhưng nước cũng có thể tồn tại ở trạng thái rắn, băng và khí như hơi nước. Nước bao phủ 71% bề
mặt Trái Đất.[27] Trên Trái Đất, nước phân bố chủ yếu trong các đại dương và các vực nước lớn
khác, chỉ có 1,6% tồn tại trong các tầng chứa nước và 0,001% trong khí quyển ở dạng hơi, mây và
hoạt động giáng thủy.[28][29] Các đại dương chiếm giữ 97% nước mặt, sông băng và chỏm băng ở
hai cực chiếm 2,4%, và các dạng nước mặt khác trong sông, hồ và ao chiếm 0,6%. Ngoài ra, còn một
lượng nhỏ nước trên Trái Đất tồn tại trong các cơ thể sinh học và những sản phẩm tổng hợp.
Quang cảnh thác Iguazu giữa biên giới Brasil và Argentina

Đại dương

View of the Earth where all five oceans visible

Các đại dương

trên Trái Đất

Bắc Băng Dương

Đại Tây Dương

Ấn Độ Dương

Thái Bình Dương

Nam Đại Dương

Đại dương toàn cầu

xts

Bài chi tiết: Đại dương

Quang cảnh Đại Tây Dương nhìn từ Leblon, Rio de Janeiro.

Đại dương là vực chứa nước mặn lớn, và là thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% bề mặt
Trái Đất (một vùng trải rộng với diện tích 361 triệu kilomet vuông) được bao phủ bởi đại dương. Các
đại dương là các vực nước liên tục, thông thường được chia thành các đại dương chính và các biển
nhỏ hơn. Hơn phân nửa khu vực này có độ sâu hơn 3.000 mét. Độ mặn trung bình của đại dương
khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%), và gần như toàn bộ nước biển có độ mặn dao động trong khoảng
30 đến 38 ppt. Nhìn chung thì các đại dương được xem là 'tách biệt', nhưng những vùng nước này lại
liên kết với nhau tạo nên một đại dương toàn cầu.[30][31] Khái niệm về đại dương toàn cầu đề cập
đến một vực nước liên tục với khả năng trao đổi tương đối tự do giữa các thành phần quan trọng
của nó trong hải dương học.[32]

Sự phân chia những đại dương chính được xác định một phần bởi các lục địa, nhiều quần đảo, và các
tiêu chí khác: kết quả của sự phân chia (thứ tự giảm dần theo diện tích), gồm: Thái Bình Dương, Đại
Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Các khu vực nhỏ hơn của đại
dương được gọi là biển, vịnh, và các tên gọi khác. Cũng có từ hồ muối dùng để chỉ các vực nước nhỏ
hơn không được liên kết với các đại dương mà chứa nước mặn, ví dụ như biển Aral và hồ Muối Lớn.
Hồ

Bài chi tiết: Hồ

Hồ Mapourika, New Zealand

Hồ là một vực chứa nước trên bề mặt đất nằm ngay trung tâm của một bồn trũng. Trên Trái Đất, vực
nước được xem là hồ khi nó nằm trên đất liền, không có phần nào liên quan đến đại dương, nó sâu
hơn và rộng hơn ao, và được sông cung cấp nước.5[33] Một thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất được
biết đang ẩn náu các hồ là Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, có những hồ chứa etan và đa phần có
thể còn pha trộn thêm metan. Dù bề mặt Titan bị chia cắt bởi một lượng lớn đáy sông, nhưng không
thể biết được các hồ của Titan có được các sông này chu cấp hay không. Các hồ tự nhiên trên Trái
Đất thường được tìm thấy ở các vùng núi, đới tách giãn, và các vùng có băng hà gần đây. Các dạng
hồ khác được tìm thấy trong các lòng chảo nội lục hoặc dọc theo các đoạn sông trưởng thành. Ở
nhiều nơi trên thế giới, có nhiều hồ là do các kiểu thoát nước hỗn tạp tồn tại từ thời kỳ băng hà gần
đây nhất. Tất cả các hồ tồn tại một cách tương đối theo thời gian địa chất, vì chúng sẽ bị lấp đầy
chầm chậm bởi trầm tích hoặc tràn ra khỏi lưu vực chứa nó.

Ao

Bồn Westborough (Mill Pond) ở Westborough, Massachusetts.

Bài chi tiết: Ao

Ao là một vực nước đứng (không chuyển động), tự nhiên hoặc nhân tạo, thường nhỏ hơn hồ. Nhiều
kiểu vực nước nhân tạo kích thước khác nhau cũng được xếp vào ao, như các vườn nước được thiết
kế cho nghệ thuật trang trí thẩm mỹ, ao cá cho việc nuôi cá, và ao năng lượng được thiết kế cho việc
trữ nhiệt. Ao và hồ được phân biệt với các suối thông qua vận tốc dòng chảy. Trong khi các dòng
chảy trong suối dễ dàng quan sát, thì ao và hồ có các vi dòng chảy được điều khiển bởi các dòng
nhiệt và những cơn gió thoảng nhẹ. Đây chính là những đặc điểm phân biệt ao với nhiều vùng đất
ngập nước khác, như vũng suối và bể thủy triều.

Sông

Bài chi tiết: Sông

Sông Nin ở thủ đô Cairo, Ai Cập.


Sông là một nguồn nước tự nhiên,[34] thường là nước ngọt, chảy vào đại dương, hồ, biển hoặc một
sông khác. Trong vài trường hợp, sông chảy ngầm dưới đất hoặc bị khô hoàn toàn trước khi đổ vào
một vực nước khác. Các sông nhỏ có thể được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, như: suối, kênh, rạch,
ngòi, lạch; không có nguyên tắc chung để định nghĩa thế nào là con sông. Nhiều tên gọi cho các sông
nhỏ cũng tùy theo vị trí địa lý; ví dụ như Burn ở Scotland và Đông Bắc Anh. Đôi khi sông được cho là
lớn hơn một con lạch, nhưng không phải lúc nào cũng đúng trong mọi trường hợp, còn tùy vào
những ý ngẫm mơ hồ của ngôn ngữ.[35] Sông là một phần của chu trình nước. Nước trong sông
thường tụ lại từ hoạt động giáng thủy chảy tràn trên bề mặt, xuất lộ của nước ngầm, suối, và giải
phóng từ các dạng chứa nước khác trong tự nhiên như băng tuyết, sông băng.

Suối

Chiều trên suối Lê Nin ở Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng

Bài chi tiết: Suối

Suối là một vực nước chảy được xác định trong giới hạn của đáy và bờ suối. Hoa Kỳ định nghĩa suối
là vực nước có bề rộng nhỏ hơn 18 met. Suối đóng vai trò quan trọng là mao dẫn của vòng tuần
hoàn nước, công cụ của bổ cấp nước ngầm, và là hành lang cho cá và các loài động vật hoang dã di
cư. Những cảnh quan sinh học lân cận dòng suối được gọi là vùng ven. Với hiện trạng đang diễn ra về
tuyệt chủng Holocen, các dòng suối đóng vai trò quan trọng như một hành lang liên kết các môi sinh
bị chia cắt và những vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu về suối và vực nước nhìn chung
liên quan đến nhiều nhánh liên ngành của khoa học tự nhiên và kỹ thuật như thủy văn học, địa mạo
bồi tích, thủy sinh thái học, ngư sinh thái học, ven sinh thái học, v.v.

