You are on page 1of 117

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP


KHẮC PHỤC

1
Tiền Giang, tháng 9/2016
NỘI DUNG

A
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU –
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
Khái niệm chung; Ảnh hưởng của
BĐKH; Ứng phó với BĐKH.

TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


Chất lượng môi trường; Một số vấn đề
B môi trường cần đặc biệt quan tâm; Giải
pháp khắc phục
2
A. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

3
KHÁI NiỆM VỀ BiẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BĐKH là sự thay đổi có tính hệ thống (liên tục tăng
hoặc liên tục giảm) các yếu tố khí hậu (Nhiệt độ,
lượng mưa, áp suất hay gió,...) so với trung bình của
khí hậu đã duy trì trong vài thập niên hoặc dài hơn.
BiẾN ĐỔI VỀ NHIỆT ĐỘ

Nhiệt độ trung bình


toàn cầu đang tăng.
Trong 100 năm từ
1906-2005 nhiệt độ đã
tăng +0,74 ± 0,18OC;
tốc độ tăng trong 50
năm gần đây gần gấp
đôi so với 50 năm
trước đó.

Trong 10 năm qua (2001-2010), nhiệt độ đã tăng hơn


nửa độ so với thời kỳ trước đó.
Biến đổi về lượng mưa
Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình từ 1901-2005
• Trên phạm vi toàn cầu lượng
mưa tăng lên ở các đới phía
bắc vĩ độ 30ON thời kỳ 1901-
2005 nhưng lại giảm đi ở khu
vực nhiệt đới, kể từ thập niên
1990.
• Lượng mưa tăng rõ rệt ở Bắc
Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á.
• Lượng mưa giảm ở Tây Nam
nước Mỹ, Đông bắc Mehico,
Nam Mỹ, Nam Á, Nam và Tây
Phi.
•Tần
•Tầnsố
sốmưa
mưalớn
lớntăng
tăngởởnhiều
nhiềukhu
khuvực,
vực,
kể
kểcả
cảnhững
nhữngnơi
nơilượng
lượngmưa
mưacócóxu
xuthế
thế
giảm
giảmđi.
đi.
Biến đổi mực nước biển

- Trong giai đoạn


1961-2003 (khoảng
40 năm) mực nước
biển tăng với tốc độ
trung bình
1,8mm/năm.
- Trong giai đoạn
1993-2003 (khoảng
10 năm) mực nước
biển tăng với tốc độ
trung bình
3,1mm/năm.

Sự
Sựtăng
tănglên
lêncủa
củanhiệt
nhiệtđộ
độtrung
trungbình
bìnhmặt
mặtđất
đấttoàn
toàncầu
cầulàm
làmcho
chobăng
băngtan
tanởởcác
các
vùng cực, trên đỉnh núi cao cùng với sự giãn nở nước ở các đại dương
vùng cực, trên đỉnh núi cao cùng với sự giãn nở nước ở các đại dương làm làm
cho
chomực
mựcnước
nướctrung
trungbình
bìnhởởcác
cácđại
đạidương
dươngtăng
tăngcao.
cao.
Hậu quả của BĐKH
Hồ
Hồ Alaska
Alaska

Sông
Sông băng
băng Thụy
Thụy Sĩ

Hậu quả của BĐKH

Nguy cơ xảy ra sét tăng 12% khi nhiệt độ tăng 1oC, tia sét
phóng ra với tốc độ 36.000 km/h, có sức nóng 30.000oC, có
thể gây cháy rừng.
Hậu quả của BĐKH
Hậu quả của BĐKH
-Hành lang san hô “Great Barrier Reef” di sản thiên nhiên thế
giới tại Australia sẽ bị tan rã.
-Rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành sa mạc.
-Sa mạc Sahara sẽ biến thành rừng.
-Sẽ xuất hiện nhiều cơn bão mạnh hơn bão Katrina.
-Thủ đô London của Anh sẽ bị chìm dưới mực nước biển vào
năm 2100.
-Số lượng cá thể của một số loài động vật suy giảm (cá, sinh
vật phù du, các loài vi khuẩn), sự co cụm của một số loài động
vật (các đàn cừu trên một hòn đảo ở Scotland).
-Nhiều hòn đảo ở Indonesia (2.000 đảo, thực tế 24 đảo trong số
17.500 đã biến mất) và quần đảo Maldives (thấp và bằng phẳng
nhất thế giới đang ngày càng bị thu hẹp) sẽ bị nhấn chìm trong
đại dương.
Hiện tượng El Nino
- Theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, một dòng nước ấm bất
thường, với nhiệt độ đôi khi cao hơn 2-3oC so với bình
thường, hình thành ở vùng biển nhiệt đới phía đông
Thái Bình Dương sẽ tạo ra một hiện tượng biến đổi
khí hậu ngắn hạn tự nhiên gọi là hiện tượng El Nino.
Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi
trường nước ở khu vực mà nó đi qua mà còn thúc đẩy
các hiệu ứng thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới.
-El Nino là hiện tượng tự nhiên tuy nhiên tình hình
toàn cầu nóng lên do biến đổi khí hậu làm gia tăng
các đợt nắng nóng và gây ra hậu quả khắc nghiệt hơn
vì khô hạn, thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng do
nước biển dâng, xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền.
Nguyên nhân của BĐKH
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên như: thời kỳ băng
hà, thời kỳ ấm áp, tuy nhiên các thời kỳ này kéo dài hàng
trăm nghìn năm do đó không được xem là nguyên nhân
của BĐKH trong giai đoạn hiện nay.
BĐKH giai đoạn hiện nay là do hoạt động của con người
(công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,...) làm gia tăng khí
nhà kính (CO2, CH4, N2O,....) có khả năng giữ nhiệt cao, làm
nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần
của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên
các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao.
Sản xuất công nghiệp,
giao thông vận tải sử dụng
nhiên liệu hóa thạch (than
đá, xăng, dầu,…) phát thải
lượng lớn khí CO2
Sản xuất nông
nghiệp cũng góp
phần phát thải khí
CO2, CH4
CO22 ....
....
CO2 .... CO2 ....
Khí nhà kính CO2
-Thời kỳ tiền công nghiệp
(1750) hàm lượng CO2
trong khí quyển vào
khoảng 280 ppm.

