You are on page 1of 2

UBND TP.

VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2


TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 8
Năm học 2022 - 2023
I. TRẮC NGHIỆM 3đ
Câu hỏi tham khảo
Câu 1: Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng nào?
A. Từ tháng 4 đến tháng 7. B. Từ tháng 1 đến tháng 4.
C. Từ tháng 7 đến tháng 9 D. Từ tháng 9 đến tháng 12.
Câu 2: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào?
A. Tây bắc - đông nam và vòng cung B. Vòng cung.
C. Hướng tây - đông. D. Tây bắc - đông nam.
Câu 3: Nước ta có nhiều sông suối, tuy nhiên phần lớn là:
A. Sông dài, nhiều phù sa bồi đắp. B. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
C. Sông nhiều loại khác nhau D. Thuộc loại trung bình, mạng lưới sông dày đặc.
Câu 4: Cho biết các sông nào sau đây không chảy theo hướng vòng cung
A. Sông Mã, sông Cả B. Sông Cầu, sông Thương
C. Sông Lục Nam D. Sông Lô, sông Gâm
Câu 5: Nhóm đất mùn núi cao hình thành dưới các thảm thực vật:
   A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
   C. Trồng nhiều cây công nghiệp D. Rừng ngập mặn.
Câu 6: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở:
   A. Vùng núi cao B. Vùng đồi núi thấp C. Các cao nguyên D. Các đồng bằng
Câu 7: Đặc điểm của nhóm đất feralit:
A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, có maù đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
D. Đất có độ phì cao, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
Câu 8: Sông nào sau đây chảy theo hướng tây bắc - đông nam?
A. Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai B. Sông Tiền, sông Hậu.
C. Sông Lô, sông Gâm. D. Sông Xê Xan, sông Hương.
Câu 9: Phần lớn các sông ở nước ta ngắn và dốc vì:
A. Hệ thống sông ngòi dày đặc. B. Lãnh thổ hẹp, ngang. Địa hình nhiều đồi núi.
C. Lãnh thổ rộng lớn, nhiều đồng bằng D. Khí hậu mưa nhiều, địa hình dốc
Câu 10: Đất ở nước ta được chia thành mấy nhóm chính?
   A. 2       B. 3 C. 4       D. 5
Câu 11: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
   A. Đất feralit B. Đất phù sa C. Đất mùn núi cao D. Đất mặn ven biển
Câu 12: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở đâu?
   A. Vùng miền núi thấp. B. Vùng miền núi cao
   C. Vùng đồng bằng. D. Vùng ven biển.
Câu 13: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu:
A. Ven sông Tiền và sông Hậu B. Vùng ven biển
C. Đông Nam Bộ D. Vùng trũng Tây Nam Bộ.
Câu 14: Đất phù sa thích hợp canh tác:
A. Các cây công nghiệp lâu năm B. Trồng rừng
C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả, D. Khó khăn cho canh tác.
Câu 15: Đất badan phân bố chủ yếu:
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên
II. TỰ LUẬN 7đ
1. Nêu và phân tích các đặc điểm của đất và sinh vật VN. Liên hệ tỉnh BR-VT
I. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
a) Đất ở nước ta đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN.
Nguyên nhân: do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động
của con người.
b) Có 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất feralit (65%) đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng; thích hợp trồng rừng và cây
CN.
- Nhóm đất mùn núi cao (11%) tơi xốp, giàu mùn, có màu đen hoặc nâu thẫm; thích hợp pt lâm nghiệp.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa (24%) đất có độ phì cao, giữ nước tốt, giàu mùn, nhiều dd; thích hợp trồng cây
lương thực, cây ăn quả.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
- Rất phong phú và đa dạng (về thành phần loài, kiểu hệ sinh thái, gen di truyền, công dụng sinh học).
Nguyên nhân : Đktn ( đất, nước, khí hậu,..) thuận lợi cho sv; vị trí giao thoa các luồng sv; con người.
+Đa dạng về thành phần loài: có gần 14.600 loài thực vật trong đó 350 loài quý hiếm và 11.200 loài động
vật trong đó 365 loài quý hiếm.
+Đa dạng về kiểu hệ sinh thái: HST rừng ngập mặn, HST rừng NĐGM với nhiều biến thể, HST rừng
nguyên sinh (VQG và khu bảo tồn TN); HST nông nghiệp.
+ Đa dạng về công dụng: lấy gỗ, lấy nhựa, làm thuốc, cung cấp LTTP, nguyên liệu cho sx, làm cảnh,
trang sức,…
2. Nêu, chứng minh, giải thích những đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. Liên hệ tỉnh BR-VT
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước: có 2360 con sông dài trên 10km, phần lớn là
sông nhỏ, ngắn và dốc. Do khí hậu mưa nhiều, địa hình ¾ là đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang.
-Hướng chảy chính: TB-ĐN và vòng cung: TB-ĐN (s. Hồng, Đà, Chảy, Mã, Cả, Tiền, Hậu,…). Vòng
cung (S. Lô, Gâm, Cầu, …). Do hướng của địa hình.
-Chế độ nước: thay đổi theo mùa, có 2 mùa: lũ và cạn. Lượng nước mùa lũ gấp 3,4 lần mùa cạn và chiếm
70-80% lượng nước cả năm. Do chế độ mưa theo mùa.
-Lượng phù sa lớn: Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước và hàng trăm triệu tấn
phù sa. Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, đất.
3. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. BT minh họa SGK

You might also like