Hệ sinh thái

Bài chi tiết: Sinh thái học và Hệ sinh thái

Loch Lomond ở Scotland hình thành một hệ sinh thái tương đối biệt lập. Hệ cá trong hồ này hầu như
không thay đổi trong khoảng thời gian rất dài.[36]

Hệ sinh thái được cấu thành bởi các thành phần vô sinh và hữu sinh tương tác với nhau.[37] Cấu trúc
và thành phần được xác định bởi nhiều yếu tố môi trường tương quan. Những biến đổi về các yếu tố
này sẽ khơi mào những thay đổi động lực đến các hệ sinh thái. Một số thành phần quan trọng hơn là
đất, khí quyển, bức xạ mặt trời, nước và các sinh vật sống.

Ảnh vệ tinh hệ sinh thái của con người ở thành phố Chicago, Hoa Kỳ
Trung tâm của khái niệm hệ sinh thái là ý tưởng về các sinh vật sống tương tác với các yếu tố khác
trong môi trường mà chúng sống. Eugene Odum, một nhà sáng lập của sinh thái học nhận định rằng:
"Bất cứ thành tố nào bao gồm tất cả sinh vật (như: "quần xã") của một khu vực cho trước tương tác
với môi trường vật lý cũng chính là dòng chảy năng lượng dẫn đến sự xác định rõ ràng cơ cấu dinh
dưỡng, đa dạng sinh học và các chu trình vật chất (như: trao đổi vật chất giữa những phần vô sinh và
hữu sinh) trong hệ thống của một hệ sinh thái."[38] Bên trong hệ sinh thái, các loài có quan hệ với
nhau và phụ thuộc nhau qua chuỗi thức ăn, và trao đổi năng lượng và vật chất giữa chúng với nhau
cũng như với môi trường mà chúng sinh sống.[39] Khái niệm hệ sinh thái con người căn cứ vào sự
giải tỏa cấu trúc giữa hai mặt đối lập loài người/tự nhiên và tiên đề về sự hòa hợp sinh thái giữa tất
cả sinh vật, cũng như với những thành phần vô sinh trong sinh cảnh của chúng ta.[cần dẫn nguồn]

Các đơn vị nhỏ hơn của hệ sinh thái được gọi là vi hệ sinh thái. Ví dụ, vi hệ sinh thái có thể là hòn đá
và tất cả sinh vật sống bên dưới nó. Một đại hệ sinh thái có thể liên quan đến toàn bộ vùng sinh thái
cùng lưu vực của nó.[40]

Vùng hoang dã

Bài chi tiết: Vùng hoang dã

Rừng nguyên sinh dẻ gai châu Âu ở vườn quốc gia Biogradska Gora, Montenegro.

Dãy núi Aravalli xanh tươi ở quận Desert-Rajasthan, Ấn Độ. Người ta thắc mắc rừng làm thế nào mà
cây xanh có thể tồn tại trong một khu vực nóng như thế ở Rajasthan, nơi nổi tiếng với hoang mạc
Thar.

Vùng hoang dã được định nghĩa chung là những khu vực không có sự tác động đáng kể bởi các hoạt
động của con người. Quỹ WILD đưa ra định nghĩa chi tiết hơn đó là "những khu vực hoang dã tự
nhiên không bị xáo động, nguyên vẹn nhất còn lại trên hành tinh của chúng ta – những nơi hoang dã
thực sự cuối cùng mà con người không kiểm soát và đã không phát triển với đường giao thông,
đường ống dẫn hoặc cơ sở hạ tầng công nghiệp khác". Các vùng hoang dã có thể được tìm thấy
trong các khu bảo tồn, điền trang, nông trang, trại chăn nuôi, rừng quốc gia, vườn quốc gia và thậm
chí là những vùng đô thị dọc theo sông ngòi, khe sâu và các vùng chưa phát triển khác. Các vùng
hoang dã và công viên được bảo vệ được xem là thành phần quan trọng đối với sự sống còn của một
số loài nhất định, là nơi nghiên cứu về sinh thái học, bảo tồn, tĩnh tâm và tiêu khiển.[41] Nhiều nhà
văn viết về tự nhiên tin rằng các vùng hoang dã là cần thiết cho tinh thần và sự sáng tạo của con
người,[42] và các nhà sinh thái học xem các vùng hoang dã là một phần của hệ sinh thái tự nhiên tự
duy trì trên Trái Đất (sinh quyển). Chúng cũng có thể bảo tồn những đặc điểm di truyền lịch sử và từ
đó cung cấp môi trường sống cho các hệ động và thực vật hoang dã mà khó có thể tạo ra trong
phòng thí nghiệm, vườn ươm cây hay vườn bách thú.
Sự sống

Bài chi tiết: Sự sống, Sinh học, và Sinh quyển

Dòng thời gian của sự sống

Hộp này: xemthảo luậnsửa

−4500 —–—–−4000 —–—–−3500 —–—–−3000 —–—–−2500 —–—–−2000 —–—–−1500 —–—–


−1000 —–—–−500 —–—–0 —

Nước

Sự sống đơn bào

Quang hợp

Sinh vật nhân thực

Sự sống đa bào

Chân khớp Thân mềm

Hoa
Khủng long

Thú

Chim

L. trưởng

H.


N

H.

Trái Đất hình thành

Nước sớm nhất

Sự sống sớm nhất


Oxy sớm nhất

Băng hà Pongola*

Oxy khí quyển

Sinh sản hữu tính

Thực vật sớm nhất

Băng hà Cryogen*

Khu hệ Ediacara

Đv bốn chân sớm nhất

Vượn / người sớm nhất

Băng hà Đệ Tứ*

(triệu năm trước)*Kỷ băng hà

Mặc dù chưa có sự đồng thuận nào về định nghĩa của sự sống trên toàn cầu nhưng các nhà khoa học
nhìn chung chấp nhận khái niệm rằng biểu hiện sinh học của sự sống được đặc trưng bởi tổ chức
sinh vật, trao đổi chất, sinh trưởng, thích nghi, phản ứng lại kích thích và sinh sản.[41] Sự sống cũng
có thể được định nghĩa đơn giản bằng trạng thái tính chất của các sinh vật.

Đặc điểm chung của sinh vật trên cạn (thực vật, động vật, nấm, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn cổ và
vi khuẩn) là các tế bào, các tổ chức phức tạp được hình thành trên cơ sở cacbon-và-nước, có sự trao
đổi chất, có khả năng sinh trưởng phát triển, phản ứng lại các kích thích và sinh sản. Một thực thể có
những đặc điểm này nhìn chung được gọi là sự sống. Tuy nhiên, không phải tất cả định nghĩa về sự
sống xem tất cả những tính chất trên là cần thiết. Sự sống nhân tạo cũng có thể được xem là sự
sống.