- Từ sau thời kỳ tiền


công nghiệp đến nay
hàm lượng CO2 liên tục
tăng, mức tăng trung
bình trong giai đoạn
1960-2005 là 1,4 Giai đoạn hiện nay, mỗi năm
ppm/năm, giai đoạn con người thải vào bầu khí
1995-2005 là 1,9 quyển 22 tỷ tấn CO2
ppm/năm.
Số liệu mới nhất về Khí nhà kính CO2
- Theo báo cáo
của Tổ chức khí
tượng thế giới
ngày 9/9/2014,
lượng khí CO2 thải
vào khí quyển đã
tăng rõ rệt trong
năm 2013, đạt tới
mức 396 ppm, tức
là tăng 2,9 ppm so
với năm 2012, đây
là mức tăng hàng
năm cao nhất trong
30 năm qua.
“350”
350 phần triệu là những gì nhiều nhà khoa học, các
chuyên gia khí hậu và chính phủ các nước hiện nay
cho là giới hạn trên an toàn khí CO2 trong khí quyển
của chúng ta. Chính vì vậy, một Chiến dịch mang tên
350.org đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu và
lấy ngày 24-10 hàng năm là Ngày quốc tế hành động
vì biến đổi khí hậu.
Biểu tượng của chiến dịch toàn cầu Các tình nguyện viên treo thông
về biến đổi khí hậu 350 được nhiều điệp 350.org lên vách núi tại Cape
người hưởng ứng tại Nhà hát Town, Nam Phi.
Sydney, Australia.
Mọi người xếp thành hình hoa Khẩu hiệu chống biến đổi khí hậu của
hướng dương với nụ hoa là biểu Trường trung học Massey Waitakere,
tượng về biến đổi khí hậu ở Mexico. New Zealand.
Thiên nhiên và động vật cũng được Thay cho vị trí của những cánh
lồng ghép vào chủ đề biến đổi khí buồm là thông điệp biến đổi khí hậu
hậu tại Okavango Delta, Botswana. tại Santa Cruz, Mỹ.
Theo công nhận của Ủy ban Liên
Chính phủ về BĐKH – IPCC (2007):
-Vùng hạ lưu sông Mêkong (Việt
Nam) được đánh giá là 1 trong 3
vùng châu thổ được xếp trong
nhóm cực kỳ nguy cơ do tác động
của BĐKH.
- Việt nam nằm trong nhóm 5 quốc
gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất do biến đổi khí hậu.
Tháng 8-2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tính toán và
đưa ra ba kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, trong
đó kịch bản trung bình đã đưa ra kết quả dự báo rằng:
- Về nhiệt độ: vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc; tăng 2,50C ở Đông Bắc;
tăng 2,40C ở đồng bằng Bắc bộ; tăng 2,80C ở Bắc Trung
bộ; tăng 1,90C ở Nam Trung bộ; tăng 1,60C ở Tây nguyên
và tăng 20C ở Nam bộ so với trung bình của thời kỳ 1980-
1999.
- Về lượng mưa: tổng lượng mưa và lượng mưa trong mùa mưa ở tất
cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong đó lượng mưa mùa
khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính
chung cho cả nước, lượng mưa cả năm vào cuối thế kỷ 21 tăng
khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng phía Bắc mức tăng
lượng mưa sẽ nhiều hơn so với khu vực phía Nam.
- Về nước biển dâng: mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050
và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm (nhiệt độ trung bình ở nước ta
trong khoảng 50 năm qua tăng 0,70C và mực nước biển quan trắc ở
các trạm Cửa Ông (Vịnh Hạ Long), Hòn Dấu (Đồi Sơn) tăng khoảng
20cm; tính trung bình mực nước biển ở Việt Nam đã tăng thêm 12cm).
Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch
bản biến đổi khí hậu cập nhật từ kịch bản năm 2009.
Năm 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục công
bố kịch bản biến đổi khí hậu mới.
Nhìn chung kịch bản sau kế thừa kịch bản trước nhưng cụ
thể, chi tiết hơn. Năm 2016 kịch bản biến đổi khí hậu sẽ
cụ thể, chi tiết đến cấp huyện để các địa phương chủ
động hơn trong xây dựng các kế hoạch ứng phó với
BĐKH.
Những tác động cụ thể của BĐKH đối với ĐBSCL:
Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ ảnh hưởng 38,9% diện tích
đất của Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh bị ảnh hưởng
nhiều nhất là Hậu Giang(80,62%), Kiên Giang (76,9%).
- Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm sản lượng lúa và
cây ăn quả: Theo tính toán và tiên đoán của các nhà khoa học,
nếu mực nước biển dâng theo kịch bản trung bình cao thì sản
lượng lương thực của ĐBSCL sẽ giảm gần một nửa, các vùng
chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thủy hải sản chắc chắn sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Và như thế, vấn đề an ninh lương thực
sẽ bị đe dọa nếu như không có biện pháp chủ động phòng ngừa,
đối phó; đặc biệt, đáng quan tâm tới vấn đề này vì ĐBSCL là vựa
lúa của cả nước cũng như thế giới.
- Tăng diê ̣n tích bị nhiễm mặn:
ĐBSCL được xác định là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
BĐKH Đây cũng là vùng chịu tác động rất lớn sự thay đổi về
biên độ triều của mực nước biển. Mực nước biển dâng lên sẽ
làm triều cường tiếp tục lên cao hơn và gia tăng xâm nhập
mặn. Tương đương với mực nước biển dâng cao thêm 75cm
vào cuối thế kỷ 21 thì cư dân nhiều vùng thấp ven biển thậm
chí sẽ không có nước ngọt để uống vì các nguồn nước bị
nhiễm mặn, ảnh hưởng cực kỳ đến sản xuất nông nghiệp và
đời sống người dân với 70% là nông dân.
- Từ đầu năm 2015 dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công bị thiếu hụt, mực
nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua và không còn khả năng đẩy mặn, dẫn
đến mặn trên sông đã xuất hiện sớm hơn gần hai tháng so với cùng kỳ và xâm
nhập sâu về phía thượng lưu, nơi xa nhất hơn 90km. Theo số liệu quan trắc,
độ mặn lớn nhất đều cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và vượt
quá độ mặn lớn nhất cùng kỳ đã từng quan trắc được trong lịch sử: ranh giới
độ mặn 4g/l đã lấn sâu tới 90-95km trên sông Vàm Cỏ, 45 - 65km trên sông
Tiền, 55-60km trên sông Hậu và 60-65km ở khu vực ven biển Tây (Sông Cái
Lớn). Phạm vi xâm nhập mặn nêu trên vượt so mức TBNN từ ít nhất 5-10 km
đối với khu vực ven biển Tây; 10-15 km ở khu vực sông Vàm Cỏ và Sông Hậu
đến lớn nhất 20-25 km đối với sông Tiền. Kết quả quan trắc cũng cho thấy độ
mặn lớn nhất cũng cao hơn so với mức lớn nhất cùng kỳ trong lịch sử.
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nêu trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh ven
biển Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang
và Cà Mau có nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Tổng diện tích thiệt hại là 126.798 ha; trong đó, 78.137 ha thiệt hại trên 70%
năng suất (chiếm 62%), 45.740 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 36%),
2.921 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 2%). Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là
Cà Mau: 49.343 ha, Kiên Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre:
10.755 ha.
Hạn hán, xâm nhập mặn cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước sinh hoạt tại
một số khu vực sử dụng nước mặt, nhất là các vùng chưa có công trình cấp
nước, tập trung ở các khu vực cửa sông, ven biển, như: Cà Mau, Kiên Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu.
- Chết rừng ngập mặn: Các khu vực ven biển với hệ thống rừng
ngập mặn đóng vai trò là lá chắn của vùng. Khi nước biển dâng
cao sẽ có một số cây chết do bị ngập, khi ấy diện tích rừng ngập
mặn sẽ thay đổi. Khi rừng bị mất thì các loài sinh vật khác trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ bị đe dọa. Đồng thời, mất rừng
ngập mặn là mất đi lá chắn để ngăn sóng to, bão tố, xói lở bờ biển,
sạt lở các đê phòng hộ… dẫn tới gia tăng ảnh hưởng của các loại
thiên tai đối với đời sống và lao động, sản xuất của dân cư ven
biển.
- Ảnh hưởng tới các công trình:
BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt nặng nề trong
mùa mưa tại nhiều vùng thấp ven biển gây khó khăn cho việc thoát nước; tăng xói
mòn, sụp lở các con đê ven bờ biển, ven sông và hệ thống đê bao chống lũ, ngăn
mặn trong khu vực; làm hư hỏng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông,
các bến cảng, bến tàu thuyền, trường học, nhà máy, các khu dân cư…
- Gia tăng dịch bê ̣nh:
Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm gia tăng sốt xuất huyết và bệnh nhiệt đới như sốt rét vì
lăng quăng sinh trưởng nhanh khi nước ấm hơn, muỗi cái tiêu hóa máu nhanh hơn
và đốt thường xuyên hơn khi nhiệt độ tăng lên. Ngoài ra, không khí ấm bất thường
cũng đã khiến cho loài muỗi vằn sinh sản sớm và gia tăng mật độ. Đồng thời, nhiều
loại bệnh khác trên người và gia súc, gia cầm sẽ bùng nổ trên diện rộng.
- Tác động tới kinh tế – xã hội:
- Biến động trong sản xuất : Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế
vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự
sụt giảm trên; đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn.
- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế: sẽ diễn ra sự dịch
chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL.
- Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp xáo trộn lớn.
- Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và
ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức
nghiêm trọng;
- Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực
cho cả nước.
Đối với tỉnh Tiền Giang:
Tiền Giang nằm ven bờ sông Tiền thuộc hệ thống sông Cửu Long, tiếp
giáp với biển Đông, có 32km bờ biển và có hệ thống sông rạch chằng
chịt, chịu tác động của chế độ bán nhật triều truyền từ biển Đông qua các
cửa Tiểu, Đại, cửa Soài Rạp đi sâu vào nội đồng. BĐKH làm mực nước
biển dâng cao hơn, xâm nhập mặn vào đất liền càng ngày càng sâu hơn
làm cho nhiều vùng đất của Tiền Giang bị ảnh hưởng mặn, gây khó khăn
rất nhiều cho đời sống và sản xuất nông nghiệp là nghề chính của nhân
dân trong tỉnh (trên 70% dân số tỉnh Tiền Giang sống bằng kinh tế nông
nghiệp); nhân dân sống vùng ven biển sẽ thiếu nước ngọt để sinh hoạt
và trồng trọt; các công trình giao thông, thủy lợi sẽ bị hư hại nhiều
• Mùa khô năm 2016 trên các cửa sông (sông Tiền và Vàm
Cỏ) mặn xuất hiện sớm, độ mặn cao và lấn sâu vào nội
đồng nhanh hơn so với trung bình nhiều năm gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Đông xuân 2015-
2016 vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh.
• Đến ngày 25/02/2016 độ mặn 2,60g/l đã xâm nhập đến
thành phố Mỹ Tho (cách cửa biển 50km); độ mặn 1,10g/l
(ngày 25/02/2016) đã xâm nhập đến Đồng Tâm, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (cách cửa biển 55km).
- Vụ lúa Thu Đông năm 2015: Có 1.837 ha bị thiệt hại, trong đó:
945 ha thiệt hại trên 70% và 892 ha thiệt hại từ 30-70%.
- Vụ lúa Đông Xuân năm 2015-2016: Trong vùng ngọt hóa Gò
Công, mặc dù các địa phương đã rất chủ động tổ chức bơm để
đáp ứng yêu cầu sản xuất, tuy nhiên tại khu vực cuối nguồn, mực
nước nội đồng thấp, chất lượng nước kém, nguồn
nước bị nhiễm mặn, dồn phèn nên đã làm lúa bị thiệt hại trên 70%
là 1.106 ha và
diện tích lúa bị thiệt hại đến cuối vụ trên 70% là 3.471 ha. Diện tích
giảm năng suất từ 20-30% khoảng 7.000 ha.
- Xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016 làm
cho 20 ha nhãn, 80 ha mãng cầu xiêm và 40
ha sả trên địa bàn huyện Tân Phú Đông bị
thiệt hại từ 30%-70%.
-Ước thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp
khoảng 184,250 tỷ đồng.
• BĐKH đã, đang và chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơn sóng to, gió lớn, bão tố, lốc xoáy gia
tăng hoành hành và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và con người trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang; làm tổn hại tài sản, nhà cửa và đe dọa sinh mạng của nhân dân, nhất là
những người đi biển, đi sông hoặc sinh sống trên các cồn vùng cửa sông, ven biển.
• BĐKH đã, đang và sẽ làm gia tăng xói lở đất ven biển là điều rất khó khắc phục, nhất là khi
thảm rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ không được trồng và chăm sóc tốt hoặc bị
phá đi để lấy đất làm công trình khác như xây dựng khu công nghiệp…. Việc gia tăng lũ lụt
làm ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân vùng phía Tây của tỉnh là nơi sản
xuất lúa cao sản và vùng chuyên canh cây ăn quả. Thêm nữa, ô nhiễm môi trường tại các
vùng ngập lũ sâu và kéo dài cộng với nhiệt độ gia tăng sẽ dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch
bệnh trên người, gia súc và gia cầm, mà đặc điểm ở các vùng nông thôn trong tỉnh Tiền
Giang có tỷ lệ số hộ chăn nuôi rất cao với tổng số lượng gia súc, gia cầm rất lớn.

