You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 − 2022


MÔN: ĐỊA LÍ − LỚP 8

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


STT Bài Nội dung
1 Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam o Đặc điểm chung của sông ngòi Việt
Nam.
2 Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước o Sông ngòi Bắc Bộ;
ta o Sông ngòi Trung Bộ;
o Sông ngòi Nam Bộ.
3 Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam o Đặc điểm chung của đất Việt Nam.

4 Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam o Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

5 Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt o Giá trị của tài nguyên sinh vật;
Nam o Bảo vệ rừng và tài nguyên động vật.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
Câu 2: So sánh đặc điểm hệ thống sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 5: Phân tích giá trị của tài nguyên sinh vật, bảo vệ rừng và tài nguyên động vật Việt Nam.
Câu 6: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu, tính tỉ lệ che phủ rừng.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Mức độ Nhận biết: từ câu 1 đến câu 6
Mức độ Thông hiểu: từ câu 7 đến câu 16
Mức độ Vận dụng: từ câu 17 đến câu 20
Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là
A. tây − đông và bắc − nam. C. tây bắc − đông nam và tây − đông.
B. vòng cung và tây − đông. D. tây bắc − đông nam và vòng cung.
Câu 2: Nhóm đất phù sa có đặc tính chung là
A. mặn, nghèo mùn, nhiều sét. C. tơi xốp, nhiều mùn.
B. tơi xốp, ít chua, giàu mùn. D. chua, nghèo mùn, nhiều sét.
Câu 3: Sông lớn nhất Đông Nam Á chảy qua nước ta là
A. sông Xê-xan. C. sông Mê Công.
B. sông Xrê-pốk. D. sông Hồng.
Câu 4: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất nước ta là
A. đất phù sa. C. đất feralit.
B. đất mùn núi cao. D. đất mặn ven biển.
Câu 5: Đất badan phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Hệ sinh thái nào do con người tạo ra để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần
thiết cho đời sống?
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. C. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh. D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 7: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có
A. tổng lượng nước lớn. C. chế độ dòng chảy thất thường.
B. nhiều phù sa. D. nhiều đợt lũ trong năm.
Câu 8: Nhận định nào sau đây chính xác nhất với đặc điểm của đất feralit hình thành tại các miền
đồi núi thấp?
A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng.
B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao.
C. Đất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi.
D. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
Câu 9: Đối với đất ở miền đồi núi chúng ta cần phải
A. chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu. C. chống bạc màu, nhiễm phèn.
B. cải tạo đất chua, mặn, phèn. D. chống bạc màu và nhiễm mặn.
Câu 10: Sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc − đông nam và hướng vòng cung.
B. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
C. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là băng tuyết.
D. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước và giàu phù sa.
Câu 11: Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng thể hiện ở mặt nào sau đây?
A. Thích nghi cao với điều kiện thời tiết, khí hậu.
B. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và hệ sinh thái.
C. Sinh sản và phát triển nhanh về số lượng.
D. Có nhiều loài sinh vật quý hiếm.
Câu 12: Nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta vô cùng phong phú, đa dạng, có khả năng
A. tái tạo nhưng ít có giá trị kinh tế. C. tuyệt chủng hàng loạt.
B. giảm sút và không thể phục hồi. D. phục hồi và phát triển.
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, em hãy cho biết nhận định nào sau đây chưa
chính xác?
A. Đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven biển miền Trung.
B. Đất feralit trên núi cao tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.
C. Đất phù sa sông tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
D. Đất cát biển tập trung chủ yếu ở vùng ven biển.
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 12, em hãy cho biết nhận định nào sau đây
chưa chính xác về các khu dự trữ sinh quyển thế giới và vườn quốc gia của Việt Nam?
A. Nước ta có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
B. Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
C. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
D. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình.
Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, em hãy cho biết nhận định nào sau đây chính
xác nhất?
A. Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mê Công lớn nhất nước ta.
B. Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mã và sông Cả có sự chênh lệch rất lớn.
C. Lưu lượng nước trung bình của sông Mê Công lớn nhất vào tháng 10.
D. Lưu lượng nước trung bình của sông Hồng thấp nhất vào tháng 8.
Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, em hãy cho biết nhận định nào sau đây chưa
chính xác?
A. Nước ta có 9 thảm thực vật chủ yếu.
B. Nước ta có 6 phân khu địa lí động vật.
C. Các vườn quốc gia của nước ta chỉ có ở miền Bắc.
D. Thảm thực vật nông nghiệp phân bố ở vùng đồng bằng là chủ yếu.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta là
A. do các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
B. do các loài động vật tự chết đi.
C. do các loài động vật di cư qua quốc gia khác.
D. do con người săn bắt, khai thác quá mức.
Câu 18: Tài nguyên rừng của nước ta suy giảm chủ yếu là do
A. biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. khai thác quá mức phục hồi.
C. người dân không chịu trồng rừng mới.
D. rừng không thích nghi được với khí hậu nước ta.
Câu 19: Sông ngòi nước ta có chế độ nước thay đổi theo mùa vì
A. trong năm có hai mùa khô và mưa.
B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
C. địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 20: Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. mưa nhiều, địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
C. trong năm có hai mùa khô và mưa.
D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu, mưa nhiều.
----- HẾT -----

You might also like