Sinh quyển là phần lớp vỏ bao bọc bên ngoài của Trái Đất – bao gồm đất, bề mặt đá, nước, không khí
và khí quyển – bên trong đó có sự sống, và các quá trình sinh học lần lượt thay thế hoặc biến đổi.
Trên quan điểm địa sinh lý học, sinh quyển là một hệ sinh thái toàn cầu tích hợp tất cả dạng sống và
các mối quan hệ giữa chúng, bao gồm sự tương tác giữa chúng với các thành tố như thạch quyển
(đá), thủy quyển (nước) và khí quyển (khí). Hiện tại toàn bộ Trái Đất chứa hơn 75 tỉ tấn (khoảng
6,8×1013 kg) sinh khối, trong đó các loài sống ở nhiều môi trường khác nhau trong sinh quyển.6

Vịt cái và vịt con – sinh sản là một hình thức duy trì nòi giống

Hơn 9/10 tổng sinh khối trên Trái Đất là thực vật sống mà động vật sống phụ thuộc phần lớn vào nó
để tồn tại.[43] Hơn 2 triệu loài động và thực vật sống đã được xác định,[44] và ước tính số lượng loài
hiện có từ vài triệu đến hơn 50 triệu.[45][46][47] Số cá thể của các loài là không đổi ở các cấp thông
lượng khác nhau, với các loài mới xuất hiện và các loài khác bị xóa bỏ trên cơ sở liên tục.[48][49]
Tổng số loài hiện đang giảm một cách nhanh chóng.[50][51][52]

Tiến hóa

Bài chi tiết: Tiến hóa

Sự sống được biết là chỉ tồn tại trên Trái Đất. Nguồn gốc sự sống là một quá trình mà con người vẫn
chưa hiểu rõ, nhưng nó được cho rằng đã tồn tại từ cách đây ít nhất 3,5 tỉ năm vào liên đại Hỏa
thành hoặc liên đại Thái cổ trên Trái Đất nguyên thủy có môi trường khác rất nhiều so với hiện nay.
[53][54][55][56] Các dạng sống này sở hữu các đặc điểm cơ bản về quá trình tự sao chép và đặc
điểm di truyền. Khi sự sống xuất hiện, quá trình tiến hóa bằng cách chọn lọc tự nhiên đã tạo ra sự
phát triển đa dạng sự sống chưa từng có.

Một vùng của rừng Amazon giữa Colombia và Brasil. Rừng nhiệt đới của Nam Mỹ có độ đa dạng sinh
học cao nhất trên Trái Đất.[57][58]

Những loài không thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường và sự cạnh tranh của các loài khác
thì chúng bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, những hóa thạch lưu giữ những bằng chứng về nhiều loài cổ
hơn. Bằng chứng hóa thạch và DNA hiện tại cho thấy tất cả các loài tồn tại có thể có tổ tiên phát
triển liên tục từ các dạng sống nguyên thủy đầu tiên.[53]
Sự xuất hiện quá trình quang hợp trong những dạng rất cơ bản của thực vật sống trên khắp Trái Đất
đã giúp hấp thụ lượng lớn năng lượng mặt trời để tạo nên điều kiện môi trường cho những dạng
sống phức tạp hơn.[cần dẫn nguồn] Sự tích tụ oxy trong khí quyển và dẫn đến sự hình thành tầng
ozon. Sự kết hợp các tế bào nhỏ hơn thành các tập đoàn lớn đã tạo ra sự phát triển của các tế bào
phức tạp hơn được gọi là sinh vật nhân thực.[59] Các tế bào trong các tập đoàn được biệt hóa mạnh
hơn, tạo ra các sinh vật đa bào. Cùng với việc tầng ozon hấp thụ các tia cực tím đã giúp cho các sinh
vật có thể định cư được trên bề mặt Trái Đất.

Vi sinh vật

Ảnh một con Lorryia formosa dưới kính hiển vi.

Bài chi tiết: Vi sinh vật

Dạng sống đầu tiên phát triển trên Trái Đất là các vi sinh vật, và chúng vẫn giữ nguyên kiểu hình trên
hành tinh này qua hàng tỉ năm khi các sinh vật đa bào bắt đầu xuất hiện.[60] Các vi sinh vật là các
sinh vật đơn bào thường có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Chúng bao gồm
vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cổ và sinh vật nguyên sinh.

Các dạng sống này được phát hiện ở khắp nơi trên Trái Đất nơi có nước lỏng, bao gồm cả cấu trúc
bên trong Trái Đất.[61] Sự sinh sản của chúng nhanh chóng và nhiều. Sự kết hợp của tốc độ đột biến
và vận chuyển ngang gen cao[62] có khả năng giúp chúng thích nghi cao và có thể sống sót trong các
môi trường mới bao gồm cả ngoài không gian.[63] Chúng là một phần thiết yếu của hệ sinh thái trên
Trái Đất. Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật là tác nhân gây hại đối với sức khỏe của nhiều loài khác.

Bộ sưu tập về đa dạng động vật.

Thực vật và động vật

Bài chi tiết: Động vật và Thực vật

Ban đầu Aristotle chia tất cả sinh vật sống thành thực vật và động vật. Trong hệ thống phân loại của
Linnaeus, các sinh vật được phân thành giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Kể từ đó,
việc phân chia trở nên rõ ràng rằng Plantae như ban đầu được xác định bao gồm nhiều nhóm không
liên quan, và nấm và nhiều nhóm khác của tảo đã được xếp vào các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn
thường được xem là thực vật trong một số ngữ cảnh. Vi khuẩn đôi khi nằm trong hệ thực vật,[64]
[65] và một số hệ thống phân loại dùng từ hệ thực vật vi khuẩn (bacterial flora) tách biệt với hệ thực
vật (plant flora).
Trong số nhiều cách phân loại thực vật theo các hệ thực vật khu vực, việc phân chia này phụ thuộc
vào mục đích nghiên cứu, có thể bao gồm thực vật hóa thạch, đó là những thành phần thực vật còn
sót lại của thời kỳ trước. Con người ở nhiều vùng và quốc gia khác nhau rất tự hào về những đặc
điểm của hệ thực vật tự nhiên của họ, các hệ này có thể phân bố rộng khắp trên toàn cầu do sự khác
biệt về khí hậu và địa hình.

Bộ sưu tập về đa dạng thực vật

Hệ thực vật khu vực thường được chia thành thực vật bản địa và thực vật nghề vườn và nông
nghiệp, kiểu thực vật vườn đề cập đến các loại cây do con người trồng. Trong số các loại "thực vật
bản địa" thực chất có thể là du nhập hàng thế kỷ trước do con người di cư từ vùng này sang vùng
khác hoặc từ lục địa này sang lục địa khác, và trở thành một phần không thể thiếu của thực vật bản
địa hay hệ thực vật tự nhiên của nơi mà chúng được du nhập đến. Đây là một ví dụ cho sự tương tác
của con người với tự nhiên có thể xóa nhòa ranh giới về bản chất tự nhiên.

Một nhóm thực vật khác được ghi lại trong lịch sử là cỏ dại. Cách gọi này được các nhà thực vật học
dùng để chỉ các loại thực vật "vô ích", cách dùng không chính thức của từ "cỏ dại" để mô tả những
thực vật xứng đáng loại khỏi là minh họa khuynh hướng chung của loài người và cộng đồng xã hội về
việc mưu cầu sự biến đổi hay tái tạo lại chiều hướng vận động của tự nhiên. Tương tự vậy, các loài
động vật thường được xếp thành các nhóm như thuần hóa, động vật nuôi, đông vật hoang dã, loài
vây hại, v.v. theo mối quan hệ của chúng đối với con người.

Động vật nằm trong nhóm có nhiều đặc điểm khác biệt với các sinh vật sống khác. Động vật là các
sinh vật nhân thực và thường là đa bào (xem Myxozoa), tách biệt với vi khuẩn, vi khuẩn cổ và hầu
hết sinh vật đơn bào. Chúng là các sinh vật dị dưỡng, thường tiêu hóa thức ăn trong các khoang bên
trong cơ thể, khác biệt với thực vật và tảo. Chúng cũng được phân biệt với thực vật, tảo và nấm do
không có thành tế bào.