1. Trồng trọt:
•BĐKH dẫn đến biến đổi đặc tính của đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của
các loại cây trồng. Nhiều loại cây trồng không thể thích nghi kịp với sự thay đổi
của thời tiết. Hiện tượng khô cằn cùng với việc mặn hóa, giảm lượng nước ngọt
làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Rủi ro tăng lên do lũ lụt bất
thường. Các mối đe dọa từ việc tăng sâu bệnh và dịch bệnh do thay đổi trong
phân bố dịch bệnh truyền bệnh.
•BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng
biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài
sâu bệnh, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức
tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa.
2. Chăn nuôi
•BĐKH làm nhiệt độ tăng cao, thay đổi lượng mưa, diện tích đất canh tác bị thu
hẹp, lũ lụt và hạn hán gia tăng, ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn
chăn nuôi: giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung cấp nước, làm
mất cân bằng môi trường sinh thái và giảm năng suất đồng cỏ.
•Hậu quả của sự thay đổi này là làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng
khả năng bùng phát, lây lan dịch bệnh làm giảm năng suất sinh trưởng và sinh
sản ở vật nuôi kéo theo hiệu quả chăn nuôi thấp; và tình trạng khan hiếm nước
đẩy chí phí cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao. BĐKH làm cho khí hậu thay
đổi thất thường, khi nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng đến mức chịu đựng của
một số loài, môi trường sinh thái xấu đi tạo điều kiện cho một số vi sinh vật có
hại gây bệnh cho vật nuôi.
3. Nuôi trồng thủy sản
• Hoạt động nuôi trồng thủy sản thường xuyên chịu tác động của thời tiết và
thiên tai như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và
các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của BĐKH có thể
gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt
hại về kinh tế, xã hội cho người nuôi.
• Tháng 01/2013, trong một công bố của Tổ chức DARA International về tính dễ
bị tổn thương với BĐKH, Việt Nam được xếp ở mức báo động đỏ, là nước
đứng đầu danh sách về mức thiệt hại thủy sản do BĐKH. Theo số liệu dự báo
diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các mức độ tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu thì Giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất
dễ bị tổn thương là 104.930 ha và đến năm 2020, diện tích này là 96.621 ha.
• Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Tiền Giang năm 2016: Diện tích nuôi trồng
thủy sản các loại 5 tháng đầu năm 2016 đạt 10.234 ha (trong đó thuỷ sản
nước ngọt 4.035 ha), giảm 14,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân, do tình hình
thời tiết bất thường: nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ngòi, kênh
rạch thấp nên các hộ nuôi chưa tiến hành thả nuôi; mặt khác tình hình xâm
nhập mặn sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc nuôi nước ngọt nhất
là các huyện phía Đông. Sản lượng thủy sản thu hoạch 5 tháng đạt 85.659
tấn, giảm 6,3% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi đạt
45.816 tấn, giảm 13,7%  so cùng kỳ. Sản lượng giảm là do ảnh hưởng tình
hình khô hạn và xâm nhập mặn từ đó diện tích nuôi giảm. Tình hình dịch
bệnh trên tôm, có 26,49 ha/16,8 triệu giống tôm nuôi thâm canh, bán thâm
canh ở huyện Tân Phú Đông bị thiệt hại.
• Vào trung tuần tháng 6/2016, tại vùng nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh Bạc Liêu xảy
ra hiện tượng nghêu, hàu chết hàng loạt. Tổng diện tích bị thiệt hại hơn 520 ha, với
sản lượng hơn 1.500 tấn, làm thiệt hại kinh tế của người dân hơn 30 tỷ đồng qua kết
quả điều tra xác định nguyên nhân xảy ra nghêu, hàu chết hàng loạt ở tỉnh này là do
sốc môi trường nước. Cụ thể, vào thời điểm trên Bạc Liêu đang cao điểm mùa nắng,
độ mặn nước biển cao, khi gặp những cơn mưa lớn đầu mùa, trùng hợp với triều
cường rút, lượng nước mưa nhiều dẫn đến sốc nước ngọt. Khi một số con chết, làm
ô nhiễm nguồn nước, lây lan ra diện rộng, dẫn đến chết hàng loạt. Theo kết quả ghi
nhận của ngành chuyên môn, ở thời điểm này tổng lượng mưa trên địa bàn lên đến
351 mm, cao hơn 22% so cùng kỳ. Không chỉ mưa lớn, mà còn diễn ra liên tiếp nhiều
ngày, làm nguồn nước, độ mặn thay đổi đột ngột, một số loài thủy hải sản khó thích
nghi. Mưa nhiều, bất thường, thời tiết diễn biến cực đoan, đây cũng là sự tác động
bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
4. Tác động đến đời sống xã hội của người dân nông thôn
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe cộng
đồng.
•Tác động trực tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua mối
quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường
 xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng
thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó.
•Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác
động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy
cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị
ứng.
• Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây
bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm
A/H1N1, cúm A/H5N1,  tiêu chảy, dịch tả... BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số
bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh
trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi,
chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở
lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch,
dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1),
thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.
• BĐKH còn là nguyên nhân làm tăng vấn đề ô nhiễm nguồn nước, tăng nguy cơ thiếu
nước ngọt do giảm trữ lượng nước ngọt. Mùa khô năm 2016, tình trạng thiếu nước
ngọt xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn toàn khu vực phía đông của tỉnh.
Khái niệm về Ứng phó với BĐKH

Thích ứng với BĐKH: Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên


hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường
thay đổi, nhằm mục đích giảm sự tổn thương đối với
dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ BĐKH: Là các hoạt động nhằm giảm mức độ
hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Ứng phó với BĐKH = Thích ứng + Giảm nhẹ


