You are on page 1of 2

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021


MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 7

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Phân môn Nội dung
Văn bản Tục ngữ về con người và xã hội, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức
tính giản dị của Bác Hồ, Sống chết mặc bay, Ca Huế trên sông Hương
Tiếng Việt Câu (Rút gọn câu, Câu đặc biệt, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị
động), Biện pháp tu từ (Liệt kê, các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6 và học
kỳ I lớp 7)
Tập làm văn Viết bài văn nghị luận

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN


Dạng 1: Nhận biết
- Nhắc lại tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt...
- Nhận diện phép tu từ, kiểu câu... được sử dụng trong đoạn văn bản.
Dạng 2: Thông hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết... được sử dụng trong văn bản hoặc ý nghĩa
chung của toàn văn bản. (Ví dụ: Ý nghĩa của câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là
gì?)
- Trả lời câu hỏi giải thích vì sao. (Ví dụ: Vì sao tác giả Phạm Văn Đồng cho rằng lối sống giản dị
của Bác là một “đời sống thực sự văn minh”?)
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ hoặc kiểu câu được sử dụng trong đoạn văn bản.
- Đưa ra được nhận xét hoặc cảm nhận về một nhân vật, ý kiến, nhận định... trong văn bản. (Ví
dụ: Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh những người dân phu trong truyện ngắn “Sống chết
mặc bay”?)
Dạng 3: Vận dụng
- Rút ra được bài học hoặc suy ngẫm về vấn đề mà tác giả đề cập trong văn bản. (Ví dụ: Qua văn
bản “Ca Huế trên sông Hương”, em có thể rút ra những suy ngẫm gì cho riêng mình?)
Dạng 4: Phân tích
- Phân biệt những yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả, thông điệp, bài học, ý nghĩa... (Ví dụ: Trong
những chi tiết khắc họa hình ảnh quan phụ mẫu ở truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, theo em chi
tiết nào lột tả rõ nhất bản chất vô lương tâm của quan? Vì sao?)
- Phân tích được ý nghĩa tiềm ẩn hay quan điểm của tác giả khi sáng tác văn bản (Ví dụ: Theo em,
quan điểm của tác giả Hà Ánh Minh khi sáng tác văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là gì?)

1
Dạng 5: Đánh giá
- Đưa ra quan điểm, đánh giá của bản thân về một từ ngữ, một chi tiết, một thông điệp... có phù
hợp hay không phù hợp. (Ví dụ: Em có đồng ý với thông điệp câu tục ngữ “Không thầy đố mày
làm nên” hay không? Vì sao?)
Dạng 6: Sáng tạo
- Viết bài văn nghị luận xã hội, đưa ra quan điểm trước một tình huống/vấn đề của đời sống hoặc
tư tưởng, đạo lý

B. CẤU TRÚC ĐỀ THI


Cấu trúc Nội dung
Phần I (5 điểm) 3 câu hỏi: nhận biết, thông hiểu, phân tích.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tạo lập đoạn văn 1 câu viết đoạn văn (từ 8 - 10 câu)
– Ngữ liệu trong các văn bản đã giới hạn
Phần II (5 điểm) Viết bài văn nghị luận, đưa ra quan điểm trước
Kiểm tra kĩ năng tạo lập bài văn một tình huống/vấn đề của đời sống hoặc tư
tưởng, đạo lý – tối thiểu 1 trang giấy thi

----- HẾT -----

You might also like