Với số ít trường hợp ngoại lệ, phần lớn trong đó là bọt biển (Ngành Bọt biển), động vật có cơ thể
chuyên biệt thành những mô biệt hóa.[cần dẫn nguồn] Chúng gồm có cơ bắp, dùng để co rút và điều
khiển vận động, và một hệ thần kinh, dùng để gửi và chuyển tiếp tín hiệu. Chúng cũng có một
khoang tiêu hóa đặc trưng bên trong. Tế bào nhân thực là nền tảng của tất cả các loài động vật,
được bao quanh bởi một chất nền ngoại bào giàu đặc tính, xây dựng từ collagen và những
glycoprotein đàn hồi. Cấu trúc này có thể bị vôi hóa trở thành những dạng cấu trúc khác như vỏ,
xương và gai, một bộ khung nền để các tế bào có thể di chuyển và tái tổ chức trong suốt quá trình
sinh trưởng phát triển và trưởng thành, cũng như hỗ trợ cho những hệ giải phẫu phức tạp cần thiết
cho tính di động.
Tương tác với con người

Tiến hóa loài người

Hộp này: xemthảo luậnsửa

−10 —–−9.5 —–−9 —–−8.5 —–−8 —–−7.5 —–−7 —–−6.5 —–−6 —–−5.5 —–−5 —–−4.5 —–−4 —–
−3.5 —–−3 —–−2.5 —–−2 —–−1.5 —–−1 —–−0.5 —–0 —

Miocen

Pliocen

Pleistocen

Hominini

Nakalipithecus

Ouranopithecus

Oreopithecus

Sahelanthropus

Orrorin

Ardipithecus

Australopithecus

Homo habilis

Homo erectus

Homo bodoensis

Homo sapiens

Neanderthal,Denisova

Vượn nhân sơ kỳ

Phân tách khỉ đột

Phân tách tinh tinh


Bằng chứng về đi đứng hai chân

Bằng chứng sớm nhất về công cụ đá

Ra khỏi châu Phi

Bằng chứng sớm nhất về lửa / nấu ăn

Di tích quần áo

Người hiện đại

(triệu năm trước)

Mặc dù con người hiện chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể sinh khối trên Trái Đất nhưng tác
động của con người vào thiên nhiên lại quá lớn. Do sự mở rộng ảnh hưởng của con người, các ranh
giới giữa những gì của con người liên quan đến tự nhiên và các "môi trường nhân tạo" là không rõ
ràng trừ những trường hợp đặc biệt. Ngay cả ở những trường hợp đặc biệt, số lượng các môi trường
tự nhiên mà chưa chịu sự ảnh hưởng của con người một cách rõ rệt hiện cũng đang giảm dần với tốc
độ nhanh chóng.

Các thung lũng hẻo lánh dọc theo bờ biển Na Pali ở Hawaii mang nhiều nét đẹp tự nhiên nhưng đã bị
thay đổi mạnh mẽ do các loài xâm lấn du nhập như phi lao.

Sự phát triển công nghệ của loài người đã cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên tốt hơn và giúp
giảm bớt rủi ro từ thiên tai. Tuy nhiên, trong quá trình này, số phận của nền văn minh loài người vẫn
gắn liền với những biến đổi của môi trường. Hiện tồn tại một vòng hồi tiếp rất phức tạp giữa việc sử
dụng công nghệ tiến bộ và những biến đổi của môi trường, và cũng chỉ được hiểu biết một cách
chậm chạp.[66] Những mối đe dọa do chính con người thực hiện đối với môi trường tự nhiên trên
Trái Đất như gia tăng dân số, phá rừng, tai biến như tràn dầu, và con người cũng góp phần gây ra sự
tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật. Con người sử dụng tự nhiên vào những hoạt động
giải trí và kinh tế, việc tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động công
nghiệp vẫn là thành phần chính của nền kinh tế thế giới. Các hoạt động như săn bắn, đánh cá phục
vụ cho tiêu dùng và giải trí thì có sự khác biệt giữa các nhóm người. Hoạt động nông nghiệp đã bắt
đầu vào khoảng thiên niên kỷ 9 TCN. Thay đổi từ sản xuất lương thực sang năng lượng đã tác động
đến sự thịnh vượng của nền kinh tế thế giới.

Vườn cây ở Sochi là một ví dụ về sự ảnh hưởng của "tự nhiên" và môi trường "nhân tạo".

Mặc dù vào thời kỳ đầu, con người thu lượm những nguyên liệu từ thực vật hoang dại để làm thực
phẩm và sử dụng những đặc tính dược học của thực vật để chữa bệnh,[67] còn hầu hết con người
hiện đại sử dụng thực vật thông qua các hoạt động nông nghiệp. Sự phát quang một khu vực đất
rộng lớn cho trồng trọt đã làm giảm đáng kể diện tích rừng hiện hữu và các vùng đất ngập nước, làm
mất môi trường sống của nhiều loài động thực vật cũng như làm gia tăng xói mòn.[68]

Thẩm mỹ và vẻ đẹp

Vẻ đẹp của tự nhiên đã và đang là chủ đề của nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng như được ghi lại
trong nhiều quyển sách chất đầy thư viện và các nhà sách. Thiên nhiên đã được miêu tả và được ca
ngợi nhiều trong nghệ thuật, nhiếp ảnh, thơ và các loại hình văn học nghệ thuật khác thể hiện thế
mạnh của nó mà nhiều người đã liên kết hai yếu tố tự nhiên và vẻ đẹp với nhau. Những lý do tại sao
các mối liên hệ này tồn tại, và cái gì đã liên kết chúng được nghiên cứu bởi một nhánh triết học được
gọi là sự thẩm mỹ. Ngoài những đặc điểm cơ bản mà nhiều triết gia đồng ý về việc giải thích những gì
được coi là đẹp, thì những ý kiến khác về cái đẹp hầu như bất tận.[69] Tự nhiên và hoang dã là các
chủ đề quan trọng trong nhiều kỷ nguyên của lịch sử thế giới. Nghệ thuật phong cảnh truyền thống
sơ khai bắt đầu ở Trung Quốc trong suốt triều đại nhà Đường (618–907). Biểu diễn thiên nhiên qua
nghệ thuật là một trong những chủ đề của tranh Trung Quốc và có những ảnh hưởng nhất định đối
với nghệ thuật châu Á.

Mặc dù các kỳ quan thiên nhiên được vinh danh trong Thánh Vịnh và Sách Job, việc truyền tải sự
hoang dã trong nghệ thuật đã trở nên phổ biến hơn trong thập niên 1800, đặc biệt trong các tác
phẩm của phong trào lãng mạn. Các họa sĩ Anh quốc như John Constable và J. M. W. Turner đã
chuyển sự chú ý của họ vào việc truyền tải những vẻ đẹp của thế giới tự nhiên đi vào những bức
họa. Trước đó, hội họa chủ yếu tập trung vào những hình ảnh tôn giáo hoặc con người. Thơ của
William Wordsworth đã miêu tả sự kỳ diệu của thế giới tự nhiên, mà trước đây được xem như là
"vùng nguy hiểm". Càng ngày sự coi trọng giá trị của thiên nhiên đã trở thành một khía cạnh của văn
hóa phương Tây.[70] Phong trào nghệ thuật này cũng trùng hợp với phong trào siêu việt luận trong
thế giới phương Tây. Ý tưởng cổ điển chung của nghệ thuật về cái đẹp liên quan đến sự bắt chước
thiên nhiên. Cũng trong lĩnh vực về vẻ đẹp của thiên nhiên là sự hoàn hảo được ngụ ý thông qua
những dạng toán học hoàn hảo và tổng quát hơn bởi những cách sắp xếp của tự nhiên theo các
khuôn mẫu nhất định. Như David Rothenburg viết, "Cái đẹp là gốc rễ của khoa học và mục đích của
nghệ thuật, khả năng cao nhất mà nhân loại có thể hy vọng thấy được nó".[71]:281

Vật chất và năng lượng

Các obitan đầu tiên của nguyên tử hydro.