NỖ LỰC CỦA TỈNH TIỀN GIANG ỨNG PHÓ
VỚI BĐKH
- Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo
các đơn vị, sở, ngành liên quan trên toàn tỉnh thực hiện
nghiêm túc các chính sách, pháp luật trong công tác ứng
phó với BĐKH; bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao
đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chỉ đạo hướng dẫn việc
điều phối, lồng ghép các chương trình, kế hoạch, nguồn
lực của các sở, ngành và đoàn thể liên quan; chỉ đạo, đôn
đốc, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu của tỉnh được Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày
31/12/2012.
- Nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Các hoạt động tiêu biểu như: Tại các huyện phía tây, đầu tư nâng cấp mở
rộng các kênh rạch thoát lũ, Nạo vét các kênh, rạch kết hợp nâng cấp các
đê bao kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất lúa, màu, cây ăn trái (dự án 5 trục
thoát lũ qua Quốc lộ 1A, dự án kiểm soát lũ bảo vệ vườn cây ăn trái Ba
Rài-Ông Mười, Cái Bè-Trà Lọt v.v…). Tại các huyện phía Đông: Củng cố
và nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông (xây kè bảo vệ đê
biển Gò Công Đông, đê cửa sông Đèn Đỏ v.v….). Nghiên cứu và từng
bước thực hiện các giải pháp khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven
biển để chắn sóng bảo vệ đê, bảo vệ sản xuất, đồng thời bảo vệ các
giống loài thủy sinh. Xây dựng các công trình chống, tránh, trú bão, các
công trình bảo vệ các khu đông dân tại các thị xã, thị tứ, thị trấn, bảo vệ
hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung (như khu neo đậu tránh trú bão Vàm
Láng, kè bảo vệ cù lao Tân Long tại thành phố Mỹ Tho, kè sông Tiền
v.v…). Đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn, các công
trình vệ sinh tự hoại, xây dựng hầm Biogas tại khu vực chăn nuôi qui mô
lớn theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức đến người dân
về tác động BĐKH được chú trọng. Thông tin truyền thông, tuyên
truyền các chủ đề liên quan đến BĐKH, phổ biến, quán triệt chủ
trương, giải pháp của Đảng, nhà nước chủ động ứng phó với BĐKH
bằng nhiều hình thức với nhiều chương trình, dự án thực hiện, các
tài liệu tuyên truyền như: tài liệu về BĐKH, các loại hình thiên tai và
biện pháp phòng tránh, kiến thức sơ cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn,
….
Sự hình thành dự án ngọt hóa Gò Công là nền tảng cho việc ứng
phó, nhằm hạn chế tác động của thiên tai và BĐKH. Tuy nhiên, do
thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng biễn biến bất thường nên
cần phải đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn lớn. Tỉnh đang tranh thủ
các nguồn đầu tư bổ sung bên cạnh các nguồn vốn của Trung
ương, tỉnh, huyện. Tỉnh đã cho chủ trương giao Ban Quản lý Dự án
tỉnh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án
chống xói lở, gây bồi và trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê biển
Gò Công và Dự án các tuyến đê huyện Tân Phú Đông để kịp thời
ứng phó với tình hình BĐKH, nước biển dâng.
Công tác triển khai ứng phó hạn mặn mùa khô năm 2016
Tỉnh đã ban hành Chỉ thị phòng chống hạn, mặn, cháy rừng năm
2016 trên địa bàn tỉnh (theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 11/11/2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh); thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn và xâm
nhập mặn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2016 (theo Quyết định số
261/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh); ban hành
Quyết định công bố thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh (theo Quyết
định số 302/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Tổ
chức nhiều hội nghị bàn về giải pháp vận hành công trình cấp nước phục
vụ sản xuất, triển khai phòng chống hạn mặn, giải phóng chướng ngại vật
lòng kênh đến tận các xã ngay từ đầu vụ và trong vụ Đông xuân 2015-
2016. Để chủ động đối phó với hạn, mặn trong mùa khô năm 2015-2016,
từ những ngày cuối năm 2015 tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành
các Kế hoạch phòng chống hạn, mặn bảo vệ sản xuất và đảm bảo cấp
nước mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phòng,
chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2016 đã ban hành các
Công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương và ngoài ra, ngày 01/3/2016
Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Đảng văn để lãnh đạo công tác phòng
chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh.
Theo Thông báo số 20-TB/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy Tiền
Giang về kết luận, chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực
tại Hội nghị lần thứ ba BCH Đảng bộ tỉnh là các cấp ủy đảng,
chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục lãnh đạo thực hiện
tốt Công văn 146-CV/TU ngày 01/3/2016 về một số nhiệm vụ
cấp bách trong phòng, chống hạn và mặn xâm nhập trên địa bàn
tỉnh; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho
nhân dân, nhất là các huyện, thị phía đông của tỉnh. Hạn chế tối
đa thiệt hại do hạn, mặn xâm nhập; đánh giá đúng mức độ thiệt
hại và báo cáo kịp thời với các cấp chính quyền để có chính
sách hỗ trợ, khắc phục hậu quả. Tập trung đẩy nhanh tiến độ
thực hiện Dự án cấp nước cho huyện Tân Phú Đông.
Theo Thông báo số 81/TB-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh
Tiền Giang về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị
Sơ kết công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn ở các huyện
phía đông và Thông báo số 89/TB-UBND ngày 12/4/2016 của
UBND tỉnh Tiền Giang về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại
Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội quý I
và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2016 giao Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp
tục tập trung công tác chống hạn, mặn, theo dõi, bám sát diễn biến
để có chỉ đạo kịp thời bảo vệ sản xuất, đồng thời thông báo cho
người dân biết về ảnh hưởng của xâm nhập mặn để người dân chủ
động ứng phó, vận động người dân tham gia nạo vét kênh, mương,
rạch để trữ nước ngọt, bảo vệ vườn cây ăn trái, vườn rau, lúa,…
tập trung xử lý và ổn định nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước
BOO Đồng Tâm từ khu vực kênh Sáu Ấu-Xoài Hột; quyết tâm
không để người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Khẩn trương hoàn
thành dự án đưa nước qua Tân Phú Đông, tạo điều kiện phát triển
sản xuất khu vực này.
Bằng các nguồn vốn, từ năm 2010 đến nay tỉnh đã chủ động đầu
tư, nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng cơ bản đáp ứng được
yêu cầu sản xuất. Trong năm 2016 theo kế hoạch tỉnh tiếp tục đầu
tư 449 công trình, chiều dài 530.629m, khối lượng 1.957.658m3,
ước kinh phí khoảng 84,198 tỷ đồng. Để chủ động ứng phó với hạn
mặn, ngay từ những ngày đầu năm 2016, tỉnh (04 huyện vùng ngọt
hóa Gò Công) đã triển khai thi công được 30 công trình, chiều dài
55.606m, khối lượng 211.125m3, ước kinh phí khoảng 5,523 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, mặc dù đang gặp khó khăn về nguồn vốn
nhưng tỉnh đã chủ động sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi và ngân
sách tỉnh để đầu tư nạo vét tuyến kênh 14 (đoạn qua thị xã Gò
Công, chiều dài 4,5km đang bị bồi lắng nghiêm trọng) để tiếp nước
cho khu vực cuối nguồn với kinh phí 87 tỷ đồng.
Trước diễn biến bất lợi của hạn, mặn, tỉnh đã chủ động tổ chức
quan trắc độ mặn ngoài sông, tranh thủ lấy nước tối đa bằng trọng
lực (lấy qua cửa cống đầu mối Xuân Hòa) và đã lắp đặt trạm bơm
dã chiến (16 thuyền tương đương 32.000m3/h) kinh phí 4,1 tỷ đồng
để bơm bổ cấp nước ngọt vào vùng dự án lúc chân triều.
Ngay từ những ngày đầu năm 2016 tỉnh có chủ trương cho
các địa phương tổ chức bơm chuyền (bơm 2 cấp) đồng thời hỗ trợ
kinh phí (1,6 tỷ đồng) cho 04 huyện vùng ngọt hóa Gò Công mua
máy bơm phục vụ chống hạn vụ Đông xuân 2015-2016. Các địa
phương đã tổ chức bơm chuyền 2, 3 cấp tại 674 điểm bơm, tưới
cho 21.755 ha, khoảng 568.349,5 giờ bơm tương ứng với kinh phí
khoảng 22,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên tổ
chức tuyên truyền phổ biến đến nhân dân về diễn biến phức tạp
của tình hình xâm nhập mặn, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm
nước và giữ vệ sinh nguồn nước, phát động trong nhân dân ra quân
giải phóng chướng ngại vật lòng kênh, tổ chức huy động đủ lượng
máy bơm để bơm chuyền 2 cấp, bơm trữ nước trên ruộng, ao đầm,
trên kênh. Do tình hình diễn biến của hạn mặn rất phức tạp lãnh
đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành tỉnh thường
xuyên đi kiểm tra tình hình ứng phó hạn mặn tại các địa phương kể
cả trong thời gian nghỉ lễ tết.
* Thích ứng với BĐKH là quá trình làm giảm những tác động bất
lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống và sử dụng những cơ hội
thuận lợi mà khí hậu mang lại như là:
(i) Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình BĐKH và
hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng làm cho cả xã hội nhận thức
đầy đủ về tính tất yếu của vấn đề và tầm ảnh hưởng toàn diện, toàn
cầu của BĐKH, đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp.
- Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với các chương
trình, dự án trọng điểm của ngành.
- Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước
nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
(ii) Tăng cường hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, khí hậu, thủy
hải văn, quan trắc môi trường phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
(iii) Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất
- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê bao, cống chống lũ và xâm
nhập mặn, ưu tiên cho các
kênh rạch thuộc sông Tiền và sông Vàm Cỏ.
- Quy hoạch, nạo vét hệ thống các kênh mương bị ô nhiễm, hoặc
bùn lấp.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm
vững chắc bơm tưới tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản
xuất, đồng thời đẩy mạnh kiên cố hóa đường bộ, giao thông thủy lợi
nội đồng.
(iv) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật mới vào sản xuất
- Phát triển và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới
có khả năng thích ứng tốt diễn biến thời tiết khắc nghiệt và tình hình
dịch bệnh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các mô hình canh tác sinh thái
mới, hiệu quả cho phép chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thủy sản phù hợp với những diễn biến thời tiết khắc nghiệt và mực
nước biển dâng
(Trong vụ hè thu 2016, nông dân Tân Phú Đông đã chuyển đổi trển
220 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sả chuyên canh, nâng
tổng diện tích sả hiện có tại địa phương lên gần 900 ha, lớn nhất
tỉnh Tiền Giang).
- Đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp (kỹ thuật biogas
kết hợp sản xuất khí gas tái sinh và điện chiếu sáng) nhằm hạn chế,
giảm thiểu sự phát sinh khí nhà kính từ ngành nông nghiệp, nhất là
từ phân huỷ sinh học phân nước thải chăn nuôi.
(v) Bảo vệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp
- Quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt, nước dưới
đất.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước từ chất
thải rắn, nước thải : Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải
từ các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đạt quy
chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.
Giảm nhẹ BĐKH là kéo giảm phát thải khí nhà kính (KNK là
nguyên nhân gây ra BĐKH). Trên tổng thể, cắt giảm khí nhà
kính CO2 là một biện pháp chính yếu và cũng là nhiệm vụ trọng
tâm của các quốc gia trên thế giới để ứng phó hữu hiệu với
BĐKH đang gia tăng. Việc cắt giảm khí nhà kính CO2 thông qua:
- Từ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hộ
gia đình và các tòa nhà thương mại...;
- Từ sự thay đổi trong cách tạo ra và sử dụng các loại năng
lượng mới trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, giao thông và sinh hoạt;
- Từ việc cắt giảm khí thải của tất cả các phương tiện giao
thông, vận tải sử dụng xăng dầu;
- Đạt được từ những phương sách ví dụ như xây dựng các cột
thu CO2 trong công nghiệp nặng, trong các nhà máy, các khu
công nghiệp lớn, vừa, nhỏ và trồng những cánh rừng mới để
hấp thụ lượng khí carbon.
Thực hành lối sống tiết kiệm
Tiết kiê ̣m điê ̣n:
- Dùng bóng đèn compact để tiết kiệm 75% năng lượng
so với bóng đèn nóng sáng; chỉ bật đèn ở những nơi
cần thiết.
- Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm
để giải nhiệt tốt, không cho thức ăn nóng vào tủ lạnh.

- Không mở máy lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 25oC trong


thời gian kéo dài.
- Không dùng các loại máy móc, thiết bị điện có công
suất quá mức cần thiết so với nhu cầu.
- Rút khỏi ổ cắm điện loại thiết bị thường để chế độ chờ.
Tiết kiệm nước:
- Không đổ bỏ nước sạch, tận dụng thu hứng và sử dụng nguồn
nước mưa sạch để dùng sinh hoạt và uống;
- Không bơm nước ngầm để sản xuất nông nghiệp; trữ nước sinh
hoạt, nấu ăn không nhiễm bẩn để tưới cây;
- Không để nước chảy liên tục hay chảy tràn khỏi dụng cụ chứa
khi chảy răng, tắm gội, giặt rửa, hứng nước;
- Kiểm tra và sửa chữa các chỗ rò rỉ trên những thiết bị, dụng cụ,
van nước, đường ống dẫn nước…;
- Lắp và sử dụng các loại van nước, đầu vòi tắm, thùng dội nước
vệ sinh bằng loại tiết kiệm nước;
- Tắm gội, giặt rửa nhanh hơn dưới các vòi nước đang chảy.
Không lãng phí:
- Không lãng phí thực phẩm, quần áo, vật dụng, bao bì, vật tư,
nguyên liệu, xăng dầu... trong mua sắm và tiêu dùng để giảm bớt
tiêu hao tài nguyên, năng lượng, lao động, thời gian và chi phí
sản xuất cũng như xử lý chất thải.
- Không lãng phí chất đốt: điều chỉnh ngọn lửa vừa, đun nấu nhanh
khi dùng gas, điện, dầu…, sử dụng bếp kín và ít khói khi đun bằng
rơm, rạ, củi, trấu…; tự sản xuất biogas để đun nấu.
- Không dùng các loại xe, máy tiêu hao nhiều xăng, dầu, gas...; tăng
cường sử dụng phương tiện giao thông cộng cộng; đi bộ hoặc sử
dụng xe đạp khi di chuyển trên các quãng đường ngắn.
Khai thác, sử dụng nguồn năng lượng sạch và ít gây hại: Hạn
chế đốt than đá, dầu hỏa, khí tự nhiên, xăng, dầu, nhựa…. Thay
vào đó, cần khai thác, chế biến và sử dụng các nguồn năng
lượng sạch có sẵn trong thiên nhiên, được tái tạo, không bị cạn
kiệt như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh
học….

