You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ 6 CUỐI KÌ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

A. 10%. B. 40% C. 50%. D. 70%.

Câu 2. Nước ngọt trên Trái Đất không bao gồm

A. Nước mặt. B. Băng. C. Nước biển. D. Nước ngầm.

Câu 3. Lưu vực của một con sông là :

A. Vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông

C. Chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. Vùng hạ lưu của con sông

Câu 4. Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Lượng nước chảy ở con sông

C. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

D. Diện tích đất đai cung cấp nước cho sông

Câu 5. Nước biển và đại dương có mấy vận động?

A. 5. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 6. Nước biển và đại dương có vị mặn là do:

A. Các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.

B. Các hoạt động vận động kiến tạo

C. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. Các trận động đất, núi lửa ngầm

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do

A. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên

B. Sự chuyển động tự quay của Trái Đất

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng

D. Sự khác biệt về nhiệt độ

Câu 8. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào
sau đây?

A. Rắn. B. Quánh dẻo. C. Hơi. D. Lỏng.

Câu 9. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

A. Sông I-ê-nit-xây. B. Sông Missisipi. C. Sông Nin. D. Sông A-ma-


dôn.

Câu 10. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Châu Nam
Cực.

Câu 11. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 12. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

A. Sóng biển. B. Dòng biển. C. Thủy triều. D. Triều cường.

Câu 13. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 14. Các thành phần chính của lớp đất là

A. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ

B. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.  

D. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 16. Yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất
là:

A. Bức xạ và lượng mưa.

B. Độ ẩm và lượng mưa.

C. Nhiệt độ và lượng mưa.

D. Nhiệt độ và ánh sáng.

TỰ LUẬN
Câu 1. Đất là gì? Kể tên các nhân tố hình thành đất.
Câu 2:
a) Hãy trình bày sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất dưới đại dương.
b) Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo em nguyên
nhân là do đâu? Nêu một số biện pháp bảo vệ các loài đó.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới.
Câu 4:
Nạn phá rừng ở Việt Nam đang ngày càng ở mức báo động
(...)
Khi rừng bị tàn phá một cách không thương tiếc thì con người có thể sẽ phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí hậu nóng lên,lũ lụt, hạn hán...
Theo con số báo cáo mới nhất của chương trình lương thực thế giới thì Việt Nam
được coi là một trong 5 quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai,
đặc biệt là tình trạng mưa bão, lũ quét, lũ lụt.
Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi nhưng hiện nay lại không thể làm tăng
được màu xanh của rừng, mà số lượng còn có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng.
Nạn chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn những năm gần đây khiến cho Việt Nam
liên tục phải gánh chịu những trận lũ lụt.
Đã có rất nhiều bài nghị luận về nạn phá rừng và cho thấy nững hậu quả nghiêm
trọng mà thiên nhiên có thể mang lại cho con người. Vậy chúng ta phải làm gì để
có thể cứu rừng?
( Theo báo Môi trường và xã hội)
Đoạn thông tin giúp em hiểu gì về tình trạng rừng hiện nay ở nước ta? Em
hãy đưa ra một số giải pháp để cứu lấy rừng.

GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp D C B A C C A B
án

Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp D D A A A A D C
án
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1:
 Khái niệm: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở,bao phủ trên bề mặt các lục địa và
đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
 5 nhân tố hình thành đất:
- Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian

Câu 2:
a) Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương:
- Sinh vật dưới đại dương vô cùng phong phú đa dạng
- Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có các loài sinh vật khác nhau
Ví dụ: + Vùng biển khơi mặt: san hô,tôm, cá ngừ..
+ Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực
+ Vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc
b)
* Nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng: báo đốm, tê giác
đen,hổ, cá voi
*Nguyên nhân:
- Do môi trường sống bị tàn phá quá mức
- Sự phát triển của đô thị hóa, xây dựng đường xá, thủy điện
- Ô nhiễm môi trường
-Nạn săn bắn động vật trái phép
* Một số biện pháp:
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng
-Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của động
vật
- Không sử dụng, phản đối việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật
- Phê phán, lên án, trừng phạt những hành vi giết mổ động vật hoang dã
Câu 3: Đặc điểm của rừng nhiệt đới:
- Phân bố: Từ vùng xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và
Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm: trên 21 độ C
- Lượng mưa trung bình năm: trên 1700mm
- Động vật: Phong phú, nhiều loài sống trên cây, nhiều loài chim ăn quả
- Thực vật: Rừng gồm nhiều tâng, trong rừng có nhiều loại cây thân gỗ,dây
leo chừng chịt, phong lan, địa y, tầm gửi bám trên cây
Câu 4:
Hiện trạng:
- Rừng đang bị tàn phá nặng nề
-Diện tích rừng đang ngày càng suy giảm
Giải pháp:
-Tuyên truyền về vai trò của rừng
- Thực hiện chiến dịch phủ xanh đồi trọc
- Nghiêm cấm khai thácở những khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng nguy cấp
- Sử dụng sản phẩm từ rừng một cách tiết kiệm và hiệu quả
- Không đốt rừng làm nương rẫy.
....

You might also like