Bài chi tiết: Vật chất và Năng lượng

Một số lĩnh vực khoa học xem tự nhiên là vật chất chuyển động tuân theo những quy luật nhất định
của tự nhiên mà khoa học đang tìm hiểu. Vì lý do đó, nền tảng cơ bản nhất của khoa học được hiểu
một cách chung là "vật lý học" – tên gọi mà vẫn có thể nhận ra nó ám chỉ nghiên cứu về tự nhiên.

Vật chất thường được định nghĩa là chất cấu thành nên vật thể vật lý. Nó cấu tạo nên vũ trụ quan sát
được. Các thành phần này của vũ trụ hiện được tin là chỉ chiếm 4,9% tổng khối lượng. Phần còn lại
26,8% là vật chất lạnh tối và 68,3% là năng lượng tối.[72] Số liệu chính xác của các thành phần này
vẫn chưa được biết rõ và hiện đang được các nhà vật lý nghiên cứu.

Trạng thái của vật chất và năng lượng thông qua việc quan sát được vũ trụ cho thấy chúng tuân theo
các định luật vật lý rõ ràng. Các định luật này được áp dụng để thành lập các mô hình vũ trụ đã giải
thích thành công cấu trúc và sự tiến hóa của vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được. Các biểu thức
toán học của các định luật vật lý sử dụng một bộ 12 hằng số vật lý[73] có vẻ như là tĩnh đối với vũ trụ
quan sát được.[74] Giá trị của các hằng số này đã được đo đạc cẩn thận nhưng nguyên do để có
được các con số này vẫn là điều bí ẩn.
Bên ngoài Trái Đất

Bài chi tiết: Không gian ngoài thiên thể, Vũ trụ, và Sự sống ngoài Trái Đất

NGC 4414 là thiên hà xoắn ốc trong chòm sao Coma Berenices có đường kính khoảng 56.000 năm
ánh sáng và cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

Các hành tinh và hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời (kích thước theo tỉ lệ, khoảng cách không theo tỉ lệ)

Không gian ngoài thiên thể chỉ vùng không gian tương đối rỗng của vũ trụ bên ngoài khí quyển của
các thiên thể. Không có ranh giới rõ ràng giữa khí quyển Trái Đất và không gian ngoài thiên thể, vì áp
suất khí quyển giảm từ từ theo độ cao tăng dần. Không gian ngoài thiên thể trong hệ Mặt Trời được
gọi là không gian liên hành tinh, nó trải rộng đến không gian liên sao tại nơi được gọi là nhật quyển.

Không gian ngoài thiên thể gồm một số ít các loại vật chất phân tử hữu cơ được phát hiện bởi các
sóng quang phổ viba, phông nền bức xạ vũ trụ còn tồn dư sau vụ nổ Big Bang và nguồn gốc của vũ
trụ, và các tia vũ trụ chứa các hạt nhân nguyên tử bị ion hóa và nhiều loại hạt hạ nguyên tử khác.
Cũng có một số chất khí, plasma và bụi, và các thiên thạch nhỏ. Ngoài ra, các dấu hiệu của sự sống
loài người phát vào không gian ngày nay như các loại vật liệu còn lại từ các vật thể có và không
người lái từng phóng lên không gian có tiềm năng gây hại cho các tàu vũ trụ. Một số mảnh vỡ này
theo định kỳ quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Mặc dù Trái Đất hiện là thiên thể duy nhất được biết là có sự sống trong hệ Mặt Trời, các bằng
chứng hiện tại cho rằng trong quá khứ xa xôi của Sao Hỏa từng tồn tại các vực nước ở dạng lỏng trên
bề mặt của nó.[75] Như vậy, Sao Hỏa cũng có khả năng hỗ trợ sự sống và hiện tại người ta cho rằng
vẫn còn nước trên hành tinh này ở dạng băng. Nếu sự sống tồn tại trên Sao Hỏa, nhiều khả năng bên
dưới mặt đất của nó nước có thể tồn tại.[76]

Các môi trường của các hành tinh đất đá khác như Sao Thủy và Sao Kim cho thấy khó có khả năng hỗ
trợ sự sống. Nhưng con người phỏng đoán rằng Europa, vệ tinh lớn thứ tư của Sao Mộc, có thể có
biển nước lỏng bên dưới bề mặt của nó và có tiềm năng hỗ trợ sự sống.[77]

Ngày nay, các nhà thiên văn học đã và đang bắt đầu khám phá các hành tinh giống Trái Đất bên
ngoài hệ Mặt Trời – các hành tinh nằm trong vùng có thể định cư trong không gian quanh các ngôi
sao, mà chúng có thể hỗ trợ cho sự sống.[78][79]
Xem thêm

Nhân tính

Lịch sử tự nhiên

Chủ nghĩa tự nhiên

Luật tự nhiên

Triết học tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên

Khoa học tự nhiên

Thần học tự nhiên

Dự trữ thiên nhiên

Lịch biểu tự nhiên

Tự nhiên và Giáo dục

Tôn sùng tự nhiên

Chủ nghĩa khỏa thân

Định luật vật lý

Vũ trụ

Phương tiện:

Natural History, bởi Pliny the Elder

Nature, bởi Ralph Waldo Emerson

Nature, một tập san khoa học nổi bật

National Wildlife, báo xuất bản của National Wildlife Federation

Nature (series truyền hình)

Natural World (series truyền hình)

Tổ chức:
The Nature Conservancy

Nature Detectives

Khoa học:

Lịch sử tự nhiên

Phong cảnh thiên nhiên

Triết học:

Mẹ Thiên nhiên

Tự nhiên (triết học)

Chủ nghĩa tự nhiên: bao gồm một số tư tưởng triết học khác nhau, nguồn gốc điển hình đến từ chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa thực dụng, không phân định giữa siêu nhiên và tự nhiên.[cần dẫn nguồn]
Trong đó bao gồm chủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận của khoa học tự nhiên, thứ tạo nên giả
thuyết phương pháp luận ở những sự kiện quan sát được trong tự nhiên chỉ được giải thích bởi
những nguyên nhân tự nhiên, nằm ngoài sự giả định có tồn tại hay không tồn tại của lực lượng siêu
nhiên.

Thuyết cân bằng tự nhiên (ngụy biện sinh học): Một khái niệm kém uy tín về sự cân bằng thiên nhiên
trong mối quan hệ động vật ăn thịt-con mồi.

Chú giải

Chú giải 1: A useful though somewhat erratically presented account of the pre-Socratic use of the
concept of φύσις may be found in Naddaf, Gerard The Greek Concept of Nature, SUNY Press, 2006.
The word φύσις, while first used in connection with a plant in Homer, occurs very early in Greek
philosophy, and in several senses. Generally, these senses match rather well the current senses in
which the English word nature is used, as confirmed by Guthrie, W.K.C. Presocratic Tradition from
Parmenides to Democritus (volume 2 of his History of Greek Philosophy), Cambridge UP, 1965.