Đèn
Đèn côngcông cộcộnngg
dùng
dùngnăng
nănglượng
lượnggió
gió
và
vàmặ
mặt ttrời
trời
Năng lượng mặt
trời: Năng
lượng mặt trời
được ứng
dụng rộng rãi
để chưng cất
hơi nước, đun
Máy bơm nước năng
nước nóng, Pin mă ̣t trời
lượng mặt trời
đun nấu thức
ăn, chạy máy
bơm nước,
máy phát điện,
máy điều hòa
không khí,
sản xuất pin
mặt trời….
Chợ đêm ở Ấn Độ dùng đèn năng lượng mặt trời
Gió
Gió làlà nguồn
nguồn năng
năng
Hê ̣ lượng
lượngsạch
sạchcó cóởởkhắp
khắp
thống nơi,
nơi, không
không phátphát thải
thải
điê ̣n gió
khí
khí gây
gây ôô nhiễm
nhiễm và và
làm
làm hại
hại môi
môi trường.
trường.
Dùng
Dùng sức sức gió gió làm
làm
quay
quay nhữngnhững cánh cánh
quạt
quạt khổng
khổng lồlồ của
của cối
cối
xay
xay gió
gió để để xay
xay bột,
bột,
Máy bơm
bơm quạt
quạt nước,
nước, và và
bơm
nước phát
phát rara điện
điện đểđể sử
sử
dùng dụng
dụng cho
cho nhiều
nhiều mục
mục
sức
gió đích
đíchkhác
khácnhau.
nhau.
Nhiên liệu sinh học:
Khí sinh học - biogas - là kết quả phân
huỷ các chất hữu cơ (rác, phân gia
súc…) trong môi trường thiếu không
khí. Biogas được dùng để đun nấu,
thắp sáng, phát điện và chạy các động
cơ, máy móc tàu xe thay xăng dầu. Sử
Động cơ chạy bằng biogas
dụng biogas rất ít hại cho môi trường
và con người.
Cồn hay Ethanol là sản phẩm thu
được từ quá trình chưng cất các chất
hữu cơ đã lên men từ ngũ cốc, sắn,
phế liệu nông nghiệp, rác, mật rỉ
đường. Ethanol được dùng thay xăng
để chạy động cơ của tàu xe, các loại
máy móc. Việc đốt Ethanol thải ra rất ít
Cột bơm cồn chạy động cơ
khí gây ô nhiễm so với đốt xăng dầu. Cột bơm cồn chạy động cơ
Tận dụng các loại vật chất phế thải: Tận dụng các loại phế liệu và
chất thải để tái chế và tái sinh thành những vật dụng hữu ích như:
- Tận dụng phân chăn nuôi heo để tự sản xuất thành khí sinh vật
(biogas) dùng đun nấu và thắp sáng ở trang trại, trong gia đình.

Ứng dụng các chế phẩm sinh học để ủ


Xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải
phân hữu cơ
- Thu gom và xử lý dầu thực vật phế thải sau quá trình chế biến thực
phẩm thành nhiên liệu dùng chạy động cơ thay cho xăng dầu sẽ ít
gây ô nhiễm môi trường và tránh gây lãng phí.
- Các vỏ xe thải loại được thu gom đưa vào lò đốt với công nghệ
thích hợp để thu khí đốt và dung dịch dầu lỏng. Khí thu được
dùng đốt cho lò, còn dầu được ngưng tụ thành sản phẩm làm
nhiên liệu dùng công nghiệp. Loại dầu này cho nhiệt lượng cao
hơn dầu FO và tương đương với dầu DO mà mức độ ô nhiễm môi
trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

Thu gom vỏ xe thải loại


- Tận dụng rác sinh hoạt để sản xuất thành phân hữu cơ bón cho
cây trồng và sản xuất ra một số loại vật liệu xây dựng như gạch
được sản xuất từ nhà máy rác Thủy Phương thuộc Công ty Tâm
Sinh Nghĩa, đóng tại xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy - Huế.

Phân loại, chế biến rác sinh hoạt Gạch


Gạchsản
sảnxuất
xuấttừtừrác
rácsinh
sinhhoạt
hoạt
- Trồng và bảo vệ rừng, cây xanh, hoa kiểng: Tích cực
trồng và bảo vệ rừng; trồng các loại cây xanh, hoa kiểng
ở nơi công cộng, công viên, ven đường, ven sông, trong
sân nhà… để làm đẹp, mát và giúp làm giảm khí nhà
kính (CO2).
A. B. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG-GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC

72
Theo Luật BVMT 2014

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình
thái vật chất khác.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm
bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy
ra là do con người và cách quản lý của con người.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một
sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa do bụi.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các
tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện
các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại
với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước.
Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học
độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt
động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản
xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu
quá nhiều,...
- Chất lượng môi trường của tỉnh
Theo kết quả quan trắc môi trường của tỉnh nguồn nước mặt và
nước ngầm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng ven
biển đã bắt đầu bị ô nhiễm, một số khu đô thị và khu công nghiệp
bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn... Các hiện tượng
liên quan đến biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, bão tố, diễn biến
bất thường về thời tiết… đang ảnh hưởng rất lớn môi trường tài
nguyên và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.
Để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường tổ chức quan trắc chất lượng môi trường
với tần suất 03 tháng/ lần. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng
môi trường của tỉnh hiện tại như sau:
- Nước mặt: chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc hầu hết chỉ
đạt mức có thể dùng cho tưới tiêu hoặc giao thông thủy; muốn sử
dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống thì cần phải xử lý lắng lọc,
khử trùng.
- Chất lượng môi trường của tỉnh
Theo kết quả quan trắc môi trường của tỉnh nguồn nước mặt và
nước ngầm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng ven
biển đã bắt đầu bị ô nhiễm, một số khu đô thị và khu công nghiệp
bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn... Các hiện tượng
liên quan đến biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, bão tố, diễn biến
bất thường về thời tiết… đang ảnh hưởng rất lớn môi trường tài
nguyên và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.
Để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường tổ chức quan trắc chất lượng môi trường
với tần suất 03 tháng/ lần. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng
môi trường của tỉnh hiện tại như sau:
- Nước mặt: chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc hầu hết chỉ
đạt mức có thể dùng cho tưới tiêu hoặc giao thông thủy; muốn sử
dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống thì cần phải xử lý lắng lọc,
khử trùng.
- Nước ngầm: chất lượng nước ngầm tại một số điểm quan trắc
chưa đảm bảo tiêu chí dùng cho mục đích sinh hoạt, một số vị trí
có giá trị vượt so với Quy chuẩn về độ cứng; muốn sử dụng vào
mục đích sinh hoạt thì cần phải xử lý.
- Nước biển ven bờ: hầu hết các thông số đều đạt Quy chuẩn cho
phép, chỉ có thông số Coliform là vượt so với Quy chuẩn. Chất
lượng nước chỉ được sử dụng cho mục đích phục vụ nuôi trồng
thủy sản, bảo tồn thủy sinh, không phục vụ cho mục đích bãi tắm,
thể thao dưới nước.
- Môi trường không khí - ồn: chất lượng môi trường không khí tại
các điểm quan trắc khu vực đô thị và nông thôn hiện tại tương đối
tốt, hầu hết các thông số đều đạt giá trị giới hạn cho phép, tuy
nhiên, một số điểm có giá trị vượt nhẹ so với Quy chuẩn về bụi lơ
lửng và độ ồn, nguyên nhân là do đây là những vị trí có mật độ
giao thông cao.
Tuy nhiên, theo đánh giá và kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh
thì nồng độ Methyl mecarptan tại một số khu công nghiệp có loại hình sản xuất
thức ăn thủy sản có lúc vượt Quy chuẩn Việt Nam 06: 2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Tại một số khu vực chăn nuôi tập trung nồng độ các chất gây
mùi cũng dao động trong ngưỡng của quy chuẩn hoặc có lúc vượt nhưng ở
mức độ nhẹ. Tuy mức độ các yếu tố gây mùi vẫn còn nằm trong quy chuẩn
hoặc có vượt ở mức độ nhẹ nhưng theo đánh giá khả năng tác động đến đời
sống sinh hoạt của người dân là rất lớn, do ngưỡng phát hiện mùi hôi từ khứu
giác của con người là rất nhạy cảm. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các bãi rác đều
lộ thiên nên mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm môi
trường. Kết quả quan trắc tại 3 bãi chôn lấp Kiểng Phước, Tân Lập và Long
Chánh cho thấy nồng độ các chất như mercaptan, H2S tuy chưa vượt ngưỡng
quy định nhưng đã vượt ngưỡng phát hiện mùi của con người. Trong đó,
mercaptan vượt ngưỡng phát hiện mùi từ 3,96 – 6,34 lần. Tại một số kênh
rạch, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi được thải trực tiếp ra nguồn nước không
những làm ô nhiễm nguồn nước mà ở những đoạn kênh rạch có sự lưu thông
dòng chảy kém còn làm ứ đọng nước thải gây phát sinh mùi hôi, vấn đề này
hiện nay có tác động rất lớn đến môi trường và sinh hoạt của người dân mà
ngành chức năng cần phải quan tâm giải quyết.
Một số vấn đề môi trường cần đặc biệt quan tâm của tỉnh
- Xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 bãi chôn lấp chất thải
rắn, các bãi khác đều là những bãi đổ tạm và hiện đang quá tải. Hầu hết các
bãi rác đều lộ thiên nên mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy chất hữu cơ và nước
rỉ rác từ các bãi này chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Các bãi rác của
tỉnh đều không tiếp nhận CTR công nghiệp thông thường và các Doanh nghiệp
phải tự ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng của TP.HCM làm tăng chi phí
thu gom, xử lý.
- Xử lý nước thải của các đô thị: Hiện tại, tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh đều
chưa có hệ thống thu gom tách riêng nước mưa và nước thải, chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng
hầm tự hoại của các hộ gia đình và thoát ra cống thoát nước của đô thị rồi thải
trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Do nguồn tiếp nhận nước thải cũng là nguồn
nước được sử dụng để sản xuất nước sạch nên tỉnh luôn quan tâm đến việc
xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho các đô thị. Tuy
nhiên, đến nay tỉnh chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện.
- Mùi hôi phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi, chế biến thủy sản, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tái chế
nhựa làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay các
kết quả phân tích mẫu khí thải, mùi hôi qua các đợt kiểm tra đều không phát
hiện hoặc mức độ phát hiện các thông số gây mùi hôi là rất thấp (nhưng mùi
hôi từ cơ sở thì vẫn phát sinh liên tục gây tác động lớn đến người dân và các
doanh nghiệp xung quanh); điều này gây khó khăn đối với việc xử lý vi phạm
hành chính cũng như việc yêu cầu cơ sở phải tiếp tục đầu tư hoặc cải tạo việc
xử lý khí thải, mùi hôi. thời gian qua trên địa bàn tỉnh phát sinh một số điểm
nóng về môi trường được người dân phản ánh nhiều ánh nhiều lần do hoạt
động của các cơ sở sản xuất, chế biến bột cá, thức ăn thủy sản… phát sinh khí
thải, gây mùi hôi làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Trên cơ sở phản ánh của người dân , Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo giải
quyết quyết liệt vấn đề trên, như: yêu cầu chủ các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý,
vận hành thường xuyên hệ thống, tổ chức rà soát công tác thu gom khí mùi ở
tất cả các khâu từ quá trình hoạt động trong dây chuyển sản xuất để đưa về hệ
thống xử lý khí thải… nhưng việc gây mùi hôi từ hoạt động của các loại hình
sản xuất này vẫn chưa được cải thiện.
- Việc kiểm soát mùi hôi đối với các cở trên được tỉnh thực hiện theo
Điều 7, Điều 68 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và đặc
biệt là các Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia: QCVN 06 : 2009/BTNMT,
QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT. Trong quá
trình thanh tra kiểm tra tỉnh cũng đã áp dụng các quy chuẩn (các
thông số: NH3, H2S, mercaptan..) trên để để kiểm soát và đánh
tình hình thực hiện công tác BVMT, đặc biệt là mùi hôi từ các cơ
sở. Tuy nhiên, cho đến nay các kết quả phân tích mẫu khí thải,
mùi hôi qua các đợt kiểm tra đều không vượt ngưỡng hoặc mức
độ phát hiện các thông số gây mùi hôi là rất thấp (nhưng mùi hôi
từ cơ sở thì vẫn phát sinh liên tục gây tác động lớn đến người dân
và các doanh nghiệp xung quanh); điều này gây khó khăn đối với
việc xử lý vi phạm hành chính cũng như việc yêu cầu cơ sở phải
tiếp tục đầu tư hoặc cải tạo việc xử lý khí thải, mùi hôi.
Do đó, vấn đề khí thải, mùi hôi đối với các doanh nghiệp này đến
thời điểm hiện nay vẫn chưa được giải quyết triệt để và gây bức
xúc trong nhân dân trên địa tỉnh. Theo đánh giá của địa phương
thì việc gây ô nhiễm mùi hôi ngoài việc xuất phát từ công nghệ xử
lý, quá trình vận hành hệ thống xử lý, công tác thu gom chưa triệt
để còn có nguyên nhân từ yếu tố pháp lý (các quy chuẩn kỹ thuật
quy định giá trị các thông số gây mùi tương đối cao hoặc các
thông số gây mùi chưa thể hiện đầy đủ đối với đặc trưng của
ngành nghề sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản…) nên việc kiểm
soát và xử lý đối với các trường hợp này tại địa phương rất khó
khăn và lúng túng (Mùi hôi thì mức độ phát hiện theo khứu giác
của con người thì rất hôi, thậm chí khó chịu và theo đánh giá thì
mức độ tác động là tương đối lớn, tuy nhiên, các kết quả đo đạc
so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thì không vượt nên không
thể xử lý vi phạm hành chính cũng như yêu doanh nghiệp thực
hiện các biện pháp khắc phục hậu quả…).
Theo
TheoCông
Côngvăn vănsố số1916/TCMT-KSON
1916/TCMT-KSONngày ngày19/8/2016
19/8/2016của củaTổng
Tổngcục cụcMôiMôi
trường
trường(Bộ(BộTàiTàinguyên
nguyênvà vàMôi
Môitrường)
trường)thì thìhiện
hiệnnay
naycác cácphương
phươngpháp phápxác xácđịnh
định
ôônhiễm
nhiễmmùimùimới
mớichỉ chỉđược
đượcnghiên
nghiêncứu cứuvà vàđưa
đưavào vàothựcthựctiễn
tiễnởởMỹ,Mỹ,Úc Úcvà vàmột
một
sốsốnước
nướcchâu
châuÂu.Âu.ỞỞchâuchâuÁÁchỉ chỉcócóNhật
NhậtBảnBảncó cókiểm
kiểmsoát soátmùimùihôi,
hôi,còn
cònởởcác các
nước
nướcĐôngĐôngNamNamÁÁhay hayTrung
TrungQuốcQuốcthì thìchưa
chưacó cótiêu
tiêuchuẩn
chuẩnnày.này.Việc
Việctham tham
khảo
khảocáccáckinh
kinhnghiệm
nghiệmcủa củathế
thếgiới
giớivề vềphương
phươngpháp phápxác xácđịnh
địnhcáccácchất
chấtgây gâymùimùi
phục
phụcvụ vụcho
chocông
côngtác tácthanh
thanhtratravàvàkiểm
kiểmsoát
soátmôi
môitrường
trườngcho chothấy
thấyrằng,
rằng,các các
phương
phươngpháp pháptiêu
tiêuchuẩn
chuẩnlàlàmột
mộthệ hệthống
thốngcáccácquyquytrình
trìnhkhép
khépkínkínbao
baogồm gồmcáccác
trình
trìnhtự
tựcông
côngđoạn
đoạnsau:sau:đào
đàotạotạocáccáchộihộithẩm
thẩmmùi;
mùi;lấy lấymẫumẫumùimùivà vàlưulưugiữ;
giữ;
chuẩn
chuẩnbịbịphòng
phòngthí thínghiệm
nghiệmphânphântíchtíchmùi;
mùi;chuẩn
chuẩnbịbịthiếtthiếtbịbịphân
phântích
tíchmùimùinhạy
nhạy
cảm;
cảm;quyquytrình
trìnhxác
xácđịnh
địnhphân
phântíchtíchmẫumẫumùimùivà vàquy
quytrình
trìnhxử xửlý,
lý,đánh
đánhgiá,giá,báobáo
cáo
cáokết
kếtquả
quảphân
phântích
tíchmùi,
mùi,mà màsự sựthành
thànhcôngcôngchochocả cảphương
phươngpháp pháptiêutiêuchuẩn
chuẩn
phụ
phụthuộc
thuộcvàovàorấtrấtnhiều
nhiềucác
cácyêu
yêutốtốchủ chủquan
quanvà vàkhách
kháchquan. quan.Bộ BộTài
Tàinguyên
nguyênvà và
Môi
Môitrường
trườngđã đãtiến
tiếnhành
hànhnghiên
nghiêncứu cứuviệcviệckiểm
kiểmsoát
soátôônhiễmnhiễmmùi mùidựadựavào vào
phương
phươngpháp phápcảmcảmquanquannêunêutrên.
trên.TuyTuynhiên
nhiênsausaukhi khinghiên
nghiêncứu cứutình
tìnhhình
hìnhthực
thực
tếtếcho
chothấy
thấyviệc
việckiểm
kiểmsoát
soátôônhiễm
nhiễmvề vềmùi
mùibằng
bằngphương
phươngpháp phápcảmcảmquanquanchưachưa
thực
thựcsựsựkhả
khảthithiởởViệt
ViệtNam,
Nam,vìvìvậyvậytạmtạmthời
thờichưa
chưacó cócác cácquy
quyđịnh
địnhđốiđốivớivớiviệc
việc
kiểm
kiểmsoát
soátôônhiễm
nhiễmvề vềmùi.
mùi.
- Việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nằm trong đất quốc
phòng gặp rất nhiều khó khăn: hiện tại, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở hoạt
động thuộc đất quốc phòng bị người dân xung quanh nhiều lần phản ánh về ô
nhiễm môi trường. Nhưng do đây là đất quốc phòng thuộc quyền quản lý của
Cục Hậu cần Quân khu 9 nên gây khó khăn cho tỉnh trong công tác thanh tra,
kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở này.
- Công tác giám sát quá trình vận hành hệ thống xử lý chất thải của các doanh
nghiệp, cơ sở: tuy hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh đều có
lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng tỉnh còn khó khăn trong việc
giám sát quá trình vận hành của các hệ thống này (nhất là việc có hoặc không
có vận hành thường xuyên các hệ thống xử lý nước thải, khí thải đã được lắp
đặt). Vẫn còn tình trạng DN hoạt động chưa chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật về BVMT như: không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đã
cam kết trong Báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết BVMT; quản lý thu gom chất
thải rắn, CTNH chưa triệt để, thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi
trường xung quanh chưa đúng quy định; không thực hiện thủ tục kiểm tra, xác
nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án đi vào
vận hành chính thức.
* Giải quyết vấn đề về mùi hôi
Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã rất nỗ lực trong công tác quản lý
nhà nước đối với ô nhiễm môi trường do mùi hôi như:
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho các cá nhân, tổ chức; giám sát doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc
vận hành các hệ thống xử lý khí thải, mùi hôi; thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường; Tổ chức đối thoại giữa người dân với
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cơ quan nhà nước để họ thấy được sự bức
xúc của người dân, qua đó quan tâm đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường,
tạo sự chia sẻ, đồng cảm của người dân với cơ quan nhà nước.
- Tổ chức thẩm định chặt chẽ hồ sơ môi trường của các Dự án có khả năng gây ô
nhiễm mùi hôi cao, đảm bảo cơ sở khoa học, tính khả thi, hiệu quả xử lý của
các công nghệ xử lý khí thải, mùi hôi được áp dụng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động có gây mùi hôi kéo dài ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ, cũng như
tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc đầu tư hệ thống xử lý mùi hôi để có
hướng xử lý phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mùi hôi trong hoạt động sản xuất vẫn chưa được giải
quyết triệt để. Để kiểm soát và giải quyết vấn đề trên trong thời gian tới các giải
pháp sau cần tiếp tục thực hiện:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở đang hoạt động có phát sinh mùi
hôi, đặc biệt là việc kiểm soát quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải để hạn
chế mùi hôi phát tán. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường theo quy
định pháp luật.
- Thực hiện tốt quy hoạch, đặc biệt việc phát triển sản xuất phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh. Hạn chế việc
phát sinh cơ sở mới bên ngoài các khu công nghiệp khu sản xuất tập trung.
Đối với các KCN, CCN thì kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc BVMT theo thẩm
quyền quản lý.
- Các cơ quan quản lý nhà nước phải có sự phối hợp chặt chẽ trong cấp phép đối
với các dự án đầu tư mới, các phương án sản xuất kinh doanh, trong đó chú
trọng xem xét các yếu tố môi trường, đặc biệt là các loại hình có phát sinh khí
thải và mùi hôi trước khi tiến hành cấp phép; kiên quyết không cấp mới, cấp
điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư trong khu
dân cư tập trung đối với những ngành, nghề có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nói chung và làm phát sinh mùi hôi nói riêng.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập khu riêng dành cho các doanh
nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường khó khắc phục để di dời các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mùi hôi kéo dài theo chỉ đạo của Tỉnh ủy
và UBND tỉnh.
- Tiếp tục kiến nghị với Bộ TN&MT xem xét ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia đặc thù, trong đó có bổ sung chi tiết các thông số gây mùi để làm cơ sở
pháp lý trong việc kiểm tra, kiểm soát cũng như chế tài khi các doanh nghiệp vi
phạm; ban hành quy định kiểm soát khí thải tự động liên tục (lắp đặt thiết bị
quan trắc tự động) đối với cơ sở sản xuất có lưu lượng từ 200.000m3 khí
thải/giờ (Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu, các ngành nghề chế biến thức ăn chăn nuôi, chế
biến thủy sản, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tái chế nhựa không
thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục dù với
quy mô sản xuất, xả thải nào); ban hành quy định kiểm soát năng lượng, nhiên
liệu riêng cho quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải để kiểm soát quá trình
vận hành liên tục của các hệ thống xử lý khí thải.
* Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các Doanh nghiệp hoạt động
trên đất quốc phòng
- Kiến nghị Trung ương ban hành cơ chế phối hợp trong việc kiểm tra công tác
bảo vệ môi trường cũng như phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm
trong đất quốc phòng.
* Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ các bãi rác, nước thải sinh hoạt
Do khó khăn về nguồn vốn đầu tư các công trình bảo vệ môi trường công cộng
như bãi chôn lấp chất thải rắn, hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, tiếp
tục kiến nghị Trung ương hỗ trợ bố trí nguồn kinh phí và cơ chế kêu gọi đầu tư
để thực hiện các công trình này.
* Giải quyết vấn đề giám sát việc vận hành các hệ thống xử lý chất thải
Hiện tại, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải thực hiện việc báo
cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường đều đã được cấp hoặc
đang hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình
bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo đúng quy định.
Tuy nhiên, còn tồn tại một vấn đề là: đoàn kiểm tra để xem xét cấp Giấy xác
nhận chỉ có thể đến kiểm tra vào lúc công trình đã hoàn thành và xem xét trên
báo cáo hoàn công của cơ sở, chưa thể tham gia vào quá trình xây dựng, lắp
đặt hệ thống. Do đó, đối với một số công trình bảo vệ môi trường, đặc biệt là
các công trình xây dựng ngầm dưới lòng đất (do không có diện tích xây dựng)
hoặc các đường ống thoát nước được lắp đặt ngầm dưới lòng đất thì khó có
thể giám sát việc cơ sở có thực hiện đúng theo hồ sơ môi trường đã được cấp
hay không. Do đó, kiến nghị Chính phủ có quy định về đơn vị giám sát độc lập
đối với việc xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường (giống như
đơn vị giám sát độc lập đối với các công trình xây dựng).
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT

- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy
định pháp luật về BVMT.
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ môi trường.
- Thẩm định, phê duyệt/xác nhận đăng ký hồ sơ môi
trường (Nghị định 18 của Chính phủ; Thông tư 26,
Thông tư 27 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện theo hồ sơ môi
trường của hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
- Xử phạt vi phạm hành chính và buộc thực hiện các
hành động khắc phục (Nghị định 179 của Chính phủ).
04 LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (UBND tỉnh
phê duyệt, Sở Tài nguyên & Môi trường nhận hồ sơ,
xem xét, tham mưu).
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) (Sở Tài nguyên
và Môi trường xác nhận; UBND huyện xác nhận
(phòng Tài nguyên và Môi trường nhận hồ sơ, xem xét,
tham mưu); UBND xã xác nhận (nếu được UBND
huyện ủy quyền)).
- Đề án BVMT chi tiết (UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài
nguyên & Môi trường nhận hồ sơ, xem xét, tham mưu).
- Đề án BVMT đơn giản (UBND huyện phê duyệt,
Phòng Tài nguyên & Môi trường nhận hồ sơ, xem xét,
tham mưu).
TRÍCH DẪN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG TRONG PHỤ LỤC IV-NGHỊ ĐỊNH
18 (không phải lập hồ sơ môi trường)

- Dịch vụ thương mại, buôn bán không có địa điểm cố định,


sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
- Dịch vụ ăn uống diện tích sàn dưới 200 m2
- Dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Dịch vụ photocopy, dịch vụ internet, trò chơi điện tử.
- Chăn nuôi quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2, nuôi trồng
thủy sản nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
- Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân,
hộ gia đình.
- Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
- Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú
du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
- Thông tin chung của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Hiện trạng môi trường: đất, nước, không khí trước khi dự án được
thực hiện (lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu, so sánh kết quả phân tích
với quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá hiện trạng môi trường còn tốt hay đã
bị ô nhiễm,…)
- Nhận diện, định lượng các nguồn thải (nước thải, khí thải, bụi, ồn,
mùi hôi,…). Đánh giá tác động xấu do các nguồn thải gây ra cho con
người và môi trường.
- Các biện pháp phải áp dụng để làm giảm đến mức thấp nhất tác
động xấu đến con người, môi trường (giải pháp quản lý, thu gom
chất thải; giải pháp công nghệ xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật
trước khi thải ra môi trường;…)
- Chương trình giám sát việc thực hiện các biện pháp đã đề ra nhằm
chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong quá trình thực hiện.
- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, chịu xử
phạt theo quy định pháp luật nếu không thực hiện đúng theo cam kết.
- Là cơ sở pháp lý để chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ
chức thực hiện các giải pháp đã cam kết trong hồ sơ môi
trường (giải pháp quản lý, thu gom chất thải; giải pháp công
nghệ xử lý chất thải) nhằm giảm đến mức thấp nhất những ảnh
hưởng xấu đến môi trường do chất thải (nước thải, khí thải, bụi,
tiếng ồn, mùi hôi,…) gây ra.
- Là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước (Sở Tài nguyên &
Môi trường, UBND huyện, UBND xã) tổ chức thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp đã cam kết trong hồ
sơ môi trường (giải pháp quản lý, thu gom chất thải; giải pháp
công nghệ xử lý chất thải).
- Nếu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không lập hồ sơ
môi trường đúng quy định hoặc không thực hiện đúng các
nội dung và cam kết trong hồ sơ môi trường thì sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 179 của Chính phủ.
Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ
môi trường
-Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi
không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy
định (các đối tượng không phải lập dự án đầu tư).
-Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành
vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo
quy định (các đối tượng phải lập dự án đầu tư).
-Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc
hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng
Đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, nếu là tổ chức (cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) thì nhân đôi mức xử phạt.
TỔ CHỨC THỰC HiỆN VỀ ĐỀ ÁN BVMT

-Từ 01/04/2015 đến 01/04/2018, các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở


sản xuất kinh doanh dịch vụ nào đã đi vào hoạt động trước
01/04/2015 mà chưa có hồ sơ môi trường, nếu tự nguyện lập hồ
sơ môi trường (Đề án BVMT) gửi cơ quan chức năng thì sẽ được
hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục, không xử phạt vi
phạm hành chính.
- Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nào đã đi vào
hoạt động sau 01/04/2015 mà chưa có hồ sơ môi trường, thì phải
chịu xử phạt VPHC.
-Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi
trường các huyện tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
theo Nghị định 179 các đối tượng cố tình vi phạm, không thực hiện
đúng các quy định pháp luật về BVMT, để xảy ra ô nhiễm môi
trường bị phản ánh.
TỔ CHỨC THỰC HiỆN VỀ ĐỀ ÁN BVMT

- Sau 01/04/2018, tất cả các đối tượng thuộc diện


phải lập hồ sơ môi trường (theo quy định của Nghị
định 18) mà chưa có hồ sơ môi trường được
phê duyệt theo quy định thì đều bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định hiện hành
II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT
Theo Khoản 2 Điều 143, Trách nhiệm quản lý nhà nước về
BVMT của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về
bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm
vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
theo thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi
trường;
đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo
vệ môi trường;

98
II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của
pháp luật có liên quan;
g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết
các vấn đề môi trường liên huyện;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy
ban nhân dân cấp xã;
i) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

99
II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT
Theo Khoản 3 Điều 143, Trách nhiệm quản lý nhà nước về
BVMT của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ
gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng
nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa
tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá ấp, khu dân cư và gia
đình văn hóa.
b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của hộ gia đình, cá nhân.
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường cấp trên trực tiếp

100
II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT

d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo
quy định của pháp luật về hòa giải
đ) Quản lý hoạt động của ấp, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ
gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn
e) Tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
hàng năm
g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa
bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư
h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy
ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

101
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành, thị
tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết X Tỉnh Đảng bộ,
Nghị quyết Đại hội Đảng XII sắp tới, tiếp tục nghiên cứu các Nghị quyết Trung
ương và địa phương; các quy định pháp luật về BVMT và cụ thể hóa bằng
các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về BVMT,… trong từng năm,
từng giai đoạn.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT, tăng cường năng lực
đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT các cấp tỉnh, huyện, xã; Đẩy mạnh công
tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Chi cục BVMT, các phòng TN&MT, các
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở để kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn nghiệp
vụ BVMT; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo điều hành và thực
hiện nhiệm vụ BVMT, áp dụng các công cụ kinh tế, công nghệ tin học vào
quản lý môi trường; Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
hàng năm đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của trung ương và địa phương
để thực hiện các dự án BVMT kịp thời và có hiệu quả cao.
102
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
-- Phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành, hội, đoàn thể các
cấp để tăng cường tuyên truyền BVMT sâu rộng trong các tầng
lớp nhân dân; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng tuyên
truyền viên nòng cốt về BVMT, đặc biệt ở cấp huyện, xã; tổ chức
xây dựng và nhân rộng các mô hình về BVMT. Mặt khác, đề cao
trách nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của UBMTTQ,
các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện
truyền thông và quần chúng nhân dân trong việc giám sát, phản
ảnh việc gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để cơ quan chức
năng kịp thời kiểm tra, xử lý, khắc phục ô nhiễm (các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường, cơ sở nấu chì trong khu quân sự
Đồng Tâm,...)  

