You are on page 1of 6

TRƯỜNG THCS MỄ TRÌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2023- 2024


MÔN: ĐỊA LÍ 7
I PHẦN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
1. CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU.
2. CHƯƠNG 2: CHÂU Á
3. CHƯƠNG 3: CHÂU PHI
4. CHƯƠNG 4: CHÂU MĨ
( TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 14)
PHẦN B. CÂU HỎI ÔN TẬP.
I.TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 6, châu Âu không tiếp giáp với biển hay đại dương nào sau
đây?
A. Đại Tây Dương. B. Địa Trung Hải C. Ban Tích. D. Ấn Độ Dương
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Âu?
A. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích toàn châu lục.
B. Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng núi già, núi trẻ.
C. Núi trẻ nằm ở phía bắc, có đỉnh cao, nhọn cùng thung lũng sâu.
D. Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm có đỉnh tròn, sườn thoải.
Câu 3. Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do:
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn B. Thành phần dân nhập cư
C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn D. Chính sách dân số
Câu 4: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 11, vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ:
A. Vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam. B. Gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
C. Vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. D. Vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo.
Câu 5: Dân số của châu Á đông mang lại thuận lợi về
A. nguồn lao động. B. y tế. C. môi trường. D. tài nguyên.
Câu 6. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 11, khu vực nào của châu Á có các dãy núi cao như Pamia,
Thiên Sơn, An-tai?
A. Trung Á. B. Bắc Á. C. Tây Nam Á. D. Nam Á.
Câu 7. Dãy núi Himalaya được coi là nóc nhà của thế giới thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Trung Á. B. Đông Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Nam Á
Câu 8. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 16, cảnh quan tự nhiên của Tây Nam Á là
A. rừng nhiệt đới gió mùa và xavan. B. hoang mạc và bán hoang mạc.
C. rừng lá kim và rừng lá rộng.. D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 9. Khu vực nào của châu Á thường xảy ra động đất, sóng thần?
A. Trung Á và Bắc Á. B. Đông Nam Á và Đông Á.
C. Tây Nam Á, Đông Nam Á. D. Bắc Á và Đông Á.
Câu 10. Mạng lưới sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Thiếu nước quanh năm B. Nghèo nàn, kém phát triển. C. Thưa thớt D. Khá dày đặc.
Câu 11: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 16, ở Tây Á khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất?
A. Vàng. B. Dầu mỏ. C. Than. D. Sắt.
Câu 12: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 16, hai con sông lớn của khu vực Tây Á là
A. Ô-bi và Lê-na. B. Ấn và Hằng. C. Hoàng Hà và A-mua. D. Ti-grơ và Ơ-phrat.
Câu 13. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 20, đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của châu Phi là
A. lãnh thổ kéo dài nhiều vĩ độ. B. có đường xích đạo chạy qua.
C. tiếp giáp với nhiều biển và đại dương. D. đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
Câu 14. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 20, Châu Phi ngăn cách với lục địa Á-Âu qua những biển nào?