Dịch: Một giải thích hữu ích mặc dù hơi bất thường được những triết gia thời kỳ trước Sokrates ở
việc sử dụng khái niệm φύσις có thể được tìm thấy trong Naddaf, Gerard The Greek Concept of
Nature, SUNY Press, 2006 (Khái niệm của người Hy Lạp về Tự nhiên). Từ φύσις, lần đầu tiên được
Homer sử dụng trong việc kết nối với thực vật, xảy ra rất sớm trong nền triết học Hy Lạp, và cả trong
một vài ý nghĩa khác. Nói chung, những ngữ nghĩa này xứng hợp hơn những nghĩa hiện tại khi từ
tiếng Anh nature đang được sử dụng, đã được xác nhận bởi Guthrie, W.K.C. Presocratic Tradition
from Parmenides to Democritus (volume 2 of his History of Greek Philosophy), Cambridge UP, 1965
(Truyền thống Tiền Sokrates từ Parmenides đến Democritus, tập thứ 2 trong cuốn Lịch sử Triết học
Hy Lạp).
Chú giải 2: The first known use of physis was by Homer in reference to the intrinsic qualities of a
plant: ὣς ἄρα φωνήσας πόρε φάρμακον ἀργεϊφόντης ἐκ γαίης ἐρύσας, καί μοι φύσιν αὐτοῦ ἔδειξε.
(So saying, Argeiphontes [=Hermes] gave me the herb, drawing it from the ground, and showed me
its nature.) Odyssey 10.302-3 (ed. A.T. Murray). (The word is dealt with thoroughly in Liddell and
Scott's Greek Lexicon.) For later but still very early Greek uses of the term, see earlier note.

Dịch: Cách dùng được biết đầu tiên của từ physis đến từ Homer, liên quan đến những đặc tính nội
tại của thực vật: ὣς ἄρα φωνήσας πόρε φάρμακον ἀργεϊφόντης ἐκ γαίης ἐρύσας, καί μοι φύσιν
αὐτοῦ ἔδειξε. (Như đã nói, Argeiphontes [tức Hermes] đã ban cho tôi cỏ thảo mộc, lấy từ mặt đất,
và chỉ cho tôi thấy được sự tự nhiên của nó.) Odyssey 10.302-3 (ed. A.T. Murray). (Từ này đã được
thông hiểu kỹ lưỡng trong Liddell và Scott's Greek Lexicon. (Từ điển Hy Lạp)). Đến sau này vẫn còn
cách sử dụng rất sớm thuật ngữ này của người Hy Lạp, xem chú giải trên.

Chú giải 3: Ví dụ, quyển sách Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (Philosophiae Naturalis
Principia Mathematica, 1687) của Isaac Newton được dịch sang tiếng Anh thành "Mathematical
Principles of Natural Philosophy", và phản ánh cách sử dụng hiện tại của từ "natural philosophy"
(triết học tự nhiên), giống như "sự nghiên cứu có hệ thống về tự nhiên".

Chú giải 4: Từ nguyên học của từ "physical" cho thấy rằng nó có nghĩa tương tự với "natural" trong
khoảng giữa thế kỷ XV: Harper, Douglas. “physical”. Online Etymology Dictionary.

Chú giải 5: [Hồ] là bất kỳ một vực nước nào có nước chảy chậm hoặc đứng yên chiếm một phần diện
tích trên đất liền với kích thước đáng kể. Các định nghĩa để phân biệt chính xác hồ, ao, đầm lầy và
thậm chí là các con sông và các vực nước khác ngoại trừ chúng không thuộc đại dương thì vẫn chưa
rõ ràng. Tuy nhiên, có thể nói rằng, các con sông và suối thì có dòng chảy tương đối nhanh; các đầm
lầy và đồng lầy có chứa một lượng cỏ, cây thân gỗ và cây bụi tương đối lớn; và các ao có kích thước
tương đối nhỏ so với hồ. Về mặt địa chất học, các hồ là các vực nước tạm thời.[80]

Chú giải 6: Con số "khoảng 1/2 của 1%" tính theo cách sau (xem ví dụ Leckie, Stephen (1999). “How
Meat-centred Eating Patterns Affect Food Security and the Environment”. For hunger-proof cities:
sustainable urban food systems. Ottawa: International Development Research Centre. ISBN 0-88936-
882-1., trong đó cân nặng con người trung bình là 60 kg.), tổng sinh khối loài người là khối lượng
trung bình của con người nhân với dân số thế giới hiện tại vào khoảng 6,5 tỉ (xem ví dụ, “World
Population Information”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.): Giả sử cân nặng
trung bình của con người là 60–70 kg (khoảng 130–150 cân Anh), thì cân nặng tổng của loài người
trên toàn cầu vào khoảng 390 tỉ (390×109) và 455 triệu kg (trong khoảng 845 tỉ đến 975 tỉ cân Anh,
hay 423 triệu–488 triệu tấn thiếu). Tổng sinh khối của tất cả các loài trên Trái Đất ước tính lớn hơn
6,8 x 1013 kg (75 tỉ tấn thiếu). Theo cách tính này, tỉ lệ của tổng sinh khối chỉ tính riêng của loài
người vào khoảng gần 0,6%.

Tham khảo

^ Harper, Douglas. “nature”. Online Etymology Dictionary.

^ Isaac Newton's Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (1687), for example, is translated
"Mathematical Principles of Natural Philosophy", and reflects the then-current use of the words
"natural philosophy", akin to "systematic study of nature"
^ The etymology of the word "physical" shows its use as a synonym for "natural" in about the mid-
15th century:

^ “World Climates”. Blue Planet Biomes. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.

^ “Calculations favor reducing atmosphere for early Earth”. Science Daily. ngày 11 tháng 9 năm 2005.
Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2007.

^ "Past Climate Change". U.S. Environmental Protection Agency. Truy cập 2007-01-07.

^ Hugh Anderson, Bernard Walter (ngày 28 tháng 3 năm 1997). “History of Climate Change”. NASA.
Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2007.

^ Weart, Spencer (2006). “The Discovery of Global Warming”. American Institute of Physics. Truy cập
ngày 7 tháng 1 năm 2007.

^ Dalrymple, G. Brent (1991). The Age of the Earth. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-
1569-6.

^ A. Morbidelli & và đồng nghiệp (2000). “Source Regions and Time Scales for the Delivery of Water
to Earth”. Meteoritics & Planetary Science. 35 (6): 1309–1320. Bibcode:2000M&PS...35.1309M.
doi:10.1111/j.1945-5100.2000.tb01518.x. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |authors= (trợ giúp)

^ “Earth's Oldest Mineral Grains Suggest an Early Start for Life”. NASA Astrobiology Institute. ngày 24
tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006.
Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham
số trong |archivedate= và |archive-date= (trợ giúp)

^ Lynn Margulis & Dorian Sagan (1995). What is Life?. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-
81326-2.

^ J.B. Murphy & R.D. Nance (2004). “How do supercontinents assemble?”. American Scientist. 92 (4):
324. doi:10.1511/2004.4.324.

^ Kirschvink, J.L. (1992). “Late Proterozoic Low-Latitude Global Glaciation: The Snowball Earth”
(PDF). Trong J.W. Schopf, C. Klein (biên tập). The Proterozoic Biosphere: A Multidisciplinary Study.
Cambridge: Cambridge University Press. tr. 51–52. ISBN 0-521-36615-1. line feed character trong |
title= tại ký tự số 29 (trợ giúp)

^ David M. Raup & J. John Sepkoski Jr. (1982). “Mass extinctions in the marine fossil record”. Science.
215 (4539): 1501–3. Bibcode:1982Sci...215.1501R. doi:10.1126/science.215.4539.1501. PMID
17788674.

^ Lynn Margulis & Dorian Sagan (1995). What is Life?. New York: Simon & Schuster. tr. 145. ISBN 0-
684-81326-2.

^ Diamond J; Ashmole, N. P.; Purves, P. E. (1989). “The present, past and future of human-caused
extinctions”. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 325 (1228): 469–76, discussion 476–7.
Bibcode:1989RSPTB.325..469D. doi:10.1098/rstb.1989.0100. PMID 2574887.
^ Novacek M, Cleland E (2001). “The current biodiversity extinction event: scenarios for mitigation
and recovery”. Proc Natl Acad Sci USA. 98 (10): 5466–70. Bibcode:2001PNAS...98.5466N.
doi:10.1073/pnas.091093698. PMC 33235. PMID 11344295.