103
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
- Hướng dẫn thực hiện tốt và nâng cao chất lượng thẩm định nội
dung, yêu cầu BVMT trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hướng đến sự
phát triển bền vững. Tổ chức quản lý tốt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của địa phương. Xây dựng hệ thống thông
tin và cơ sở dữ liệu về các nguồn thải làm cơ sở cho việc kiểm
tra, giám sát nguồn thải, theo dõi diễn biến chất lượng các thành
phần môi trường, đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải phục
vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch khu
tập trung dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất phát sinh
mùi hôi khó khắc phục, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, tiềm ẩn
nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và xây dựng kế hoạch có xác
định lộ trình, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất này đến khu
vực quy hoạch sẵn.
104
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
- Tăng cường hiệu quả quản lý bảo vệ môi trường từ đầu vào:
Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường đất, nước,
không khí tại các KCN, CCN và khu vực dân cư xung quanh;
Thực hiện việc thẩm định chặt chẽ các báo cáo ĐTM, kế hoạch
BVMT, đề án BVMT để làm cơ sở pháp lý quản lý lâu dài; Đề
xuất giải pháp rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các Báo
cáo ĐTM nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

105
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn đối với chất thải, đặc
biệt đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn: Khuyến khích các
cơ sở ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ về xử
lý chất thải, xử lý ô nhiễm; Quản lý chất thải, nhất là chất thải
nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế; Đảm bảo phát
triển các KCN, CCN đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật
về môi trường; Phối hợp thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải
rắn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó xây dựng các khu xử
lý chất thải rắn tập trung và bãi chôn lấp; Chất thải rắn được thu
gom, xử lý đến năm 2020 đạt trên 95%; trên 90% cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường; Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị cho thành
phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công khi có nguồn vốn đầu
tư;
106
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án thu gom rác thải
nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (phương án số 3810/PA-
STNMT ngày 11/9/2015) nhằm tăng cường thu gom, tập trung xử lý,
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại các khu
vực nông thôn; Kiểm soát và quản lý các chất thải từ hoạt động trồng
trọt (bao bì thuốc BVTV…); Tăng cường công tác BVMT trong hoạt
động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với các cơ sở chăn
nuôi tập trung quy mô vừa và quy mô lớn; Hạn chế tình trạng ô nhiễm
môi trường tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, hộ gia đình;
Phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể Bảo vệ môi
trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó chú trọng thực hiện các dự án thu gom,
xử lý nước thải, khí thải sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường
cao tại các làng nghề và cải thiện chất lượng môi trường thị trấn Vàm
Láng, khu cảng cá, bến cá; Trong xây dựng nông thôn mới, đến năm
2020, có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí thứ 17 về môi trường.
107
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Đẩy
mạnh hoạt động kiểm tra, cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận
hành của dự án sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM; Tăng
cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật
về đất đai, tài nguyên nước, môi trường tại các KCN, CCN, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Xử lý nghiêm các cơ sở
sản xuất, kinh doanh vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt động
hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các
trường hợp vi phạm nghiêm trọng, nhất là các trường hợp có phản
ánh kéo dài của người dân; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập
khẩu phế liệu; Tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm soát
hoạt động nhập khẩu phế liệu vào tỉnh, xử lý nghiêm những tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không đáp ứng các quy định về
BVMT; Thực hiện tốt việc công khai thông tin các đơn vị, cơ sở vi
108
phạm pháp luật về BVMT
Các nhiệm vụ BVMT chủ yếu trong năm 2016
1. Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường, về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn
đa dạng sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý
chất thải; xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền hướng dẫn
thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông
thôn mới; hướng dẫn, theo dõi, thực hiện chỉ tiêu thi đua
về môi trường của các huyện, thị, thành.
2. Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường để từ đó cụ thể hóa việc áp dụng các văn bản
này tại địa phương và hướng dẫn thực đồng bộ, có hiệu
quả và đảm bảo đúng quy định trên địa bàn 11 huyện,
thị, thành của tỉnh Tiền Giang . 109
3. Rà soát, thống kê, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn
các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
tỉnh lập hồ sơ môi trường theo quy định tại Nghị định số
18/2015/NĐ-CP, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, Thông
tư 27/2015/TT-BTNMT, không để xảy ra trường hợp cơ
sở hoạt động mà không có hồ sơ môi trường; Bồi
dưỡng kiến thức thẩm định, phê duyệt Đề án bảo vệ môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường cho UBND cấp xã
và cán bộ phụ trách môi trường cấp xã, đẩy mạnh, phối
hợp UBND cấp huyện trong việc ủy quyền UBND xã
xem xét, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Rà soát,
thống kê, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nhận diện
các loại chất thải nguy hại và áp dụng đúng quy định tại
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
4. Kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ cho phòng Tài
nguyên và môi trường các huyện, thành, thị để nâng cao
chất lượng thẩm định Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
và Kế hoạch bảo vệ môi trường; trong đó tập trung vào
các địa phương có nhiều loại hình dự án/cơ sở sản xuất
kinh doanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát
sinh các loại chất thải nhưng có phức tạp trong xử lý
môi trường hoặc cần hướng dẫn, tập huấn thêm trong
việc xem xét, đăng ký, hậu kiểm công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường; phối hợp UBND huyện Tân
Phú Đông, phòng TN&MT Tân Phú Đông làm việc với
UBND các xã trên địa bàn huyện đã được huyện ủy
quyền xem xét, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương
- Tuyên truyền đến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt
Nam về bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất
hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước và sau khi đầu tư dự án;
- Tham mưu xây dựng Đề cương Đề án di dời, thành lập một khu riêng dành
cho các doanh nghiệp sản xuất gây mùi hôi khó khắc phục trình UBND tỉnh
thẩm định phê duyệt và thực hiện trong năm 2016 và các năm tiếp theo.
- Tiếp nhận, xử lý, báo cáo kết quả xử lý các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của
cử tri trước và sau các kỳ họp Đại biểu Quốc hội, kỳ họp Hội đồng nhân
dân tỉnh trong năm 2016.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Phương án thu gom rác thải nông
thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang số 3810/PA-STNMT ngày 11/9/2015 của
Sở Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 12/1/2016
của UBND tỉnh tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trong hoạt động chế biến, nông sản, lâm sản, thủy sản.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý các ý
kiến, kiến nghị của cử tri. Tăng cường công tác hậu kiểm sau khi
các hồ sơ môi trường đã được phê duyệt (không để xảy ra các
trường hợp không có hậu kiểm) phê duyệt kiểm tra việc thực hiện
các biện pháp BVMT trong các hồ sơ môi trường và xử lý các vi
phạm về chấp hành các quy định bảo vệ môi trường đối với các
khu, cụm công nghiệp và tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh, khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh; tập trung giám
sát, hướng dẫn khắc phục ô nhiễm tại các điểm nóng về ô nhiễm
môi trường như: khu công nghiệp Mỹ Tho, khu công nghiệp Tân
Hương, cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, khu quân sự Đồng Tâm.
7. Tổ chức thực hiện việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để;
xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn
thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
8. Tập trung thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày
11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện các kiến
nghị sau giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
tỉnh: Xây dựng dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh lấy ý kiến góp ý
của các ngành, địa phương; hoàn chỉnh dự thảo trình UBND tỉnh
ký ban hành; xây dựng Kế hoạch thực hiện của Sở Tài nguyên và
Môi trường; tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch của Sở,
báo cáo tổng hợp định kỳ về UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo; kiểm tra
tình hình khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở như Công
ty TNHH Uni – President VN CN Tiền Giang, Công ty TNHH Tong
Wei Việt Nam, Công ty TNHH T.C.UNION VN, các DN trong CCN
và TTCN Tân Mỹ Chánh, DNTN Hồng Huê, các DN KQS Đồng
Tâm.
9. Thực hiện kiến nghị sau giám sát của Mặt trận tổ quốc tỉnh tại Báo cáo số
135/BC-ĐGS ngày 26/11/2015 của Đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc quản lý nhà nước và trách nhiệm của người
dân về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Công văn số 5701/UBND-KTN
ngày 26/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; trong đó, tập trung
phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nội vụ, Ban quản lý các Khu công nghiệp
tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Mỹ Tho nghiên cứu
tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đối với Ủy ban nhân dân tỉnh trên từng lĩnh vực
quản lý nhà nước và ý thức trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh; các đơn vị phối hợp căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của đơn vị nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện
cũng như có các giải pháp thực hiện các mặt còn hạn chế theo Báo cáo số
135/BC-ĐGS ngày 26/11/2015; kết quả thực hiện phải có tổng hợp và báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng thời gian quy định.
10. Tăng cường và đảm bảo công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp theo quy định tại Nghị định 25/2013/NĐ-CP và Thông tư
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.
11. Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; tổ chức thực hiện hoạt
động quan trắc, quản lý, sử dụng có hiệu quả số liệu quan trắc môi trường.
12. Nâng cao chất lượng thẩm định nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường trong
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển, dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh; thực hiện việc thẩm định chặt chẽ các báo cáo đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường.
13. Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi
trường nông thôn, làng nghề; tổ chức triển khai có hiệu quả “Phương án thu
gom rác thải nông thôn” trên địa bàn tỉnh; sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường năm 2016 để thực hiện các dự án phục vụ cho quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
14. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.
15. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về
BVMT; Triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm công cụ tin học trong quản lý
doanh nghiệp./.

You might also like