A. Biển Chết, biển Đen. B. Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải.
C. Biển Đông, biển Chết. D. Biển Địa Trung Hải, biển Cat-xpi.
Câu 15. Đáp án nào sau đây nêu đúng đặc điểm địa hình châu Phi?
A. Là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình là 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen
bồn địa thấp.
B. Địa hình đa dạng: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,… bề mặt địa hình
bị chia cắt mạnh.
C. Nhiều dãy núi chạy song song, xen lẫn các cao nguyên và sơn nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
D. Là một vùng sơn nguyên độ cao trung bình dưới 500m, trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc
đá, cao nguyên và núi thấp.
Câu 16. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 20, Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất nào sau đây?
A. Pa-na-ma B. Xuy-ê C. Man-sơ D. Xô-ma-li
Câu 17. Dòng sông nào sau đây gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại nổi tiếng trên thế giới?
A. Sông Dăm-be-di. B. Sông Nin C. Sông Công – Gô D. Sông Ni- Giê
Câu 18. Nạn đói thường diễn ra ở khu vực nào của châu Phi?
A. Các quốc gia ở phía bắc Xa-ha-ra. B. Các quốc gia phía nam Xa-ha-ra.
C. Các quốc gia phía tây Xa-ha-ra. D. Các quốc gia phía đông Xa-ha-ra.
Câu 19. Các di sản lịch sử ở châu Phi hiện nay đang gặp những khó khăn gì?
A. Nguy cơ bị phá hủy và mất khách du lịch. B. Thiếu nguồn lao động làm việc trong các di sản lịch sử.
C. Tình trạng ô nhiễm môi trường. D. Nhiều di sản bị xuống cấp và nguy cơ bị phá hủy.
Câu 20. Năm 2019, số dân châu Phi chiếm khoảng bao nhiêu % số dân thế giới? (Biết rằng năm 2019, số
dân thế giới là 7 713,5 triệu người)
A. 17,0 %. B. 20,8%. C. 15,0%. D. 20,1%.
Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng với số dân châu Phi trong giai đoạn 1960 - 2019?
A. Số dân châu Phi tăng nhanh. B. Số dân châu Phi tăng rất chậm.
C. Số dân châu Phi có xu hướng giảm. D. Số dân châu Phi ổn định qua các năm.
Câu 22. Số dân châu Phi tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhập cư từ các châu lục khác. B. Tỉ suất sinh cao trong khi tỉ suất tử giảm.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số. D. Nhận thức của người dân đã được nâng lên.
Câu 23. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 24, Châu Mỹ gồm những lục địa nào sau đây?
A. Lục địa Bắc Mỹ và lục địa Trung Mỹ.
B. Lục địa Bắc Mỹ, lục địa Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
C. Lục địa Bắc Mỹ và quần đảo Ăng-ti.
D. Lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
Câu 24. Dựa vào tập bản đồ Địa lí 7 trang 24, Châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
B. Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương, Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Nam Đại Dương.
Câu 25. Việc phát kiến ra châu Mỹ dẫn đến quá trình di cư của các châu lục nào sau đây?
A. Châu Đại Dương, châu Á, châu Phi. B. Châu Nam Cực, châu Âu, châu Á.
C. Châu Âu, châu Á, châu Phi. D. Châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương
II. TỰ LUẬN
1. Câu Hãy kể tên các khu vực của Châu Á? Liệt kê những cái nhất của các khu vực đó mà em biết?
- Các khu vực của châu Á (5 khu vực):
+ Đông Á: Có Trung Quốc có số dân đông nhất,…
+ Đông Nam Á: Khu vực hay xảy ra động đất, sóng thần nhất,…
+ Nam Á: Có dãy núi cao nhất thế giới,…
+ Tây Nam Á: Có nguồn tài nguyên dầu mỏ với trữ lượng lớn nhất
+ Trung Á: Có khí hậu khô nóng nhất,…
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
- Lãnh thổ và bộ phận: Đông Nam Á gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Địa hình:
+ Đông Nam Á lục địa: địa hình đồi, núi là chủ yếu, hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo
hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.
+ Đông Nam Á hải đảo: có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa
- Khí hậu:
+ Đông Nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ).
+ Đông Nam Á hải đảo: đại bộ phận có khí hậu xích đạo, nóng và mưa đều quanh năm.
- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn.
- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản quan trọng (thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…).
Câu 3. Quan sát hình sau: Hãy ghép tên các địa danh sau đây với vị trí được đánh số trên hình.

A. Hoang mạc Xa-ha-ra. E. Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi.


B. Bồn địa Sát. G. Sơn nguyên Đông Phi.
C. Bồn địa Công-gô. H. Bồn địa Ca-la-ha-ri.
D. Dãy At-lat. I. Dãy Đrê-ken-bec

Điền:
(1) – I. Dãy Đrê-ken-bec. (2) – E. Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi.
(3) – H. Bồn địa Ca-la-ha-ri. (4) – D. Dãy At-lat.
(5) – G. Sơn nguyên Đông Phi. (6) – C. Bồn địa Công-gô
(7) – B. Bổn địa Sát. (8) – A. Hoang mạc Xa-ha-ra.

Câu 4:
a. Vì sao lãnh thổ Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi biển và đại dương nhưng lại có khí hậu khô nóng?
- Do phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến, đây là khu vực áp cao nên lượng mưa rất ít.
- Đồng thời, do lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít bị chia cắt, địa hình cao và có các dãy núi ăn sát ra biển nên đã
ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
b. Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi?
Những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi:
- Đối với sự phát triển kinh tế.
- Đối với vấn đề lương thực, thực phẩm.
- Đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
- Về sự phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Tình hình trật tự xã hội.
c. Vì sao Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn là châu lục nghèo nhất thế giới?
-Giàu tài nguyên nhưng trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển hơn các châu khác
- Thường xuyên xảy ra thiên tai ( hạn hán), xung đột quân sự gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
-Do bị đàn áp, đô hộ và áp bức từ các nước thực dân.
-Chưa được phát triển đúng cách, đúng hướng. Bị các nước lớn chèn ép. Không có nguồn nhân lực, kỹ
thuật để phát huy tốt lợi thế giàu tài nguyên.
-Vẫn còn lưu giữ những văn minh, tục lệ cổ xưa, lạc hậu không kịp thích ứng với thời đại mới.
-Chưa có quan hệ kinh doanh phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa, thiếu lao động có chuyên
môn kĩ thuật ,cơ sở vật chất nghèo nàn.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số ở châu Phi?

+ Số dân đông và tăng liên tục: năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người, chiếm 17,0% dân số thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao: 2,6% và cao hơn so với tỉ lệ gia tăng dân số của thế giới (1,2%).
=> Từ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17% (năm 2019).

You might also like