^ Wick, Lucia; Möhl, Adrian (2006). “The mid-Holocene extinction of silver fir (Abies alba) in the
Southern Alps: a consequence of forest fires? Palaeobotanical records and forest simulations”.
Vegetation History and Archaeobotany. 15 (4): 435–444. doi:10.1007/s00334-006-0051-0.

^ The Holocene Mass Extinction?. Park.org. Truy cập 2016-11-03.

^ Mass Extinctions Of The Phanerozoic Menu. Park.org. Truy cập 2016-11-03.

^ Patterns of Extinction. Park.org. Truy cập 2016-11-03.

^ “Ideal Gases under Constant Volume, Constant Pressure, Constant Temperature, & Adiabatic
Conditions”. NASA. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2007.

^ Pelletier, Jon D. (2002). “Natural variability of atmospheric temperatures and geomagnetic


intensity over a wide range of time scales”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 99
(90001): 2546–2553. Bibcode:2002PNAS...99.2546P. doi:10.1073/pnas.022582599. PMC 128574.
PMID 11875208.

^ “Tropical Ocean Warming Drives Recent Northern Hemisphere Climate Change”. Science Daily.
ngày 6 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006.

^ “Water for Life”. Un.org. ngày 22 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.

^ “World”. CIA - The world fact book. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20
tháng 12 năm 2008.

^ Water Vapor in the Climate System, Special Report, American Geophysical Union, December 1995.

^ Vital Water. UNEP.

^ "Ocean". The Columbia Encyclopedia. 2002. New York: Columbia University Press

^ "Distribution of land and water on the planet". UN Atlas of the Oceans

^ Spilhaus, Athelstan F. 1942 (Jul.). "Maps of the whole world ocean." Geographical Review
(American Geographical Society). Vol. 32 (3): pp. 431–5.

^ “Lake Definition”. Dictionary.com. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2017.

^ River {definition} from Merriam-Webster. Truy cập February 2010.

^ USGS – U.S. Geological Survey – faqs, #17 What is the difference between mountain, hill, and peak;
lake và pond; or river and creek?

^ Adams, C.E. (1994). “The fish community of Loch Lomond, Scotland: its history and rapidly
changing status”. Hydrobiologia. 290 (1–3): 91–102. doi:10.1007/BF00008956. Bản gốc lưu trữ ngày
14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
^ Pidwirny, Michael (2006). “Introduction to the Biosphere: Introduction to the Ecosystem Concept”.
Fundamentals of Physical Geography (2nd Edition). Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.

^ Odum, EP (1971) Fundamentals of ecology, third edition, Saunders New York

^ Pidwirny, Michael (2006). “Introduction to the Biosphere: Organization of Life”. Fundamentals of


Physical Geography (2nd Edition). Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.

^ Bailey, Robert G. (April 2004). "Identifying Ecoregion Boundaries". Environmental Management. 34


(Supplement 1): S14–26. doi:10.1007/s00267-003-0163-6. PMID 15883869. Archived from the
original on ngày 4 tháng 12 năm 2009.

^ a b "Definition of Life". California Academy of Sciences. 2006. Truy cập 2007-01-07.

^ Botkin, Daniel B. (2000) No Man's Garden, Island Press, pp. 155-157, ISBN 1559634650.

^ Sengbusch, Peter V. “The Flow of Energy in Ecosystems – Productivity, Food Chain, and Trophic
Level”. Botany online. University of Hamburg Department of Biology. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng
10 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.

^ Pidwirny, Michael (2006). “Introduction to the Biosphere: Species Diversity and Biodiversity”.
Fundamentals of Physical Geography (2nd Edition). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.

^ “How Many Species are There?”. Extinction Web Page Class Notes. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6
năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.

^ "Animal." World Book Encyclopedia. 16 vols. Chicago: World Book, 2003. This source gives an
estimate of from 2 to 50 million.

^ “Just How Many Species Are There, Anyway?”. Science Daily. 2003. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm
2006.

^ Mark A. Withers & và đồng nghiệp (1998). “Changing Patterns in the Number of Species in North
American Floras”. Land Use History of North America. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2012.
Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |authors= (trợ giúp) Website
based on the contents of the book: Sisk, T.D. biên tập (1998). Perspectives on the land use history of
North America: a context for understanding our changing environment (ấn bản 1999). U.S.
Geological Survey, Biological Resources Division. USGS/BRD/BSR-1998-0003.

^ “Tropical Scientists Find Fewer Species Than Expected”. Science Daily. 2002. Truy cập ngày 27
tháng 9 năm 2006.

^ Daniel E. Bunker & và đồng nghiệp (2005). “Species Loss and Aboveground Carbon Storage in a
Tropical Forest”. Science. 310 (5750): 1029–31. Bibcode:2005Sci...310.1029B.
doi:10.1126/science.1117682. PMID 16239439. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |authors= (trợ
giúp)

^ Wilcox, Bruce A. (2006). “Amphibian Decline: More Support for Biocomplexity as a Research
Paradigm”. EcoHealth. 3 (1): 1. doi:10.1007/s10393-005-0013-5.
^ Clarke, Robin, Robert Lamb, Dilys Roe Ward biên tập (2002). “Decline and loss of species”. Global
environment outlook 3: past, present and future perspectives. London; Sterling, VA: Nairobi, Kenya:
UNEP. ISBN 92-807-2087-2. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 12
năm 2013.

^ a b Line M (ngày 1 tháng 1 năm 2002). “The enigma of the origin of life and its timing” (PDF).
Microbiology. 148 (Pt 1): 21–7. PMID 11782495. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2017.
Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2017.

^ Schopf, JW, Kudryavtsev, AB, Czaja, AD, and Tripathi, AB. (2007). Evidence of Archean life:
Stromatolites and microfossils. Precambrian Research 158:141–155.

^ Schopf, JW (2006). "Fossil evidence of Archaean life". Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 361 (1470):
869–85. doi:doi:10.1098/rstb.2006.1834. PMC 1578735. PMID 16754604.

^ Peter Hamilton Raven; George Brooks Johnson (2002). Biology. McGraw-Hill Education. p. 68. ISBN
978-0-07-112261-0. Truy cập July 7, 2013.

^ "Why the Amazon Rainforest is So Rich in Species: News". Earthobservatory.nasa.gov. ngày 5 tháng
12 năm 2005. Truy cập 2011-05-14.

^ “Why The Amazon Rainforest Is So Rich In Species”. Sciencedaily.com. ngày 5 tháng 12 năm 2005.
Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.

^ L. V. Berkner & L. C. Marshall (1965). “On the Origin and Rise of Oxygen Concentration in the
Earth's Atmosphere”. Journal of the Atmospheric Sciences. 22 (3): 225–261.
Bibcode:1965JAtS...22..225B. doi:10.1175/1520-0469(1965)022<0225:OTOARO>2.0.CO;2. ISSN
1520-0469.

^ Schopf J (1994). “Disparate rates, differing fates: tempo and mode of evolution changed from the
Precambrian to the Phanerozoic”. Proc Natl Acad Sci USA. 91 (15): 6735–42.
Bibcode:1994PNAS...91.6735S. doi:10.1073/pnas.91.15.6735. PMC 44277. PMID 8041691.

^ Szewzyk U, Szewzyk R, Stenström T (1994). “Thermophilic, anaerobic bacteria isolated from a deep
borehole in granite in Sweden”. Proc Natl Acad Sci USA. 91 (5): 1810–3.
Bibcode:1994PNAS...91.1810S. doi:10.1073/pnas.91.5.1810. PMC 43253. PMID 11607462.

