You are on page 1of 2

1.

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ?
A. Nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công và triều cường.
B. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng tràm trên quy mô lớn.
C. Sự gia tăng thiên tai, biến đổi thất thường của thời tiết và khí hậu.
D. Ô nhiễm môi trường, cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên.
2. Vấn đề đáng lo ngại nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là

A. Xâm nhập mặn.

B. Thiếu nước tưới.

C. Triều cường.

D. Địa hình thấp.

3. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long

A. Triều cường.

B. Hạn hán.

C. Xâm nhập mặn.

D. Bão.

3. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là

A. Bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra.


B. Đất nghèo chất dinh dưỡng, độ chua lớn.
C. Thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn.
D. Diện tích rừng giảm sút mạnh trong những năm gần đây.

4.khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.


B. Nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
C. Đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
D. Thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.

5. Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn.

A. Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng.

B. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh
tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước.

C. Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu.

D. Cả 3 đáp án trên

6. Tác hại của xâm nhập mặn là gì?

A. Gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dẫn và sự phát triển kinh tế xã hội.
B. Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
C. Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
D. Cả 3 đáp án trên
7. Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn.

A. Hoạt động kinh tế của con người

B. Lượng nước từ thượng nguồn đổ về

C. Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít.

D. Cả 3 đáp án trên

8. Các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn.

A. Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi.

B. Tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập C. Xây đập nước ngăn mặn, đắp
đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó
với mực nước biển dâng cao.

D. Tất cả đều đúng.

9. Xâm nhập mặn là gì?

A. Là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường,
nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

B. là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 3‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường.

C. là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 2‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường,
nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

D. Là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường.

10. Năm bị xâm nhập mặn nặng nhất?

A. Cuối 2017-đầu 2018

B. Cuối 2019- đầu 2021

C. Cuối 2015-đầu 2016

D. Tất cả đều sai

You might also like