You are on page 1of 2

Bão

Do vị trí địa lý, Việt Nam rất dễ hứng chịu các cơn bão, đặc biệt ở khu vực dọc theo bờ biển phía
Bắc. Tần suất của bão đã tăng lên từ trung bình 5 lên 7 cơn bão kể từ năm 2000. Bão đổ bộ thường
kèm theo triều cường và mưa lớn nên gây ra những đợt mưa to kéo dài và gây ngập lụt nặng nề. Trận
“lũ chồng lũ” lịch sử năm 2020 ở miền Trung, do 9 cơn bão lớn và 2 cơn áp thấp nhiệt đới gây ra đã
làm 192 người chết, 57 người mất tích và rất nhiều thiệt hại khác.
Sạt lở
đất Sạt lở đất thường xảy ra ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam, miền Trung gần biên giới với
Lào và vùng ven biển. Sạt lở đất thường do mưa lớn khi có bão gây ra.
Hạn hán và xâm nhập mặn Mùa khô là một phần của thời tiết tự nhiên ở Việt Nam, khô hạn thỉnh
thoảng xảy ra ở khu vực Bắc Trung Bộ và chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
ĐBSCL. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và độ dài của mùa khô hạn đã tăng lên, với các đợt hạn
hán nghiêm trọng trong lịch sử đã được ghi nhận ở ĐBSCL trong các năm 2015-2016 và 2019-2020.
Đặc biệt, năm 2020 ghi nhận tình trạng hạn mặn mức cao kỷ lục ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây
cũng là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nếu nước biển dâng 100 cm thì chúng ta mất đi khoảng 40%
diện tích đồng bằng Sông Cửu Long.
Biến đổi khí hậu,
nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến nhiều thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra liên tục. Theo nhiều chuyên
gia Tổ chức Khí tượng Thế giới cho rằng với tình hình hiện nay, thiên tai sẽ xảy ra tàn khốc và tần
suất lớn hơn rất nhiều. Có thực sự thiên tai hay đây chính là hậu quả, “cái giá” con người phải trả khi
xâm hại đến Mẹ Thiên Nhiên? Chính vì thế, để giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu
chúng ta cần chung tay trồng và phục hồi rừng đầu nguồn.

Lũ lụt
- Gây ra 97% thiệt hại do thiên tai hàng năm. Địa lý tự nhiên khiến Việt Nam dễ bị lũ lụt, thường
diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 ở vùng trũng thấp đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) và duyên hải miền Trung. Những rủi ro này cộng với sự xói mòn đất dẫn đến
khả năng cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, thiệt hại về gia súc. Kể
cả thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng bị ngập lụt do ảnh hưởng triều cường và hệ thống
thoát nước kém.
Cháy rừng
Cháy rừng hay còn gọi lửa rừng là sự kiện lửa phát sinh trong một khu rừng, tác động hoặc làm tiêu
hủy một số hoặc toàn bộ các thành phần của khu rừng đó. Đám cháy rừng có thể là đám cháy được
kiểm soát trong kỹ thuật lâm sinh hoặc đám cháy không thể kiểm soát,

Thêm 3 ha rừng thông Đà Lạt bị cháy


LÂM ĐỒNGNgọn lửa lại bùng lên ở khu rừng thông cao 10-18 m trên đèo
Prenn, phường 3, TP Đà Lạt, nâng tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng hỏa
hoạn lên 13 ha. Chiều 9/4, đám cháy bùng phát trở lại cơ bản được khống
chế, song vẫn còn một số cây mục lửa âm ỉ, lực lượng chức năng đang tìm
cách dập tắt hoàn toàn. Tối qua, sau hơn một ngày xảy ra đám cháy đầu tiên
trên diện tích 10 ha ở tiểu khu 267a, khu vực rừng thông cạnh đó lửa bùng
lên. Gió lớn, tiết trời hanh khô, đám thực bì dày rậm khiến lửa nhanh chóng
lan rộng khắp đồi.
Đà Lạt là thành phố du lịch thuộc tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao 1.500 m so với
mực nước biển. Thành phố rộng hơn 393 km2 với hơn 237.000 người (năm
2022). Diện tích rừng ở Đà Lạt đến năm 2020 là hơn 20.117 ha, trong đó
rừng tự nhiên 14.640 ha. Rừng ở địa phường này vừa có chức năng phòng
hộ, tạo cảnh quan và giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch.

You might also like