^ Wolska K (2003). “Horizontal DNA transfer between bacteria in the environment”. Acta Microbiol
Pol. 52 (3): 233–43. PMID 14743976.

^ Horneck G (1981). “Survival of microorganisms in space: a review”. Adv Space Res. 1 (14): 39–48.
doi:10.1016/0273-1177(81)90241-6. PMID 11541716.

^ “flora”. Merriam-Webster Online Dictionary. Merriam-Webster. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm
2006.

^ “Glossary”. Status and Trends of the Nation's Biological Resources. Reston, VA: Department of the
Interior, Geological Survey. 1998. SuDocs No. I 19.202:ST 1/V.1-2.
^ “Feedback Loops In Global Climate Change Point To A Very Hot 21st Century”. Science Daily. ngày
22 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2007.

^ “Plant Conservation Alliance – Medicinal Plant Working Groups Green Medicine”. US National Park
Services. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.

^ Oosthoek, Jan (1999). “Environmental History: Between Science & Philosophy”. Environmental
History Resources. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2006.

^ Ví dụ về những ý kiến này, xem: “On the Beauty of Nature”. The Wilderness Society. Lưu trữ bản
gốc ngày 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2006. and Ralph Waldo Emerson's
analysis of the subject: Emerson, Ralph Waldo (1849). “Beauty”. Nature; Addresses and Lectures.

^ History of Conservation BC Spaces for Nature. Truy cập: ngày 20 tháng 5 năm 2006.

^ Rothenberg, David (2011). Survival of the Beautiful: Art, Science and Evolution. Bloomsbury. ISBN
1608192164.

^ Ade, P. A. R.; Aghanim, N.; Armitage-Caplan, C.; et al. (Planck Collaboration) (ngày 22 tháng 3 năm
2013). “Planck 2013 results. I. Overview of products and scientific results - Table 9” (PDF). Astronomy
and Astrophysics (submitted). arXiv:1303.5062. Bibcode:2013arXiv1303.5062P.

^ Taylor, Barry N. (1971). “Introduction to the constants for nonexperts”. National Institute of
Standards and Technology. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2007.

^ Varshalovich, D. A.; Potekhin, A. Y. and Ivanchik, A. V. (2000). “Testing cosmological variability of


fundamental constants”. AIP Conference Proceedings. AIP Conference Proceedings. 506: 503.
arXiv:physics/0004062. doi:10.1063/1.1302777.

^ Bibring, J (2006). “Global mineralogical and aqueous mars history derived from OMEGA/Mars
Express data”. Science. 312 (5772): 400–4. Bibcode:2006Sci...312..400B.
doi:10.1126/science.1122659. PMID 16627738. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |
author=) (trợ giúp)

^ Malik, Tariq (ngày 8 tháng 3 năm 2005). “Hunt for Mars life should go underground”. The Brown
University News Bureau. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2006.

^ Scott Turner (ngày 2 tháng 3 năm 1998). “Detailed images from Jupiter moon Europa point to slush
below surface”. The Brown University News Bureau. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 1999.
Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.

^ “New Estimate for Alien Earths: 2 Billion in Our Galaxy Alone”. Space.com. Truy cập 14 tháng 2
năm 2015.

^ Choi, Charles Q. (2011-03-21) New Estimate for Alien Earths: 2 Billion in Our Galaxy Alone | Alien
Planets, Extraterrestrial Life & Extrasolar Planets | Exoplanets & Kepler Space Telescope. Space.com.

^ Lake (physical feature) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Liên kết ngoài


Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tự nhiên.

Tìm hiểu thêm về

Tự nhiên

tại các dự án liên quan

Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary

Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons

Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews

Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote

Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource

Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks

Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity

Tự nhiên tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Thế giới tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Vũ trụ tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Nature tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

IUCN Red List of Threatened Species Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa (iucnredlist.org)

WILD Foundation | Protecting through connecting: wilderness, wildlife & people Tổ chức Wild
Foundation - Trái tim phong trào bảo tồn hoang dã toàn cầu (wild.org)

Fauna & Flora International là nơi hoạt động kiên quyết trong việc giúp đỡ bảo tồn không gian sống
và các loài hoang dã trên thế giới (fauna-flora.org)

European Wildlife là tổ chức phi lợi nhuận của Châu Âu hoạt động trong công tác bảo tồn tự nhiên
và bảo vệ môi trường (eurowildlife.org)

Tập san Nature (nature.com)

National Geographic Hội Địa lý Quốc gia (nationalgeographic.com)

ARKive - Discover the world's most endangered species Lưu trữ 2016-04-26 tại Archive.today Ghi
nhận sự sống trên Trái Đất (arkive.org)

BBC – Chuyên đề Khoa học và Tự nhiên (bbc.co.uk): Science & Earth

Watch PBS TV Shows Online – Chuyên đề Khoa học và Tự nhiên (pbs.org)

Báo điện tử Science Daily (sciencedaily.com)


European Commission – Tự nhiên và Đa dạng sinh học (ec.europa.eu)

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (.nhm.ac.uk)

Encyclopedia of Life Bách khoa toàn thư về Sự sống (eol.org).

Environment & Environmental Quality Science.gov – Môi trường & Chất lượng môi trường

xts

Khoa học tự nhiên

xts

Các thành phần tự nhiên

Vũ trụ

Không gianThời gianNăng lượngVật chất các hạtcác nguyên tố hóa họcSự thay đổi

Trái Đất

Khoa học Trái ĐấtLịch sử (địa chất)Cấu trúc Trái ĐấtĐịa chất họcKiến tạo mảngĐại dươngGiả thuyết
GaiaTương lai của Trái Đất

Thời tiết

Khí tượng họcKhí quyển (Trái Đất)Khí hậuMâyMưaTuyếtÁnh sáng Mặt TrờiThủy triềuGió lốc
xoáyxoáy thuận nhiệt đớiBức xạ Mặt Trời

Môi trường

tự nhiên

Sinh thái họcHệ sinh tháiTrườngBức xạVùng hoang dãCháy rừng

Sự sống

Nguồn gốc (phát sinh phi sinh học)Lịch sử tiến hóaSinh quyểnTổ chức sinh họcSinh học (sinh học vũ
trụ)

Đa dạng sinh họcSinh vậtSinh vật nhân thực hệ thực vật thực vậthệ động vật động vậtnấmsinh vật
nguyên sinhsinh vật nhân sơ cổ khuẩnvi khuẩnVirus

Thể loại Thể loạiSymbol question.svg Thiên nhiên

xts

Phân ngành sinh học

Songbird.pngCổng thông tin Thiên nhiênStylised Lithium Atom.svgCổng thông tin Vật lý

Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata


BNF: cb11933874z (data)GND: 4041358-5LCCN: sh85090277NARA: 10643499NDL: 00571314NKC:
ph115994PLWABN: 9810550561805606

Bài viết chọn lọc “Tự nhiên” là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt.

Mời bạn xem phiên bản đã được bình chọn vào ngày 19 tháng 1 năm 2017 và so sánh sự khác biệt
với phiên bản hiện tại.

Thể loại: Tự nhiênMôi trườngKhoa học môi trường

Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 21 tháng 8 năm 2022 lúc 09:02.

Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp
dụng điều khoản bổ sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và
Quy định quyền riêng tư. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một
tổ chức phi lợi nhuận.

Quy định quyền riêng tưGiới thiệu WikipediaLời phủ nhậnPhiên bản di độngLập trình viênThống
kêTuyên bố về cookieWikimedia FoundationPowered by MediaWiki

You might also like